CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 9 I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 9 1. Khái niệm bán hàng 9 1.1. Khái niệm bán hàng 9 1.2. Vai trò của hoạt động bán hàng 9 2. Các hình thức của hoạt động bán hàng 10 2.1. Bán hàng qua điện thoại 10 2.2. Bán hàng tư vấn 10 3. Định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng 11 4. Khái niệm khách hàng 12 5. Khái niệm nhu cầu 13 6. Khái niệm sản phẩm 13 7. Khái niệm thi trường 14 II. CƠ SỞ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG 14 1. Tính chuyên nghiệp của lực lượng bán hàng 14 1.1. Hành vi cư xử 14 1.2. Trình độ và kỹ năng chuyên môn 14 2. Các chiến lược bán hàng 14 2.1. Chiến lược kênh phân phối 14 2.2. Chiến lược xúc tiến 15 2.3. Chiến lược sản phẩm 15 3. Giá trị lợi ích mang lại cho khách hàng 15 3.1. Đánh giá dịch vụ bảo hành hậu mãi 15 3.2. Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng 15 3.3. Ảnh hưởng của phương thức thanh toán. 16 III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG 16 1. Môi trường bên ngoài 16 1.1. Môi trường vĩ mô 16 1.1.1. Yếu tố kinh tế: 16 1.1.2. Yếu tố chính trị và pháp luật: 16 1.1.3. Yếu tố văn hoá – xã hội: 16 1.1.4. Yếu tố tự nhiên: 17 1.1.5. Yếu tố công nghệ: 17 1.2. Môi trường vi mô 17 1.2.1. Đối thủ cạnh tranh: 17 1.2.2. Khách hàng: 17 1.2.3. Nhà cung cấp: 18 2. Môi trường nội bộ 18 IV. VẬN DỤNG MA TRẬN SWOT 18 V. THIẾT KẾ CÔNG CỤ KHẢO SÁT 19 1. Thiết kế công cụ khảo sát 19 1.1. Đối tượng khảo sát 19 1.2. Thông tin thứ cấp 20 1.3. Thông tin sơ cấp 20 2. Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu 22 2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 22 2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 23 2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp 23 2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp 23 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI DOANHNGHIỆP 24 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VẠN ĐẮC PHÚC 24 1. Giới thiệu công ty 24 2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 26 2.1. Giới thiệu chung 26 2.2. Giá trị cốt lõi 27 3. Nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của công ty 27 3.1. Nhiệm vụ 27 3.2. Chức năng 28 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 28 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 28 4.2. chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban 29 4.2.1. Phòng Tổ chức – Hành chính 29 4.2.4. Phòng Tài Chính Kế Toán 31 4.2.8. Phòng Kinh Doanh 34 4.2.9. Bộ Phận Thị Trường 35 4.3. Tình hình nhân sự 36 II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH VẠN ĐẮC PHÚC 36 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua 36 III. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH VẠN ĐẮC PHÚC 38 1. Vận dụng ma trận SWOT và tình hình hoạt động của công ty 38 2. Thực trạng hoạt động bán hàng của công ty VẠN ĐẮC PHÚC 41 2.1. Tình hình thị trường 41 2.2. Thực trạng bán hàng 41 2.2.1. Về hình thức bán hàng 41 2.2.2. Về công nghệ bán hàng 41 2.2.3. Các chiến lược phát triển 41 2.2.4. Xác định quy mô lực lượng bán 42 2.2.5. Quy hoạch lực lượng bán 42 2.2.6. Đa dạng hóa sản phẩm 43 2.2.7. Nâng cao chất lượng sản phẩm 43 2.2.8. Hoàn thiện chiến lược giá 44 2.2.9. Hoàn thiện chiến lược phân phối 44 2.2.10. Tiềm năng con người 44 2.2.11. Tiềm lực vô hình 44 2.2.12. Ảnh hưởng của phương thức thanh toán 45 2.2.13. ảnh hưởng của công tác xúc tiến 45 IV. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT 46 CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 51 I. Định hướng phát triển của công ty 51 1. Kết luận đánh giá 52 1.1. Thuận lợi 53 1.2. Khó khăn 54 2. Đề xuất giải pháp 56 2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ giao hàng 56 2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm 56 2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên bán hàng 57 2.4. Xây dựng và phát triển thương hiệu 57 2.5. Nâng cao chất lượng quy trình thanh toán 58 2.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hành 58 2.7. Một vài giải pháp khác 58 2.7.1. Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong bán bán hàng 58 2.7.2. Về xây dựng mục tiêu 59 2.7.3. Về phân bổ chỉ tiêu bán hàng 60 2.7.4. Về tổ chức lực lượng bán hàng 60
