THREATS: THÁCH THỨC

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 25 - 27)

- Chất lượng sản phẩm chưa đồng nhất Thiếu kinh nghiệm về thương mại quốc

THREATS: THÁCH THỨC

- Yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm ngày càng cao

- Cạnh tranh không lành mạnh

ngoài

- Ô nhiễm môi trường - Các tiêu chuẩn quốc tế - Rào cản thuế quan

ĐIỂM MẠNH

- ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lợi với hệ thống sông ngòi dày đặc, có 8/13 tỉnh giáp biển và nằm ở hạ nguồn hệ thống sông MeKong. Vì vậy, ĐBSCL có nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú và dồi dào. Nguồn nước do hệ thống sông MeKong cung cấp đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nuôi cá tra, cá basa.

ĐBSCL có dân số hơn 17,4 triệu người, với nguồn lao động dồi dào hơn 10,3 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 57,8% dân số, năm 2014 (Nguồn: Báo dân trí). Chính nguồn lao động dồi dào đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng tận dụng được nguồn nhân lực này để phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do lĩnh vực chế biến thủy sản chủ yếu cần nhiều nguồn lao động phổ thông nên rất thuận lợi với điều kiện của vùng. Nguồn lao động giá rẻ và chi phí đào tạo, quản lý thấp nên các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí. Từ đó, giá thành sản phẩm thủy sản của ĐBSCL thấp hơn so với thế giới..

ĐIỂM YẾU

- Quy mô các doanh nghiệp thủy sản của vùng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, chưa tạo được thế mạnh trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Công nghệ, trang thiết bị và hệ thống phục vụ cho quá trình chế biến của các nhà máy chưa theo kịp yêu cầu về chất lượng.

- Việc kiểm định và giám sát chất lượng thủy sản trong vùng còn nhiều hạn chế, chưa kiểm soát được hoàn toàn từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến khi cung ứng ra ngoài thị trường. Do đó chất lượng sản phẩm chưa đồng nhất và thường xuyên bị thị trường các nước kiểm tra kháng sinh hóa chất, gây cản trở hoạt động xuất khẩu.

- Sự liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau chưa tốt. Đây là điểm yếu quan trọng mà ĐBSCL cần khắc phục để có thể chủ động được nguồn cung và ổn định giá cả thủy sản trên thị trường. Trong những năn qua vẫn chưa có sự thống nhất giữa người nông dân và doanh nghiệp. Vì vậy việc các nhà máy thường xuyên thiếu nguyên liệu, giá cá biến động khó kiểm soát thường xuyên xảy ra.

- Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của vùng còn thiếu kinh nghiệm về thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp luôn gặp khó trong các vụ kiện cũng như tranh chấp quốc tế. Vì chưa có đủ kiến thức về thương mại quốc tế nên khi xảy ra tranh chấp chúng ta thường thua thiệt.

- Trong tương lai nhu cầu thủy sản của thị trường thế giới là ổn định. Chính điều đó là cơ hội lớn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản cũng như xuất khẩu cá tra, cá basa của vùng ĐBSCL tiếp tục phát triển và tăng trưởng.

- Việt Nam đã là thành viên của WTO, ASEAN, APEC. Đây là cơ hôi cho các doanh nghiệp thủy sản đẩy mạnh xuất khẩu ra toàn thế giới. Là thành viên của những tổ chức này, mặt hàng cá tra, cá basa sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi khi xuất khẩu vào thị trường các nước.

- Trong tương lai mặt hàng cá tra, cá basa sẽ tiếp tục vươn xa ra những thị trường tiềm năng mà chúng ta chưa khai thác. Hiện nay sản phẩm của vùng đã đáp ứng được một số tiêu chuẩn của các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật… Đó là cơ sở để chúng ta tiếp cận được những thị trường tiềm năng khác.

- Chính phủ đã đề ra chiến lược phát triển thủy sản cho vùng đến năm 2020. Qua đó, Chính phủ sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động của ngành thủy sản ở ĐBSCL.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w