Cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên

Một phần của tài liệu Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên (Trang 33)

Mỹ hoài nghi CHDCND Triều Tiên bắt đầu nghiên cứu hạt nhân vào đầu những năm 80 thế kỷ XX. Cơ quan tình báo Mỹ phát hiện vào khoảng thời gian từ 1980 – 1986, CHDCND Triều Tiên xây dựng một lò phản ứng uranium tự nhiên với công suất 5MWe. Lò phản ứng này có thể sản xuất ra chất plutonium cần thiết cho việc chế tạo vũ khí hạt nhân. Khi đó, Bắc Triều Tiên kiên quyết phủ nhận và cho rằng kế hoạch hạt nhân của mình nhằm sử dụng vì mục đích hòa bình. Dưới tác động của Liên Xô, tháng 12/1985, Bắc Triều Tiên đã tham gia “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” (NPT).

Sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, do Bắc Triều Tiên thành công trong việc thử nghiệm tên lửa tầm trung, nên Mỹ càng tỏ ra hoài nghi đối với việc Bắc Triều Tiên bí mật nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân và đã tham gia đề nghị tiến hành thanh sát vũ khí hạt nhân đối với Bắc Triều Tiên theo NPT do Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) quy định. Bắc Triều Tiên đưa ra điều kiện Mỹ phải rút quân ra khỏi Hàn Quốc, xoá bỏ mối đe doạ đối với CHDCND Triều Tiên thì mới chấp nhận thanh sát vũ khí hạt nhân.

Trải qua đối đầu và thương lượng, ngày 30/11/1992 CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc cùng IAEA quốc tế ký “Hiệp định bảo đảm an ninh toàn diện”, ngày 19/2 tuyên bố chung phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên giữa

Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc có hiệu lực. Bắt đầu từ tháng 5/1992, IAEA sáu lần thanh sát nhưng vẫn chưa phát hiện ra bằng chứng, chứng tỏ Bắc Triều Tiên nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân. Ngày 25/2/1993, IAEA quy định ngày 25/3 sẽ là hạn cuối cùng Bắc Triều Tiên phải chấp nhận thanh tra đặc biệt, song ngày 12/3 Bắc Triều Tiên tuyên bố rút khỏi NPT. IAEA trình vấn đề này lên Hội đồng Liên Hợp Quốc để Hội đồng đưa ra nghị quyết, thúc giục Bắc Triều Tiên cân nhắc lại việc rút khỏi NPT và chịu sự thanh sát hạt nhân. Thái độ của Bắc Triều Tiên rất cứng rắn, tuyên bố nếu bị trừng phạt thì sẽ biến Hàn Quốc thành “một biển lửa”. Từ đó, hình thành nên cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên lần thứ nhất.

Kể từ ngày 2/6/1993, lần đầu tiên Mỹ và CHDCND Triều Tiên bắt đầu tiến hành đàm phán cấp cao tại New York, Bắc Triều Tiên tuyên bố tạm ngừng việc rút khỏi hiệp ước. Ngày 14/7, Mỹ - Triều tổ chức vòng hai đàm phán cấp cao tại Geneva, nhưng không tiến triển. Ngày 7/1/1994, Nhật Bản và Bắc Triều Tiên cùng IAEA tiến hành thương lượng về vấn đề điều tra đặc biệt, nhưng rốt cuộc không thành công. Ngày 13/6, Bắc Triều Tiên tuyên bố cắt đứt quan hệ với IAEA.

Để giải quyết khủng hoảng, ngày 16/6/1994, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Cater thăm Bắc Triều Tiên, cùng Kim Nhật Thành đàm phán và đạt được hiệp định Bắc Triều Tiên từ bỏ những điều kiện về kế hoạch phát triển hạt nhân. Chính phủ Bill Clinton có thái độ tích cực đối với hiệp định này, ngày 8/7/1994, Mỹ và Bắc Triều Tiên bắt đầu vòng ba cuộc đàm phán tại Geneva. Đúng ngày này, Kim Nhật Thành đột ngột từ trần. Nhưng cuộc đàm phán Mỹ - Triều vẫn tiếp tục, chỉ có hội nghị cấp cao Triều – Hàn theo kế hoạch họp ngày 25/7 bị huỷ bỏ. Ngày 21/10, cuộc đàm phán Mỹ - Triều cuối cùng đã giành được kết quả, hai bên đạt được “hiệp định khung”, nội dung chủ yếu là Mỹ cung cấp cho Bắc Triều Tiên hai lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ trong 10 năm, trước khi nhà máy điện hạt nhân hoạt động, hàng năm Mỹ

cung cấp 50 vạn tấn dầu diezen, Bắc Triều Tiên ngừng kế hoạch hạt nhân của mình. Ngoài ra, còn có những nội dung như bình thường hóa quan hệ Mỹ - Triều, Bắc Triều Tiên trở lại hiệp ước và chịu sự thanh sát hạt nhân. Do vậy, đã hóa giải được cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên lần thứ nhất.