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CÔNG TY TNHH VẠN ĐẮC PHÚC GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thị trường Việt Nam là một thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ chịu sự cạnh tranh gay gắt trên quy mô quốc tế mà còn diễn ra mạnh mẽ tại thị trường trong nước nơi mà có rất nhiều người bán với một lượng khách hàng hạn chế. Sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài với nguồn tài chính, công nghệ quản lý tiên tiến cùng với những sự thay đổi liên tục trong nhu cầu, thói quen của người tiêu dùng đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc giữ và phát triển thị trường. Mục tiêu chung cho các doang nghiệp là lợi nhuận dù doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào. Nhưng để có được lợi nhuận thì tất yếu doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm trong nền kinh tế đầy sức cạnh tranh như hiện nay các doang nghiệp Việt Nam cần phải đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, đổi mới các phương thức bán hàng truyền thống và tiếp cận các phương thức bán hàng tiên tiến và hiệu quả hơn nhằm đẩy mạnh quá trình truyền bá các sản phẩm của họ. Do đó để tồn tại, phát triển được và đứng vững trong nền kinh tế hàng hóa- khâu cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp Viêt Nam đã và đang có những chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng thông qua hoạt động quản trị bán hàng song hiệu quả chưa cao. Do đó để thành công trong hoạt động bán hàng các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng một hệ thống quản trị bán hàng với những mục tiêu, chính sách và cách thức bán hàng hiệu quả phù hợp với năng lực cũng như nguồn lực của mình. Từ những lý do trên cho chúng ta thấy việc đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng của doanh nghiệp là vô cùng cấp thiết, do đó trong thời gian thực tập cũng như nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động quản trị bán hàng tại Công Ty TNHH VẠN ĐẮC PHÚC, em thấy vấn đề bán hàng của công ty chưa tốt, chưa mang lại hiệu quả cao nên em đã quyết định lựa chọn đệ tài: “ Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng cho Công ty TNHH VẠN ĐẮC PHÚC”. 2. Mục tiêu của đề tài Nhằm tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động bán hàng trong công ty, đồng thời khảo sát, phân tích những ý kiến, đánh giá của khách hàng và nhân viên bán hàng về hoạt động quản trị bán hàng của công ty. Đề tài đưa ra 3 mục tiêu cụ thể: - Tìm các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động bán hàng của công ty. - Tìm ra sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng về mức độ hài lòng đối với hoạt động bán hàng của công ty. - Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét đánh giá về hiệu quả hoạt động bán hàng cũng như đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng cho Công ty TNHH VẠN ĐẮC PHÚC. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hệ thống, quy trình bán hàng trong công ty nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống và quy trình đó. Nghiên cứu khách hàng của công ty nhằm thu thập thông tin, ý kiến phản ánh về các hoạt động bán hàng của công ty. 4. Phạm vi nghiên cứu: Căn cứ vào tình hình thực tế cũng như thời gian thực tập tại công ty, bài báo cáo đi vào phân tích hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty TNHH VẠN ĐẮC PHÚC: Thứ nhất, về đối tượng nghiên cứu: VẠN ĐẮC PHÚC hiện đang kinh doanh rất nhiều sản phẩm: bán buôn máy móc, vật tư, phụ kiện, máy lạnh, thiết bị máy lạnh…. Thứ hai, về kiến thức: Nghiên cứu hoạt động bán hàng bao gồm nhiều nội dung như: nghiên cứu tính chuyên nghiệp của lực lượng bán hàng, các chiến lược bán hàng, giá trị mang lại lợi ích cho khách hàng. Thứ ba, mục đích nghiên cứu về hoạt dộng bán hàng: Người làm trong hoạt động bán hàng nghiên cứu về hoạt động bán hàng với nhiều mục đích khác nhau: phát triển sản phẩm mới, hình thành đặc điểm của sản phẩm, cạnh tranh trên thị trường, đưa ra các giải pháp …Mục đích nghiên cứu này chỉ xin đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng cho công ty. Không gian: Tại công ty TNHH VẠN ĐẮC PHÚC. Thời gian: Tập trung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012 đến năm 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng như những giải pháp, báo cáo đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp tiếp cận thực tế hiện trường, Phương pháp thống kê, Phương pháp khảo sát và điều tra hiện trường, Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu, Phương pháp so sánh, Phương pháp logic biện chứng, Phương pháp dùng bảng, sơ đồ nhằm đánh giá thực trạng vấn đề. Cuối cùng là tổng hợp lại các kết quả được phân tích, so sánh và đánh giá để rút ra được những kinh nghiệm, bài học quý báu làm cơ sở mà có kiến nghị các giải pháp tăng cường hoạt động quản trị bán hàng của công ty. 6. Kết cấu: Gồm có 3 chương Chương 1: cơ sở lý luận. Chương 2: thực trạng hoạt động bán hàng tại doanh nghiệp. Chương 3: nhận xét và đánh giá. CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Khái niệm bán hàng 1.1. Khái niệm bán hàng Theo quan điểm cổ điển: “Bán hàng là hoạt động thực hiện sự trao đổi sản phẩm hay dịch vụ của người bán chuyển cho người mua để được nhận lại từ người mua tiền hay vật phẩm hoặc giá trị trao đổi đã thỏa thuận”. Theo James.M.Comer thì: “Bán hàng là một quá trình mang tính cá nhân trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp ứng những nhu cầu hay ước muốn của người mua nhằm thực hiện quyền lợi thỏa đáng, lâu dài của hai bên”. Ngày nay sự cạnh tranh trong thế giới kinh doanh ngày càng gay gắt nên công việc bán hàng ngày càng phức tạp. Bán hàng ngày nay không đơn thuần là sự trao đổi hàng hóa hay dịch vụ mà là quá trình giúp đỡ lẫn nhau giữa người mua và người bán. Người bán giúp đỡ người mua có được những thứ họ cần, ngược lại người mua cũng giúp cho người bán đạt được mục tiêu, thu về lợi nhuận, giải quyết đầu ra cho nơi sản xuất, đẩy mạnh sự sáng tạo trong kinh doanh và sản xuất. 1.2. Vai trò của hoạt động bán hàng Bán hàng có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh và xã hội. - Thứ nhất, giúp cho hàng hóa được lưu chuyển từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. - Thứ hai, đóng vai trò lưu thông tiền tệ trong guồng máy kinh tế. - Thứ ba, giúp cho luân chuyển hàng hóa từ nơi dư thừa sang nơi có nhu cầu. - Thứ tư, bán hàng mang về lợi ích cho cả người mua lẫn người bán. Nhìn chung bán hàng là một chuỗi các hoạt động mang tính độc lập nhằm thiết lập các quan hệ và truyền thông tin, dịch vụ, sản phẩm một cách hiệu quả từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng với mục tiêu chính là thỏa mãn và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của cả hai bên. 2. Các hình thức của hoạt động bán hàng Bên cạnh các hình thức bán hàng tại chợ, bán hàng tại cửa hàng, bán hàng trong các cửa hàng tự phục vụ, bán tại quầy, bán hàng gửi theo điều kiện, bán đấu giá, tùy theo đặc trưng của sản phẩm cùng với tiến bộ kỹ thuật và sự phát triển của mối quan hệ xã hội, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của con người, thì hình thứ bán hàng qua điện thoại và bán hàng tư vấn ngày càng hoàn thiện và được người bán sử dụng nhiều. 