1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo Cá Chim Vây Vàng trên thế giới và ở Việt Nam

72 917 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 10,42 MB

Nội dung

Với diện tích lãnh thổ trải dài theo vĩ tuyến bắc nam, phía tây tiếp giáp hoàn toàn với biển hình thành nên bờ biển dài 3260km. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiều vũng vịnh kín gió, đầm phá rộng lớn. Đây là đặc điểm thuận lợi để ngành NTTS phát triển. Song song với việc khai thác đánh bắt nguồn lợi là nuôi trồng và bảo vệ. Khi khai thác đánh bắt giảm xuống thì nuôi trồng yêu cầu phải tăng lên cùng với sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt hơn là nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ.

MỞ ĐẦU Với diện tích lãnh thổ trải dài theo vĩ tuyến bắc nam, phía tây tiếp giáp hoàn toàn với biển hình thành nên bờ biển dài 3260km. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiều vũng vịnh kín gió, đầm phá rộng lớn. Đây là đặc điểm thuận lợi để ngành NTTS phát triển. Song song với việc khai thác đánh bắt nguồn lợi là nuôi trồng và bảo vệ. Khi khai thác đánh bắt giảm xuống thì nuôi trồng yêu cầu phải tăng lên cùng với sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt hơn là nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ. Theo đánh giá thì ngành NTTS nói chung, NTTS nước mặn và lợ nói riêng tuy chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của nước ta nhưng hiện tại đang trên đà phát triển và có nhiều hứa hẹn trong tương lai. Nhiều sảm phẩm lớn với khối lượng lớn tiêu thụ nội địa và đã xuất khẩu ra thị trường ngoại quốc tạo ra cho sự phát triển ngành nói chung ở nước ta. Hiện nay có nhiều loài có giá trị kinh tế đang được nuôi phổ biến ở nhiều tỉnh chủ yếu là lồng bè pg. 1 1 trên biển và một số nuôi trong ao đất, tuy nhiên nguồn cung cấp giống vẫn chưa thật sự chủ động và phong phú, phụ thuộc nhiều vao khai thác tự nhiên. Tập trung ở một số đối tượng như : Cá Mú ( Epinephelus spp), Cá Chim Vây Vàng ( Trachinotus blochii), Cá Mú (Epinephelus spp), Cá Giò (Rachycentron canadum), Cá Chẽm (Lates calcarifer), Cá Cam (Seriola spp) Cá Hồng (Lutjanus erythropterus), và một số loài có chất lượng khác. Chúng là nguồn thực phẩm được ưa chuộng với chất lượng dinh dưỡng cao, chất lượng thịt ngon và có giá trị kinh tế cao. Cá Chim Vây Vàng ( Trachinotus blochii) là loài phân bố tương đối rộng ở biển nhiệt đới, có thể tìm thấy ở tây Thái Bình Dương, các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như : Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, miền nam Trung Quốc…. Ở Việt Nam chúng tập trung nhiều ở Vịnh bắc bộ, trung và nam bộ. Cá đạt trọng lượng thương phẩm cỡ 0,8 – 1,0 kg/con. Với thị trường xuất khẩu như : Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Singapo, Mỹ giá dao động vào khoảng 6 USD/kg và tiêu thụ ở thị trường trong nước. pg. 2 2 Nhằm thúc đẩy nuôi cá lồng trên biển phát triển và mở rộng diện tích hơn, nhằm đa dạng hóa đối tượng cá, chủ động từ khâu sản xuất giống tạo nên sự phát triển bền vững trong tương lai. Từ yêu cầu thực chung, nhằm gắn liền ngiên cứu khoa học