Nhưng tình hình thực thi “hiệp định khung” không được tốt, chủ yếu do nguyên nhân: Thứ nhất, dây dưa kéo dài, trong 10 năm nhà máy điện hạt nhân chỉ hoàn thành 25% lượng công trình. Thứ hai, một số điều khoản chưa được thực hiện, ví dụ việc Bắc Triều Tiên đã bí mật khôi phục kế hoạch hạt nhân. Nguyên nhân chủ yếu là hai bên giải thích khác nhau, nhưng cơ bản do vẫn chưa tin tưởng lẫn nhau, bản thân mỗi bên thiếu tinh thần chấp hành, giám sát hiệp định song phương. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến cuộc khủng hoảng thứ hai.

Năm 1998, Mỹ và Bắc Triều Tiên lại trải qua một lần đối đầu về vấn đề hạt nhân. Ngày 31/8/1998, Bắc Triều Tiên phóng vệ tinh, Mỹ cho là tên lửa đạn đạo và tăng cường do thám Bắc Triều Tiên, phát hiện Bình Nhưỡng có một cơ sở lớn ngầm dưới lòng đất. Mỹ yêu cầu thanh sát hạt nhân, nhưng Bắc Triều Tiên kiên quyết từ chối, đối đầu giữa hai nước tăng lên, đến tháng 12 tình hình trở nên căng thẳng, nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Sau đó, Mỹ và Bắc Triều Tiên đã phải tiến hành vòng bốn đàm phán về vấn đề này, Bắc Triều Tiên yêu cầu khoản tiền 300 triệu USD cho thanh tra 1 lò hạt nhân. Ngày 16/3/1999, hai bên đạt được hiệp định, trong đó Bắc Triều Tiên chấp nhận thanh sát vũ khí hạt nhân, Mỹ cấp 90 vạn tấn lương thực và 1.000 tấn khoai tây giống và kỹ thuật nông nghiệp liên quan. Qua thanh sát, Mỹ vẫn chưa có bằng chứng chứng minh Bắc Triều Tiên vi phạm hiệp ước.

Cuộc khủng hoảng hạt nhân gần đây nhất là tháng 10/2002. Trong vài năm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng, cơ quan tình báo Mỹ phát hiện Bắc Triều Tiên đã bí mật khôi phục kế hoạch hạt nhân, tiến hành nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân và đặt mua thiết bị ở nước ngoài. Vậy là ngày 3/10/2002,

Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương của Mỹ, Jame Kelly được cử đến Bình Nhưỡng đàm phán, truy cứu trách nhiệm vi phạm hiệp định. Ngày đầu tiên của cuộc đàm phán, đại diện Bắc Triều Tiên kiên quyết phản bác những lời chỉ trích của Mỹ, cho rằng đây là vu khống. Nhưng ngày thứ hai, phía Bắc Triều Tiên thay trưởng đoàn, Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất Kang Sok Ju làm trưởng đoàn thừa nhận Bắc Triều Tiên đã khôi phục kế hoạch hạt nhân, hơn nữa còn nói “kế hoạch này chưa dừng lại ở đó”, khiến cho J. Kelly vô cùng kinh ngạc. Cuộc đàm phán đến ngày thứ ba kết thúc, qua 12 ngày phân tích và đối chiếu kiểm tra, ngày 16/10 Mỹ công bố với toàn thế giới rằng từ nay sẽ cùng Hàn Quốc, Nhật Bản gấp rút thương lượng, phối hợp, thảo luận đối sách. Ngày 14/11/2002, Tổ chức phát triển năng lượng nguyên tử bán đảo Triều Tiên (KEDO) do Mỹ chủ đạo thông qua quyết định kể từ tháng 12 trở đi ngừng cung cấp 50 vạn tấn dầu/năm cho Bắc Triều Tiên.

Ngày 17/11/2002, CHDCND Triều Tiên tuyên bố với toàn thế giới rằng, họ đang sở hữu vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt. Tiếp sau đó, ngày 12/12/2002, CHDCND Triều Tiên tuyên bố rút khỏi NPT và có hành động cứng rắn hơn, khởi động lại lò phản ứng hạt nhân 5.000 KW ở Yongbyon. Ngày 25/12/2002, CHDCND Triều Tiên dỡ bỏ thiết bị giám sát của IAEA trên các thiết bị hạt nhân của họ, bắt đầu trục xuất các thanh sát viên hạt nhân. Tiếp đó, ngày 17/2/2003, CHDCND Triều Tiên nhấn mạnh, nếu Mỹ dùng biện pháp quân sự, họ sẽ rút khỏi Hiệp định đình chiến ký năm 1953, đưa hai miền trở lại tình trạng chiến tranh. CHDCND Triều Tiên còn tiếp tục gây sức ép với Mỹ khi tiến hành thử tên lửa tầm ngắn và tầm trung, khiến Hàn Quốc và Nhật Bản hết sức lo ngại.