2.1. Bán hàng qua điện thoại Là hình thức chủ động, bán hàng tự do khi người khác gọi điện cho khách hàng. Thường sử dụng cho việc viếng thăm của đại diện thương mại có kết quả, gửi kèm bưu phẩm quảng cáo được phân phát với số lượng lớn nhằm mục đích nghiên cứu các địa chỉ lạnh khôi phục các mối quan hệ với khách hàng cũ, đưa ra những nghiệp vụ có lợi. Ưu điểm: Thông tin điện thoại sẽ nhận được trả lời gấp ba lần nhanh hơn thông tin thông thường. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ có chất lượng hơn, nhanh hơn, chính xác hơn. Đẩy mạnh việc phục vụ khách hàng, có thể thiết lập sự tiếp xúc với khách hàng không tin cậy, hay quên. 2.2. Bán hàng tư vấn Được áp dụng trong từng trường hợp trở thành người kèm kẹp, tư ván trợ lý xí nghiệpv( bán hàng theo hệ thống), tính chất quan hệ quyết định không phải là số lượng bán trước là mà một ngân hàng dữ liệu chung và sự hiểu biết lẫn nhau. Tất nhiên điều đó tạo ra sự hiểu biết của người bán về phương diện kĩ thuật và tài chínhvì họ có nghĩa vụ giải quyết những vấn đề đặc thù của xí nghiệp khách hàng. Đó là sự hiểu biết sâu sắc xí nghiệp được phục vụ đặc biệt là hệ thống giá trị của nó, tình hình công việc và trình tự thông qua quyết định. Người bán hàng có khả năng quyết định nhanh chóng ai ở xí nghiệp khách hàng có uy tín chức vụ, uy tính cá nhân và uy tính trong sự hiểu biết. 3. Định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng của khách hàng cũng như có khá nhiều tranh luận về định nghĩa này. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự hài lòng là sự khác biệt giữa kì vọng của khách hàng và cảm nhận thực tế nhận được. Theo Fornell (1995) sự hài lòng hoặc sự thất vọng sau khi tiêu dùng, được định nghĩa như là phản ứng của khách hàng về việc đánh giá bằng cảm nhận sự khác nhau giữa kỳ vọng trước khi tiêu dùng với cảm nhận thực tế về sản phẩm sau khi tiêu dùng nó. Theo Hansemark và Albinsson (2004), “Sự hài lòng của khách hàng là một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”. Theo Zeithaml & Bitner (2000), sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ. Kotler (2000), định nghĩa “Sự hài lòng như là một cảm giác hài lòng hoặc thất vọng của một người bằng kết quả của việc so sánh thực tế nhận được của sản phẩm (hay kết quả) trong mối liên hệ với những mong đợi của họ”. Sự hài lòng của khách hàng là việc khác hàng căn cứ vài những hiểu biết của mình đối với một sản phẩm hay dịch vụ mà hình thành nên những đánh giá hoặc phán đoán chủ quan. Đó là một dạng cảm giác về tâm lý sau khi nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn. Sự hài lòng của khách hàng được hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm, đặc biệt được tích lũy khi mua sắm và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Sau khi mua và sử dụng sản phẩm khách hàng sẽ có sự so sánh giữa hiện thực và kỳ vọng, từ đó đánh giá được hài lòng hay không hài lòng. Như vậy, có thể hiểu được là cảm giác dễ chịu hoặc có thể thất vọng phát sinh từ việc người mua so sánh giữa những lợi ích thực tế của sản phẩm và những kỳ vọng của họ.Việc khách hàng hài lòng hay không sau khi mua hàng phụ thuộc vào việc họ so sánh giữa những lợi ích thực tế của sản phẩm và những kỳ vọng của họ trước khi mua. Khái niệm sản phẩm ở đây được hiểu không chỉ là một vật thể vật chất thông thường mà nó bao gồm cả dịch vụ. Định nghĩa này đã chỉ rõ rằng, sự hài lòng là sự so sánh giữa lợi ích thực tế cảm nhận được và những kỳ vọng. Nếu lợi ích thực tế không như kỳ vọng thì khách hàng sẽ thất vọng. Còn nếu lợi ích thực tế đáp ứng với kỳ vọng đã đặt ra thì khách hàng sẽ hài lòng. Nếu lợi ích thực tế cao hơn kỳ vọng của khách hàng thì sẽ tạo ra hiện tượng hài lòng cao hơn hoặc là hài lòng vượt quá mong đợi. 4. Khái niệm khách hàng Khách hàng là người (có thể là cá nhân, tập thể, tổ chức…) thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa hay dịch vụ với các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các