vào sản xuất dể tạo ra hiệu quả kinh tế và năng suất cao. Bên cạnh đó để tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với phương pháp ngiên cứu khoa học và hoàn thành thí nghiệm. Trường Đại học Nha Trang , khoa Nuôi trồng Thủy sản phân công tôi thực hiện đề tài ” Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo Cá Chim Vây Vàng trên thế giới và ở Việt Nam” Mục tiêu đề tài : Tìm hiểu qui trình ương nuôi ấu trùng, làm hoàn thiện kỹ thuật trong sản xuất giống nhân tạo. Để thực hiện mục tiêu trên đề tài triển khai các nội dung sau. i) Hệ thống bể ương, mật độ ương. ii) Các loại thức ăn và cách cho ăn. iii) Quản lý môi trường bể ương. -Thay nước. - Si phông. pg. 3 3 - Theo dõi môi trường. iv) Theo dõi tốc độ sinh trưởng. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng do Cá Chim Vây Vàng là một đối tượng mới được đưa vào ngiên cứu, thời gian thực tập hạn chế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được đóng góp của thầy cô cùng các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Nha Trang tháng 09 năm 2009. SV thực tập Nguyễn Công Thạch. Chương I : TỔNG QUAN 1.Tình hình nuôi cá biển trên thế giới. Từ những năm 70 của thế kỹ XX. Nghề nuôi cá biển đã bắt đầu phát triển với những đối tượng tiên phong và vẫn tiếp tục phát triển cho đến nay như : Cá Mú, Cá Giò , Cá Cam, cá Măng, Cá Tráp, Cá Đù Đỏ. Đạt giá trị sản lượng cao, từ những năm 80 pg. 4 4 đến 90 đã sinh sản thành công trên 40 loài, trong đó 20 loài đạt trình độ sản xuất hàng loạt cung cấp giống cho nghề nuôi thương phẩm. Theo thống kê của FAO giai đoạn từ năm 1988 - 1997 số lượng cá nước mặn và cá nược lợ trên toàn thế giới hàng năm tăng lên 10%. Năm 1997 sản lượng đạt 2 triệu tấn, trị giá 8 tỷ USD trong đó sản lượng cá hồi Đại Dương chiếm ưu thế đạt 640.000 tấn ( Hanbey 2000). Khu vực Đông Nam Á trong 3 thế kỷ qua nghề nuôi cá biển cũng đã phát triển mạnh với nhiều hình thức nuôi chủ yếu là lồng trên biển chủ yếu đạt năng suất cao với các đối tượng : Cá Mú, Cá Giò, cá Măng , Cá Đù Đỏ. Với diện tích chỉ mới sử dụng 0,17% trong tổng số 2002.000 ha, Indonesia có tiềm năng về phát triển nuôi trên biển. Các loài đang được nuôi phổ biến ở : : : Indonesia như : Cá Mú ( Epinephelus spp), Cá Chẽm (Lates calcarifer), ) Cá Hồng (Lutjanus erythropterus), Cá Viên Vàng ( Grathonodin speciousus). Đối với các loài cá : Mú, Măng, Vược được sản xuất giống đại trà về ương nuôi thâm canh ấu trùng bằng bể xi pg. 5 5 măng hoặc bể sợi thủy tinh. Sản lượng nuôi năm 1997 Cá Măng đạt 237.720 tấn,Cá Vược đạt 4210 tấn. Năm 2001 Cá Mú đạt 7670 tấn, Cá Vược đạt 850 tấn. Ở Nauy sự thành công phải kể đến cá hồi. Năm 1981 sản lượng cá hồi chỉ đạt 8000 tấn, Nhưng 1997 sản lượng nuôi đạt 312000 tấn và năm 1998 sản lượng cá hồi Đại Dương đạt 348.600 tấn. Đến năm 2000 đạt 412.7000 tấn ( Hjelt 2000). Sự thành công của nghề nuôi cá hồi đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình nuôi trên thế giới. Ở Thái Lan sự phát triển ổn định và tăng mạnh mẽ đem lại một sản lượng lớn trong hai thập kỷ qua với 2 đối tượng chính là Cá Mú và Cá Chẽm. Sản lượng Cá Chẽm từ năm 1988 đến 1996 