Trẻ em lao động sớm với nhu cầu được chăm sóc, bảo vệ và che chở

14 580 0
Trẻ em lao động sớm với nhu cầu được chăm sóc, bảo vệ và che chở

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC BÀI TẬP GIỮA KÌ Môn: Công tác xã hội với trẻ em lao động sớm Đề bài: Trẻ em lao động sớm với nhu cầu được chăm sóc, bảo vệ và che chở Giảng viên: TS. Mai Thị Kim Thanh Sinh viên: Nhóm 4 Lớp: K56 Công tác xã hội Hà Nội 05/2015 MỤC LỤC 1. Trẻ em lao động sớm – Những vấn đề về phát triển và môi trường: 1.1 Khía cạnh sinh học: Về trí tuệ, nhận thức: Do hoạt động kiếm sống nên trẻ em lao động sớm có nhận thức nhanh hơn trẻ bình thường, các em sớm đã phải đối diện với các tình huống phức tạp ở ngoài xã hội nên trí tuệ phát triển hơn. Về thể chất: Thường là nhỏ, còi do chế độ ăn uống không đầy đủ và hợp lí và do điều kiện làm việc khắc nghiệt. 1.2 Khía cạnh tâm lý: Trẻ em ở giai đoạn này có đầy đủ những đặc điểm tâm lý phát triển của lứa tuổi, đây là giai đoạn quan trọng để các em hình thành nhân cách sống, cụ thể là sự nhận thức cố hữu sau này. Tuy nhiên hoàn cảnh sống đã không tạo môi trường thuận lợi để các em có thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Trẻ em lao động sớm thường có những đặc điểm sau: • Trẻ khó diễn tả cảm xúc bằng lời: có thể bị choáng ngợp bởi chính tâm trạng của mình và muốn đè nén những tâm trạng đó hoặc trẻ chưa bao giờ được khuyến khích tự nói về mình hoặc không có đủ lời để diễn tả tâm trạng. • Hung hăng và phá phách: do đặc trưng của một số nghề, để tự bảo vệ cho mình hoặc vì không thể diễn tả tâm trạng bằng lời nói nên trẻ có thể đánh đập người khác khi chúng căng thẳng, tức giận hoặc sợ hãi. • Hoài nghi, thiếu tin tưởng: Trẻ em lao động sớm có đủ lí do để ngờ vực, vì chúng va chạm với môi trường lao động khắc nghiệt bên ngoài khi còn quá sớm, có thể chúng đã bị dụ dỗ, lừa gạt nên luôn phải đề phòng, cách tốt nhất là không nên tin tưởng ai. • Giận dữ và luôn có ác cảm: Một số trẻ tức giận người lớn vì bị bạc đãi, các em cứ đinh ninh sẽ bị phê bình hoặc từng phạt • Mặc cảm, tội lỗi và tự trách mình: Trẻ hổ thẹn vì những điều đã xảy ra với mình như bị cưỡng dâm, bị làm nhục hoặc các em tự trách mình vì đã không bảo vệ được . • Không nói thật: Vì trẻ ước mơ có một hoàn cảnh khác, tránh né những đề tài đau thương , sợ bị hậu quả xấu, trẻ cố gắng lấy lòng người lớn, cố ý nói dối để né tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc để gây sự chú ý với người nghe. Từ những đặc điểm trên cho thấy, vì phải bươn chải kiếm sống mà các em đang bị mất đi sự trong sáng vốn có của lứa tuổi và nhường chỗ cho những lo toan hay sự tức giận, sợ hãi. Bản thân các em cũng đều mong muốn có một cuộc sống bình thường, tốt đẹp hơn. 1.3 Khía cạnh tâm lý xã hội: Trẻ em lao động sớm không được đảm bảo công việc phù hợp với lứa tuổi, điều kiện lao động độc hại, thời gian lao động kéo dài, đồng lương thấp. Vì phải làm việc xa nhà, các em dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, dễ bị lợi dụng, lừa gạt vào các hoạt động mại dâm, mua bán qua biên giới, dễ bị chấn thương do dụng cụ lao động. Không được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe xứng đáng, không được vui chơi giải trí, không được ăn uống đầy đủ, trình độ văn hóa thấp. Khi phải tham gia lao động sớm, các em không còn thời gian và sức lực để dành cho việc học nên một tất yếu là bỏ học đi kiếm sống, thiếu thốn tình cảm gia đình, không có giấy tờ tùy thân, thường xuyên đau ốm, không có chỗ ở ổn định. Các em khi tham gia lao động sớm thì có thể phải va chạm với cuộc sống đầy phức tạp, các em sẽ rất dễ bị nhiễm những thói hư tật xấu của xã hội. Với độ tuổi và kiến thức của các em không đủ để tránh khỏi việc không bị mắc phải. Ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, trộm cắp, đâm thuê chém mướn…, đang ngày càng dấn sâu vào cuộc sóng của trẻ em lao động sớm. Tất cả trẻ em lao động sớm có thể là đối tượng tấn công của bất kì loại tệ nạn nào. Một thực tế cho thấy đó là hiện tượng trẻ em vi phạm pháp luật chiếm tỉ lệ rất cao, mà chủ yếu là trẻ em lang thang. Ban ngày đi làm về, tối thì tự tập ở bến xe, quán net, các tụ điểm đen và muốn khẳng định mình, các em đã bị cuốn vào các trò vô bổ và lối sống không lành mạnh, điều đó đã làm hỏng nhân cách của những đứa trẻ mới lớn. Do cuộc sống quá khó khăn nên đang ở lứa tuổi chơi các em đã phải đi kiếm sống. Bên cạnh việc bị dính vào các tệ nạn xã hội thì một mặt trái đó nữa là: các em bị đối xử thậm tệ, bị tra tấn và bóc lột sức lao động. Một thực tế hiện nay cho thấy đó là số lượng trẻ bị bạo hành rất lớn. Các em vì kiếm sống nên đã chịu đựng để cho chủ bóc lột mà không hề có một sự phản kháng nào. Qua phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta biết được rằng, các em vừa bị bóc lột vừa bị tra tấn rất dã man cũng chỉ vì muốn kiếm sống. Tuổi của các em là tuổi đi học, tuổi vui chơi, nhưng các em đã phải bươn chải khắp nơi để kiếm sống, phải làm việc trong môi trường độc hại như: hóa chất, khí thải công nghiệp, bụi bẩn, khí đốt, Sức khỏe của trẻ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể bị nhiễm các bệnh: ung thư, cột sống, viêm phổi, đường ruột, cộng thêm đó là các em sống trong các khu nhà không đảm bảo như nhà ổ chuột, gầm cầu, ven đường, công viên, Trẻ gặp khó khăn về giấy tờ tùy thân cũng được xem là những khó khăn chính. Trẻ theo gia đình lên thàn phố kiếm sống và phải sống cuộc sống tạm bợ, nghèo khổ, nhiều gia đình có các em lao động sớm đã không nghĩ đến việc thu xếp cho các em có giấy tờ tùy thân. Khi không có giấy tờ tùy thân trẻ sẽ gặp phải một số rắc rối, ví dụ như đi xin việc phải có giấy tờ tùy thân, nếu không có sẽ không thể xin được việc làm hay khi đi học nghề mà không có giấy tờ tùy thân cũng sẽ gặp khó khăn. 2. Nhu cầu được chăm sóc, bảo vệ, che chở đối với sự phát triển của Trẻ em lao động sớm 2.1. Những lĩnh vực cần được chăm sóc và bảo vệ • Thể chất Nhu cầu chung của trẻ em là được phát triển thể lực, và muốn đảm bảo phát triển thể lực thì cần có nhu cầu vật chất bao gồm: thực phẩm, nước uống, nơi ở, điều kiện chăm sóc vệ sinh, sức khỏe. Tuy nhiên với trẻ em lao động sớm thì nhu cầu đầu tiên và là nhu cầu cần thiết là nhu cầu vật chất để phát triển thể chất thì các em cũng không hề được đáp ứng. Thực tế cho thấy trẻ em lao động sớm thường có cuộc sống tạm bợ trong các lều dựng tạm, hay sống ở các khu nhà ổ chuột, nơi mà dịch bệnh rất dễ phát sinh. Vì cuộc sống khó khăn mà các em không có một chỗ ở đàng hoàng, mà chỉ là một cái lán để ngủ sau một ngày làm việc mệt nhọc. Vì vậy mong muốn có một chỗ ở đàng hoàng là muốn chính đáng của trẻ. Sống trong những khu nhà dột nát như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ do bẩn thỉu và ẩm thấp. Cùng