NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

85 5.1K 24
NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tình trạng nghèo nàn, lạc hậu dần dần được khắc phục. Đời sống vật chất, tinh thần của mọi người, mọi nhà đang từng bước được cải thiện. Song xã hội (XH) càng phát triển thì những vấn đề của đời sống tâm lý, tình cảm cũng càng nảy sinh phong phú, đa dạng và bức xúc hơn. Dịch vụ tham vấn tâm lý (TVTL) xuất hiện và ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của XH, nhất là ở những đô thị đông dân. TVTL được ứng dụng ở nhiều loại hình tham vấn khác nhau, trong đó TVTL học đường đang trở thành một nhu cầu cấp bách của XH cần được đáp ứng kịp thời. TVTL học đường không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với học sinh (HS), sinh viên mà nó còn rất cần thiết cho giáo viên, phụ huynh HS – những người có liên quan đến sự nghiệp “trồng người”. Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội, các yêu cầu ngày càng cao của nhà trường và cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo dục; thêm vào đó là sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây căng thẳng cho HS trong cuộc sống, trong học tập và trong quá trình phát triển. Mặt khác, sự hiểu biết của HS về bản thân mình cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn hạn chế trước những sức ép nói trên. Thực tế cho thấy HS trong nhà trường phổ thông có thể có những rối loạn về phát triển tâm lý, rối loạn phát triển các kỹ năng nhà trường (như đọc, viết, tính toán…), những rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn về hành vi (như vô kỷ luật, bỏ học, trốn học, trộm cắp, hung bạo…). Hậu quả là ngày càng có nhiều HS gặp không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng lý tưởng sống cho mình cũng như xác định cách thức ứng xử cho phù hợp trong các mối quan hệ xung quanh. Vì vậy, những HS này rất cần được sự trợ giúp của các nhà chuyên môn, của thầy cô giáo và cha mẹ. Đứng trước thực trạng trên cho thấy rất cần có những mô hình TVTL cho HS. Việc xây dựng mô hình TVTL cho HS trong nhà trường sẽ giúp cho giáo viên 1 và HS hiểu biết rõ hơn về những vấn đề liên quan tới sự hình thành và phát triển nhân cách của các em để giúp đỡ và hướng cho các em phát triển một cách đúng đắn, lành mạnh, hiểu về bản thân và người khác tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta mô hình TVTL trong trường học còn chưa được thực hiện một cách phổ biến; một số trường phổ thông ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) có lập các phòng tư vấn nhưng hoạt động chưa có hiệu quả cao. Riêng ở Thành phố Đà Nẵng (Tp. ĐN), hiện nay chưa có trường phổ thông nào trên địa bàn thành phố thành lập phòng tham vấn cho HS; tổ chức hoạt động TVTL cho HS tại các trường phổ thông còn rất ít. Các em chưa được biết, chưa được tiếp cận nhiều với các hình thức TVTL. Vì vậy việc tìm hiểu nhu cầu TVTL của HS là rất cần thiết, trên cơ sở đó đánh giá nhu cầu tham vấn của HS theo các mức độ khác nhau để từ đó xác định phương hướng tổ chức các hoạt động tham vấn nhằm đáp ứng nhu cầu của các em. Từ lý luận và thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài: “Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường Trung học phổ thông Hoàng Hoa Thám – Thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu nhu cầu TVTL của HS trường trung học phổ thông (THPT) Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN. - Đưa ra một số kiến nghị trong việc tổ chức tham vấn tâm lý cho học sinh trung học phổ thông. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám – Thành phố Đà Nẵng. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám – Thành phố Đà Nẵng. 3.3. Khách thể khảo sát - Khảo sát 300 học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám – Thành phố Đà Nẵng. Trong đó có 100 học sinh lớp 10, 100 học sinh lớp 11 và 100 học sinh lớp 12. 2 3.4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Trường THPT Hoàng Hoa Thám. - Thời gian: Đề tài được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 12/ 2009 đến tháng 05/ 2010. 4. Giả thuyết khoa học - Nhu cầu tham vấn tâm lý của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN rất đa dạng và phong phú. Có sự khác nhau nhưng không nhiều về mức độ và sự biểu hiện nhu cầu tham vấn tâm lý giữa các nhóm khách thể. - Học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN hầu như chưa được tiếp cận với các hình thức tham vấn tâm lý vì nhiều lý do khác nhau. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về nhu cầu tham vấn tâm lý. - Tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN. - Đưa ra một số kiến nghị trong việc tổ chức TVTL cho học sinh THPT. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. + Phương pháp trắc nghiệm. + Phương pháp phỏng vấn. + Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 3 B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về tham vấn tâm lý 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tham vấn trên thế giới Dựa vào lịch sử hiện có, ngành tham vấn ở các nước phát triển là một ngành tương đối trẻ. Trước những năm 1900, tham vấn chủ yếu là cho ý kiến, tập trung vào việc cung cấp những phúc lợi nhân đạo căn bản cho những người kém may mắn trong thời kỳ cách mạng Công nghiệp (Industrial Revolution). Ban đầu nó được dành riêng cho người trẻ, liên quan đến những chương trình hướng nghiệp và những bài học đạo đức căn bản, như làm điều đúng, sống tốt, tránh điều sai, xa lánh điều xấu. Tư vấn thời gian đầu chủ yếu là cung cấp thông tin và hướng dẫn giáo dục. Năm 1907, Jesse B. Davis là người đầu tiên thiết lập một cơ sở hướng dẫn có hệ thống ở tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ. Frank Parson (1854 – 1908) là người đánh dấu cho sự ra đời của chuyên ngành hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp ở Mỹ, ông được xem như là cha đẻ của ngành hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp. F. Parson đã viết cuốn sách “ Cẩm nang hướng nghiệp” nhằm trợ giúp các cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tìm ra cách bắt đầu và xây dựng một nghề nghiệp thành công và hiệu quả; chính điều này đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển rầm rộ của ngành hướng dẫn tư vấn nghề. Một năm sau khi F. Parson qua đời (1909), cuốn sách “Chọn nghề” (Choosing Vocation) của ông đã được xuất bản, cuốn sách này trình bày phương pháp kết nối những đặc điểm tính cách của một cá nhân với một nghề nghiệp, và nó được coi là sự cống hiến lớn lao của F. Parson cho công tác hướng dẫn tư vấn nghề. Ngoài ra trong thuyết “Nhân cách và yếu tố” (Trait and Factor), F. Parson cho rằng: thông qua việc làm các trắc nghiệm tâm lý sẽ phát hiện ra những đặc điểm nhân cách khác nhau của mỗi con người. Sau khi tìm ra các đặc điểm nhân cách của mỗi cá nhân, nhà tham vấn giúp những cá nhân đó tìm hiểu và phân loại các công việc đang có trong thị trường lao động. Người phát triển quan điểm của F. Parson chính là E.G. Williamson (1900 – 1979). Theo các tác giả của trường phái này, những đặc điểm nhân cách của mỗi con người sẽ được đo đạc một cách 4 hết sức chính xác và việc lựa chọn nghề nghiệp sẽ tiến hành một lần trong đời. Mỗi người sẽ có một công việc hoàn toàn phù hợp. Vì vậy, việc tiến hành làm các trắc nghiệm được coi là một việc làm quan trọng nhất và cơ bản nhất. Thời điểm lý thuyết này thịnh hành cũng chính