từ 645 tấn lên đến 2998 tán và Cá Mú đạt từ 375 đến 723 tấn. Thái Lan đã hoàn thành qui trình sản xuất giống nhân tạo Cá Chẽm đã sản xuất hơn 100 triệu cá giống/ năm. Việc cho sinh sản thành công loài cá Hồi ( Salmon gairdiri) đã phát triển từ rất sớm ở Đài Loan. Sau đó mở rộng ra các đối tượng khác nhau như : Cá Đối Nục ( Mugil cẹphalus). Đối với việc nuôi trong ao sẽ tạo ra những tác động bất lợi của môi pg. 6 6 trường, hiện Đài Loan đang tập trung phát triển nghề nuôi lồng trên biển Năm 2000 có khoảng 1500 lồng trong đó khoảng 80% số lồng nuôi cá Giò ( Rachycontron Canadum) và số lượng cộng lại nuôi với các đối tượng như : Mú chấm Đỏ ( E . coioides), Tráp Đỏ ( Pangrus majos). Năm 1990 sản lượng cá đạt 103 tấn. Năm 1998 tăng gấp 3 lần đạt 1500 tấn. Qua đó thấy rằng cá Giò là đối tượng nuôi chính đang có triển vọng và là nguồn thu ngoại tệ chính tại Đài Loan ( M.Ssu, và ctv20001). Australia có lịch sử nghề nuôi cá biển trên 2 thập kỷ qua và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đối tượng nuôi chính Cá Hồi Đại Dương (Atlantic salmon) và Cá Ngừ Vây Xanh (Southern Bluefin Tuna) với sản lượng 12.000 tấn, đạt khoảng 150 triệu UDS hàng năm. Ngoài ra một số loài Cá Hồi (Oncorhynchus mykiss), Cá Hồng (Pagrus auratus), Cá Tráp Đen cũng đang được nuôi lồng trên biển với sản lượng đạt 11,8 tấn năm 1998 (Gooley và ctv, 2000) với tốc độ phát triển hiện nay, dự kiến đến năm 2010 Australia có thể đạt 2,5 tỷ UDS từ pg. 7 7 nghề nuôi cá công nghiệp, trong đó nghề nuôi cá Hồi chiếm 1 tỷ UDS và cá Ngừ chiếm 300 triệu UDS (Husey,1999). Có thể khẳng định rằng NTTS phát triển rất sớm ở các nước trên thế giới, hiện nay và cũng như trong tương lai sự phát triển bền vững và nhanh chóng sẽ là ngành không thể thiếu trong phát triển kinh tế nói chung. 2. Tình hình nuôi ở Việt Nam. Ngành NTTS Việt Nam nói chung được đánh giá là đã phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của quốc gia. Riêng về cá biển chỉ mới đóng góp 1 phần (< 1%) so với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là chúng ta chưa tập trung ngiên cứu đối với các đối tượng nước mặn. Nghề nuôi cá biển ở nước ta hiện nay đang mang tính chất thu gom và giữ sống trong lồng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu. Có nhiều đối tượng có giá trị kinh tế hiện nay đang được nuôi, dù đã ngiên cứu sản xuất giống nhưng số lượng chưa nhiều, chưa đáp ứng đủ nhu cầu đầu vào cho quá trình pg. 8 8 nuôi, nhiều loài phải nhập ngoại, chưa có qui trình nuôi cụ thể cho từng loài. Nghề nuôi cá biển ở nước ta bắt đầu hình thành và phát triển vào những năm 90 của thế kỹ XX với nhiều đối tượng như : Cá Mú , Cá Chẽm, Cá Măng, Cá Chình, Cá Chẽm Mỏ Nhọn và cả Tôm hùm, Trai ngọc. Nghề nuôi cá cảnh cũng được biết đến ( L.A.Tuấn 1998. Trích). Những khu vực nuôi chủ yếu là những vùng biển Quản Ninh, dọc theo bờ biển miền trung từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu và một số tỉnh tây nam bộ. Theo Nguyễn Trọng Nho và ctv (200) số lượng lồng nuôi trên biển tăng gấp 10 lần. Năm 1998 có trên 10.000 lồng, trong đó hơn 6000 được đặt ở ven biển Nha Trang và Vịnh Hạ Long