1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG CÁC TỔ CHỨC Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

31 234 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 1.1. Khái niệm trách nhiệm 1 1.1.1. Trách nhiệm cá nhân 1 1.1.2. Trách nhiệm tập thể 3 1.1.3. Trách nhiệm của tổ chức 4 1.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội 5 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG CÁC TỔ CHỨC Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 11 2.1. Các khía cạnh và nội dung của trách nhiệm xã hội 11 2.1.1. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội 11 2.1.2. Các nội dung của trách nhiệm xã hội 17 2.2. Lợi ích và một số hạn chế của trách nhiệm xã hội 25 2.2.1. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội 25 2.2.2. Hạn chế 26 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 28 3.1. Giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội 28 3.1.1. Đối với cá nhân 28 3.1.2. Đối với nhà nước 28 3.1.3. Đối với doanh nghiệp 29

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1

1.1 Khái niệm trách nhiệm 1

1.1.1 Trách nhiệm cá nhân 1

1.1.2 Trách nhiệm tập thể 3

1.1.3 Trách nhiệm của tổ chức 4

1.2 Khái niệm trách nhiệm xã hội 5

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG CÁC TỔ CHỨC Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 11

2.1 Các khía cạnh và nội dung của trách nhiệm xã hội 11

2.1.1 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội 11

2.1.2 Các nội dung của trách nhiệm xã hội 17

2.2 Lợi ích và một số hạn chế của trách nhiệm xã hội 25

2.2.1 Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội 25

2.2.2 Hạn chế 26

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 28

3.1 Giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội 28

3.1.1 Đối với cá nhân 28

3.1.2 Đối với nhà nước 28

3.1.3 Đối với doanh nghiệp 29

Trang 2

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm trách nhiệm

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, trách nhiệm được hiểu là: “Trách nhiệm là khái niệm của ý thức đạo đức và ý thức pháp luật, nói lên nhân cách con người trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đặt ra cho con người”

Khi nói đến trách nhiệm, người ta có thể phân loại thành trách nhiệm cánhân, trách nhiệm tập thể và trách nhiệm tổ chức

1.1.1 Trách nhiệm cá nhân

Trách nhiệm cá nhân đề cập đến trách nhiệm của nhà quản lý các tổ chức

và các cá nhân là những thành viên của các tổ chức ấy Mỗi người trong tổ chức,

từ nhà quản lý cho đến người nhân viên nhỏ nhất, đều có trách nhiệm giữ đúngquy trình công việc để công đoạn của mình sẽ đóng góp vào sự an toàn chongười khác, cho tổ chức, cho xã hội Khi tất cả các cá nhân trong tổ chức đều cótrách nhiệm thì sẽ giúp chế ngự rủi ro và đó sẽ là tiền đề cho sự phát triển vữngmạnh của tổ chức

Người có ý tưởng đặt thùng bánh mì từ thiện này là bà Xuân Lan (50 tuổi)

Đó là thùng bánh mì miễn phí được đặt ở vỉa hè đường Xô Viết Nghệ Tĩnh(phường 24, quận Bình Thạnh, TP.HCM), đoạn ngã tư đường Bạch Đằng và Xô

Trang 3

“Tôi vui và đồng ý ngay vì nếu được vậy thì người nghèo sẽ được ăn bánh

mì nhiều hơn, ngon hơn”, bà Lan cho biết

Phố Hàng Bông đã quen thuộc với hình ảnh bình nước và thùng bánh mìmiễn phí trước cửa nhà số 9, Hàng Bông (Hà Nội) Chị Vũ Thu Phương – chủnhà số 9 phố Hàng Bông chia sẻ với ANTT về việc làm ý nghĩa này: “Trong mộtlần đi du lịch Myanmar, chị thấy trên các con đường đều có những bình nướcuống miễn phí Điều này rất hay và ý nghĩa nên khi về Việt Nam chị bắt tay vàothực hiện ngay Thêm nữa, những người lao động nghèo mỗi ngày chỉ kiếmđược mấy chục nghìn mà tiền mua nước uống lại đắt Cốc trà đá có giá 3 đến 5nghìn đồng, còn chai nước lọc cũng 7 đến 10 nghìn”, chị Phương cũng chia sẻthêm, những ngày nắng nóng nước đem ra không kịp, mỗi ngày năm, sáu chục

Trang 4

bình nước, còn những ngày mát trời hay mưa gió thì ít hơn Ban đầu chỉ là 100bánh mỳ mỗi sáng sau đó nhiều người biết đến việc làm này đã đến ủng hộ,chung tay cùng gia đình chị nên lượng bánh mỳ tăng dần và đến nay là 200chiếc một ngày Nụ cười hiền hậu và câu nói: “Giúp được gì cho người ta thìmình giúp thôi” của chị khiến nhóm chúng tôi cảm thấy thật ấm lòng và đâu đóquanh chúng ta vẫn còn những người tốt, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác,không đòi hỏi người ta phải báo đáp.