Trước thái độ cứng rắn của CHDCND Triều Tiên, Mỹ đã trấn an dư luận và xác định phương hướng giải quyết có lợi nhất cho Mỹ mà không mất lòng các đồng minh. Trước hết, Mỹ khẳng định kế hoạch hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là nguy hiểm, không thể chấp nhận, song Mỹ hy vọng

giải quyết bằng biện pháp ngoại giao, phối hợp với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc để cô lập và gây sức ép buộc Bình Nhưỡng từ bỏ kế hoạch trên, đồng thời tăng cường gây sức ép kinh tế, ngừng viện trợ dầu và lương thực, cự tuyệt yêu cầu của Bình Nhưỡng đòi Mỹ ký hiệp định song phương không xâm lược lẫn nhau. Khi cuộc khủng hoảng ở giai đoạn căng thẳng, Mỹ nhấn mạnh cần giải quyết bằng biện pháp ngoại giao. Đồng thời, Mỹ tiến hành nhiều hoạt động quân sự nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến có thể xảy ra. Ngày 4/3/2003, Mỹ đưa 24 máy bay ném bom chiến lược B1 và B52 tới bố trí tại đảo Guam, tăng thêm lục quân vùng Châu Á – Thái Bình Dương, thành lập Bộ Tư lệnh Đông Bắc Á. Ngày 8/3/2003, quân đội Mỹ và Hàn Quốc tổ chức tập trận chung ngay trên khu vực gần đường giới tuyến quân sự, đồng thời Mỹ đưa thêm tàu chiến và máy bay chiến đấu tàng hình đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngày 12/3/2003, Mỹ tuyên bố khôi phục lại hoạt động trinh sát quân sự ở vùng biển phía đông CHDCND Triều Tiên. Ngày 19/4/2003, Lầu năm góc tuyên bố, Mỹ sẽ xem xét áp dụng hành động quân sự với CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, Mỹ cũng tỏ ra mềm dẻo nhất định để đề phòng Bắc Triều Tiên có những hành động quá kích. Khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố rút khỏi NPT, dọa nối lại các cuộc thử tên lửa, cuộc khủng hoảng hạt nhân leo thang nhanh, lập trường của Mỹ và CHDCND Triều Tiên dường như trở nên đối kháng toàn diện. Mỹ tiếp tục cự tuyệt đối thoại trực tiếp, thúc đẩy quốc tế hóa vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên [17;143,144]

Ngày 23/4/2003, với sự thuyết phục của Trung Quốc, Mỹ và CHDCND Triều Tiên đồng ý ngồi vào bàn đàm phán ba bên tại Bắc Kinh, cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên bước sang giai đoạn phức tạp. Ngày 18/6/2003, người phát ngôn Bộ ngoại giao Bắc Triều Tiên chính thức tuyên bố Bắc Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân. Trước tình hình đó Mỹ có ý đồ nhân danh Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tiến hành chỉ trích và trừng phạt Bắc Triều Tiên, song do Trung Quốc và Nga phản đối nên không có kết quả. Tiếp

đó, trong tháng 6 và tháng 7, Mỹ đã hai lần thúc giục 11 nước, trong đó có Nhật Bản, Autraslia lấy danh nghĩa ngăn chặn phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt để ra quyết định tiến hành chặn tàu thuyền và máy bay của “các nước không lương thiện”, trong đó có Bắc Triều Tiên. Ngày 8/7, đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc thông báo với Mỹ rằng Bắc Triều Tiên đã hoàn thành việc tái xứ lý 8.000 thanh nhiên liệu đã qua sử dụng; ngày 10/7 tại Hội nghị Bộ trưởng Hàn - Triều, các quan chức Bắc Triều Tiên nói Bắc Triều Tiên đã làm tốt công tác chuẩn bị giao chiến. Ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên đã ra tuyên bố Bắc Triều Tiên sẽ coi bất kỳ loại vũ khí khoa học kỹ thuật cao mới nào của Mỹ bố trí tại Hàn Quốc là vũ khí hạt nhân chiến thuật và sẽ trả đũa lại.

