Sau một thời gian gián đoạn khá lâu, cuộc đàm phán sáu bên đã được nối lại. Và được chia ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn một diễn ra từ ngày 9 đến 11-11-2005 với mục tiêu chính là bàn các biện pháp và bước đi cụ thể để thực hiện Tuyên bố chung đã đạt được tại vòng bốn (ngày 19/9/2005). CHDCND Triều Tiên yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận, đồng thời ngừng cáo buộc nước này phát triển vũ khí và làm USD giả. Washington khẳng định lại lập trường không bàn vấn đề lò nước nhẹ khi Bình Nhưỡng chưa từ bỏ chương trình hạt nhân... Với những bất đồng chủ yếu nêu trên, giai đoạn một của vòng đàm phán sáu bên lần thứ năm đã không đạt được thỏa thuận cụ thể nào.
Giai đoạn hai được diễn ra từ ngày 18 đến 22-12-2006, tiếp tục gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
Tuy nhiên, tại giai đoạn ba, diễn ra từ ngày 8 đến 13/2/2007, các bên đã đạt được Thỏa thuận chung (còn được gọi là Thỏa thuận ngày 13/2), với nội dung cơ bản là CHDCND Triều Tiên sẽ bắt đầu những động thái ngừng hoạt động các cơ sở hạt nhân hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, cụ thể là CHDCND Triều Tiên sẽ đóng cửa và niêm phong cơ sở hạt nhân của mình tại Dong Piên, mời IAEA trở lại CHDCND Triều Tiên, đồng thời chấp nhận
tất cả các cuộc giám sát, kiểm chứng cần thiết. Đổi lại, các nước liên quan sẽ cung cấp năng lượng hoặc các khoản viện trợ tương đương cho CHDCND Triều Tiên; Mỹ đưa CHDCND Triều Tiên ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố và dỡ bỏ các chế tài tài chính đối với CHDCND Triều Tiên; thành lập năm nhóm làm việc về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, viện trợ kinh tế và năng lượng cho Triều Tiên; xây dựng một khuôn khổ hòa bình cho bán đảo Triều Tiên và an ninh Đông - Bắc Á, bình thường hóa quan hệ CHDCND Triều Tiên - Mỹ, bình thường hóa quan hệ CHDCND Triều Tiên - Nhật Bản.
Nội dung của vòng đàm phán sáu bên lần thứ năm giai đoạn 3:
I - Sáu bên đã tiến hành thảo luận nghiêm túc và xây dựng về hành động các bên cần tiến hành trong giai đoạn khởi đầu thực hiện Tuyên bố chung ngày 19/9/2005. Sáu bên nhắc lại rằng sớm thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bằng phương thức hòa bình là mục tiêu và ý chí chung của các bên, nhắc lại sẽ nghiêm túc thực hiện cam kết trong Tuyên bố chung. Sáu bên đồng ý căn cứ vào nguyên tắc “hành động đổi lấy hành động”, tiến hành các bước đi phối hợp nhất trí, phân giai đoạn thực hiện bản Tuyên bố chung.
II - Sáu bên đồng ý tiến hành song song các hành động dưới đây trong giai đoạn khởi đầu:
1. Lấy mục tiêu là cuối cùng thực hiện trừ bỏ, phía Triều Tiên tiến hành đóng cửa và niêm phong cơ sở hạt nhân Yongbyon, bao gồm các thiết bị tái chế (xử lý sau). Phía Triều Tiên mời nhân viên IAEA trở lại Triều Tiên và tiến hành mọi hoạt động giám sát và kiểm chứng cần thiết theo thoả thuận giữa IAEA và phía Triều Tiên.
2. Phía Triều Tiên và các bên khác thảo luận việc bãi bỏ toàn bộ kế hoạch hạt nhân đã được nêu trong Tuyên bố chung, bao gồm Plutonium chiết xuất từ các thanh nhiên liệu, theo Tuyên bố chung những kế hoạch hạt nhân này cần phải được bãi bỏ.
3. Phía Triều Tiên và phía Mỹ sẽ bắt đầu đàm phán song phương, nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng của hai bên và tiến bước theo hướng thiết lập quan hệ ngoại giao toàn diện. Mỹ sẽ khởi động trình tự đưa Triều Tiên ra khỏi dánh sách những nước ủng hộ khủng bố, và sẽ xúc tiến quá trình chấm dứt áp dụng “Đạo luật về mậu dịch với nước thù địch” đối với Triều Tiên.