1.1.2 Trách nhiệm tập thể

Trách nhiệm của nhóm là một hình thức trách nhiệm tập thể lạc hậu, từ rấtlâu đờ,i Trách nhiệm của nhóm là “chỉ một tình hình trong đó các thành viên củamột nhóm chịu hình phạt vì lỗi của một người” Khái niệm này về mặt lịch sử

mà nói là loại hình cổ nhất, nó đã tồn tại dưới thời Cổ đại, dưới tên gọi: “hòabình kiểu Macedoine”

Con người hiện đại trong thế kỷ XX không coi sự đau khổ của nhóm như một hình phạt và công lao của nhóm như một niềm tự hào Sự thiếu vắng tinh thần đoàn kết, thiếu kiểm tra nhóm, sự xa cách về địa lý, xã hội là những yếu tố khiến cho cá nhân không chấp nhận hình thức trách nhiệm này

Trên thực tế vấn đề trách nhiệm của nhóm được đặt ra khi một hành độngđược hoàn thành bởi nhiều người khác nhau nhưng lại thiếu sự phối hợp Đó làtrường hợp tập thể làm ngơ có nghĩa là cả nhóm có thái độ thụ động trong khinhóm đó có khả năng can thiệp Ví dụ: khi một nhóm người lao động phát hiệnmột hành vi phạm pháp nguy hiểm thì ai là người đứng ra tố cáo đây? Nghĩa vụphải tố cáo không thuộc một người lao động nào mà thuộc cả nhóm Nếu người

ta trừng phạt một trong số họ tức là đã trừng phạt một người vì lỗi của ngườikhác

Trang 5

Tủ quần áo "ai thừa đến cho, ai cần đến nhận" trên vỉa hè Hà Nội

Với khẩu hiệu “Ai thừa đến cho, ai cần đến nhận”, khu vực đặt tủ quần áo

từ thiện liên tục có người tới cho và nhận đồ Tủ quần áo cho người nghèo này

do một nhóm liên kết trên mạng xã hội có tên “Áo quần từ thiện" lên ý tưởng vàthực hiện Các thành viên của nhóm là những người trẻ đang sinh sống và làmviệc ở Hà Nội Chị Hoàng Thị Xuân (thành viên lên ý tưởng) cho biết: “Nhiềungười nghèo khi được tặng quần áo, họ thường ngại, không muốn nhận dù mìnhbiết họ đang rất cần Thế nên nhóm mình làm tủ quần áo này, để tạo cảm giáckhông ai giám sát, cho người đến lấy không có cảm giác ngại ngùng Quần áohoàn toàn miễn phí Người có nhu cầu chỉ cần đến và lựa chọn đồ cần thiết.”

1.1.3 Trách nhiệm của tổ chức

Trách nhiệm của tổ chức là việc truy cứu trách nhiệm không nhằm vào cácthành viên của tổ chức mà chính bản thân tổ chức đó (cơ quan nhà nước, tổ chứcquản sự, doanh nghiệp…) được quan niệm như có sự tồn tại khác biệt với cácthành viên của nó

Trách nhiệm của tổ chức đòi hỏi một tổ chức có thể chịu trách nhiệm vềnhững hành vi diễn ra nhân danh tổ chức Điều đó đòi hỏi tổ chức là một phápnhân hay một đoàn thể

Tổ chức hoạch định các chính sách chung làm cơ sở cho một số hoạt động

cụ thể Tổ chức hành động theo lợi ích riêng của mình độc lập với lợi ích riêng

Trang 6

của các nhà quản lý Các cá nhân chỉ là nơi chứa đựng các lý do hành động vàchỉ là người thừa hành.

