Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình khảo sát và thu thập, tổng hợp thông tin tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô trong khoa, cán bộ thư viện Trung tâm thông tin thư viện đại học Nội Vụ Hà Nội. Nhân đây, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành với các thầy cô. Đặc biệt, đối với cô Đinh Thị Hải Yến. Bởi cô đã hướng dẫn giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu tôi gặp khá nhiều khó khăn, mặt khác do trình độ nghiên cứu còn hạn chế và những nguyên nhân khác nên dù cố gắng song đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Vì thế, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đề tài, các thầy cô trong trường cũng như các bạn đọc. Những ý kiến đóng góp của mọi người sẽ giúp tôi nhận ra hạn chế và qua đó tôi có thêm những nguồn tư liệu mới trên con đường học tập cũng như nghiên cứu sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA : QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA VIỆT NAM GIỚI THIỆU HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN : NGHI THỨC NHÀ NƯỚC
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN MẠNH CƯỜNG
MÃ PHÁCH :
Trang 2Hà Nội, 2015.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA : QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ LY
TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA VIỆT NAM GIỚI THIỆU HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
BÀI TẬP HỌC PHẦN : NGHI THỨC NHÀ NƯỚC
Trang 3Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Ly, tôi thực hiện công trình nghiên cứu này với tên đề tài: “Tìm hiểu về lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam Giới thiệu hệ thốngbiểu tượng quốc gia của một số nước trên Thế Giới”
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua, tôixin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụngtrong đề tài nghiên cứu này
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2016
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình khảo sát và thu thập , tổng hợp thông tintôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ Ban Giám Hiệu nhà trường, thầy cô trongthư viện trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
Nhân đây, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô , đặc biệt đốivới Thầy Nguyễn Mạnh Cường, bởi Thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốtthời gian thực hiện đề tài
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu, tôi gặp khá nhiều khó khăn , mặt khác dotrình độ nghiên cứu còn hạn chế và những nguyên nhân khác nên dù có cố gắngsong đề tài của tôi vẫn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Vì thế tôi rấtmong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đề tài, các thầy côtrong trường cũng như các bạn đọc
Những ý kiến đóng góp của mọi người sẽ giúp tôi nhận ra hạn chế và từ đó tôi cóthêm những kinh nghiệm mới cho những bài nghiên cứu sau này
Tôi xin chân thành cám ơn !
Trang 5Mục lục.
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU :
1 Lí do chọn đề tài.
Khi ra đời tồn tại và phát triển, mỗi quốc gia dân tộc đều có những lịch sửhình thành và những xứ mệnh riêng của mình, nó là đại diện của ước mơ, của khátvọng cháy bỏng trong tim triệu triệu đồng bào Có thể là một thứ tình cảm thiêngliêng như lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc… được cất giấu trong sâu thẳm tâmcan mỗi người Không bộc lộ ra ngoài nhưng tôi và mọi người luôn tin rằng đó làmột thứ tình cảm có thật và được tôn thờ bằng một thứ biểu tượng thiêng liêng,danh giá mà chúng tôi gọi đó là biểu tượng quốc gia
Môi đất nước, mỗi dân tộc đều có một đặc trưng riêng, một biểu tượng choriêng mình Nó tượng trưng cho sức mạnh , ước mơ, lẽ sống của dân tộc đó Mộtước mơ giống như ngọn lửa mạnh mẽ dường như lúc nào cũng cháy lên và thườngtrực trong tâm trí mỗi người
Thật may mắn rằng, tôi đã được đến với Trái Đất này bằng thân phận và cuộcsống của một con người Việt Nam Tôi cũng giống như biết bao đồng bào khác trênđất nước mình, tôi cảm thấy tự hào rất nhiều về lịch sử dựng nước và giữ nước từbao đời nay, Việt Nam trong chiến tranh khói lửa đã phải đi qua biết bao nhiêuthăng trầm thời gian với những vết thương đầy rẫy và sự hi sinh xương máu, nướcmắt để đổi lấy một Việt Nam của ngày hôm nay phát triển phồn thịnh, cuộc sốngbình yên Không chỉ như vậy, để khẳng định bản thân , ước mơ của mình, ViệtNam đã tự xây dựng cho mình những biểu tượng đại diện cho toàn đất nước, toàncon người với một sự tôn thờ và phát huy tuyệt đối
Xuyên suốt chiều dài lịch sử biểu tượng quốc gia luôn gắn bó chặt chẽ với lịch
sử
Ngày hôm nay tôi xin chọn chủ đề : “Tìm hiểu về lịch sử các biểu tượngquốc gia Việt Nam Giới thiệu hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên
Trang 7Thế Giới” Tôi hi vọng qua công trình nghiên cứu này, mọi người có thể hiểu hơn
về các biểu tượng quốc gia của Việt Nam và hệ thống một số nước trên Thế Giới
2 Lịch sử nghiên cứu của vấn đề.
Theo như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tườnggốc tích nước nhà Việt Nam.” Chúng ta thế hệ trẻ ngày nay cần phải biết lịch sử
để có thể giúp ích cho xã hội, góp phần vào việc xây dựng đất nước Việt Nam bâygiờ và mai sau
Trải qua bốn ngàn năm lịch sử, đất nước Việt Nam phải trả qua bao nhiêu đờidựng nước và giữ nước : công cuộc dựng nước của vua Hùng, công cuộc bảo vệ vàxây dựng đất nước của các triều đại phong kiến Đinh-Lê-Trần-Nguyễn,… rồi đến
sự nghiệp đánh tan giặc ngoại xâm cùng bọn đế quốc thực dân của nhân dân và cácanh hùng liệt sỹ.Trong học phần nghiên cứu của bài viết này, tôi xin được trình bày
về lịch sử các biểu tượng quốc gia của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, ý nghĩa,khái niệm đặc điểm và giới thiệu hệ thống biểu tượng của một số nước trên ThếGiới Tôi mong muốn qua đề tài tôi thực hiện này có thể giúp mọi người hiểu hơn
về ý nghĩa của biểu tượng quốc gia Việt Nam đất nước mình và một số biểu tượngquốc gia khác trên thế giới
3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi của vấn đề.
a Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu các biểu tượng quốc gia Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, và qua
đó đánh giá , nhận xét ý nghĩa của các biểu tượng quốc gia của Việt Nam
- Giới thiệu hệ thống một số biểu tượng quốc gia của một số nướ trên thế giới
- Các biểu tượng quốc gia của Việt Nam biểu tượng cho tình yêu đất nước vàkhát vọng của dân tộc Việt Nam, đại diện cho ước mơ, ý chí của toàn đồngbào Việt Nam
b Giới hạn phạm vi vấn đề.
- Đi sâu nghiên cứu các biểu tượng quốc gia Việt Nam qua các thời kì lịch sử
Trang 8- Giới thiệu hệ thống các biểu tượng quốc gia của một số nước trên Thế Giới.
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
b Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu ý nghĩa biểu tượng quốc gia của Việt Nam
- Giới thiệu hệ thống các biểu tượng quốc gia của một số nước khác trên ThếGiới
5 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng.
- “Biểu tượng quốc gia” là một chủ đề khá rộng và có rất nhiều các nguồn tài liệu
khác nhau nghiên cứu về vấn đề này nhưng chúng ta nên tìm hiểu, phân tích
và chọn lọc nó theo các nguồn lịch sử trong sách, các tác phẩm nghiên cứu củacác nhà sử học Sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phươngpháp logic, phương pháp tổng hợp
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
a Ý nghĩa lý luận.
- Tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này, nhằm mục đích làm sáng tỏ những ýnghĩa trừu tượng và cụ thể nhất của các biểu tượng quốc gia Việt Nam từthời lịch sử của đất nước và cho đến ngày hôm nay được đồng bào tôn thờ vàgìn giữ
Trang 97 Cấu trúc của đề tài.
- Câu trúc của đề tài do tôi thực hiện gồm 3 chương cụ thể như sau :
+ Chương 1 : Khái quát chung về biểu tượng quốc gia
+ Chương 2 : Lịch sử các biểu tượng quốc gia của Việt Nam
+ Chương 3 : Giới thiệu hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trênThế Giới
Cuối cùng là Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 10CHƯƠNG 01 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG QUỐC
GIA.
1 Khái niệm.
Như chúng ta đã biết, mỗi một quốc gia, dân tộc , đất nước đều có những biểutượng riêng của mình và không giống với bất kì một nước nào khác Biểu tượngquốc gia không chỉ là hình ảnh đại diện , mà nó còn được thể hiện dưới các hìnhthức phong phú và đa dạng
Biểu tượng quốc gia của mỗi nước đều bao gồm các loại hình cơ bản : Quốc
kỳ, quốc huy, quốc hiệu, quốc ca,… và những biểu tượng không chính thức khác.Hầu hết các biểu tượng quốc gia có nguồn gốc trong Thế Giới tự nhiên
Như động vật hoặc chim chóc, hoa lá hoặc những biểu tượng khác nữa.Biểutượng quốc gia xuất hiện nhiều chỗ dưới nhiều hình thức khác nhau như là : Quốc
kỳ, Quốc ca, Quốc huy, Quốc hiệu,…Chúng ta cần phân biệt giữa biểu tượng quốcgia chính thức và không chính thức và thường liên quan đến hình ảnh du lịch hoặclinh vật, biểu tượng cho các sự kiện quan trọng có tầm quốc gia, quốc tế như “cốixay gió” ở Hà Lan, “chú bảo Zakuni” của Nam Phi, “chú chó USA” của Mỹ Có rấtnhiều biểu tượng quốc gia không chính thức nhưng lại được biết đến nhiều hơn lànhững biểu tượng quốc gia chính thức Tuy nhiên những biểu tượng quốc gia chínhthức của các nước được xác định bởi quy định của nhà nước bằng pháp luật hoặctuyên bố chính thức của nhà nước
Như vậy ta có thể hiểu khái niệm “Biểu tượng quốc gia” như sau :
“Biểu tượng quốc gia là hình ảnh đại diện và tượng trưng cho một quốc gia Nó được thể hiện bằng các loại hình cơ bản bao gồm : Quốc kỳ, quốc huy, quốc thiều, quốc hiệu,…và những biểu tượng không chính thức khác.”
Trang 112 Đặc điểm.
- Nhắc tên một đất nước, một dân tộc, một quốc gia người ta luôn không thôinhớ đến biểu tượng quốc gia của đất nước dân tộc đó Biểu tượng quốc gia làlinh hồn thiêng liêng nhất của một quốc gia, nó vừa là yếu tố khẳng định chủquyền bất khả xâm phạm , lại vừa mang những đặc điểm gắn liền với quốc giađó
- Biểu tượng quốc gia được biểu hiện dưới nhiều hình thức và loại hình khác nhau như:
Và một số biểu tượng không chính thức khác
- Biểu tượng quốc gia mang mang 3 đặc điểm chính :
+ Biểu tượng quốc gia là sự kết tinh các giá trị văn hóa, chính trị, xã hội củamột quốc gia được khái quát hóa thông qua các phương tiện được thể hiện như :
âm nhạc, hội họa hay ngôn ngữ
Ví dụ : Nhật Bản được mệnh danh là đất nước của hoa anh đào,
Hay Cổng Brandenburg là một cổng thành cổ xưa của nước Đức,…
+ Biểu tượng quốc gia là biểu tượng đặc trưng của mỗi quốc gia thể hiện tinhthần, sự tự tôn dân tộc và bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia
Ví dụ : Nhắc đến Việt Nam người ta không quên được tà áo dài duyên dáng làbiểu tượng linh hồn người Việt, hay nhắc đến Nhật Bản người ta đều nhớ đếndáng áo Kimono đặc trưng ấy
Trang 12+ Là hình ảnh đại diện của một quốc gia trong quan hệ quốc tế và là biểuhiện của tính chính thức trong quan hệ giữa nhà nước, công dân với tổ chức.
Ví dụ : Việt Nam sử dụng đơn vị tiền là VND, Mỹ là USA
Biểu tượng Việt Nam là hình ảnh đai diện cho một đất nước, một quốc gia,một dân tộc nào đó trên một phương diện cụ thể Đồng thời nó cũng là yếu tố quantrọng hàng đầu không thể thiếu của mỗi quốc gia, dân tộc mang những đặc điểmriêng biệt của quốc gia dân tộc đó vừa thể hiện chủ quyền quốc gia, vừa là yếu tốcấu thành nên quốc thể
3 Sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nay ở Việt Nam.
- Việt Nam là một đất nước, một dân tộc có lịch sử dựng nước và giữ nướchào hùng , bi tráng thể hiện qua các dấu mốc, con người anh hùng sống mãi vàtrường tồn với thời gian Cho đến ngày hôm nay, Việt Nam đã chính thức trởthành một quốc gia độc lập, tự do, có chủ quyền, có lãnh thổ bất khả xâm phạm
- Bằng việc khẳng định mình hơn nữa, sánh ngang với các quốc gia khác trênthế giới, Việt Nam cũng đã tự xây dựng cho mình những “biểu tượng quốc gia”riêng biệt, thể hiện những ý nghĩa đai diện , biểu trưng cho sức mạnh, tinh thần,lòng yêu nước, khát vọng và những tinh hoa dân tộc được cha ông ta truyền lại
từ thời dựng nước và giữ nước
- Biểu tượng quốc gia của Việt Nam được lưu truyền từ quá khứ đến hiện tạingày nay và cũng trải qua rất nhiều sự thay đổi cho đến khi các biểu tượng chínhthức được công nhận chính thức là biểu tượng quốc gia của Việt Nam Tuynhiên, ngoài các biểu tượng chính thức còn có các biểu tượng không chính thứcnhưng hầu như các biểu tượng này rất phổ biến và có khi được biết đến nhiềuhơn là biểu tượng chính thức
- Biểu tượng quốc gia của Việt Nam khá phong phú và đa dạng, được biết đếndưới nhiều loại hình như : quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, quốc hiệu,…
Trang 13 Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã sử dụng rất nhiều các biểu tượng
quốc gia, trong đó ẩn chứa rất nhiều các yếu tố của nền văn hóa Việt cũng như lòng tôn thờ , tự hào dân tộc sâu sắc.
Trang 14CHƯƠNG 02 : LỊCH SỬ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA CỦA
b Khái niệm.
- Quốc kỳ là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho một quốc gia
- Những công trình công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan chínhphủ thường được treo quốc kỳ Tuy nhiên ở một vài nước, quốc kỳ chỉ được treo ởnhững công trình phi quân sự vào những ngày treo cờ cụ thể
- Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ năm 1976, là lá
cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ,
ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh
Quốc kỳ Việt Nam là biểu tượng của lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, đại diện
cho cả một đất nước Việt Nam
Trang 15c Hình ảnh minh họa Quốc kỳ Việt Nam.
H1 Quốc kỳ Việt Nam.
d Lịch sử lá quốc kỳ Việt Nam.
- Biểu tượng quốc kỳ Việt Nam “lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu trongcuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống Thực dân Pháp (23/11/1940) Tác giả sáng tạo ra
lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến Tâm huyết củatác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông :
Trang 16Hỡi những ai máu đỏ da vàng Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng liêng Tổ quốc Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi Hỡi sỹ nông công thương binh Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
- Tháng 5 năm 1941 tại Khui Nậm, Cao Bằng, Lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trìhội nghị Trung ướng VIII quyết định thành lập tổ chức Việt Nam Độc lập đồngminh, đoạn mở đầu chương trình Việt Minh ghi rõ: “Sau khi đánh đuổi đế quốcPháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kỳ.” Đây là văn bản đầu tiên, chính thứcquy định Quốc kỳ của nước Việt Nam là cờ đỏ sao vàng
- Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên nước ViệtNam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: “Quốc kỳ Việt Nam dânchủ cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôisao vàng năm cánh.”
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945 cờ đỏ sao vàng đã chính thức xuất hiện trong buổi
lễ “Tuyên ngôn độc lập” tại quảng trường Ba Đình Ngày 5 tháng 9 năm 1945, chủtịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh kí sắc lệnhQuốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụthể về Quốc kỳ ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói : “Lá cờ
đỏ sao vàng đã thấm đẫm máu đồng bào ta trong khở nghĩa Nam Kỳ năm 1940.Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ Châu Á sang Châu Âu, từ Châu
Âu về Châu Á, có mặt trên khắp đất nước Việt Nam Vậy thì từ 25 triệu đồng bào,còn không ai có quyền thay đổi Quốc kỳ và Quốc ca.”
Trang 17- Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nonsông Việt Nam đã liền một dải Từ ngày 26 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976,Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp tại Thủ đô Hà Nội, đã thông qua nhiềuNghị quyết quan trọng, trong đó công nhận “lá cờ đỏ sao vàng” là Quốc kỳ nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
e Ý nghĩa lá Quốc kỳ Việt Nam.
- Quốc kỳ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là “lá cờ đỏ sao vàng”
- Quốc kỳ này mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, cao quý, không chỉ gắn
bó máu thịt với người dân tộc Việt Nam mà còn là đại diện của lớp lớp các thế
hệ người Việt Nam phải gìn giữ và phát huy
- Lá Quốc kỳ danh giá mang màu đỏ là nền và ở giữa có hình ngôi sao vàngnăm cánh đại diện cho những ý nghĩa sâu sắc :
+ Nền cờ đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, biểu tượng cho sự chiếnđấu và chiến thắng Không chỉ như vậy, màu đỏ còn là màu của máu, của cácđồng bào 54 dân tộc trải dài khắp dải đất hÌnh chữ S đang cùng chảy chungmột dòng máu, cùng một mái nhà và cùng một lòng yêu nước nồng nàn, một ýthức tự tôn dân tộc sâu sắc
+ Màu vàng là màu da của người Việt, của đồng bào Việt tượng cho linh hồn dântộc, hình ngôi sao năm cánh mang ý nghĩa biểu trưng cho tầng tầng lớp lớpnhân dân cùng đoàn kết trong địa gia đình dân tộc Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam là đại diện cho tinh thần đoàn kết dân tộc sâu sắc.
2 Quốc huy.
a Khái niệm.
- Quốc huy là huy hiệu của một nước hoặc hình tượng trưng cho một nước
- Theo quy định tại điều 142 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam 1992: “Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền
Trang 18đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh
xa răng và dòng chữ : “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
b Hình ảnh minh họa Quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
H2 Quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
c Nguồn gốc hình thành.
- Tại kì họp thứ 5, Quốc hội khóa đầu của nước ta, họp từ 15 đến 20 tháng 9năm 1955, Quốc hội đã quyết định chọn mẫu Quốc huy do Chính phủ đề nghị MẫuQuốc huy này do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ mẫu và họa sĩ Trần Văn Cẩn chỉnhsửa
d Các đặc điểm và quy định về Quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Về việc sử dụng Quốc huy hiện nay căn bản vẫn theo các quy định tại điều lệ
số 973/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/7/1956 về việc dùng Quốc huy nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa
+ Quốc huy có thể làm to nhỏ, tùy theo sự cần thiết Các màu vàng ở mẫu Quốchuy có thể thay bằng màu vàng kim nhũ hoặc có thể dùng không tô màu
Trang 19+ Quốc huy được treo ở cửa chính cơ quan về phía trên, chỗ trống rõ nhất tại các
cơ quan sau đây :
Nhà họp của Chính phủ
Nhà họp của Quốc hội khi họp
Bộ Ngoại gia, các đại xứ quán và lãnh sự quán Việt Nam tại các nướcngoài
+ Quốc huy có thể treo ở các lễ đài, các nhà lễ lớn : 1/5 và 2/9 do Chính phủtrung ương hoặc cấp chính quyền địa phương tổ chức
+ Rước Quốc huy : trong các cuộc mít tinh, biểu tình, tổ chức ngày 2 tháng 9 và
1 tháng 5
+ Quốc huy được in và đóng dấu nổi trên các thư hoặc giấy tờ :
Bằng huân chương, bằng khen thưởng Chủ tịch nước, Thủ tướngChính phủ
Các văn bản ngoại giao như Quốc thư, ủy nhiệm thư, thư giới thiệucủa Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Bộtrưởng Bộ Ngoại giao
Công văn, thiếp mời của Đại xứ quán và lãnh sự quán ở nước ngoài
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng hiện nay Quốc huy đã được quy định phạm vi
sử dụng rộng rãi hơn nhiều Thông tin của Bộ Văn Hóa Thông tin số04/1998/BVHTT ngày 11 tháng 7 năm 1998 hướng dẫn văn minh trong việc cưới ,việc tang lễ hội quy định về việc : trang trí nơi tổ chức lễ trao giấy chứng nhận kếthôn phải có Quốc huy Hình Quốc huy phải được in trên nhiều giấy tờ và các vậtmang tin khác