Biện pháp ứng phó

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 34 - 36)

- Chất lượng sản phẩm chưa đồng nhất Thiếu kinh nghiệm về thương mại quốc

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

5.1.5 Biện pháp ứng phó

Vì vậy, để giảm thiểu những tác động tiêu cực do các vụ kiện này gây ra, chúng ta cần nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các cơ quan hữu quan để chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá. Cần xây dựng cơ chế dự phòng và cảnh báo sớm thông qua hệ thống mạng lưới cung cấp thông tin để

tiến hành theo dõi, rà soát, đánh giá, dự báo những thay đổi trong hệ thống pháp luật và thực tiễn cũng như các động thái về chống bán phá giá của các thị trường xuất khẩu chủ lực...

Hơn lúc nào hết, chúng ta phải triển khai nhanh và thực hiện thật tốt Chỉ thị số 20/2005/CT-TTg ngày 09/6/ 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống các vụ kiện thương mại nước ngoài. Theo đó, cần có chiến lược đa dạng hoá các sản phẩm, đa dạng hoá thị trường nhằm phân tán rủi ro theo quan niệm là “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”, bảo đảm sản phẩm có đầu ra an toàn và ổn định. Tăng cường tìm hiểu thông tin, xúc tiến thương mại tại các thị trường nước ngoài cũng như nâng cao nhận thức về pháp luật thương mại quốc tế nói chung và pháp luật chống bán phá giá nói riêng để phòng tránh các vụ kiện một cách hiệu quả. Từng doanh nghiệp, từng ngành hàng cần xây dựng cơ chế “dự phòng và cảnh báo sớm” để tự bảo vệ chính mình. Theo đó, phải tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp và hiệp hội những ngành hàng. Ngoài việc thiết lập các trung tâm xúc tiến thương mại có đủ năng lực nghiên cứu giá cả và định hướng phát triển thị trường, cần có tư vấn pháp luật với sự tham gia của đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ thành thạo làm tham mưu cho hiệp hội và tư vấn cho các doanh nghiệp khi phải ứng phó với tình huống xấu xảy ra. Khi doanh nghiệp hội nhập càng sâu và rộng vào thị trường thế giới, vai trò của hiệp hội ngành hàng trong việc thống nhất chủ trương, biện pháp ứng phó cho cộng đồng doanh nghiệp càng lớn. Tuỳ tình hình cụ thể của từng vụ kiện, có thể thành lập các nhóm, tổ, uỷ ban hoạt động theo phạm vi sản phẩm bị kiện hoặc thuê luật sư bảo vệ cho mình nếu vụ kiện có giá trị lớn. Hợp tác tích cực, thống nhất, chủ động tham gia giải quyết vụ kiện một cách khôn khéo và hiệu quả phải luôn được coi là tiêu chí thành đạt của mỗi doanh nghiệp, mỗi hiệp hội.

Cuối cùng là hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của pháp luật và chuẩn mực quốc tế, đủ cơ sở chứng minh là mình không bán phá giá. Tất nhiên, tư tưởng xuyên suốt của chúng ta là chủ động phòng tránh bao giờ cũng phải đặt lên hàng đầu. Kiện tụng, khắc phục hậu quả là việc làm bất đắc dĩ. Làm được như vậy thì doanh nghiệpvà những ngành hàng mới có đủ cơ sở, niềm tin cạnh tranh phát triển.

Trong nền kinh tế thị trường hội nhập, cạnh tranh, lôi kéo khách hàng, chiếm lĩnh thị trường nhằm đạt doanh số, lợi nhuận cao, dẫn đến kiện tụng lẫn nhau là chuyện “thường ngày ở chợ”. Nơi khởi kiện chưa chắc đã thắng và ngược lại, nơi bị kiện chưa hẳn đã thua. Vấn đề đặt ra ở đây là càng tránh được các vụ kiện tụng bao nhiêu càng có

lợi bấy nhiêu. Vì vậy, hơn lúc nào hết, từng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần nắm vững pháp luật về chống bán phá giá, các hàng rào kỹ thuật thương mại chung của WTO và mỗi nước, trước khi cho hàng hoá lên tàu vượt đại dương đổi lấy ngoại tệ về cho đất nước.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w