1.2 Khái niệm trách nhiệm xã hội

Trước đây, trách nhiệm xã hội được đề cập tập trung chủ yếu vào hoạt độngkinh doanh Đối với mọi người, thuật ngữ “trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”(Corporate Social Responsibility - CSR) quen thuộc hơn là thuật ngữ “tráchnhiệm xã hội” (Social Responsibility) Quan điểm cho rằng trách nhiệm xã hộiđược áp dụng cho tất cả các tổ chức nổi lên khi các loại hình tổ chức khác nhau,không chỉ những người trong thế giới kinh doanh, nhận ra rằng họ cũng phải cótrách nhiệm góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội Các yếu tố tráchnhiệm xã hội phản ánh kỳ vọng của xã hội tại một thời điểm cụ thể, và do đó nó

có khả năng thay đổi

Trước hết chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số khái niệm trách nhiệm xãhội doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể được định nghĩa

Trang 7

ngắn gọn như:

“Một số cam kết của công ty trong ứng xử phù hợp với lợi ích của xã hội trong hoạt động liên quan đến lợi ích của khách hàng, nhà cung ứng, nhân viên,cổ đông, cộng đồng, môi trường”.

Theo đó, trách nhiệm xã hội được coi là một phạm trù của đạo đức kinhdoanh, có liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mộtdoanh nghiệp được coi là có trách nhiệm xã hội thì nó phải luôn coi trọng lợi íchcủa những người liên quan và của toàn xã hội Mọi hoạt động của nó đều phảiđược cân nhắc kỹ lưỡng, phù hợp với lợi ích của các bên liên quan cả trongdoanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp

“Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là phương pháp tiến hành tự nguyện có tầm nhìn về phát triển bền vững, kết hợp xã hội và khả năng cạnh tranh”.

Ở khái niệm này, trách nhiệm xã hội bao gồm những tác động liên quanđến xã hội, môi trường và kinh tế

Trách nhiệm xã hội được các doanh nghiệp thực hiện tự nguyện để nângcao khả năng cạnh tranh của mình cũng như đóng góp vào sự phát triển bềnvững của doanh nghiệp và toàn xã hội nói chung Tuy nhiên, trong điều kiệnhiện nay, khi xét trách nhiệm xã hội ở khía cạnh luật pháp thì trách nhiệm xã hộikhông chỉ dừng lại ở mức độ tự nguyện nữa mà nó bao gồm cả việc bắt buộctuân theo những quy định của pháp luật hiện hành và tiêu chuẩn quốc tế

Thực tế có khá nhiều định nghĩa khác nhau về trách nhiệm xã hội doanhnghiệp và một số trong các định nghĩa có tính khái quát và được sử dụng phổbiến nhất hiện nay là định nghĩa do Hội đồng kinh doanh thế giới về Phát triểnbền vững (World Business Council for Sustainable Development) đưa ra:

“Trách nhiệm xã hội là cam kết của công ty đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo

và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả công ty cũng như phát triển chung của xã hội”.

Khái quát lên, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của

Trang 8

doanh nghiệp đó hành động vì sự phát triển bền vững của xã hội, luôn chăm lonâng cao đời sống của người lao động, gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xãhội.

Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội không chỉ đóng góp vào sự pháttriển kinh tế mà phải đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội bao gồm cáckhía cạnh tinh thần, văn hóa, xã hội… Doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội phảituân thủ theo các chuẩn mực được quy định trong các lĩnh vực cụ thể: về bảo vệmôi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương côngbằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… Trách nhiệm xãhội nó cũng có khía cạnh bắt buộc bên cạnh sự tự nguyện của doanh nghiệp đó

là việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định của luật pháp hiện hành và các tiêuchuẩn quốc tế

Cụ thể hơn, chúng ta có thể hiểu một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem

là có trách nhiệm xã hội khi:

- Doanh nghiệp đó phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra nhữngtác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môitrường trong quá trình sản xuất, hoạt động của mình Đây là tiêu chí rất quantrọng đối với người tiêu dùng Châu Á hiện nay Họ tẩy chay những sản phẩm

mà họ cho là có ảnh hưởng tới môi trường sinh thái như đồ gỗ chẳng hạn vì gỗchắc chắn được lấy từ rừng, mà phá rừng để lấy gỗ tức là làm nguy hại đến môitrường sinh thái của địa phương và toàn cầu