chiếm diện tích xấp xĩ khoảng 150 ha. Số lượng cá và động vật thân mềm đạt 540 tấn, giá trị hơn 1 tỷ đồng. Hầu hết các lồng này do tư nhân quản lý. Năm 1994 Viện Hải Dương Học đã ngiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất thành công giống nhân tạo 2 loài cá ngựa : Cá Ngựa Đen (Hippocampus kuda) và Cá Ngựa 3 pg. 9 9 chấm (H . trimaculatus), sau 8 tháng ương nuôi có đạt chiều dài 13cm tương ứng với khối lượng 50g ( Trương Sinh Kì 2000). Năm 1994 -1995 Viện Nghiên Cứu Hải Sản – Hải Phòng đã nghiên cứu sản xuất thành công giống cá Mú Mỡ (Epinphelus tauvina), Cá Mú Đen (Epinphelus malabaricus) tại Vịnh Hạ Long. Kết quả sau 3 tháng ương nuôi đạt chiều dài 13 cm tương ứng với khối lượng 50g. Năm 2001 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo thành công loài Cá Giò (Rachycentron canadum). Năm 2000 – 2004 Khoa NTTS, Trường Đại học Thủy sản cũ (nay là ĐH Nha Trang) đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo, ương giống và nuôi thương phẩm thành công 2 loài : Cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) và Cá Chẽm Mõm Nhọn (Psammoperca waigiensis Cuvier&Valencienes, 1828). Năm 2001 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo thành công loài Cá Giò (Rachycentron canadum). pg. 10 10 [...]... (2004) cá Chim Vây Vàng sống ở vùng biển mở và được tìm thấy ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương Ở châu Á cá Chim Vây Vàng phân bố ở miền Nam Nhật Bản, Indonesia, Hình 1.2:Quốcđồ phân bố Hải, Đông Vàng Trung Bản (Hoàng cá chim Vây Hải, trên thế giới (phần chấm đỏ là khu vực cá phân bố) Nam Hải, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam) , Đài Loan Ở Việt Nam được tìm thấy trên Vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Nam. .. tiêm cá đực bằng 1/2 cá cái và tiêm 2, khoảng cách giữa các lần là 24 giờ, cá thường đẻ trứng sau khi tiêm lần 2 từ 12 – 24 giờ, khoảng 60 - 70% lượng trứng trong buồng trứng, đường kính trứng thụ tinh khi trương nước: 0,8 – 0,85 mm [10] pg 19 20 4 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo Cá Chim Vây Vàng trên thế giới và Việt Nam Ở Đài Loan, (1986): Lâm Liệt Đường đã thu gom 126 con cá Chim Vây Vàng, ... Thuỷ sản Bắc Ninh) nhập công nghệ sản xuất cá Chim Vây Vàng từ Trung Quốc, tuyển chọn cá bố mẹ có khối lượng từ 2 - 6 kg, từ 3 trở lên Sức sinh sản tuyệt đối của Cá Chim Vây Vàng đạt 40-60 vạn trứng /cá cái Theo Nur Muflich Juniyanto, Syamsul Akbat and Zakimin (2008) cho sinh sản Cá Chim Vây Vàng với tỷ lệ đực cái là 1:1, kích thích bằng hormone Sử dụng kết hợp HCG 250 IU/kg và Fibrogen 50 IU/kg cá cái... Trong điều kiện nhân tạo cá 1 ngày tuổi có chiều dài 0,2 cm, sau 30-35 ngày đạt chiều dài 3,4 cm [10] 3.6 Một số đặc điểm sinh học sinh sản Mùa vụ sinh sản ngoài tự nhiên của cá Chim Vây Vàng ở vùng địa lý khác nhau là khác nhau Ví dụ, ở Trung Quốc từ tháng 4 – 9, trong khi tại Đài Loan lại có thể cho cá sinh sản nhân tạo từ tháng 3 đến tháng 10 [3] Quá trình sinh sản của cá Chim Vây Vàng không tuân... sản thành công cá Chim Vây Vàng, ương nuôi ấu trùng trong bể xi măng với quy mô nhỏ Đến năm 1998, Trung tâm kết