cửa hàng. Theo quan điểm Marketing thì khách hàng là những cá nhân hay tổ chức có điều kiện ra quyết định mua sắm mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực Marketing vào. Khách hàng bao gồm nhiều đối tượng và mỗi ngành nghề kinh doanh, sản phẩm sẽ có một đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên khách hàng thường được phân loại thành hai nhóm chính: - Khách hàng tiêu dùng: Là những cá nhân mua sản phẩm, dịch vụ với mục dích thỏa mãn nhu cầu cho bản thân hoặc gia đình và mua hàng không mang tính chất thương mại. - Khách hàng công nghiệp: là những tổ chức mua hàng nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như để phục vụ cho các phòng ban trong tổ chức. Mỗi nhóm khách hàng có nhu cầu và cách thức mua hàng khác nhau. Do đó doanh nghiệp cần tìm hiểu nhu cầu, cách thức mua hàng cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới từng nhóm khách hàng để nắm bắt và thỏa mãn nhu cầu riêng của từng đối tượng khách hàng. 5. Khái niệm nhu cầu Nhu cầu hay ước muốn là những trạng thái cần thỏa mãn, cần đạt được trong tâm thức. Tùy vào những lĩnh vực khác nhau mà có những quan điểm về nhu cầu khác nhau. Theo quan điểm Marketing thì nhu cầu bao gồm: nhu cầu được phát biểu, nhu cầu không được phát biểu, nhu cầu thực, nhu cầu bí mật. Bên cạnh đó, theo lý thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow trong Quản trị học thì con người có 5 loại nhu cầu thể hiện từ thấp đến cao, gồm: nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự trọng và nhu cầu tự thể hiện bản thân. Đặc điểm thỏa mãn nhu cầu của con người là cùng một lúc theo đuổi tất cả các nhu cầu. Khi một nhu cầu nào đó bị cản trở họ sẽ dồn nỗ lực sang việc thỏa mãn nhu cầu khác. 6. Khái niệm sản phẩm Sản phẩm là những vật thể hữu hình hay vô hình (dịch vụ, ý tưởng) có khả năng thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Một sản phẩm thành hàng hóa khi nó được chào bán trên thị trường. Bên cạnh đó, một sản phẩm bao gồm có 03 thành phần cơ bản như sau: Thành phần sản phẩm cốt lõi thể hiện qua công dụng hay lợi ích của sản phẩm như nhãn hiệu. Thành phần của sản phẩm hiện thực thể hiện qua đặc điểm của sản phẩm như nhãn hiệu, kiểu dáng, đóng gói… Thành phần sản phẩm bổ sung thể hiện qua những dịch vụ cộng thêm như lắp đặt, tháo vỡ, giao hàng, bảo hành… Sản phẩm vàng 9999 có các thành phần như sau: Thành phần sản phẩm cốt lõi thể hiện qua khả năng chế ra các nữ trang 9999 dây, lắc, vòng, nhẫn kiểu tạo ra sản phẩm 18k, 14k, 10k,… nhằm phục vụ cho người tiêu dùng. Thành phần sản phẩm hiện thực thể hiện qua thương hiệu Hồng Nguyên, vàng 9999, lớp ngoài bóng, có mộc của doanh nghiệp. Thành phần sản phẩm bổ sung thể hiện qua việc giao sản phẩm: bỏ vào hộp, bảo hành hay giao tận nhà… 7. Khái niệm thi trường [...]... số liệu đã xử lý và biểu đồ để đưa ra nhận xét CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI DOANHNGHIỆP I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VẠN ĐẮC PHÚC 1 Giới thiệu công ty Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH VẠN ĐẮC PHÚC Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: VAN DAC PHUC COMPANY LIMITED Tên công ty viết tắc: VAN DAC PHUC CO., LTD MST: 3700895721 Địa chỉ trụ sở chính: Số 28/19,... niên công ty Vạn Đắc Phúc năm 2013) Bảng 5.