- Doanh nghiệp đó phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, tức là khôngđược phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương

mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người

- Doanh nghiệp đó không được phân biệt đối xử về mặt sắc tộc, khôngđược phân biệt đối xử giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt

cơ thể hoặc quá khứ của họ, tức là tổ chức không được từ chối hoặc trả lươngthấp vì lý do sắc tộc hoặc do khiếm khuyết hay lành lặn về mặt cơ thể hay quákhứ của người lao động

- Doanh nghiệp đó phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không

Trang 9

gây tổn hại đến sức khỏe của người tiêu dùng Những doanh nghiệp chỉ vì lợinhuận mà bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng là những doanh nghiệp không

có trách nhiệm xã hội

- Doanh nghiệp đó phải biết dành một phần lợi nhuận của mình đóng gópcho các hoạt động trợ giúp cộng đồng, bởi tổ chức luôn tồn tại trong lòng mộtcộng đồng nào đó nên không thể chỉ biết có bản thân mình

- Doanh nghiệp đó còn phải tham gia việc kiến tạo hòa bình và an ninh củaquốc gia cũng như thế giới, tức doanh nghiệp không được dùng một phần doanhthu của mình để tài trợ các cuộc chiến tranh hoặc các hoạt động gây mất an ninhtrật tự tạo địa phương cũng như trên thế giới

Như vậy, chúng ta thấy rằng có khá nhiều khái niệm khác nhau về tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp Các khái niệm có thể được diễn tả khác nhaunhưng về bản chất chúng đều nhấn mạnh đến việc các doanh nghiệp phải quantâm, chú ý đến những tác động của những quyết định và hành vi của mình đốivới các bên liên quan, môi trường và xã hội Các doanh nghiệp phải làm sao đểphát huy các tác động tích cực và giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực từnhững hoạt động của mình đối với xã hội

Bên cạnh khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đề cập đếnkhá nhiều như vậy thì khái niệm trách nhiệm xã hội nói chung dùng cho mọihoạt hình tổ chức thì mới được đề cập đến khá ít Một khái niệm chính thống vàchuẩn mực nhất về trách nhiệm xã hội mới được đưa ra trong ISO 26000 banhành ngày 1/11/2010/ISO 26000:2010 đã đưa ra một hướng dẫn cụ thể hơn vềtrách nhiệm xã hội cho một loại tổ chức ở tất cả các lĩnh vực với những quy môkhác nhau Theo tiêu chuẩn quốc tế này thì trách nhiệm xã hội được định nghĩanhư sau:

“Trách nhiệm xã hội của tổ chức là trách nhiệm của tổ chức đó đối với những tác động của các quyết định và hoạt động của nó đối với xã hội và môi trường, thông qua hành vi minh bạch và có đạo đức mà:

- Góp phần vào sự phát triển bền vững, bao gồm cả sức khỏe và phúc lợi

xã hội;

Trang 10

- Có tính đến sự mong đợi của các bên liên quan;

- Phù hợp với luật pháp hiện hành và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế của hành vi;

- Được tích hợp trong tổ chức và thực hành trong các mối quan hệ của nó.”

Trong khái niệm về trách nhiệm xã hội này chúng ta cần lưu ý đến một sốthuật ngữ:

Môi trường là môi trường tự nhiên xung quanh một tổ chức hoạt động,

bao gồm cả không khí, nước, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, độngvật, con người, không gian bên ngoài và mối quan hệ của nó Trong điều kiệntoàn cầu hóa hiện nay thì môi trường của tổ chức kéo dài từ bên trong tổ chức ra

hệ thống toàn cầu

Hành vi đạo đức là hành vi theo các nguyên tắc được cho là đúng đắn

trong từng bối cảnh, tình hình cụ thể và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế của hànhvi

Minh bạch là sự cởi mở về các quyết định và hoạt động có ảnh hưởng đến

xã hội, kinh tế và môi trường, và sẵn sàng thảo luận về những vấn đề này mộtcách rõ ràng, chính xác, kịp thời, trung thực và đầy đủ

Tác động của một tổ chức là tác động thay đổi tích cực hoặc tiêu cực cho

xã hội, kinh tế và môi trường từ các quyết định và hoạt động trong quá khứ vàhiện đại của một tổ chức

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện đại mà

không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Pháttriển bền vững là tổng hợp các mục tiêu về một cuộc sống có chất lượng cao,sức khỏe, sự thịnh vượng với công bằng xã hội và duy trì năng lực của trái đất

để hỗ trợ cuộc sống trong sự đa dạng của nó Những mục tiêu xã hội, kinh tế,môi trường phụ thuộc lẫn nhau và tăng cường cho nhau

Các bên liên quan là cá nhân hoặc nhóm có quan tâm đến bất kỳ mộtquyết định hoặc hoạt động nào của một tổ chức Tổ chức xác định và cam kếtvới các bên liên quan là nền tảng cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội Một tổ

Trang 11

chức nên xác định xem ai có quan tâm trong các quyết định và hoạt động củamình để có thể hiểu những tác động có thể xảy ra và làm thế nào để giải quyết.