hợp với công ty trách nhiệm hữu hạn giống thủy sản Thắng Lợi - Hải Nam Trung Quốc thành công sản xuất giống nhân tạo trên quy mô lớn, ương nuôi ấu trùng trong ao đất Hiện nay, Trung tâm phát triển biển Batam (Indonesia) đã thành công việc cho sinh sản nhân tạo cá Chim Vây Vàng Đã pg 20 21... lệ sống từ ấu trùng mới nở đến cỡ 2- 3 cm đạt 30% và thu được 65.000 con giống cỡ 4 - 6 cm [6] Hiện nay, công nghệ sản xuất giống dần dần được hoàn thiện, điều đó dự báo rằng nuôi thương phẩm công nghiệp sẽ khởi sắc trong tương lai không xa ở Việt Nam Tóm lại cá Chim Vây Vàng là loài mới được nghiên cứu ở Việt Nam có nhiều ưu điểm như : Rất háu ăn, tốc độ sinh trưởng nhanh, cá sống trong điều kiện rộng... Potonetal (1989) cá trưởng thành sống ở vùng cát hoặc gần vùng pg 15 16 rạn san hô, độ sâu ít nhất 7 m Ngoài ra cá giống thường thấy sống ở vùng cát hoặc gần vùng đất cát sét (Borut Forlan, 2004) 3.4 Đặc điểm dinh dưỡng Cá Chim Vây Vàng là loài cá ăn tạp thiên về động vật, có thể kiếm thức ăn ở trong cát, cá trưởng thành có thể bắt những động vật vỏ cứng như : Ngao, cua, ốc Giai đoạn cá giống thức ăn... hoàn thành một chu trình sản xuất khép kín từ khâu bố mẹ, con giống, thức ăn tạo ra sản phẩm cuối cùng là chất lượng cá thương phẩm đạt chất lượng cao Những ngiên cứu đã mở ra một triển vọng cho sự phát triển ngành trong tương lai tạo pg 11 12 ra một sự tương xứng với tiềm năng hiện và sự thuận lợi của nước ta 3 Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sản xuất giống Cá Chim Vây Vàng (Trachinotus blochii)... môn có 1 gai và 17 - 18 tia vây phía trước có 2 gai ngắn, cũng có dạng hình lưỡi liềm Còn vây ngực tương đối ngắn, vây đuôi hình trăng lưỡi liềm Ruột uốn cong 3 lần (chiều dài ruột/chiều dài của cá = 0.8) Lưng màu tro bạc, bụng màu ánh bạc, mình không có vân đen, vây lưng màu ánh bạc vàng, rìa vây màu tro đen, vây hậu môn màu ánh bạc vàng, vây đuôi màu vàng tro[7] Hình1.1: Cá Chim Vây Vàng ( Trachinotus... chủ động nguồn giống và không phụ thuộc vào nguồn giống từ tự nhiên.Tỷ lệ nở 65-75%, tỷ lệ sống từ lúc nở đến 22 ngày tuổi đạt 20-25%[10] Ở Việt Nam, năm 2006 Trại Nuôi trồng Thuỷ sản Thực nghiệm Yên Hưng ( Trường Cao đẳng Thuỷ sản Bắc Ninh) đã nhập công nghệ sản xuất giống cá Chim Vây Vàng từ Trung Quốc đã đạt được kết quả như sau: Tỷ lệ đẻ trung bình 87,5%, tỷ lệ thụ tinh 60%, tỷ lệ nở 80%, tỷ lệ sống . [10]. pg. 19 19 4. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo Cá Chim Vây Vàng trên thế giới và Việt Nam Ở Đài Loan, (1986): Lâm Liệt Đường đã thu gom 126 con cá Chim Vây Vàng, kích cỡ không đồng. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo Cá Chim Vây Vàng trên thế giới và ở Việt Nam Mục tiêu đề tài : Tìm hiểu qui trình ương nuôi ấu trùng, làm hoàn thiện kỹ thuật trong sản xuất giống nhân tạo. . Dương. Ở châu Á cá Chim Vây Vàng phân bố ở miền Nam Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc (Hoàng Hải, Đông Hải, Nam Hải, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam) , Đài Loan. Ở Việt Nam được tìm thấy trên

Ngày đăng: 27/05/2015, 08:27

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w