GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 36 - 37)

- Chất lượng sản phẩm chưa đồng nhất Thiếu kinh nghiệm về thương mại quốc

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

5.2 GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ

- Cần giảm giá thành nhưng đồng thời phải nâng cao chất lượng thì mới có thể thu hút số đông khách hàng, qua đó cạnh tranh với mặt hàng cá da trơn khác của các nước.

- Tăng tính liên kết giữa vùng nguyên liệu và chế biến.

- Xử lý quyết liệt về vấn đề chất lượng thủy sản, trong đó chú trọng nhiều đến thức ăn chế biến; ngoài ra, giải quyết cho được tình trạng bà con nông dân thiếu thông tin thị trường trong khi doanh nghiệp lại thiếu thông tin về vùng nguyên liệu. .

- Dành một khoản thích đáng trong gói kích cầu của Chính phủ cho các doanh nghiệp chế biến vay để mua thức ăn cung ứng theo tiên độ cho nông dân nuôi cá tra, basa v.v... Chúng ta cũng phải tìm được một cơ cấu thị trường ổn định, bền vững để tránh những thiệt hại lớn khi có những rủi ro.

- Ngoài những thị trường truyền thống, cần chú trọng và xúc tiến thương mại nhiều hơn ở các thị trường Trung Đông, Ai Cập, nhất là thị trường của cộng đồng Hồi giáo đầy tiềm năng.

- Rà soát và phân tích tình hình, thực trạng người nuôi, phân loại trang trại sản xuất quy mô lớn và hộ nuôi có quy mô nhỏ lẻ để có giải pháp khôi phục, phát triển sản xuất.

- Chính phủ hỗ trợ lãi suất; giải pháp về tiêu thụ sản phẩm và gắn kết sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm và giải pháp về giống, thức ăn, thời vụ và khoa học công nghệ.

- Để có sản phẩm thủy sản xuất khẩu tốt thì bên cạnh chính sách khuyến khích, cần thiết phải có chính sách hạn chế, thậm chí là nghiêm cấm, liên quan đến an toàn vệ sinh, bơm chích tạp chất, gian lận thương mại, cạnh trạnh không lành mạnh, kháng sinh và hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, sản xuất kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu, hướng dẫn nông dân thực hiện đi đôi với việc tìm kiếm, áp dụng các giải pháp thay thế kháng sinh cấm sử dụng, xây dựng vùng nuôi an toàn…

+ Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp kháng kiện.

+ Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện…

- Về phía các hiệp hội ngành hàng: cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp.

- Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các vụ kiện của nước ngoài.

- Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện.

- Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả, định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá… để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do thiếu thông tin.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w