là thời điểm những phương pháp đo đạc và trắc nghiệm tâm lý được áp dụng rộng rãi. Những trắc nghiệm về khả năng nhận thức, hứng thú, trí thông minh ngày càng được chuẩn hóa và hoàn thiện, đóng góp một cách tích cực cho tất cả các loại hình thực hành tham vấn. Sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng của ngành tâm lý trị liệu cùng với nỗ lực đấu tranh cho những hình thức chữa trị nhân đạo đối với bệnh nhân tâm thần, những bệnh viện điều trị tâm thần được xây dựng khiến cho nhu cầu cần người trợ giúp được đào tạo chuyên nghiệp cũng gia tăng. Ban đầu, những nhân viên công tác xã hội, những nhà tâm lý trị liệu được đào tạo về những kỹ năng tham vấn để có thể đáp ứng nhu cầu này. Năm 1913, Hội nghị công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp lần đầu tiên được tổ chức tại Boston. Kết quả của Hội nghị này đánh dấu sự ra đời của Hiệp hội tư vấn hướng nghiệp quốc gia Mỹ (NVGA), tổ chức tiền nhiệm của Hiệp hội tham vấn Mỹ (ACA) sau này. Đến năm 1930, E.G. Williamson đã đưa ra một lý thuyết tham vấn hoàn chỉnh, phân biệt rõ rệt với lý thuyết Phân tâm học đang thịnh hành của Sigmund Freud. Lý thuyết này trở nên nổi tiếng như là một sự chỉ đạo cho hoạt động tham vấn. E.G. Williamson, sau hơn 40 năm làm việc tại trường đại học Minnesota, đã phát triển một thang đo có tên là thang đánh giá nghề nghiệp (Minnesota Occupational Rsting Scales) nhằm phục vụ cho việc đo lường. Tuy nhiên, lý thuyết này hiện nay không còn được sử dụng rộng rãi, một mặt vì sự ra đời của nhiều lý thuyết mang tính ứng dụng hơn, mặt khác, do bản thân của lý thuyết này còn có rất nhiều hạn chế. Những yếu tố như sở thích, năng lực, giá trị, những đặc điểm tính cách của con người luôn có sự thay đổi khác nhau trong những giai đoạn của cuộc đời, vì vậy việc xác định nghề nghiệp tại một thời điểm nhất định mà không tính đến những sự thay đổi là một điều hạn chế. Đến những năm 30 – 40 của thế kỉ XX, do hậu quả của chủ nghĩa phát xít nên nhiều nhà triết học, tâm thần học, tâm lý học nhân văn đã chuyển từ Châu Âu 5 sang Mỹ và ngay lập tức những tư tưởng của họ đã ảnh hưởng đến tâm lý trị liệu và giáo dục ở quốc gia này. Carl Rogers (1902 – 1987) đã thay đổi công việc thực hành tham vấn theo hướng thân chủ – trọng tâm (Client – Centered), sử dụng phương pháp tiếp cận gián tiếp khi làm việc với các cá nhân: “đặt trọng tâm nơi thân chủ”. Phương pháp tham vấn thân chủ trọng tâm lúc đầu được gọi là liệu pháp thân chủ trọng tâm và sau đó được gọi là phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân, hướng tiếp cận của Carl Rogers không chỉ được coi là có ý nghĩa lớn lao trong công việc trợ giúp thân chủ mà còn được xem là cách sống của con người. Rogers tin rằng bản chất con người là thiện với những khuynh hướng tiến đến phát triển tiềm năng và XH hoá mà nếu đặt trong môi trường thuận lợi sẽ phát triển nhận thức và hiện thực hoá tiềm năng đầy đủ. Rogers giả thiết rằng mỗi người đều sở hữu những tiềm năng cho sự lớn lên, tiềm năng cho những hành vi có hiệu quả và có khuynh hướng tự hiện thực hoá những tiềm năng của mình. Sở dĩ một cá nhân nào đó phát triển những hành vi kém thích nghi là do sự tập nhiễm những mẫu ứng xử sai lệch. Bởi vì mỗi cá nhân đều có nhu cầu mạnh mẽ được người khác chấp nhận, coi trọng nên anh ta hoặc cô ta có thể hành động một cách không tự nhiên, không thực tế và phát triển những cảm giác sai lệch về bản thân, về những điều mình mong muốn. Mục đích của phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân không phải là chữa trị cho thân chủ hoặc tìm kiếm những nguyên nhân từ quá khứ mà cái chính là khuyến khích thân chủ tự hiện thực hoá những tiềm năng của bản