- Chất lượng sản phẩm chưa đồng nhất Thiếu kinh nghiệm về thương mại quốc
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
6.1 KẾT LUẬN
Thủy sản là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc trưng gồm có các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại, là một trong những ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước. Sản xuất kinh doanh thủy sản dựa trên khai thác có hiệu quả, lâu bền nguồn lợi thủy sinh, tiềm năng các vùng nước, do vậy có mối liên ngành rất chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, vận tải, dầu khí, hải quan...
Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn, vai trò quan trọng của ngành thủy sản trong sự phát triển kinh tế- xã hội, nhất là trong 20 năm qua, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Ngành kinh tế thủy sản ngày càng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Trong 20 năm đổi mới, đất nước ta đã có những bước đi lên vững chắc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu, nước ta đã có nhiều thị trường tiềm năng và đáng tin cậy. Hằng năm, ngành xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu cá tra, cá basa nói riêng tạo việc làm cho hàng trăm lao động, doanh thu cho các doanh nghiệp, góp phần phát triển rất lớn vào nền kinh tế đất nước.
Đối với lĩnh vực xuất khẩu cá tra, cá basa. Việt Nam đang dần trở thành một trong những nhà cung cấp lớn trên toàn thế giới. Tuy ngành xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng luôn phải đối mặt với rất nhiều thách thức từ bên trong lẫn bên ngoài, nhưng các doanh nghiệp thủy sản của chúng ta vẫn luôn đứng vững và tìm mọi cách sinh tồn, chiến đấu với sự khắc nghiệt và phát triển.
Hy vọng với một tương lai không xa, ngành xuất khẩu cá tra, cá basa ở ĐBSCL sẽ còn có thể phát triển hơn nữa. Dựa vào sự trợ giúp hết mực từ chính phủ và tiềm lực về điều kiện tự nhiên sẵn có.
6.2 KIẾN NGHỊ
Nhà nước giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành thủy sản ở ĐBSCL nói riêng và ngành xuất khẩu cá tra, cá basa nói chung. Vì vậy Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa chính sách quản lý xuất khẩu thủy sản. Qua đó điều tiết các hoạt động của ngành giúp ngành phát triển đúng hướng. Nhà nước sẽ là nhân tố chính trong việc giúp các doanh nghiệp tìm hiểu và tiếp cận với thị trường thông qua hỗ trợ các doanh nghiệp trong tổ chức các hoạt động quốc tế về thủy sản.
Nhà nước có đủ công cụ để hỗ trợ người nuôi, người khai thác phát triển sản xuất đảm bảo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. Vì vậy, Nhà nước cần đưa ra và thực thi tốt các chính sách quản lý và đầu tư cho ngành thủy sản ở ĐBSCL. Chính sách khuyến khích xuất khẩu, tỷ giá, thuế suất, .. sẽ có tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.
6.2.2 Về phía doanh nghiệp
Các doanh nghiệp xuất khẩu cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật và liên kết lại với nhau. Để hoạt động xuất khẩu thủy sản của vùng ĐBSCL tiếp tục phát triển và mở rộng thì hoạt động xúc tiến thương mại giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật.
Các doanh nghiệp ở ĐBSCL phải liên kết chặt chẽ với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, ổn định nguồn nguyên liệu và phát triển hoạt động xuất khẩu bền vững.
6.2.3 Về phía hộ sản xuất
Người nuôi cần thực hiện tốt các tiêu chuẩ quốc tế trong nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục phát triển các mô hình hợp tác xã thủy sản, trang trại thủy sản để người nuôi nâng cao trình độ và đăng kí quản lý tốt hơn. Người nuôi giữ vai trò quyết định đến chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản. Người nuôi cần nhận thấy rõ ý nghĩa của chất lượng sản phẩm đối với sự sống còn của ngành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Huy, 2010. Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL.
Võ Thúy Ngân, 2010. Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa tại vùng ĐBSCL từ năm 2009 – 2010.
