0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Thức ăn, chế độ cho ăn và cách cho ăn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ CHIM VÂY VÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM (Trang 43 -43 )

1. Tổng quan về trại.

4.2 Thức ăn, chế độ cho ăn và cách cho ăn.

4.2.1 Thức ăn.

Ngoài việc cấp tảo, luân trùng ở giai đoạn đầu của ấu trùng thì Artermia là thức ăn không thể thiếu ở giai đoạn sau của giai đoạn cá hương. Tiếp theo là thức ăn tổng hợp bắt đầu từ giai đoạn cá giống.

Bảng 3.2 : Chế độ cho ăn của ấu trùng và hậu ấu trùng cá

chim vây vàng.

Ngày tuổi Loại thức ăn Số lần cho ăn Liều lượng

2 Luân trùng 1 5 - 10 con/ml 3 – 17 Luân trùng 2 – 4 lần 10 - 20 con/ml 13 – 15 Artermia 2 lần 2 - 3 con/ml 16 – 30 Artermia 2 10 - 15 con/ml 19 – 29 Thức ăn tổng hợp NRD 5 7,5 - 19 gam/1000 cá 30 – 40 Nt 5 20 – 100 gam/1000 cá 40 – 50 Nt 5 120 – 180 gam/1000 cá Cấp tảo 100 – 200 lít(2 lần/ngày) 0 3 13 17 19 30 50 ngày tuổi Dinh dưỡng bằng noãn

hoàng

4.2.2 cấp tảo.

Ngoài việc sử dụng làm thức ăn cho luân trùng tảo được cấp vào bể ương khi cá đã nở ra. Việc cấp tảo vào bể ương là vấn đề không kém phần quan trọng. với vai trò ổn định môi trường, hấp thị khí độc, giảm stress cho cá. Tảo có vai trò quan trọng trong bể ương. Việc cấp tảo thường xuyên ngày 2 lần duy trì mật độ tảo trong bể thích hợp sẽ cải thiện đáng kể môi trường nước. Ngoài việc ổn định môi trường tảo còn là nguồn thức ăn cho luân trùng được cấp vào bể ở 2 ngày tuổi mà cá chưa sử dụng hết.

4.2.3 Làm giàu luân trùng và cho ăn.

 làm giàu bằng vi tảo.

Các loại vi tảo chứa một hàm lượng các axit béo thiết yếu như : axit cicosapentacnoic ( EPA 20 : 5n – 3), docosahexaneic

( DHA 22 : 6n – 3)… Riêng vi tảo Nanochloropsis occualata chứa một hàm lượng axit cicosapentacnoic ( EPA 20 : 5n – 3) rất tốt cho sự phát tiển của ấu trùng cá. Luân trùng làm giàu ngập trong tảo này (với mật độ khoảng 5.106 tế bào /ml) sẽ đồng hóa các axit béo thiết yếu trong thời gian vào giờ và tiến tới mức cân bằng tỷ lệ DHA/ EPA trên 2[1].

Làm giàu bằng selco.

Cũng tương tự như phương pháp làm giàu bằng vi tảo, luân

trùng sau khi thu hoạch được làm giàu với selco xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố với liều lượng 125 mg/l nước biển trong thời gian tối thiểu 8h tính từ lúc bắt đầu thu làm giàu.

Luân trùng sau khi làm giàu được cấp vào bể với mật độ xác định ( 5 – 10 con/ml ở giai đoạn đầu, 15 – 20 con/ml ở giai đoạn sau), đảm bảo duy trì lượng luân trùng không thiếu trong bể cá. Hiện tại chưa có tài liệu ngiên cứu chính xác về số lượng luân trùng mà cá bắt, tiêu thụ trong 1 ngày. Lượng luân trùng chỉ tính toán đưa vào bể sao cho đảm bảo cá bắt mồi liên tục và tránh quá dư thừa dẫn đến chết làm xấu môi trường.