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vạn Đắc Phúc những năm gần đây Đơn vị tính: triệu đồng (Nguồn: Báo cáo thường niên công ty Vạn Đắc Phúc) Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2013 của công ty đạt 103,187 tỷ đồng, tăng 56,94% so với năm 2012, so với năm 2011 mức tăng trưởng là 55,85% đã cho thấy sự nỗ lực phấn đấu của công ty Bên... viên Công ty: 127 nhân viên Trình độ chuyên môn: Bảng 2.1 : Trình độ văn hóa của người lao động Trình độ Năm Tổng số Thạc Đại Cao Trung Lao Động Sĩ 2009 2010 2011 2012 Đẳng Cấp 2 2 2 2 72 77 103 127 học 41 42 54 68 4 7 9 13 11 12 13 13 Phổ thông 14 14 25 31 II KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH VẠN ĐẮC PHÚC 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua Bảng 2.2: Kết quả hoạt động. .. năm gần đây, thị trường hoạt động của công ty, và các kế hoạch đào tạo tuyển dụng Liên lạc với phòng kế toán để xin bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Liên lạc với các nhân viên bán hàng để tìm hiểu về địa bàn hoạt động của họ, cách thức tổ chức và giám sát đội ngũ bán hàng, quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàngvà chính sách lương bổng cho đội ngũ bán hàng trong công ty 2.2 Phương pháp thu... năm gần đây, thị trường hoạt động của công ty, và các kế hoạch đào tạo tuyển dụng Liên lạc với phòng kế toán để xin bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Liên lạc với các nhân viên bán hàng để tìm hiểu về địa bàn hoạt động của họ, cách thức tổ chức và giám sát đội ngũ bán hàng, quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàngvà chính sách lương bổng cho đội ngũ bán hàng trong công ty 2.2.2 Thu thập thông... giá mức độ hài lòng của nhân viên đối với công tác quản trị bán hàng của công ty Đồng thời đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với đội ngũ bán hàng Mục tiêu là qua mức độ đánh giá biết ta biết được những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác quản trị bán hàng và đội ngũ bán hàng của công ty Sau đó tiến hành gặp trực tiếp nhân viên bán hàng và khách hàng để tiến hành khảo sát Từ những thông tin... hảo II CƠ SỞ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG 1 Tính chuyên nghiệp của lực lượng bán hàng 1.1 - Thái độ và cư xử khi giao tiếp với khách hàng Mối quan hệ với khách hàng Các hoạt đông giao tiếp với khách hàng( thư từ, điện thoại…) 1.2 - Hành vi cư xử Trình độ và kỹ năng chuyên môn Kiến thức và sản phẩm Kỹ năng bán hàng Khả năng xử lí đơn hàng Khả năng xử lý tình huống và dịch vụ sau bán hàng 2 Các... thành viên kiêm giám đốc công ty 2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2.1 Giới thiệu chung Trong quá trình hoạt động công ty ngày càng phát triển và có tăng cường nhân sự, thành lập các kho phụ, đơn vị để hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn như: Nhân sự làm việc qua các năm : năm 2008 theo yêu cầu của tổng công ty chuyển đội ngủ nhân sự Thị Trường về Tổng công ty quản lý nên bình quân nhân... ty đạt hiệu quả cao - Quản lý nguồn vốn và tài sản của công ty theo quy chế, quy định của nhà nước, Công ty mẹ và điều lệ Công ty 4.2.6 nhiệm vụ: - Tổ chức xây dựng bộ máy hạch toán kế toán- tài chính cho Công ty sau khi được giám đốc và HĐQT phê duyệt - Đề xuất, tư vấn cho giám đốc Công ty cho việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn vốn, tài sản của công ty, đề xuất các biện pháp cụ thể về quản lý... công, ủy quyền của Gíam đốc Công ty 4.2.4 4.2.5 Phòng Tài Chính Kế Toán Chức năng - Phòng tài chính kế toán là đơn vị chức năng nghiệp vụ chuyên ngành, giúp việc cho giám đốc Công ty trong quản lý, điều hành về công tác kế toán, tài chính của toàn công ty phù hợp với đặc điểm kinh doanh của toàn công ty, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, của Công ty mẹ,để đảm bảo các hoạt động của công ty . tế hiện trường, Phương pháp thống kê, Phương pháp khảo sát và điều tra hiện trường, Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu, Phương pháp so sánh, Phương pháp logic biện chứng, Phương pháp dùng. năm 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng như những giải pháp, báo cáo đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp. hàng. 1.2. Thông tin thứ cấp Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp được sử dụng là phương pháp thu thập số liệu qua tham khảo tài liệu, gồm những thông tin sau: Báo cáo kết quả hoạt động kinh