với cuộc sống trong các khu nhà ổ chuột và ẩm thấp thì vấn đề ăn uống của các em cũng không được đáp ứng. Với số tiền ít ỏi hàng ngày các em kiếm được sau khi làm việc nặng nhọc không đủ để các em có một bữa ăn đầy đủ, điều đó đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của các em. • Cảm xúc Trẻ rất cần mái ấm gia đình, ở đó có tình yêu thương của bố mẹ, ông bà, anh chị em, họ hàng. Một mái ấm là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho trẻ. Gia đình là cái nôi đầu tiên để các em phát triển nhân cách, học cách xã hội hóa cá nhân, học cách cho và nhận yêu thương… tất cả những cái đó sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của các em. Tuy nhiên với trẻ em lao động sớm, mong muốn có một mái ấm gia đình để được hỗ trợ về mặt tình cảm, yêu thương lại không khó được đáp ứng. Một bộ phận trẻ lao động sớm do cảm thấy trong gia đình không yêu thương đúng mực, như việc trọng nam khinh nữ, hay không được bố mẹ quan tâm,trẻ cảm thấy tổn thương nghiêm trọng. Yêu thương là tình cảm trẻ em lao động sớm thiếu. Các em khao khát được yêu thương, được chia sẻ, an ủi, khao khát một mái ấm gia đình mà ở đó các em có thể thể hiện các quyền của trẻ em. Do bố mẹ ly hôn, do bạo lực gia đình, do không có sự quan tâm là một trong những nguyên nhân đẩy trẻ đến với lao động sớm. Vậy nên trẻ mới cần được yêu thương, được chăm sóc, được sống trong một gia đình có bố mẹ. Một ước mơ rất giản dị và trong sáng, nó nói lên được tình trạng thiếu tình thương của một bộ phận trẻ lao động sớm. Yêu thương là một hành động tác động lớn đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Và khi được yêu thương thì trẻ sẽ không có những suy nghĩ và hành động tiêu cực như chán nản, bỏ nhà ra đi… • Tâm lý Đối với trẻ nhu cầu được phát triển trí tuệ, học hành vui chơi tác động lớn đến yếu tố tâm lý của trẻ. Hoạt động vui chơi và học hành sẽ giúp các em trải nghiệm cuộc sống, tác động đến những cảm xúc tâm lý của trẻ. Nếu được vui chơi và học hành đúng với nhu cầu lứa tuổi của các em thì tâm lý của các em sẽ thoải mái, qua đó sẽ phát triển đúng với nhu cầu của các em. Với trẻ em lao động sớm nhu cầu được vui chơi, học hành, giải trí đối với các em cũng chưa được đáp ứng. Các em bỏ học để đi kiếm sống do kinh tế khó khăn của gia đình và cũng có một bộ phận do chán học do vừa phải đi học vừa phải đi làm. Các em bỏ học là do hoàn cảnh không được cho phép, nên mong muốn được vui chơi, học hành là nhu cầu cần thiết của trẻ. Chính những yếu tố đó tác động đến cả việc làm, nghề nghiệp của các em. Không được học hành và hỗ trợ nghề dẫn đến các em phải lao động sớm, không được làm đúng nghề mong muốn yêu thích. Từ đó khiến các em tỏ ra chán, tâm lý không thoải mái và phát triền không đúng với lứa tuổi. Nhu cầu được tôn trọng cũng ảnh hưởng đến phát triển tâm lý của các em. Trẻ em lao động sớm cần nhận và mong muốn nhận được sự tôn trọng từ người lớn, bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên trên thực tế trẻ em lao động sớm vẫn bị đối xử hà khắc, khinh miệt từ mọi người xung quanh, làm cho trẻ mất tự tin và trở nên hung hăng. 2.2.Yếu tố văn hóa trong chăm sóc và bảo vệ Trẻ em lao động sớm Ở nước ta, vẫn có những gia đình mang nặng tư tưởng phong kiến, thể hiện rõ nhật là yếu tố trọng nam khinh nữ. Một số gia đình vẫn luôn quan niệm rằng “con gái là con của người ta, con