Khi tình hình bán đảo Triều Tiên ngày càng trở nên nguy hiểm, Trung Quốc bắt đầu tích cực triển khai các hoạt động ngoại giao con thoi. Đầu tháng 7/2003, Thứ trưởng Ngoại giao Vương Nghị lần lượt thăm Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ. Ngày 12-15/7, Thứ trưởng Đới Bỉnh Quốc với tư cách đặc phái viên Trung Quốc thăm Bắc Triều Tiên, tiếp đó từ ngày 17-19/7, lại sang thăm Mỹ. Sự nỗ lực của Trung Quốc cuối cùng đã thu được kết quả, các bên liên quan đã có nhận thức chung về đàm phán đa phương vấn đề hạt nhân Triều Tiên, và quyết định đàm phán sáu bên Trung – Triều – Hàn - Mỹ - Nhật –Nga được tổ chức tại Bắc Kinh ngày 27/8/2003, dùng phương thức ngoại giao giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Tiếp sau đó, các cuộc đàm phán sáu bên được tiến hành, đến nay đã diễn ra nhiều vòng đàm phán sáu bên với hàng loạt diễn biến của vấn đề hạt nhân xảy ra trên bán đảo này. Ngày 9/10/2006 Bắc Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân. Ngày 15/10/2006, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 1718 cấm vận Bắc Triều Tiên. Tiếp theo ngày 17/10/2006, Bắc Triều Tiên tuyên bố Nghị quyết Liên Hợp Quốc là một hình thức tuyên bố chiến tranh. Sau 13 tháng gián đoạn đàm phán sáu bên được nối lại ngày 18-

22/12/2006. Tiếp theo là đàm phán ngày 8/2/2007 và đến ngày 13/2/2007, các bên tham gia đàm phán đã đạt được thỏa thuận chung gọi là thỏa thuận 3/2. Cuối cùng vòng sáu đàm phán sáu bên đã được diễn ra vào ngày 19/3/2007, kết quả đạt được không như mong muốn, không đạt được một lộ trình cụ thể về việc CHDCND Triều Tiên công khai chương trình hạt nhân và vô hiệu hóa cơ sở hạt nhân của mình. Vì vậy, giai đoạn 2 của vòng sáu đàm phán sáu bên sẽ tiếp tục được diễn ra vào ngày 27/9/2007, chủ đề chính của vòng đàm phán lần này là bàn về những bước đi cụ thể của Bình Nhưỡng cam kết và thực hiện loại bỏ những cơ sở hạt nhân để đổi lấy sự trợ giúp về năng lượng.

Có thể thấy, hơn một thập kỷ qua, vấn đề hạt nhân CHDCND Triều Tiên vẫn kéo dài, chưa giải quyết được, trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh khu vực và thế giới. Sau các cuộc đối đầu hạt nhân 1994, 1998, hòa bình khu vực lại đang đứng trước một thách thức mới, đặc biệt là sau vụ thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên vào ngày 9/10/2006, khiến cho tình hình bán đảo trở nên bất ổn và có nguy cơ dẫn đến xung đột. Các cuộc đàm phán sáu bên tiếp theo diễn ra hết sức căng thẳng, cuối cùng đã đi đến một kết quả khả quan là CHDCND Triều Tiên tuyên bố đóng cửa các cơ sở hạt nhân của đất nước này trước ngày 31/12/2007. Diễn biến tiếp theo của vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên đang tiếp tục là vấn đề quan tâm của dư luận quốc tế.

CHƢƠNG 2

CHIẾN LƢỢC VÀ TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN CỦA SÁU NƢỚC VỀ VẤN ĐỀ HẠT NHÂN TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

2.1 Chiến lƣợc của sáu nƣớc về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên

Đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên thì Mỹ và CHDCND Triều Tiên là hai nước chủ chốt, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản là những nước liên quan có quyền lợi khác nhau, trong đó ngoài Nga do xu hướng chiến lược và thực lực quốc gia nên lợi ích chiến lược chưa thực sự lớn, năm thành viên khác còn lại đều có lợi ích chiến lược mà Mỹ gọi là “có quan hệ sinh tử”. Đối với Bắc Triều Tiên, nước này có phát triển vũ khí hạt nhân hay không, có khả năng đạt được hiệp định hòa bình với Mỹ để tạo được môi trường thuận lợi bên ngoài thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước hay không, đó sẽ là vấn đề chiến lược đối ngoại quan trọng nhất có thể quyết định vận mệnh của một quốc gia. Đối với Mỹ, việc ngăn chặn và giảm thiểu vũ khí hạt nhân cùng với vũ khí sinh học- hóa học có thể tấn công nước Mỹ và quân Mỹ đóng ở nước ngoài, nhất là ngăn chặn các nước thù địch có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí sát thương quy mô lớn khác, trước sau đều được Mỹ coi là mục tiêu chiến lược hàng đầu để bảo vệ lợi ích quốc gia và toàn cầu của Mỹ.

Chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên buộc năm nước liên quan là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga phải tìm cách thiết lập chương

Một phần của tài liệu Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên (Trang 33)