4. Phía Triều Tiên và phía Nhật Bản sẽ bắt đầu đối thoại song phương, nhằm tiến hành các bước thực hiện bình thường hóa quan hệ ngoại giao và xử lý thoả đáng những vụ án hữu quan còn tồn đọng theo “Tuyên ngôn Triều Tiên – Nhật Bản” tại Bình Nhưỡng.
5. Tại ghi nhớ Điều 1 và Điều 3 của Tuyên bố chung 19/9/2005, các bên đồng ý hợp tác cung cấp cho Triều Tiên viện trợ kinh tế, năng lượng và nhân đạo. Để làm được điều này, các bên đồng ý trong giai đoạn khởi đầu cung cấp cho Triều Tiên viện trợ năng lượng khẩn cấp. Đợt đầu tiên viện trợ năng lượng khẩn cấp tương đương 50.000 tấn dầu nặng, các khoản viện trợ sẽ được bắt dầu trong vòng 60 ngày.
6. Sáu bên đồng ý rằng những hành động khởi đầu nêu trên sẽ được thực hiện trong vòng 60 ngày tới. Các bên sẽ phối hợp hành động để thực hiện mục tiêu này.
III - Để thực hiện hành động khởi đầu, thực hiện toàn diện Tuyên bố chung, sáu bên đồng ý thành lập các tổ công tác dưới đây:
1. Tổ công tác phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên 2. Tổ công tác bình thường hóa quan hệ Triều - Mỹ 3. Tổ công tác bình thường hóa quan hệ Triều - Nhật 4. Tổ công tác hợp tác kinh tế và năng lượng
5. Tổ công tác cơ chế hòa bình và an ninh Đông Bắc Á
Trách nhiệm của các tổ công tác là thảo luận và chế định phương án cụ thể thực hiện Tuyên bố chung theo lĩnh vực của mình. Các tổ công tác cần báo
cáo về tiến triển công tác cho Hội nghị Trưởng đoàn đàm phán. Tiến triển của mỗi tổ công tác về nguyên tắc không ảnh hưởng đến tiến triển của tổ công tác khác. Các phương án do các tổ công tác vạch ra cần phải được thực hiện cân đối về tổng thể.
Sáu bên đồng ý trong vòng 30 ngày khởi động tất cả các tổ công tác. IV- Trong thời gian giai đoạn khởi đầu và giai đoạn sau, Triều Tiên tiến hành thông báo toàn diện về tất cả kế hoạch hạt nhân của mình, sẽ bao gồm mọi thiết bị hạt nhân hiện có gồm lò phản ứng hạt nhân hãm chậm bằng than chì và xưởng tái chế; các bên sẽ cung cấp cho Triều Tiên viện trợ kinh tế, năng lượng và nhân đạo tương đương 1 triệu tấn dầu nặng (trong đó bao gồm viện trợ đợt đầu tương đương 50.000 tấn dầu nặng)
Phương thức cụ thể của những viện trợ nêu trên sẽ do Tổ công tác hợp tác kinh tế và năng lượng xác định thông qua đánh giá bình xét hợp lý.
V- Sau khi thực hiện hành động khởi đầu nêu trên, sáu bên sẽ nhanh chóng triệu tập hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, xác nhận thực hiện Tuyên bố chung, thăm dò con đường tăng cường hợp tác an ninh Đông Bắc Á.
VI- Sáu bên nhắc lại sẽ có bước đi tích cực tăng thêm tin cậy lẫn nhau, cùng nỗ lực cho việc thực hiện hòa bình và ổn định lâu dài khu vực Đông Bắc Á. Các bên trực tiếp hữu quan sẽ tiến hành đàm phán thêm để xây dựng cơ chế hòa bình lâu bền cho bán đảo Triều Tiên.
VII- Sáu bên đồng ý tiến hành vòng sáu đàm phán sáu bên vào ngày 19/3/2007, nghe các tổ công tác báo cáo, nghiên cứu hành động giai đoạn tiếp theo [92;3].
Do lập trường của Mỹ và Bắc Triều Tiên vẫn cứng rắn, nên lần đàm phán này chưa có được sự đột phá mang tính thực chất nào trong các vấn đề đưa ra bàn đàm phán. Đặc điểm của vòng đàm phán lần này là đã có gia tăng nhiều hơn những nhân tố khó khăn, nhưng đồng thời cũng có những nhân tố có lợi mới.
Những nhân tố bất lợi:
1.Tháng 7/2006, Bắc Triều Tiên tiến hành phóng thử tên lửa, chưa hết, đầu tháng 10/2006, Bắc Triều Tiên ngang nhiên tiến hàng thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Điều này đã đi ngược với mục đích phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên mà Mỹ luôn kiên trì theo đuổi, đồng thời cũng đã làm gia tăng sự hoài nghi của các bên về vấn đề liệu Mỹ có ép nổi Bắc Triều Tiên từ bỏ kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân trong đàm phán sáu bên hay không.