Agromonitor, 2014. Toàn cảnh thị trường cá tra tháng 12/ 2014. Ngày 26/12/2014.http://agromonitor.vn/toan-canh-thi-truong-ca-tra-thang-12-2014_26540.html [Ngày truy cập: 02/02/2015].
Nguyễn Thị Thu Hương, 2007. Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex.
Phạm Tân, 2014. Chất lượng lao động nghề ở ĐBSCL vẫn còn thấp. Ngày 05/12/2014 http://dantri.com.vn/viec-lam/chat-luong-lao-dong-nghe-o-dbscl-van-con- thap-1004360.htm [Ngày truy cập 31/03/2015].
Hứa Chung, 2015. Xuất khẩu thủy sản 2015 sẽ phải đối mặt nhiều thách thức. Ngày 06/01/2015. http://vietstock.vn/2015/01/xuat-khau-thuy-san-nam-2015-se-phai-doi- mat-nhieu-thach-thuc-768-398704.htm [Ngày truy cập 15/03/2015]
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...1-21.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung ...2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian ...2 1.3.2 Thời gian ...2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ...2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...2-3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản ...4-5 2.1.2 Giới thiệu đôi nét về cá tra, cá basa ...5
2.1.3 Sản phẩm cá tra, cá basa phile đông lạnh xuất khẩu chủ yếu...6 2.1.4 Quy trình chế biến cá tra, cá basa phile đông lạnh...7-11 2.1.5 Quy trình xuất khẩu cá tra, cá basa...11-13 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu ...13-14 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ...14 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
3.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÁ TRA, CÁ BASA XUẤT KHẨU Ở ĐỒNGBẰNG SÔNG CỬU LONG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1.1 Tiềm năng phát triển cá tra, cá basa ở Đồng bằng sông Cửu Long...15-17 3.1.2 Thực trạng năng lực chế biến của các doanh nghiệp chế biến cá tra
xuất khẩu ...17 3.2 TÌNH TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA CỦA VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI
3.2.1 Thực trạng sản xuất cá tra, cá basa của Việt Nam...17-18 3.2.2 Xu hướng giá cá tra, cá basa tại ĐBSCL...18-19 3.2.3 Thương mại...19-21 3.2.4 Sản lượng thu hoạch cá tra năm 2014...21-22 3.3 PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA SANG CÁC THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI
3.3.1 Những thuận lợi của việc xuất khẩu cá tra, cá basa...22-24 3.3.2 Những khó khăn của việc xuất khẩu cá tra, cá basa...24-25 3.4 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ...25-28 CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG TỪ NGÀNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA ĐÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA
4.1 TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA ĐẾNSỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ...29-30 SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ...29-30 4.2 TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ...30-32 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
5.1 CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI CÁC VỤ KIỆN CHÔNG PHÁ GIÁ
5.1.1 Khái niệm ...33 5.1.2 Nguyên nhân...33 5.1.3 Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá ...33-34
5.1.4 Quy trình của các vụ kiện bán phá giá ...34 5.1.5 Biện pháp ứng phó ...34-35 5.2 GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ...35-37 5.3 GIẢI PHÁP CỦA ĐỊA PHƯƠNG ...37 5.4 GIẢI PHÁP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ...37-38 5.5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA CHO CÁC DOANH NGHIỆP Ở ĐBSCL
5.5.1 Giải pháp về nguồn nguyên liệu về sản phẩm cá tra, cá basa ...38 5.5.2 Tăng cường khả năng quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm ...38-39 5.5.3 Giải pháp về giá cả ...39 5.5.4 Giải pháp về Marketing cho hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa vào các thị trường nước ngoài ...39
5.5.5 Các giải pháp khác ...39-40 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN ...416.2 KIẾN NGHỊ 6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Về phía Cơ quan Nhà nước ...41-42 6.2.2 Về phía doanh nghiệp ...42 6.2.3 Về phía hộ sản xuất ...42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...42-43 PHỤ LỤC ...43-45