trai mới là con của mình”, sau này có được nhờ cũng thì chỉ được nhờ từ con trai. Chính cái suy nghĩ ấy mà nhiều gia đình chỉ chăm sóc và đầu tư cho con trai, còn con gái thì bỏ bê. Đặc biệt trong những gia đình có kinh tế khó khăn, thì việc chăm sóc, bảo vệ và đầu tư cho trẻ em là rất khó, từ đó dẫn đến sẽ chăm sóc, bảo vệ và chăm sóc cho bé trai thay vì bé gái. Bé gái cũng sẽ không nhận được tình thương của bố mẹ, từ gia đình bằng bé trai. Từ đó, bé gái sẽ có tâm lý chán nản vì không được chăm sóc, sẽ ra xã hội tự kiếm tiền nuôi bản thân, hoặc có nhiều trẻ còn bỏ nhà ra đi để tự kiếm sống. Chính yếu tố trọng nam khinh nữ đã ảnh hưởng đến chăm sóc và bảo vệ trẻ em lao động sớm ở Việt Nam. 3. Trách nhiệm, vai trò của những người xung quanh 3.1. Trách nhiệm của xã hội với trẻ em Ở Việt Nam, trẻ em đang chiếm tới 1/4 dân số. Với truyền truyền thống “tre già măng mọc” và “con hơn cha là nhà có phúc”, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quyền Trẻ em (CRC). Có tới 22 đạo luật liên quan đến quyền trẻ em, từ Hiến pháp, Luật Lao động; Luật Dân sự; Luật Hình sự, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Theo đó, trẻ em cần và phải được coi như những công dân đặc biệt của xã hội, được nhà nước và nhân dân chăm sóc và được dành cho những ưu tiên, cũng như tạo môi trường lành mạnh để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Xây dựng và phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em được coi là một trong các ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo đảm quyền trẻ em được sống hạnh phúc, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và tương lai phát triển bền vững đất nước. Đây là một quá trình và sự nghiệp quốc gia, đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp đồng bộ, hiệu quả trách nhiệm và hoạt động của toàn hệ thống chính trị với sự nỗ lực của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, cũng như các nguồn lực trong nước và quốc tế. Chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở Việt Nam ngày càng đúng hướng, từ tập trung giải quyết hậu quả, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chuyển mạnh sang việc chủ động phòng ngừa, can thiệp sớm, loại bỏ những nguy cơ tổn hại tới trẻ em. Mặc dù điều kiện, mức độ đầu tư chăm sóc con cái của các gia đình còn chênh lệch nhau, song hầu hết các gia đình đều ưu tiên mức cao nhất cho việc chăm lo cho trẻ em được ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh… Nhận thức của cha mẹ về chăm sóc, nuôi dạy và bảo vệ trẻ em đã từng bước được nâng lên. Trên thực tế, hạnh phúc của trẻ em không chỉ đuợc bảo đảm bởi hệ thống chính sách, chương trình trợ giúp xã hội đối với trẻ em về nuôi dưỡng, giáo dục, y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng, học nghề, tạo việc làm; thụ huởng các phúc lợi văn hóa - xã hội và các quyền khác…, mà còn cần được bồi bổ lý tuởng và ý chí, nghị lực với những giá trị nhân văn vững chắc, cũng như quyền đuợc sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện, giảm thiểu bất bình đẳng về mức sống, về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ em khác nhau. Hạnh phúc của trẻ em cũng tùy thuộc vào việc giải quyết hiệu quả những bất cập, chồng chéo trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, vào hiệu lực thực thi các hành vi nghiêm cấm, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và các quy định biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em; vào sự phát triển đội ngũ cán bộ xã hội mang tính chuyên nghiệp ở cộng đồng; vào sự phân bổ công bằng và hiệu quả nguồn lực an sinh xã hội. Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông, vận động xã hội, nâng cao nhận thức và sự quan tâm về quyền về quyền trẻ em, vai trò, vị trí trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội và trong sự phát triển của đất nước, cũng như năng lực phối hợp bảo đảm quyền trẻ em trên toàn quốc. Bảo vệ trẻ em trước hết là đảm bảo cho trẻ em được thực hiện các quyền của mình đồng thời phòng ngừa không để trẻ em bị thiệt thòi, không bị xâm hại đến các quyền đã được pháp luật thừa nhận ( Nhà nước ta đã tham gia ký kết công ước Quốc tế về quyền trẻ em, đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, Luật Hôn nhân gia đình, các văn bản dưới Luật đảm bảo thực hiện quyền của phụ nữ và trẻ em…) Bảo vệ chăm sóc trẻ em còn là ngăn ngừa không để các cháu rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: bị mồ côi cha mẹ, khuyết tật, bị xâm hại tình dục, trở thành tội phạm vị thành niên, nghiện ma tuý, tệ nạn xã hội… Xã hội cần phải chung tay để bảo vệ trẻ em. 3.2 Vai trò của gia đình với trẻ em Từ trước tới nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trẻ em là thành phần quan trọng cấu thành gia đình. Quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng chính là hai trong ba mối quan hệ cơ bản tạo nên gia đình. Cha mẹ và các thành viên trong gia đình là những người gần gũi mật thiết thường xuyên ở bên cạnh trẻ em, việc chăm sóc con trẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn là “bản năng” của họ. Trong gia đình, việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em cần được thực hiện một cách khoa học với những kiến thức, kỹ năng phù hợp. Chăm sóc phải gắn liền với bảo vệ. Phải xác định gia đình chính là nơi an toàn nhất cho trẻ em. Khi thực hiện chức năng chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, gia đình không thể tách rời khỏi những thiết chế khác là nhà trường và cộng đồng xã hội. Không chỉ quan tâm tới những vấn đề của trẻ em khi sinh hoạt với gia đình mà còn phải biết được những hoạt động của các cháu tại trường học tại những nơi sinh hoạt cộng đồng để kịp thời ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định khá giả vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai, hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em. Tuy nhiên gia đình vẫn là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Đó là bởi vì gia đình có trách nhiệm, là tình cảm và cũng là quyền uy (ông bà, cha mẹ, anh, chị). Gia đình thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dậy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội. Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vị trí của mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo. Hiện nay, phong trào: ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền đang thực sự phát huy hiệu quả, tác động quan trọng trong giáo dục của gia đình. Những hành vi mà trẻ tiếp nhận, học tập trong gia đình không chỉ là những kinh nghiệm của người lớn mà bằng cả những tình cảm của những người thân yêu nhất. Gia đình thông qua thái độ, tình cảm, tâm lý, mối liên hệ thường xuyên bền vững với trẻ em, khéo léo truyền thụ cho chúng những hành vi ứng xử trong nhà và ngoài xã hội. Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách đầy đủ và hoàn thiện nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Gia đình là thể chế đầu tiên, quan trọng nhất hình thành nhân cách ở tuổi thơ. Những mối liên hệ của trẻ em với các thành viên của gia đình, nhất là cha mẹ đã quyết định cách thức ứng xử đặc biệt là tình cảm của chúng sau này với chính những người thân trong gia đình và ngoài xã hội. Nếu như trước đây, việc giáo dục trẻ em có cả ông bà và những thành viên khác trong gia đình, thậm chí trong dòng tộc, thì nay chức năng giáo dục trẻ em trong gia đình chủ yếu là cha mẹ vì gia đình hạt nhân hiện nay đang chiếm tỷ lệ cao và có xu thế phát triển. Ông bà không cùng sống chung với trẻ em trong gia đình, do vậy không thể nắm bắt được thường xuyên sự phát triển tính cách, suy nghĩ, sở thích của con cháu để có thể uốn nắn dậy dỗ. Hiện tại, sách báo, ti vi, internet nhiều khi cuốn hút con trẻ hơn là tìm đến ông bà. Khoảng cách thế hệ với những sự khác biệt của quan điểm sống, cách ứng xử, thói quen sở thích … cùng với những khoảng cách về thời gian, không gian đã khiến những thế hệ này khó tìm được tiếng nói chung. Tuy [...]... bậc cha mẹ và toàn thể cộng đồng hiểu được vai trò, nhu cầu chưa được đáp ứng, những nguy hiểm, thiệt thòi mà trẻ em lao động sớm phải chịu Nhân viên công tác xã hội chính là người thực hiện tuyên truyền để những chính sách và pháp luật đó đến được với người dân, giúp họ hiểu rõ hơn và đầy đủ hơn về các chính sách và các luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em Tìm hiểu thực trạng trẻ em lao động sớm để từ đó... con em giống như “mài sắt thành kim” cần thời gian, cần sự kiên trì, đầu tư công việc Sự lơi lỏng, chủ quan tham công tiếc việc của một số cha mẹ đã dẫn đến những hậu quả thật đáng tiếc: trẻ em hư hỏng, lang thang bị cuốn vào vòng xoáy các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật v v 4 Hoạt động trị liệu Trợ giúp trẻ em lao động sớm khi không được đáp ứng nhu cầu 4.1 Nhu cầu của trẻ em lao động sớm: Nhu cầu. .. để từ đó phối hợp với các cơ quan chức năng có thể đưa ra những giải pháp giúp đỡ trẻ em lao động sớm Mỗi một nhóm trẻ lao động sớm như trẻ không có gia đình, trẻ miền núi, trẻ lang thang đều có những đặc điểm khác nhau vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng trẻ lao động sớm để áp dụng những giải pháp phù hợp với từng đối tượng - - Hiện nay rất nhiều trẻ phải lao động trong môi trường... của trẻ để các em có thể tìm được công việc hay một nghề có ích cho bản thân, gia đình và xã hội Nhu cầu được tôn trọng: TELĐS cũng mong muốn nhận được sự tôn trọng từ người lớn, bạn bè Tuy nhiên trên thực tế trẻ em lao động sớm vẫ bị đối xử hà khắc, khinh miệt từ mọi người xung quanh, làm trẻ mất tự tin và trở nên hung hăng hơn Đó là những nhu cầu căn bản mà bất kì trẻ em nào cũng được hưởng vì vậy... quyền được hưởng những quyến đó 4.2 Mô hình trợ giúp TELĐS Mô hình “Ngăn chặn tình trạng trẻ em di cư tự do và bị lạm dụng sức lao động Do quỹ trẻ em Rồng Xanh tài trợ, được Hội chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện năm 2011 Tại 7 xã trên địa bàn tỉnh Mục đích : Ngăn chặn tình trạng trẻ em di cư tự do và bị lạm dụng sức lao động Nội dung: Tổ chức nhiều đợt khảo sát tình trạng trẻ em bỏ học đi lao động. .. muốn được hỗ trợ về mặt tình cảm, yêu thương được xem là những mong muốn chính Một bộ phận TELĐS do cảm thấy không được yêu thương, trọng nam khinh nư, không được bố mẹ quan tâm, an ủi, chia sẻ, bạo lực gia đình… cũng là những lí do đẩy trẻ đến với lao động sớm Vậy trẻ mới cần yêu thương, chăm sóc, được sống trong gia đình có bố mẹ đầm ấm, một ước mơ giản dị và trong sáng Yêu thương cũng là hành động. .. lao động sớm, vận động các em trở về quê tiếp tục học tập gặp mặt các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tuyên truyền về tác hại của việc lao động sớm và hỗ trợ kinh phí để cải thiện cuộc sống, ngăn chặn tình trạng trẻ em bỏ học Đối với trẻ em hồi cư mô hình hỗ trợ kinh phí học tập, mua sắm sách vở, trang bị xe đạp, bồi dưỡng kiến thức trong dịp hè để các em theo kịp chương trình học, cho các em học nghề... đình có trẻ bỏ học tham gia lao động sớm mà chưa quan tâm nhiều đến vấn đề tâm lý của trẻ Để trợ giúp TELĐS một cách toàn diện những nguyên nhân gây nên vấn đề của trẻ để tìm cách giải quyết phù hợp và hiệu quả 5 Vai trò và trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội đối với vấn đề của TELĐS - Nhận biết được các nhu cầu của trẻ đứng trên quan điểm phát triển đó để từ đó giải quyết các vấn đề của trẻ -... mình tiếp tục theo học Mô hình này cũng đi vào giải quyết các nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bỏ học tham gia lao động sớm như hoàn cảnh gia đình khó khăn buộc trẻ phải kiếm thêm thu nhập cho gia đình Tuy nhiên nguyên nhân thứ hai cũng quan trọng không kém đó là sự thiếu quan tâm của gia đình đã đẩy trẻ đến với cuộc sống đường phố và lao động sớm thì không được quan tâm nhiều Mô hình này đưa gia những... tác động lớn tới quá trình phát triển tâm lý của trẻ, khi được yêu thương thì trẻ không có những biểu hiện tiêu cực muốn bỏ nhà đi, chán nản Nhu cầu về học tập và vui chơi, giải trí đối với TELĐS cũng chưa được đáp ứng Các em bỏ học chỉ yếu là đi kiếm sống do gia đình khó khăn về mặt kinh tế, hoàn cảnh gia đình không cho phép nên mong muốn được đến trường, vui chơi là mong muốn thiết thực nhất của trẻ . KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC BÀI TẬP GIỮA KÌ Môn: Công tác xã hội với trẻ em lao động sớm Đề bài: Trẻ em lao động sớm với nhu cầu được chăm sóc, bảo vệ và che chở Giảng viên:. của trẻ. Nếu được vui chơi và học hành đúng với nhu cầu lứa tuổi của các em thì tâm lý của các em sẽ thoải mái, qua đó sẽ phát triển đúng với nhu cầu của các em. Với trẻ em lao động sớm nhu cầu. điều kiện chăm sóc vệ sinh, sức khỏe. Tuy nhiên với trẻ em lao động sớm thì nhu cầu đầu tiên và là nhu cầu cần thiết là nhu cầu vật chất để phát triển thể chất thì các em cũng không hề được đáp

Ngày đăng: 26/05/2015, 18:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 Khía cạnh sinh học:

  • 1.2 Khía cạnh tâm lý:

  • 1.3 Khía cạnh tâm lý xã hội:

  • 2.1. Những lĩnh vực cần được chăm sóc và bảo vệ

  • 2.2.Yếu tố văn hóa trong chăm sóc và bảo vệ Trẻ em lao động sớm

  • 3. Trách nhiệm, vai trò của những người xung quanh

    • 3.1. Trách nhiệm của xã hội với trẻ em

    • 3.2 Vai trò của gia đình với trẻ em

    • 4. Hoạt động trị liệu. Trợ giúp trẻ em lao động sớm khi không được đáp ứng nhu cầu.

      • 4.1. Nhu cầu của trẻ em lao động sớm:

      • 4.2. Mô hình trợ giúp TELĐS.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan