Mục Tiêu Đề Tài Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau: - Xác định các thông số kỹ thuật trong sinh sản cá chốt sọc - Xác định liều tiêm thích hợp để đạt được hiệu quả sinh sản tốt n
Trang 1100BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ CHỐT
SỌC (MYSTUS VITTATUS Bloch, 1794)
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ XUÂN MAI
Ngành: NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN chuyên ngành NGƯ Y
Niên khóa: 2004-2008
Tháng 10/2008
Trang 2NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ CHỐT SỌC
(Mystus vittatus Bloch, 1794)
Tác giả
NGUYỄN THỊ XUÂN MAI
Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nuôi trồng Thủy Sản
Giáo viên hướng dẫn:
NGÔ VĂN NGỌC
VÕ THANH LIÊM
Tháng 10 năm 2008
Trang 3+ NT I: 80 µg LH-RHa + 10 mg DOM/kg cá cái
+ NT II: 100 µg LH-RHa + 10 mg DOM/kg cá cái
+ NT III: 120 µg LH-RHa + 10 mg DOM/kg cá cái
Cá bột 3 ngày tuổi ương trong ao đất có diện tích 300 m2/ao
+ NT I: ương với mật độ 300 con/m2
+ NT II: ương với mật độ 400 con/m2
Sau 3 lần sinh sản, kết quả nghiên cứu thu được như sau:
- Cá rụng và đẻ trứng tốt ở cả 3 nghiệm thức, trong đó, NT II và NT III đạt kết quả tốt nhất
- Thời gian hiệu ứng dao động từ 6,5 – 7,5 giờ ở nhiệt độ 28,5 – 30 0C
- Thời gian nở dao động từ 19 – 24 giờ ở nhiệt độ 28,5 - 30 0 C
- Sức sinh sản thực tế trong điều kiện sinh sản tự nhiên dao động từ 136.000 – 294.000 trứng/kg cá cái
- Cá ương với mật độ 300 con/m2 có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn cá ương với mật độ 400 con/m2
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản, cùng tất cả quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã hết lòng giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong suốt thời gian học tập tại trường
Tất cả quý thầy cô Khoa Khoa Học đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong quá trình học tập tại trường
Và lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Ngô Văn Ngọc
Thầy Võ Thanh Liêm
đã hết sức chỉ bảo chúng tôi hoàn thành tập luận văn này
Đồng thời, xin gởi lòng biết ơn đến các cán bộ công chức, các bạn sinh viên của Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu này
Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và trong điều kiện có hạn, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự chỉ bảo của quí thầy cô và
ý kiến đóng góp của các bạn
Trang 5MỤC LỤC
Đề mục
Trang tựa i
Tóm tắt ii
Lời cảm tạ iii
Mục lục iv
Phụ lục vii
Danh sách các Bảng viii
Danh sách các Đồ thị và Hình ix
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1 Đặt Vấn Đề 1
1.2 MụcTiêu Đề Tài 2
CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cá Chốt Sọc 3
2.1.1 Phân loại 3
2.1.2 Phân bố 4
2.1.3 Đặc điểm hình thái 4
2.1.4 Sinh học và sinh thái học 5
2.1.5 Dinh dưỡng và sinh trưởng 5
2.1.6 Đặc điểm sinh sản 5
2.2 Các Chất Kích Thích Sinh Sản Trong Sinh Sản Nhân Tạo 6
2.2.1 Não thùy 6
2.2.2 HCG (Human Chorionic Gonadotropin) 6
2.2.3 GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) 7
2.2.4 Chất kháng Dopamine (DOM) 7
2.3 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng lên Sự Phát Triển của Tuyến Sinh Dục 8
2.3.1 Thức ăn và dinh dưỡng 8
2.3.2 Nhiệt độ 8
2.3.3 Dòng chảy 9
Trang 62.3.4 Ánh sáng 9
2.4 Một Số Thức Ăn Dùng cho Cá Bột 9
2.4.1 Moina 9
2.4.2 Trùn chỉ 10
2.5 Tình Hình Xuất Khẩu và Hiện Trạng Thị Trường Cá Nội Địa 10
2.6 Những Nghiên Cứu về Cá Chốt Sọc 11
CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài 12
3.2 Đối Tượng và Vật Liệu Dùng trong Nghiên Cứu 12
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu 12
3.3.1 Nguồn gốc cá bố mẹ 12
3.3.2 Kỹ thuật sinh sản nhân tạo 13
3.3.2.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ 13
3.3.2.2 Chọn cá bố mẹ 13
3.3.2.3 Phương pháp tiêm và liều lượng kích dục tố 14
3.3.2.4 Chuẩn bị bể đẻ 15
3.3.2.5 Ấp trứng 15
3.3.3 Ương nươi cá bột 16
3.3.4 Các chỉ tiêu cần theo dõi 17
3.3.4.1 Chỉ tiêu sinh sản 17
3.3.4.2 Chỉ tiêu tăng trưởng 17
3.3.4.3 Chỉ tiêu thủy lý hóa 18
3.4 Phân Tích Thống Kê 18
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kỹ Thuật Sinh Sản Cá Chốt Sọc 19
4.1.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ 19
4.1.2 Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá chốt sọc 20
4.1.2.1 Chuẩn bị bể 20
4.1.2.2 Chọn cá bố mẹ cho sinh sản 21
4.1.2.3 Tiêm chất kích thích sinh sản 21
4.2 Kết Quả Sinh Sản 22
Trang 74.2.1 Tỷ lệ sinh sản 22
4.2.2 Tỷ lệ thụ tinh 24
4.2.3 Tỷ lệ nở 25
4.2.4 Tỷ lệ sống cá 3 ngày tuổi 26
4.3 Kết Quả Ương Nuôi 27
4.3.1 Các yếu tố môi trường ương nuôi 27
4.3.1.1 Nhiệt độ 27
4.3.1.2 Độ pH 27
4.3.1.3 Hàm lượng oxy hòa tan 27
4.3.1.4 Hàm lượng NH 3 28
4.3.2 Sự tăng trưởng của cá chốt sọc 28
4.3.3 Tỷ lệ sống 32
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết Luận 33
5.2 Đề Nghị 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 PHỤ LỤC
Trang 8PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Kết quả sinh sản của hai nghiệm thức
Phụ lục 2 Chiều dài và trọng lượng cá chốt sọc
Phủ lục 3 Kết quả xử lý thống kê các chỉ tiêu sinh sản
Phụ lục 4 Kết quả xử lý thống kê về tăng trưởng của cá giống
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng Trang
Bảng 4.1 Các yếu tố chất lượng nước trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ 20
Bảng 4.2 Tỷ lệ sinh sản của cá ở ba NT 23
Bảng 4.3 Tỷ lệ thụ tinh của cá ở ba NT 24
Bảng 4.4 Tỷ lệ nở của cá ở ba NT 25
Bảng 4.5 Tỷ lệ sống của cá ở ba NT 26
Bảng 4.6 Các yếu tố chất lượng nước trong ương nuôi cá chốt sọc 27
Bảng 4.7 Chiều dài và trọng lượng trung bình của cá qua những lần kiểm tra 29
Bảng 4.8 Tỷ lệ sống của cá 28 ngày tuổi 32
Trang 10DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH
Đồ thị Trang
Đồ thị 4.1 Sự tăng trưởng về chiều dài của cá chốt sọc ở hai NT 29
Đồ thị 4.2 Sự tăng trưởng về trọng lượng của cá chốt sọc ở hai NT 30
Hình Trang Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài của cá chốt sọc 3
Hình 3.1 Phân biệt đực cái cá chốt sọc 14
Hình 3.2 Giá thể để trứng bám 15
Hình 4.1 Hệ thống bể kích thích cá sinh sản 20
Hình 4.2 Tiêm chất kích thích sinh sản cho cá bố mẹ 21
Hình 4.3 Cá đang bắt cặp sinh sản 22
Hình 4.4 Cá chốt sọc qua các lần kiểm tra 31
Trang 11Bên cạnh những chậu kiểng, cây cảnh muôn màu muôn vẻ thì những chú cá cảnh cũng góp phần làm sinh động thêm cho bức tranh thiên nhiên nhân tạo Thú chơi
cá cảnh đã có từ rất lâu nhưng có thể nói cho đến ngày nay nó mới thật sự thịnh vượng
do đời sống con người ngày càng được cải thiện hơn và nó chiếm một vị thế cao trên thị trường thương mại trong nước cũng như ngoài nước Dù không kiêu sa lộng lẫy như những nàng cá dĩa, không oai vệ như những anh chàng cá xiêm, không lạ mắt như những chú cá la hán, cá chốt sọc cũng có một vị trí nào đó trong lòng người chơi cá cảnh Trước đây, nguồn cá cảnh cung cấp cho thị trường chủ yếu là từ đánh bắt ngoài
tự nhiên, hiện nay do nhu cầu ngày càng cao vì vậy khó mà cung cấp đủ lượng cá cần thiết Việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo để có thể chủ động nguồn giống cung cấp là một việc làm cấp thiết
Cá chốt sọc (Mystus vittatus) từ lâu đã được xuất khẩu làm cá cảnh sang các
nước Châu Âu Tuy nhiên, nguồn cá hiện nay chủ yếu do khai thác ngoài tự nhiên nên
số lượng còn hạn chế và chất lượng không cao Được sự phân công của Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá chốt sọc (Mystus vittatus Bloch,
1794)”
Trang 121.2 Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
- Xác định các thông số kỹ thuật trong sinh sản cá chốt sọc
- Xác định liều tiêm thích hợp để đạt được hiệu quả sinh sản tốt nhất
- Xác định tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của cá bột ở hai nghiệm thức qua các lần ương nuôi
Trang 13Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học của Cá Chốt Sọc
Loài: Mystus vittatus (Bloch, 1794)
Tên Việt Nam: Cá chốt sọc
Tên tiếng Anh: Banded mystus, Striped dwarf catfish
Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài của cá chốt sọc
(Nguồn: http://www.fisheries.gov.bd/fish_files/pages/145_mystus_vittatus_jpg.htm)
Trang 142.1.2 Phân bố
Trên thế giới, cá chốt sọc phân bố ở:
Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Nepal, Bangladesh
Myanma, Malaysia, Bhutan
Ngoài ra cá còn phân bố ở Thái Lan, Lào và Campuchia
Tại Việt Nam, cá chốt sọc phân bố ở sông Tiền, sông Hậu và sông Đồng Nai (Mai Đình Yên và ctv 1992)
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cơ thể thon dài, phần trước tròn, phần sau dẹp bằng Đầu hơi dẹp bằng, có ngạnh, mặt lưng và mặt bụng bằng phẳng Mõm nhọn khi nhìn ngang và hình bầu dục khi nhìn từ trên xuống Miệng kề dưới, không co duỗi được, có dạng hình vòng cung, nằm trên mặt phẳng ngang, chiều rộng tương đương với khoảng cách hai mắt Có 4 đôi râu dài Râu hàm trên dài nhất, kéo dài tới hoặc quá vây hậu môn Râu cằm ngoài kéo dài quá gốc vây ngực
Mắt to, không bị màng da che phủ, nằm gần mút mõm hơn điểm cuối xương nắp mang Khoảng cách 2 mắt gần như phẳng Lỗ thóp kéo dài chưa tới mấu xương chẩm, mẫu xương chẩm nhọn, tương đương chiều dài đầu và dài hơn khoảng cách từ mấu xương chẩm đến khởi điểm vây lưng Màng mang phát triển nhưng không liền với eo mang Lỗ mang rộng
Gốc vây ngực to và dài hơn gai vây lưng, mặt sau gai vây ngực có răng cưa nhọn và to hơn răng cưa ở mặt sau vây lưng Gốc vây mỡ tương đương vây hậu môn Dọc thân có 3 sọc màu nâu thẫm, chạy theo chiều dọc dưới đường bên Phần giữa 2 sọc và bụng màu trắng bạc Phần thân sau nắp mang có 1 chấm đen đậm, mép chấm đen màu xám
Chiều dài trung bình của cá từ 10-15 cm, tối đa 25 cm (Võ Văn Chi, 1993) Cùng lứa tuổi thì cá cái có kích thước và trọng lượng lớn hơn cá đực
Trang 152.1.4 Sinh học và sinh thái học
Là loài đặc trưng cho khu hệ cá sông Mê Kông Cá sống ở các thủy vực nước ngọt vùng hạ lưu sông Mê Kông
Cá thường di cư vào các vùng nước ven sông, các bưng vào đầu mùa mưa lũ Chúng trở về sông từ tháng 10 đến tháng 12 Tuổi thọ khoảng 5 năm
Trần Thị Hoàng Hoa (1997) cho rằng cá chốt sọc sống và phát triển tốt ở môi trường nước có:
- Nhiệt độ: từ 22 - 340C (thích hợp nhất 27 - 310C)
- Độ pH: từ 5,5 - 8 (thích hợp nhất từ 6 - 7)
- Độ mặn: 0 - 7 0/00
- DO > 3 mg/L
2.1.5 Dinh dưỡng và sinh trưởng
Cá chốt sọc là loài sống ở tầng đáy, vùng nước đứng và nước chảy, di chuyển thành đàn, nhút nhát, sợ ánh sáng nên thường bắt mồi về đêm
Ngoài tự nhiên, thức ăn của cá chốt sọc rất phong phú như các loài giáp xác nhỏ, côn trùng, ấu trùng côn trùng sống trong nước, các loài cá con, … Trong điều kiện nuôi, ta có thể tập cho cá ăn nổi mặc dù tập tính ăn của chúng là ăn chìm
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Việc sinh sản là một việc cần thiết để duy trì nòi giống Khi cá đạt đến một kích
cỡ nhất định tương ứng với tuổi thành thục và trong điều kiện thích hợp thì cá sẽ sinh sản
Phân biệt đực cái: Việc phân biệt đực cái cá chốt sọc khá dễ dàng, có thể dựa vào mắt thường như phía sau lỗ hậu môn của cá đực có gai sinh dục Cá cái khi chuẩn
bị sinh sản, lỗ sinh dục hơi lồi có màu hồng
Những cá thể của cùng một loài cũng có thể phát dục sớm hay muộn tùy thuộc vào điều kiện môi trường như yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, chế độ dinh dưỡng, … Cá chốt sọc có thể thành thục sinh dục sau 10-11 tháng nuôi, kích thước sinh sản nhỏ nhất
Trang 16là 12 cm Theo Mai Đình Yên và ctv (1979) thì cá chốt sọc sinh sản vào khoảng tháng 3-4, tập trung vào tháng 6-7 (đầu mùa mưa) Cá chốt sọc nếu được nuôi vỗ tốt có thể tái phát dục sau 1 tháng
2.2 Các Chất Kích Thích Sinh Sản Dùng trong Sinh Sản Nhân Tạo
2.2.1 Não thùy
Theo Marcel (1980) thì não thùy có thể được lấy từ nhiều loài cá khác nhau như: cá chép, trắm, mè, trê, … đã thành thục còn tươi sống Ở cá đã chết sau vài giờ, hoạt tính kích dục chỉ còn 50 % (trích bởi Bùi Thị Hoàng Oanh và Trần Thanh Luôn, 2005)
Blane và Abraham (1968) cho rằng, trong trường hợp cùng thể trạng và mức độ thành thục thì não thùy của cá chép cái có hoạt tính cao gấp 2 lần so với não thùy cá đực cùng loài (trích bởi Bùi Thị Hoàng Oanh và Trần Thanh Luôn, 2005)
Cá có hệ số thành thục cao, càng gần thời điểm sinh sản thì hoạt tính kích dục của não thùy càng cao Não thùy cá chép được coi là loại chế phẩm kích dục mạnh cho nhiều loài cá kể cả các đối tượng khác họ và cả các loài cá biển
Não thùy được bảo quản trong acetone với thể tích gấp từ 20 lần trở lên so với khối não thùy hoặc cồn có thể giữ hoạt tính trong nhiều năm Đơn vị sử dụng não thùy thường là mg, dose Một dose là một lượng não thùy dùng để tiêm cho cá khi trọng lượng của cá lấy não thùy bằng trọng lượng của cá được tiêm (Nguyễn Tường Anh, 2004)
2.2.2 HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
HCG được phát hiện bởi Zondec và Ascheis vào năm 1927 HCG là kích dục tố màng đệm hay kích dục tố nhau thai, chiết xuất từ nước tiểu hoặc nhau thai của phụ nữ mang thai vào đầu thai kỳ
HCG có tác dụng duy trì thể vàng, bản chất là một glycoprotein có khả năng kích thích rụng trứng ở cá cái và sinh tinh ở cá đực
HCG là loại kích dục tố dị chủng đối với cá, được dùng có hiệu quả cho nhiều loài cá Ngoài các loài cá mè, cá trê, HCG còn có tác dụng gây rụng trứng cho các loài
Trang 17cá khác như: cá lăng nha, cá vền, cá trôi, cá bống, cá vàng, cá chình, cá bơn, cá bống tượng, cá chạch, …
HCG có ưu điểm là hoạt tính ổn định, dễ kiếm, không dễ phân hủy nên có thể
để lâu hơn
Chế phẩm HCG có thể mang những tên khác nhau như Antuitrin S, Puberogen (Ling, 1969), Choriogolin (Hungary), Biogoradin (Balan), …
2.2.3 GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone)
GnRH là hormone phóng thích kích dục tố từ tuyến yên GnRH không có tác dụng trực tiếp lên tuyến sinh dục (buồng trứng, buồng tinh) mà thông qua não thùy để kích thích sự phát triển của tuyến sinh dục cũng như gây chín và rụng trứng Khi tiêm GnRH cho cá, não thùy cá tiết ra kích dục tố và chính kích dục tố nội sinh sẽ kích thích cá rụng và đẻ trứng Do tác dụng gián tiếp này mà GnRH có thời gian hiệu ứng dài hơn so với các loại kích dục tố
Bên cạnh việc dùng các GnRH tiêm 1 lần hay 2 lần gần nhau để kích thích rụng trứng và sinh sản ở cá Các chất này có thể cấy vào cá ở những giai đoạn khác nhau để thúc đẩy sự tạo noãn hoàng, sự thành thục và cho chúng đẻ đồng loạt
Đơn vị tính của LH-RHa là µg/kg
Trang 18việc sử dụng hỗn hợp LH-RHa và chất kháng dopamine mới có hiệu quả gây rụng trứng trên các loài cá này
Các chất kháng Dopamine gồm: Domperidone (DOM), Pimozide, Sulpiride, Metoclopramide
2.3 Các Yếu Tố Bên Ngoài Ảnh Hưởng đến Sự Phát Triển của Tuyến Sinh Dục
Cá Bố Mẹ
Các yếu tố bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tuyến sinh dục
cá Để cá bố mẹ có thể thành thục, có hệ số thành thục cao, ngoài điều kiện dinh dưỡng tốt cần phải có môi trường thuận lợi cho sự phát triển Như vậy, trong quá trình nuôi vỗ cá, yếu tố bên ngoài rất quan trọng Các yếu tố này cũng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình chín, rụng trứng và tiết tinh ở cá
Môi trường cho sự thành thục tuyến sinh dục và sự sinh sản của cá là một phức hợp bao gồm nhiều yếu tố vật lý hóa học, sinh học
2.3.1 Thức ăn và dinh dưỡng
Dinh dưỡng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động đồng thời còn
là nguồn nguyên liệu cho sự phát triển tuyến sinh dục, nên sự dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thành thục của cá
Cá được nuôi vỗ tốt, tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng sẽ có tỷ lệ thành thục cao hơn cá cùng lứa tuổi nhưng chế độ dinh dưỡng kém
Sự phát dục của tuyến sinh dục còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn Ngoài ra, chất lượng thức ăn còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sinh dục và cá con sau này
Thông thường, trong quá trình nuôi vỗ nhu cầu đạm cao hơn trong nuôi thương phẩm vì cá cần nhiều năng lượng và dưỡng chất để phát triển tuyến sinh dục Vì vậy trong thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ cần cung cấp thức ăn đủ chất và lượng cho cá
2.3.2 Nhiệt độ
Cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ là yếu tố môi trường ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình trao đổi chất; từ đó, ảnh hưởng đến sự thành thục và sinh sản của cá
Trang 19Mỗi loài cá chỉ thực hiện việc đẻ trứng ở một phạm vi nhiệt độ nhất định Nếu nhiệt độ quá thấp, cá không đẻ nhưng nhiệt độ quá cao thường ảnh hưởng đến sự phát triển phôi và chất lượng cá con Cùng loài cá sống ở vùng nước có nhiệt độ thấp thường có tuổi thành thục và thời gian thành thục dài hơn cá cùng loài sống ở vùng nước có nhiệt độ ấm hơn
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự rụng trứng của cá Trong mùa sinh sản nếu nhiệt độ quá thấp thì dù tuyến sinh dục đã đến thời kỳ cuối của giai đoạn IV và đã tích lũy đủ hormone kích dục trứng vẫn không rụng, phải đợi đến lúc nhiệt độ tăng đến một nhiệt độ thích hợp thì mới bắt đầu rụng trứng
2.3.3 Dòng chảy
Dòng chảy là một trong những yếu tố giúp nhiều loài cá thành thục và chuyển sang sinh sản nhưng nó không có khả năng thay thế toàn bộ phức hợp của các yếu tố ngoại cảnh cần thiết cho sự sinh sản của cá
Trong các ao nuôi vỗ cá bố mẹ, trước khi cho đẻ 1-2 tháng, người ta thường cho nước chảy vào ao nhiều hơn để kích thích cho cá thành thục tốt, xem như đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển tuyến sinh dục của cá bố mẹ
2.3.4 Ánh sáng (chu kỳ quang)
Cường độ chiếu sáng của mặt trời thay đổi trong năm cho nên sự thay đổi này
có thể xem là yếu tố kích thích hay ức chế sự chín và đẻ trứng Tuy nhiên, chu kỳ quang không ảnh hưởng lên sự thành thục của cá một cách đơn độc mà quá trình này phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ vá các yếu tố khác
Đối với cá đẻ vào vụ thu đông có thể kích thích chúng bằng cách giảm chu kỳ quang Còn đối với cá đẻ vụ xuân hè thì tăng chu kỳ quang là yếu tố kích thích
2.4 Một Số Loại Thức Ăn dùng Cho Cá Bột
2.4.1 Moina
Moina macrocopa hay còn gọi là bo bo còn có nhiều tên gọi tùy theo vùng như
trứng nước, bọ đỏ, hồng trần và rận nước
Trang 20Moina thuộc nhóm động vật không xương sống, lớp giáp xác thấp
(Entromostroca) xuất hiện ở các mật độ cao ở các ao hồ, vũng nước, dòng chảy chậm
và đầm lầy nơi có nhiều chất hữu cơ Chúng hoàn toàn thích nghi với nguồn nước kém chất lượng, nghèo oxy nhờ có khả năng tổng hợp hemoglobin, chịu được nhiệt độ rất cao, nhiệt độ tối ưu với chúng là 24-310C
Thân hình có kích thước nhỏ 0,7 - 1 mm hình bầu dục hoặc hình gần tròn có vỏ giáp trong suốt bao bọc cơ thể, không phân đốt rõ rệt, sống lơ lửng tập trung thành từng đám
Trong cơ thể Moina có chứa nhiều enzyme tiêu hóa như Proteinase, Peptidase,
Amylases, hàm lượng HUFA là những acid amin thiết yếu mà cơ thể cá, tôm không
thể tự tổng hợp được Vì vậy Moina được dùng làm thức ăn cho nhiều loài cá nước
ngọt, nước lợ, cá cảnh trong giai đoạn cá bột do kích thước phù hợp với miệng cá
So với Artemia thì Moina có ưu điểm là dễ tìm, sẵn có, giá thành rẻ hơn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và đặc biệt giá trị dinh dưỡng không kém so với Artemia
2.4.2 Trùn chỉ
Trùn chỉ (Tubifex tubifex) là động vật đáy thuộc nhóm giun ít tơ (Oligochaeta)
có màu hồng, hình sợi mảnh dài, sống thành tập đoàn gồm nhiều cá thể kết lại với nhau thành búi, chùm tỏa tròn hoạt động uốn lượn trong nước để trao đổi khí và bài tiết Thường sống ở những nơi có mùn bã hữu cơ, những nơi nước chảy liên tục cống rãnh, ao hồ, sông, nước thải sinh hoạt
Kích thước trùn chỉ nhỏ, đường kính khoảng 0,1 - 0,3 mm, chiếu dài 1 - 40 mm thích hợp cho miệng cá con và các loài cá có kích thước nhỏ
Theo Davies (1964) trùn chỉ khác với thức ăn nhân tạo, khi thức ăn còn thừa sẽ
bị hư và làm dơ nước gây ô nhiễm và sản sinh nhiều vi khuẩn Thức ăn là trùn chỉ vẫn còn sống ngay cả khi nhiệt độ nước còn 21,5 0C Trùn chỉ tập trung trên nền đáy và tiếp tục làm thức ăn cho cá (trích bởi Đào Duy Anh, 2004)
2.5 Tình Hình Xuất Khẩu và Hiện Trạng Thị Trường Cá Nội Địa
Cá chốt sọc hiện nay có nhiều ở các điểm bán cá cảnh trong TP.HCM, nhưng theo điều tra các thương lái và nghệ nhân cá cảnh thì loài cá này xuất khẩu ra nước
Trang 21ngoài là chủ yếu, đặc biệt là Châu Âu, thông qua các nước trung gian như Đài Loan, Hồng Kông Nguồn cá được tập trung lại và xuất khẩu qua trung tâm xuất khẩu cá cảnh Liên Dương, trại Bông Sao, trại Thanh Đa … song với số lượng chưa được nhiều, không đủ cho một lần xuất, do nguồn cá chỉ khai thác ngoài thiên nhiên (cá phân bố rải rác), kỹ thuật đánh bắt và xử lý sơ bộ nên tỷ lệ sống, màu sắc cá, … chưa đạt yêu cầu (Trần Thị Hoàng Hoa, 1997)
2.6 Những Nghiên Cứu về Cá Chốt
Mijkherji và ctv (2002) đã công bố rằng có thể kích thích cá chốt sọc rụng và
đẻ trứng bằng Ovaprim với tổng liều tiêm cho cá cái là 8 mL/kg cá cái, tỷ lệ đẻ đạt 80%
Tháng 6/2001 Mijkherji và ctv., sử dụng Ovaprim thử nghiệm kích thích
Mystus gulio sinh sản với tổng liều 2,5 mL/ kg cá cái và 10 mL/kg cá đực Tỷ lệ đẻ đạt
80% Ở nhiệt độ nước 29-310C, thời gian hiệu ứng khoảng 10 giờ, thời gian nở là 20 giờ, thời gian tiêu hết noãn hoàng là 36 giờ
Trong nước, hiện nay Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh bước đầu đã cho sinh sản nhân tạo thành công cá chốt sọc (Phạm Minh Thức, 2007)
Trang 22Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2008 đến tháng 07/2008 tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
3.2 Đối Tượng và Vật liệu Dùng trong Nghiên Cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm:
Cá chốt sọc bố mẹ (Mystus vittatus) có nguồn gốc từ hồ Sông Mây có trọng
lượng từ 50 – 90g/con
Cá bột 3 ngày tuổi
Vật liệu và trang thiết bị dùng trong nghiên cứu bao gồm:
- Cân đồng hồ 1kg, cân điện tử,
- Ống tiêm, kim tiêm, thau, chày, cối
- Giấy kẻ ôli, vợt vớt Moina, ống nhựa siphon
- Ao đất, bể composite, gạch, lưới
- Hóa chất: nước muối sinh lý
- Chất kích thích sinh sản LH-RHa và chất kháng Dopamine (DOM)
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu
3.3.1 Nguồn gốc cá bố mẹ
Cá chốt sọc bố mẹ có nguồn gốc từ hồ Sông Mây (cá tự nhiên) Cá làm bố mẹ
có chiều dài từ 10-20cm, trọng lượng 50-90 g/con
Cá chốt sọc đem từ hồ Sông Mây về đã được thuần dưỡng trong ao đất bằng cá tạp, tép bò và sau đó, thay thế bằng thức ăn viên có hàm lượng đạm 32% Khi cá đến
độ thành thục sinh dục, chúng tôi tiến hành thực hiện nuôi vỗ cá bố mẹ trong ao đất
Trang 233.3.2 Kỹ thuật sinh sản nhân tạo
Chế độ nuôi vỗ cá bố mẹ chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn nuôi tích cực: Ở giai đoạn này sử dụng thức ăn viên Greenfeed (hàm lượng protein 32%) Khẩu phần ăn 4-5 % trọng lượng thân Cho cá ăn 3 lần/ngày Do cá chốt sọc hoạt động chủ yếu về đêm nên cữ tối chiếm 40-50 % tổng trọng lượng thức ăn trong ngày
- Giai đoạn nuôi thành thục: Khi tuyến sinh dục cá cái đạt giai đoạn IIIC thì chúng tôi bắt đầu chuyển sang giai đoạn nuôi vỗ thành thục Ở giai đoạn này, sử dụng thức ăn viên có độ đạm 32 % Khẩu phần ăn là 2-3 % trọng lượng thân và ngày cho ăn hai lần Để kích thích cá bố mẹ, trong giai đoạn này cứ 15 ngày thay nước một lần, bằng cách thay nửa lượng nước cũ Ngoài việc kích thích cá bố mẹ thành thục sinh dục nhanh hơn, việc thay nước còn giúp cải thiện mội trường nước trong ao
Trong quá trình nuôi vỗ, định kỳ 7 ngày/lần kiểm tra các yếu tố chất lượng nước Khi các cái có buồng trứng đạt giai đoạn IVC được chọn vào bể để chuẩn bị cho sinh sản
3.3.2.2 Chọn cá bố mẹ
Khi cá đã thành thục sinh dục chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm Cá bố mẹ được chọn phải có các tiêu chuẩn sau:
Cá cái: chọn những con khoẻ mạnh, ngoại hình đẹp, không dị tật, bụng phình
to, mềm đều, lỗ sinh dục nở to và có màu ửng hồng
Cá đực: chọn những con khỏe mạnh, không sây sát, thân thon dài, gai sinh dục có màu ửng hồng và càng dài càng tốt
Trang 24
Hình 3.1: Phân biệt đực cái cá chốt sọc
3.3.2.3 Phương pháp tiêm và liều lượng kích thích tố
Cá bố mẹ sau khi đã lựa chọn theo đúng tiêu chuẩn được đưa vào bể composite
có nước chảy để cá nghỉ ngơi sau 2 giờ rồi tiến hành tiêm chất kích thích sinh sản
Chất kích thích sinh sản (CKTSS) dùng trong thí nghiệm là LH-RHa Thí nghiệm được chia làm ba nghiệm thức (NT) theo liều lượng LH-RHa và lặp lại 3 lần vào các thời điểm khác nhau:
NT I: 80 µg LH-RHa + 5 mg DOM/kg cá cái
NT II: 100 µg LH-RHa + 5 mg DOM/kg cá cái
NT III: 120 µg LH-RHa + 5 mg DOM/kg cá cái
Đối với cá cái tiêm hai liều: liều sơ bộ và liều quyết định như sau:
Liều sơ bộ: 30 µg LH-RHa + 5 mg DOM/ kg cá cái
Liều quyết định: tiêm phần còn lại của tổng liều
Khoảng cách giữa tiêm liều sơ bộ và liều quyết định là 4 giờ Cá đực tiêm bằng 1/3 liều cá cái và tiêm ngay sau khi tiêm liều quyết định của cá cái
Vị trí tiêm: ở vùng cơ lưng và mũi kim tiêm hợp với thân cá một góc 450
Trang 253.3.2.4 Chuẩn bị bể đẻ
Áp dụng hình thức sinh sản tự nhiên sau khi tiêm LH-RHa với tỷ lệ đực/cái là 1/1 hoặc 1,5/1 tùy thuộc vào chất lượng cá đực Sau khi tiêm liều quyết định, cá bố mẹ được thả vào bể composite đã được vệ sinh sạch sẽ và có bố trí giá thể (gạch men đã được rửa sạch) để trứng bám nhằm xác định số lượng trứng cá đẻ ra Cho nước chảy nhẹ liên tục trong quá trình sinh sản để cung cấp oxy và kích thích sự hưng phấn của
Trang 26Cá khoảng 2 giờ theo dõi nhiệt độ nước một lần Bảy giờ sau khi sinh sản, tiến hành xác định tỷ lệ thụ tinh
3.3.3 Ương nuôi cá bột
Chúng tôi tiến hành ương nuôi cá bột trong ao đất với diện tích 300 m2 Thí nghiệm chia làm hai nghiệm thức theo mật độ ương và lặp lại ba lần vào các thời điểm khác nhau Mỗi NT trong một lần ương được ương trong một ao có diện tích 300 m2
NT I: mật độ 300 con/m2
NT II: mật độ 400 con/m2
Trước khi ương, thực hiện việc tẩy dọn ao thật kỹ, cấp nước qua vải lọc để phòng trừ địch hại Sau đó, tiến hành bón hỗn hợp bột đậu nành và cám gạo với lượng
là 0,5kg bột đậu nành + 0,5kg cám gạo/300 m2 cũng như vớt Moina thả vào ao để tạo
nguồn thức ăn tự nhiên cho cá
Ủ cám gạo và bột đậu nành nửa ngày trước khi bón Bón hàng ngày và chỉ bón trong 7 ngày đầu (cá 3-10 ngày tuổi)
Bón phân : Sau khi cấp nước vào ao ương tiến hành bón phân với liều lượng 300g Ure/ 300 m2 và cũng bón trong 7 ngày đầu tiên
Chuẩn bị thức ăn:
+ Moina: Sau khi thả cá xuống ao, hàng ngày vớt Moina rồi lọc kỹ để loại trừ địch
hại như cá con, bọ gạo,… cho xuống ao ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều trong 10 ngày đầu tiên
+ Trùn chỉ (Tubifex): Cá từ 10-20 ngày tuổi, hàng ngày bổ sung trùn chỉ bằng cách
rải đều khắp ao và cho một ít vào sàng ăn để tập cho cá gom sàng
+ Thức ăn chế biến: Bao gồm 70 % thịt cá xay nhuyễn + 30 % thức ăn viên Hỗn hợp thức ăn được trộn đều, xay rồi vo thành viên cho cá ăn Thức ăn tự chế biến được
sử dụng vào thời điểm cá 20 ngày tuổi trở đi Thức ăn được cho vào sàng ăn đặt chìm trong nước Khẩu phần ăn từ 10-15 % trọng lượng
+ Thức ăn viên: Sử dụng thức ăn viên nổi Greenfeed loại dành cho cá rô phi, đường kích cỡ 1 ly (độ đạm 32 %) cho cá ăn bổ sung loại thức ăn này ở giai đoạn từ 20
Trang 27ngày tuổi trở đi Thức ăn được cho vào khung nổi trên mặt nước Khẩu phần ăn 10 –
Tỷ lệ sinh sản (0/0)= (Số cá cái đẻ trứng / Số cá cái tham gia sinh sản) x 100
Sức sinh sản thực tế (trứng/kg) = (Tổng số trứng thu được / Tổng trọng lượng
3.3.4.2 Chỉ tiêu tăng trưởng
- Kiểm tra tốc độ tăng trưởng: định kỳ 7 ngày/lần kiểm tra ngẫu nhiên 30 cá thể của mỗi nghiệm thức
+ Chiều dài: sử dụng giấy kẻ ôli đo chiều dài toàn thân Đơn vị là cm
+ Trọng lượng: sử dụng cân điện 2 số lẻ Đơn vị là g
Sau đó, lấy giá trị trung bình để đánh giá tốc độ tăng trưởng của cá ở từng nghiệm thức
Trang 28- Tỷ lệ sống: Xác định tỷ lệ sống sau khi kết thúc thí nghiệm ương (lúc cá 28 ngày tuổi)
Tỷ lệ sống (0/0) = (Số cá cuối thí nghiệm / Số cá ban đầu) x 100
3.3.4.3 Chỉ tiêu thủy lý hóa
Theo dõi các chỉ tiêu lý hóa hàng ngày như:
+ Nhiệt độ: đo 2 lần/ngày bằng nhiệt kế thủy ngân Đơn vị là 0C
+ Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO): đo 1 lần/ngày bằng DO test Đơn vị
đồ thị
Trang 29Trong quá trình nuôi vỗ thì nhiệt độ và thức ăn là hai yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự thành thục của cá Theo Nicolski (1963) thì quá trình phát triển tuyến sinh dục không chỉ phụ thuộc vào số lượng và chất lượng thức ăn mà còn bị chi phối bởi chế độ chiếu sáng và nhiệt độ môi trường nước
Nhiệt độ tối ưu bảo đảm cho cá hoạt động là 22 – 34 0C Quá giới hạn nhiệt độ này ở một chừng mức nào đó cá vẫn có thể tự điều chỉnh để thích nghi nhưng sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể Nhiệt độ thích hợp cho cá trong quá trình nuôi vỗ là 27 – 31 0C
Hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi vỗ khoảng 3 -5 mg/L phù hợp cho sự phát triển tuyến sinh dục của cá
pH cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cá Ở pH từ 5,5 – 8 cá vẫn hoạt động bình thường pH tối ưu cho cá từ 6 -7 Tác động của pH khi quá cao hay quá thấp làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào làm rối loạn quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và buồng trứng Vì vậy khi pH vượt quá giới hạn chịu đựng của cá thì cá sẽ có hoạt động bất thường dẫn đến thời gian nuôi
vỗ kéo dài hoặc sẽ chết
Trang 30Bảng 4.1: Các yếu tố chất lượng nước trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ
Yếu tố thủy lý hóa Biên độ dao động Nhiệt độ (0C) 28 – 32
NH3 (mg/L) 0 – 0,01 Qua những kết quả trên chúng tôi nhận thấy điều kiện môi trường trong ao nuôi
vỗ rất tốt cho sự thành thục của cá
Sau khi cá sinh sản xong, tiến hành nuôi vỗ tái thành thục với khẩu phần thức
ăn (Greenfeed) 2 -3 % trọng lượng thân
4.1.2 Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá chốt sọc
4.1.2.1 Chuẩn bị bể
Sử dụng bể composite 1 m3 dạng hình trụ tròn để kích thích cá bố mẹ sinh sản Trước khi cho cá sinh sản phải vệ sinh bể sạch sẽ, cấp nước 2/3 bể và cho nước chảy nhẹ để cung cấp oxy và kích thích sự hưng phấn của cá Nguồn nước cấp vào bể được lấy trực tiếp từ hồ đất
Hình 4.1 Hệ thống bể kích thích cá sinh sản
Trang 314.1.2.2 Chọn cá bố mẹ cho sinh sản
Trong sinh sản nhân tạo,khâu chọn cá bố mẹ cho sinh sản nhân tạo rất quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng đến kết quả sinh sản Việc đánh giá mức độ thành thục đòi hỏi phải chính xác, chủ yếu dựa vào yếu tố bên ngoài như độ mềm của bụng và sự nở
to của lỗ sinh dục
Chọn cá bố mẹ cho sinh sản nhân tạo theo tiêu chuẩn sau:
+ Đối với cá chốt sọc ở cùng độ tuổi thì cá cái có kích thước lớn hơn cá đực +Cá đực: khỏe mạnh, không sây sát, không dị tật, có gai sinh dục dài và nhọn ở đầu mút, gai sinh dục càng dài càng tốt (độ dài của gai sinh dục là một trong những yếu tố thể hiện mức độ thành thục của cá đực), thân thon dài, mạch máu phân bố ở da bụng càng nhiều càng tốt
+Cá cái: khỏe mạnh, không bị sây sát, nhìn từ trên xuống cá cái có bụng phình
to bè ra hai bên, lỗ sinh dục tròn màu hồng và hơi lồi ra
4.1.2.3 Tiêm chất kích thích sinh sản
Sau khi chọn được những cá thể đủ tiêu chuẩn đưa vào trong bể chứa, để cho cá nghỉ ngơi khoảng 6-8 giờ, chúng tôi tiến hành tiêm chất kích thích sinh sản (LH-RHa + DOM) cho cá theo từng nghiệm thức
Hình 4.2 Tiêm chất kích thích sinh sản cho cá bố mẹ