Như vậy, khái niệm trách nhiệm xã hội trên đã khái quát cho mọi loạihình tổ chức từ tổ chức công đến tổ chức tư, từ tổ chức doanh nghiệp cho đếncác tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội Một tổ chức có trách nhiệm xãhội phải có những hành vi minh bạch và có đạo đức Những quyết định và hành

vi của tổ chức phải luôn luôn xem xét đến những tác động có thể gây ra đối vớinhững bên liên quan cả trong và ngoài tổ chức, đến môi trường và xã hội Các tổchức phải làm sao để những tác động của mình ảnh hưởng tích cực đến nhữngyếu tố liên quan và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực Trách nhiệm xã hộicủa tổ chức được tích hợp trong toàn bộ tổ chức và được thực hiện trong mọimối quan hệ của nó Một tổ chức có trách nhiệm xã hội luôn luôn đặt lợi ích củacác bên liên quan bên cạnh lợi ích của mình và sẵn sàng chia sẻ lợi ích

Trang 12

CHƯƠNG 2:

THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG CÁC TỔ

CHỨC Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Các khía cạnh và nội dung của trách nhiệm xã hội

Như đã tìm hiểu trong phần khái niệm trách nhiệm xã hội thì chúng tathấy rằng, trách nhiệm xã hội của một tổ chức trong xã hội hiện đại ngày naykhông chỉ bao gồm những hoạt động tham gia trợ giúp các đối tượng xã hội như

hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũlụt và thiên tai,… mà phải rộng hơn thế Một tổ chức có trách nhiệm xã hội làphải dự đoán và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường từ hoạtđộng của tổ chức và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác độngtiêu cực Đồng thời, trách nhiệm xã hội của một tổ chức còn là cam kết của tổchức đóng góp vào sự phát triển bền vững, hợp tác cùng người lao động, giađình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho

họ sao cho vừa tốt cho tổ chức, vừa lợi ích cho phát triển Vì vậy, trách nhiệm

xã hội của tổ chức hiện nay được đề cập đến 4 khiá cạnh: kinh tế, pháp lý, đạođức và nhân văn

2.1.1 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội

a, Khía cạnh pháp lý

Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội đòi hỏi tổ chức tuân thủ đầy

đủ các quy định của luật pháp như một yêu cầu tối thiểu trong hành vi xã hội củamột tổ chức, tập thể hay cá nhân Những nghĩa vụ này đã được xã hội đặt ra bởi

vì những đối tượng hữu quan như người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, nhữngnhóm đối tượng hưởng lợi khác nhau, các cấp quản lý vĩ mô nền kinh tế tin rằngcác công việc của tổ chức không thể thực hiện được một cách tốt đẹp nếu khôngđược đảm bảo rằng sự trung thực

Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp làdoanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đốivới các bên hữu quan Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh,bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và

Trang 13

cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái Các nghĩa vụ pháp lýđược thể hiện trong luật dân sự và hình sự Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồmnăm khía cạnh:

(1) Điều tiết cạnh tranh

(2) Bảo vệ người tiêu dùng

(3) Bảo vệ môi trường

(4) An toàn và bình đẳng

(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái

Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thicác hành vi được chấp nhận Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ khôngthực hiện trách nhiệm pháp lý của mình

Phiên tòa xét xử Lee Jae-yong đã khai mạc hôm 9-3-2017, thu hút mạnh

mẽ sự chú ý của công luận, nhất là các doanh nghiệp Đây được coi là “phiên tòathế kỷ” vì một lần nữa, đối tượng xét xử là hệ thống tham nhũng gắn liền chínhtrị với kinh doanh “Thái tử Samsung” bị cáo buộc đút lót 43,3 tỉ won (38 triệuUSD) cho Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và “pháp sư” Choi Soon-sil(bạn thân của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye) để danh chính ngôn thuậnnắm chọn quyền đế chế Samsung; cùng nhiều tội danh khác như biển thủ,chuyển dịch trái phép tài sản ra nước ngoài và khai man trước tòa

Phó chủ tịch tập đoàn điện tử Samsung Lee Jae Yong

Có thể thấy, việc thực thi công lý bảo đảm sự cạnh tranh công bằng, ngănchặn những hành vi sai trái… luôn luôn được tuyên dương ủng hộ Những hành

Trang 14

động sai trái dù có cố dấu diếm thì cũng sẽ bị phơi bày trước xã hội.