Nauplius của artermia được khẳng định là nguồn thức ăn tươi sống và hiệu quả nhất cho ấu trùng cá từ giai đoạn 15 trở đi. Với kích cở chiều dài từ 4,28 – 5,15 (mm) tùy theo nguồn artermia, phù hợp miệng cá ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển . Với hàm lượng năng lượng rất cao từ 366 – 681.10-3 Jun ( giai đoạn Instar 1) nên nauplius của artermia được sử dụng rộng rãi và được quan tâm trong quá trình ương nuôi các loài cá, cả nước ngọt, nước lợ và nước măn[1].

Quá trình ấp nở.

Với mật độ ban đầu được tính toán ra theo khối lượng khoảng

2 gam trứng/lít nước, độ mặn dao động từ 15 – 30 ‰, pH từ 8 -8,5. Ta có thể thực hiện dễ dàng trong các thiết bị như xô nhựa, và các vật dụng tương tự, quá trình ấp đơn giản được tóm tắt qua các bước như sau:

Cân xác định khối lượng trứng cần ấp. Đem trứng đi khử vỏ.

Cho vào xô nhựa đã cấp nước sẵn có sục khí.

Sau khoảng thời gian từ 20 – 24h trứng được xác định đã nở hết, có thể đem đi làm giàu.

Cách khử vỏ

Sử dụng nước ngọt có pha chlorine 500ppm sục khí vừa phải, cho trứng vào để khoảng 5 – 7 phút sau đó lọc lại, rửa sạch Chlorine bằng nước ngọt rồi cho vào xô ấp.

Cách thu Nauplius của Artermia.

Sau khoảng thời gian 20 -24 giờ đồng hồ, các trứng của Artermia đã đảm bảo nở thành Nauplius thì ta bắt đầu thu. Trước tiên ngừng sục khí trong 5 -7 phút, đậy kín nắp không cho ánh lọt vào, các vỏ trứng sẽ nổi lên trên mặt nước, trứng không nở chìm dưới đáy xô cùng các chất cặn. Dùng ống hút hút nước ở tầng giữa, lọc qua vợt ( vợt phải để ngập trong nước ) tránh tác động mạnh. Tiếp tục cấp đầy nước vào xô và để lắng 5 -7 phút nữa. Hút lấy phần nước giữa xô như ban đầu đến khi cơ bản đã thu được hết Nauplius. Còn lại là vở trứng, trứng không nở, và một số ít Nauplius lẫn lộn ta nên bỏ đi.

Nauplius đã lọc qua vợt lấy ra rửa kỹ bằng nước ngọt cho sạch nhớt rồi đem đi làm giàu. Thao tác rửa phải thực hiện nhanh lẹ nhưng nhẹ nhàng tránh tác động cơ học mạnh gây tổn

BẢNG 3.3 : Điều kiện môi trường và mật độ cho quá trình ấp nở Artermia. Nhiệt độ ( 0C) pH Ánh sáng ( Lux) Độ mặn (‰) Thời gian nở Mật độ ( tính theo gam trứng/L) 25 - 28 8 – 8,5 2000 15 - 35 20 - 24 2

Kỹ thuật làm giàu Nauplius của Artermia bằng Selco.

Vì artermia thiếu một số các axít béo không no nên người ta tiến hành làm giàu để cải thiện thành phần lipit của nó bằng cách cho ăn trước các thức ăn giàu HUFA. Khi Nauplius lột xác sang giai đoạn thứ 2 ( khoảng 8 giờ sau khi nở ) không có tính ăn chọn lựa nên người ta đã phát triển các phương pháp đơn

giản để đưa các sản phẩm lipit vào trong Nau của Artermia trước khi dùng chúng làm vật mồi[1].

Thức ăn Selco là một kỹ thuật được phát tán của nguồn dầu biển, các Vitamin và các Carotenoic sau khi được làm loãng trong nước biển các hạt mịn được hình thành và được các Nau của Artemia ăn chúng ( Leger và tgk 1986 )[1].

Để làm giàu các Nau mới nở được đưa sang bể hoặc xô làm giàu với mật độ 100 con/L ( đối với các thời ký làm giàu quá 24 giờ ), với 30 con/L (thời kỳ làm giàu tối đa 24 giờ ). Môi trường làm giàu gồm có nước biển đã khử trùng ở nhiệt độ 25 – 28oC sục khí mạnh để duy trì hàm lượng oxi lớn hơn 4mg/L. Sau 8 giờ có thể thu Nau, rửa thật kỹ và cấp vào bể cá .

