1. Tổng quan về trại.
2.2 Qui trình ương nuôi luân trùng.
Nguồn nước nuôi luân trùng cũng được xử lý kĩ trước khi đưa
vào bể để tránh các động vật phù du khác lẫn tạp, tránh được các bệnh lây nhiễm. Nước có độ mặn 20 -25 phần ngàn, pH 8 - 8,5,
hàm lượng ôxi hòa tan từ 4-6 mg/l được cấp vào bể bố trí sục khí vừa đủ ( 2 sục cho bể 3m3), có lắp nhiều lọc nước. Luân trùng mới đem về thả vào bể nuôi với mật độ ban đầu vào khoảng 50 -100 con/ ml.
Hình3.4 : Hệ thống bể nuôi luân trùng.
Cho ăn: Ba loại thức ăn chính được sử dụng trong quá trình nuôi luân trùng thường là : Tảo tươi, men bánh mì và selco. Tảo tươi được cấp trực tiếp vào bể, có thể cấp đều đặn ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều với liều lượng 20 - 40 lit/m3, lượng tảo được tăng lên theo sự tăng sinh khối của luân trùng trong bể. Men được coi là nguồn thức ăn chính cho luân trùng và xuyên
suốt trong quá trình nuôi. Men được xay nhỏ bằng máy xay sinh tố có bổ sung thêm một lượng selco ( từ 1/6 -1/4) lượng men bánh mỳ. Men đã xay nhỏ được tạt đều khắp bể sao cho lượng men đảm bảo phân bố đều là được. Nên tắt sục khí mỗi khi cho ăn men. Thường xuyên vệ sinh bể, lau chùi thành bể, thay vải lọc…Sau 3 -5 ngày luân chuyển bể để vệ sinh chà rửa, loại bỏ những chất lắng đáy, bám vào thành.
Khi mật độ luân trùng đạt 200 -1000 con/ml ta có thể thu,
thời gian nuôi lên đến mật độ được tính toán trước khi cho đẻ cá ( thường khoảng 5 -7 ngày).
Phương pháp thu :
Thu luân trùng bằng cách lọc qua lưới (kích thướt 2a = 50 -60) lưới lọc được đặt trong sọt nước có thể chảy ra được. Nên đặt sọt trong chậu nước để tránh luân trùng bị chèn ép lên thành lưới làm chúng dể gây chết. Nước được từ bể ra lọc qua lưới, nên lọc nhiều lần với số lượng cần thu tránh mật độ trong lưới lọc quá cao gây ra thiếu ôxi cũng như quá trình lọc sẽ chậm hơn do chúng bám vào lưới làm nước không thể chui ra ngoài được.
Hình3.5 : Thu luân trùng để làm giàu. 3.Chuẩn bị bể ương, đem trứng về ấp nở.