Vì thế pháp lý, hay luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệkhách hàng, bảo vệ môi trường, thức đẩy sự công bằng an toàn và cung cấpnhững sáng kiến chống lại những hành vi sai trái

b, Khía cạnh kinh tế.

Khía cạnh kinh tế được thể hiện trong việc chi trả kinh tế cho các bên liênquan như người lao động, người tiêu dụng và các đối tác… Nghĩa vụ kinh tế củamột số chức là cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tạo công ăn, việc làm với mức thùlao tương xứng

Nghĩa vụ kinh tế của một số tổ chức bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn lựcmới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm để sử dụng các nguồn lựcngày càng hiệu quả Trong khi thực hiện nghĩa vụ này, các tổ chức thực sự đónggóp tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triểncủa bản thân tổ chức

Đối với người tiêu dùng, nghĩa vụ kinh tế còn liên quan đến những vấn đề

về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo),phân phối và bán hàng, cạnh tranh

Đối với người lao động, đó là cơ hội việc làm ngang nhau, cơ hội pháttriển nghề và chuyên môn, được hưởng mức thù lao tương xứng, được hưởngmôi trường lao động an toàn và vệ sinh, được đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ởnơi làm việc

Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế của các tổ chức thường được thể chế hóathành các nghĩa vụ pháp lý

Ví dụ: Theo ông Dương Ngọc Long, Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên cho biếtviệc Samsung đầu tư vào tỉnh này đã tăng kim nghạch xuất khẩu lên 33 lần,GDP tăng 18 lần tính từ đầu năm 2014 đến nay Tỉnh cũng cho biết Samsungcũng đã có kế hoạch tuyển dụng thêm khoảng 40 ngàn công nhân vào dịp cuốinăm nay Samsung đã tạo một bước nhảy vọt cho nền kinh tế của tỉnh Nhờ vàoviệc đầu tư của Samsung mà kim nghạch xuất khẩu của tỉnh vào cuối năm nayước đạt 10 tỷ USD, tăng 10 lần so với con số dự đoán Không chỉ tăng trưởng về

Trang 15

kinh tế mà nó còn giúp giải quyết công ăn việc làm cho nhiều đối tượng, chế độ

đã ngộ tốt, phương tiện đi lại, có ký túc xã hiện đại giành cho công nhân Ngoàitạo công ăn việc làm cho công nhân mà những người dân đang sinh sống cũngnhờ đó mà cải thiện đời sống nhờ việc buôn bán quanh khu vực công ty

c) Khía cạnh đạo đức

Đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉđạo hành vi trong thế giới kinh doanh Trách nhiệm xã hội được xem như mộtcam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩmchất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy

Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạonhững quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tớihậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội Nếu đạo đức kinh doanhthể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xãhội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài

Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan

hệ chặt chẽ với nhau Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội

vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuânthủ các luật lệ và quy định Có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hộibao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận

Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thườngđược dàn xếp thông qua những hành động pháp lý dân sự

Vụ bé gái bị hôn mê và bị liệt tứ chi sau khi thưởng thức đồ ăn tại mộtcửa hàng KFC tại New South Wales, Australia Ngay cả hãng nước giải kháthàng đầu thế giới Pepsi cũng bị người tiêu dùng tố cáo khi trong lon nước có xácmột con ếch đang trong quá trình phân hủy

Tuy nhiên ngay sau đó, các thương hiệu trên đã có những động thái tíchcực trong việc xin lỗi và bồi thường trực tiếp khách hàng Hãng gà rán KFC còntrực tiếp lên sóng truyền hình CCTV để bày tỏ sự hối hận của mình trước các bêbối về an toàn thực phẩm Cùng với lời xin lỗi, lãnh đạo của Yum Brands - công

Ngày đăng: 23/03/2018, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w