Hình 3.8 Artermia sau thời gain làm giàu 8 giờ. 4.3 Thức ăn tổng hợp và cách cho ăn.

Đến giai đoạn cá giống, cá đã tương đối lớn và tiêu thụ lượng lớn thức ăn đáng kể. Lượng Artermia gần như không thể cho ăn được vì giá thành sản phẩm sẽ lên rất cao, do đó thức ăn tổng hợp trở thành thức ăn thiết yếu không thể thay thế được trong quá trình ương nuôi nhân tạo trong bể xi măng.

Thức ăn tổng hợp có nhiều nhiều loại kích cỡ khác nhau được sử dụng cho cá ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau, phụ thuộc vào cỡ miệng và tập tính ăn là chủ yếu (càng lớn kích thướt hạt càng tăng và hàm lượng protein giảm).

Khi các đạt 19 – 20 ngày tuổi bắt đầu tập cho ăn thức ăn tổng hợp. Nên cho cá ăn vào buổi sáng, đây là thời điểm cá ăn mạnh trong ngày, sau một đêm chúng rất đói nên rất háu ăn sẽ dễ dàng cho việc tập dần. kích thướt của loại viên nhỏ nhất bắt đầu cho ăn là 200 -400µm, cá kích thướt về sau tăng lên là 300 - 600 µm, 500 – 800µm, 100 - 1200µm …, cùng với các thành phần nguyên liệu như : Đạm động vật biển, bột ngũ cốc, đạm thực vật, dầu cá, tảo, men, chất chống oxi hóa, các thành phần đảm bảo cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của cá.

Ở ngày tập cho ăn đầu tiên với loại kích cỡ 200 – 400µmm lúc này thức ăn còn lạ về màu sắc cũng như mùi vị nên cá có thể kén ăn hoặc có một số con không ăn. Ta phải cho ăn từ từ từng ít một, rải với lượng nhỏ đảm bảo thức ăn nổi trên mặt nước. Lúc này đa số chúng sẽ tập trung ăn viên nổi, việc rãi nhiều có thể làm chìm những viên thức ăn xuống đáy cá không ăn làm bẩn nước rất nhanh ảnh hưởng đến môi trường.

Tập tính ăn của bọn thay đổi theo thời gian tăng trưởng, Ỏ giai đoạn 20 -30 ngày tuổi chúng nổi hầu như hoàn toàn toàn lên mặt, đớp những viên thức ăn, tương đối dạn với bóng người qua lại. Nhưng về sau hơn 30 ngày tuổi chúng trở nên nhát hơn, lúc này thường cho ăn lọai viên kích thướt 500 - 800µm. Loại viên này nhanh thấm nước dễ chìm phải chờ chúng ăn hết mới rãi

Nên cho cá ăn nhiều lần trong ngày, mức độ háu ăn của chúng cũng tùy thuộc vào thời tiết, thời gian khác nhau trong ngày và môi trường trong bể. Chúng ăn mạnh vào sáng sớm, giảm ăn vào buổi tối. Có thể phân chia thời gian cho ăn thành 5 lần trong ngày vào cá giờ : 6h, 10h, 14h, 18h, 22h và tiếp tục lặp lại vào sáng hôm sau. Việc phân chia thành nhiều lần trong ngày cho ăn thành nhiều lần trong ngày vào những thời điểm cố định nhằm mục đích để chúng đủ thời gian tiêu hóa và có thức ăn trong ruột tiêu hóa liên tục. Ở thời gian đầu tập cho ăn thức ăn tổng hợp, vào buổi chiều tối nên bổ sung thêm song song một lượng thức ăn nauplius vừa đủ để bổ sung dưởng chất cho chúng, và những cá thể chưa ăn được thức ăn tổng hợp có thể bắt mồi để ăn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ CHIM VÂY VÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM (Trang 43 -43 )

×