2. Sau khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hạt nhân, quan chức hữu quan trong đoàn đại biểu tham gia đàm phán của Bắc Triều Tiên tuyên bố “có vũ khí hạt nhân có thể coi là quốc gia hạt nhân”, Bắc Triều Tiên đã trở thành nước có vũ khí hạt nhân và tham gia đàm phán với tư cách là một quốc gia hạt nhân. Tuyên bố này của quan chức Bắc Triều Tiên cho thấy, Bắc Triều Tiên sẽ dựa vào điểm này để nâng cao giá trị của mình trong đàm phán sáu bên, đồng thời đưa ra yêu cầu và điều kiện mới. Thế nhưng, Mỹ và Nhật Bản kiên quyết không thừa nhận tư cách “quốc gia hạt nhân” của Bắc Triều Tiên .
3. Cấn vận kinh tế đã làm gia tăng sự mất tin cậy của Bắc Triều Tiên với Mỹ và Nhật Bản. Kể từ khi kết thúc giai đoạn một vòng năm đàm phán sáu bên đến nay, Mỹ đã thực hiện cấm vận kinh tế hơn một năm đối với Bắc Triều Tiên. Hơn nữa, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết cấm vận tài chính và vũ khí đối với Bắc Triều Tiên. Rõ ràng, thái độ của Mỹ trong cấm vận Bắc Triều Tiên càng cứng rắn hơn và thái độ thù địch lẫn nhau giữa hai nước Mỹ và Bắc Triều Tiên càng rõ ràng hơn. Chính vì vậy, Bắc Triều Tiên càng cảm nhận được mối đe doạ từ phía Mỹ. Điều này ở một mức độ nhất định đã phá vỡ “Tuyên bố chung” mà các bên đã đạt được tại vòng bốn đàm phán sáu bên từ năm 2005, phá vỡ không khí hữu nghị trong đàm phán.
Những nhân tố có lợi
1. Ngày 14/10/2006, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua Nghị quyết số 1718, lên án Bắc Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hạt nhân và quyết định cấm vận Bắc Triều Tiên. Phản ứng của Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết cấm vận Bắc Triều Tiên một cách nhanh chóng như vậy, cho thấy phi hạt nhân hóa tại bán đảo Triều Tiên đã trở thành mục tiêu mà cả cộng đồng quốc tế luôn nỗ lực để đạt được, mọi cách làm đi ngược với trào lưu thế giới tất yếu sẽ không được thế giới chấp nhận và vì thế, sẽ phải trả giá đắt. Cũng thông qua việc cấm vận này, Bắc Triều Tiên cần phải nhìn nhận rõ lập trường của cộng đồng quốc tế, từ đó nắm được mục tiêu một cách tỉnh táo hơn trong đàm phán sáu bên.
2. Trong khoảng thời gian hơn một năm đàm phán sáu bên gián đoạn, tại Mỹ đã tiến hành bầu cử giữa nhiệm kỳ, đảng Dân chủ Mỹ đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ và sẽ lợi dụng ưu thế này để gây ảnh hưởng đối với chính sách về Bắc Triều Tiên của chính quyền Bush. Đồng thời, thất bại trong bầu cử cũng sẽ khiến chính quyền Bush xem xét nguyên nhân dẫn đến thất bại, để tiến hành điều chỉnh ở mức độ nhất định trên phương diện chính sách, từ đó áp dụng thái độ tích cực, linh hoạt và thực dụng hơn trong đàm phán với Bắc Triều Tiên, nhằm xoá đi những phê phán và chỉ trích của đảng Dân chủ Mỹ đối với chính phủ Bush.
3. Từ thực tiễn của vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, Mỹ đã thấy được rằng đối kháng không thể giải quyết nổi vấn đề, trái lại chỉ khiến Bắc Triều Tiên buộc phải phát triển vũ khí hạt nhân. Vụ Bắc Triều Tiên thủ nghiệm vũ khí hạt nhân hồi tháng 10/2006 chính là một bằng chứng. Mỹ đã nhận thức được, chỉ có tăng cường đối thoại và hai bên đều có sự nhượng bộ nhất định, mới có thể làm cho vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên phát triển theo hướng tốt đẹp, đây chính là điều khiến mọi người có thể hy vọng.
4. Trung Quốc tích cực và gia tăng cường độ điều hòa giữa các bên. Đồng thời với tăng cường công tác điều hòa với Mỹ, phía Trung Quốc cũng gia tăng cường độ trong công việc điều hòa với Bắc Triều Tiên. Nhất là từ sau vụ Bắc Triều Tiên tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân ngày 9/10/2006, Trung Quốc đã gia tăng tính thực dụng trong công tác điều hòa với các bên. Thúc đẩy các bên đạt được nhiều nhận thức chung hơn trong đàm phán, thúc đẩy các bên dựa vào nhau, cùng hành động, thực hiện mục tiêu chung là phi hạt nhân hóa tại bán đảo Triều Tiên.
Như vậy, có nhiều dấu hiệu cho thấy vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên có khả năng phát triển theo hướng hòa hoãn và có tính xây dựng. Nhưng đồng thời với quá trình này, Nga lại tỏ ra lo ngại đối với xu thế xích lại gần nhau hơn giữa Trung Quốc và Mỹ trong vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên xuất hiện trong thời gian này. Nga cho rằng mục đích của Mỹ - Nhật là thông qua đàm phán sáu bên để mở rộng ảnh hưởng tại Đông Bắc Á, đồng thời từng bước kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Do vậy, trong vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, Trung Quốc ngày càng thể hiện xu thế xích lại gần hơn với Mỹ và Nhật Bản.
Từ đó có thể đánh giá rằng, trong một mức độ nhất định Nga cũng đã tỏ ra lo lắng trước xu thế ngày càng tiếp cận về chiến lược giữa Trung-Mỹ-Nhật thông qua vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Thái độ của Nga trong vấn đề này đã chuyển từ vai trò tích cực hòa giải trước đây sang kiềm chế hiện nay, thậm chí là nhãng ra trong một mức độ nhất định.
2.2.7 Vòng sáu của đàm phán sáu bên
Vòng sáu của đàm phán sáu bên tiếp tục được diễn ra tại Bắc Kinh vào ngày 19/3/2007, chủ yếu thảo luận về những biện pháp thực hiện thỏa thuận 03/02, đánh giá tiến triển công việc của các nhóm công tác liên quan. Bao gồm những cam kết việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, những trợ giúp năng lượng của các nước và đi kèm với những bước khởi động có ấn
định thời gian; các nhóm làm việc sẽ được lập ra trong vòng một tháng tới nhằm giải quyết các căng thẳng khu vực sẽ phát sinh.
Ngày 20/3/2007, vòng sáu đàm phán sáu bên bước vào ngày làm việc thứ hai, các bên sẽ tập trung tiến hành các cuộc đàm phán song phương, tiếp tục thảo luận về những biện pháp thực hiện trong thời hạn 60 ngày và đánh giá tiến triển công việc của các nhóm công tác liên quan.
Trước đó, ngày 19/3/2007, phía Mỹ đã thông báo chính thức dỡ bỏ việc phong tỏa tài khoản 25 triệu USD của CHNDND Triều Tiên tại ngân hàng Delta Asia (Ma Cao) với yêu cầu số tiền này chỉ được dùng cho mục đích nhân đạo và giáo dục.
Như vậy, sau khi các cuộc đàm phán sáu bên diễn ra trong 3 ngày tại Bắc Kinh không đạt được kết quả cụ thể nào một phần do Bình Nhưỡng vẫn kiên quyết đòi quyền sử dụng chương trình hạt nhân dân sự, đại diện CHDCND Triều Tiên tái khẳng định họ đã đóng cửa lò ứng hạt nhân chính Yongbyon và sẽ vô hiệu hóa tất cả các cơ sở hạt nhân còn lại để đổi lấy viện trợ năng lượng cũng như các nhượng bộ ngoại giao theo thỏa thuận đạt được hồi tháng 2/2007.
Ngày 27/9/2007, sáu nước đã tiến hành giai đoạn 2 của vòng sáu đàm phán sáu bên. Tại vòng đàm phán lần này các bên đã nhất trí về “hầu hết” các biện pháp nhằm vô hiệu hóa các cơ sở hạt nhân của Bình Nhưỡng vào cuối năm nay. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vướng mắc liên quan đến cách thức CHDCND Triều Tiên công bố các chương trình hạt nhân.
Về phần mình, Bắc Triều Tiên đã bày tỏ dấu hiệu sẽ tiếp tục xúc tiến trình giải trừ hạt nhân, có những “tiến triển cụ thể” và chi tiết của những “tiến triển này” sẽ được công bố trong thời gian đàm phán. Tiếp tục nỗ lực cải thiện quan hệ Triều - Mỹ, Triều - Nhật. Đồng thời Bắc Triều Tiên cũng đã đề nghị