Quy trình nuôi tảo ( Nanochloropsis acculat a)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo Cá Chim Vây Vàng trên thế giới và ở Việt Nam (Trang 32)

1. Tổng quan về trại.

2.1 Quy trình nuôi tảo ( Nanochloropsis acculat a)

Tảo ( Nanochloropsis acculata ) có kích thước 2 - 5 µm, rất nhiều HUFA, giàu axit béo không no (n-3) và nhiều loại Vitamin. Loại tảo này có chịu được nhiệt độ cao có khả năng thích ứng phát triển tốt trong điều kiện nắng nóng và lâu tàn .

Loài này đã được gây nuôi và thích hợp cho ương nuôi đại trà. Tảo có màu xanh lá cây đậm nguồn giống được mua từ Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III.

Hình 3.2: Sơ đồ khối biểu diển quan hệ giữa tảo luân trùng và

cá.

Các bước tiến hành san thưa để nuôi cấy.

Các bước tiến hành sang thưa để nuôi cấy tảo

Nguồn nước dùng để nuôi tảo tuyệt đối phải là nguồn nước xử lý được kiểm tra kỹ càng về dư lượng chlo nhằm tránh sự xuất hiện động vật phù du, nguyên sinh động vật … đặc biệt là các bệnh dễ lây lan cho cá. Bể chứa nước dùng cho nuôi tảo tốt nhất nên đậy kín có sục khí tránh các vật dụng khác vào trong nước.

Tảo

Luân trùng

Hiện ở trại có 2 phương pháp nuôi cấy là : Nuôi trong túi ni lông và nuôi trong bể xi măng. Mỗi phương pháp nuôi đều có ưu nhược điểm riêng và lượng tảo được dùng tùy vào mục đích khác nhau.

 Kỹ thuật nuôi trong túi ni lông:

Hình3.3 : Hệ thống nuôi tảo bằng túi ni lông.

Túi ni lông chứa được thể tích nước khoảng 45 lít, trong suốt đảm bảo ánh sáng xuyên qua dễ dàng, túi có độ dẽo và độ bền

tương đối thuận lợi cho quá trình treo cột nuôi trên dàn.Tiến hành gấp miệng túi buột lên giá trên dàn treo, cấp nước có bố trí sục khí vào trong túi đủ mạnh, tiếp tục cho môi trường và tảo đã nuôi lên đến mật độ cực đại sao cho số lượng tế bào trong túi ở vào khoảng 4.103 – 5.105 là đảm bảo tảo sẽ phục hồi và lên nhanh chóng. Các vật dụng dùng trong nuôi cấy phải rửa qua nước dùng cho tảo, rửa tay sạch sẽ mỗi khi thực hiện công việc. Mỗi túi cấp vào khoảng 30 ml dung dịch môi trường mỗi loại. Với lượng môi trường và mật độ này nếu trời năng tốt thì sau 3 ngày tảo sẽ phát triển lên đến cực đại có thể tiến hành thu để sử dụng cho ương nuôi tiếp theo.

Quá trình thu tảo.

Tảo được hút ra bằng ống nhựa vào xô qua túi lọc, lượng tảo này đã có thể sử dụng cho các mục đích kháo nhau : Cho luân trùng ăn, cấp vào bể cá hoặc sang thưa nuôi tiếp tục. Trong qua trình nuôi thường có nhiêu vấn đề xảy ra, có sự khác nhau giữa các túi tảo, có nhiều túi lắng cặn do tảo tàn. Trước khi thu nên tắt sục khi 10 – 20 phút để lắng hết những tảo tàn và chất cặn, hút phần trên còn lại phần dưới nên bỏ đi.

Đối với nguồi tảo giống mới đem về có mật độ tế bào khoảng 104 -106 tb/ml. Ta tiến hành nhân nuôi tảo nguồn tảo này với các chỉ tiêu số lượng là 1/3 tảo gốc + môi trường + 2/3 nước biển nuôi lên cực đại rồi tiến hành sang thưa.

Phương pháp nuôi trong bể xi măng.

Cũng tương tự như nuôi túi ni lông nhưng ta tiến hành trong bể, số lượng nhiều. Nguồn nước cấp mật độ nuôi ban đầu có thể làm giống với nuôi trong túi. Tuy nhiên sau mỗi lần thu ta để lại một lượng tảo trong bể để nuôi tiếp hoặc cũng có thể sang qua bể khác để nuôi tiếp.

Ưu và nhược điểm của 2 phương pháp. Ưu điểm :

Nuôi trong túi ni lông sẽ hiệu quả hơn. Lượng ánh sáng mặt trời luôn xuyên qua túi, toàn bộ tế bào tiếp xúc với ánh sáng, không bị lẫn tạp, chất lượng tốt và ổn định hơn.

Phương pháp nuôi trong bể xi măng có ưu điểm là số lượng

nuôi nhiều thao tác đơn giản ít tốn công. Số lượng một lần thu gấp nhiều lần nuôi trong bể,

Nhược điểm :

Phương pháp nuôi trong túi tốn rất nhiều công, thời gian cho các thao tác. Nuôi số lượng không được nhiều. Nếu muốn nuôi nhiền thì phải tăng số túi lên, túi nhanh hỏng do tiếp xúc nhiều với ánh sánh mặt trời,

Phương pháp nuôi trong bể xi măng tuy nuôi được số lượng nhiều nhưng chất lượng kém hay bị lẫn tạp tảo từ không khí, từ nước mưa. Nguồn tảo dùng không được lâu. Năng suất không ổn định.

Tùy theo nhu cầu mà ta phải sử dụng phương pháp nuôi nào cho phù hợp với mục đích. Thông thường nên kết hợp cả 2 phương pháp nuôi để hổ trợ cho sản xuất được liên tục và đảm bảo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo Cá Chim Vây Vàng trên thế giới và ở Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w