thân, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh ở thân chủ. Thân chủ được xem như là một chủ thể có hiểu biết, họ phải được hiểu, được chấp nhận để nhà tham vấn có thể cung cấp những loại hình giúp đỡ tốt hơn. C. Rogers đã phát biểu quan điểm của mình về mối tương giao giữa nhà tham vấn và thân chủ như sau: "Mối tương giao tôi thấy hữu ích là mối tương giao được định tính bằng một sự trong suốt về phần tôi trong đó cảm quan thực sự của tôi biểu hiện rõ ràng, bằng sự chấp nhận người khác như một con người riêng biệt, có giá trị riêng, và bằng một sự cảm thông sâu xa khiến tôi có thể nhìn thế giới riêng tư của người ấy qua con mắt của người ấy. Khi các điều kiện trên được thực 6 hiện thì tôi trở thành một người bạn đồng hành của thân chủ tôi, theo chân họ trong sự tìm kiếm chính mình mà bây giờ họ cảm thấy được tự do đảm nhiệm". Đầu năm 1942, Rogers xuất bản tập sách “Tham vấn và tâm lý trị liệu” (Counseling and Psychotherapy), ghi lại những nét chính về phương pháp của ông được hình thành sau 10 năm kinh nghiệm làm việc trong công tác trị liệu cho cả trẻ em và người lớn. Cuốn sách này có ảnh hưởng lớn lao đến ngành, nghề tham vấn, nó đánh dấu sự ra đời của tham vấn hiện đại. Từ những năm 50 của thế kỉ XX cho đến nay là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của ngành tham vấn. Sự ra đời rầm rộ của các phương tiện hỗ trợ để đánh giá khách quan tình trạng hiện tại của thân chủ, đó là các trắc nghiệm tâm lý dùng để đánh giá mức độ nhận thức, hứng thú, trí thông minh, nhân cách. Chính việc cho ra đời các trắc nghiệm khách quan đã giúp cho việc đánh giá của các nhà chuyên môn thêm chính xác, đồng thời nâng cao uy tín của hoạt động tham vấn. Những năm 50 của thế kỉ XX đánh dấu sự phát triển của rất nhiều học thuyết khác nhau trong lĩnh vực tham vấn gắn liền với tên tuổi của các nhà tâm lí học (TLH) lớn trên thế giới như: “Các giai đoạn phát triển tâm lý và trí tuệ” của Jean Piaget (1896 – 1980); “Lý thuyết các giai đoạn phát triển tâm lý cá nhân” của Erickson (1902 – 1994)… những lý thuyết này đã cung cấp cho các nhà tham vấn những kiến thức cần thiết về các giai đoạn phát triển của tâm lý cá nhân, từ đó làm nền tảng cho quá trình tương tác với đối tượng. Tham vấn phát triển mạnh mẽ vào những năm 60 của thế kỉ XX. Bên cạnh ba hướng tiếp cận chính là tiếp cận Phân tâm học (Freud), tiếp cận trực tiếp (Williamson) và tiếp cận thân chủ trọng tâm (Rogers) thì thời kỳ này còn có sự ra đời của vô số những cách tiếp cận mới như tiếp cận nhận thức của Albert Ellis (1961), tiếp cận hành vi của Bandura (1969)… Tất cả các hướng tiếp cận tham vấn này đã giúp ích cho sự phát triển rực rỡ của ngành tham vấn trong giai đoạn đó. Đến những năm 70 của thế kỉ XX, tham vấn tiếp tục phát triển trong các lĩnh vực như: tham vấn sức khỏe tâm trí cộng đồng, tham vấn học đường, tham vấn cho người khuyết tật… Sự đào tạo các nhà tham vấn cũng có quy mô hơn, chú trọng đến các kỹ thuật như thấu cảm, lắng nghe, đặt câu hỏi, phản hồi… nhằm phát triển mối quan 7 hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ một cách hiệu quả. Lúc này tham vấn đã trở thành một nghề có vị trí vững chắc trong XH. Từ những năm 80 của thế kỉ XX cho đến nay, ngành tham vấn tiếp tục được mở rộng và lớn mạnh trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH. Ngày nay tham vấn được xem là một trong những dịch vụ XH có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần cho mỗi cá nhân nói riêng và cho cả nhân loại nói chung. Ở các nước phương Tây, kể cả một số nước trong khu vực như Singapo, Thái Lan,… trong mỗi khu dân cư với số lượng vài chục ngàn dân, người ta thường bố trí một trung tâm tham vấn (Counseling Center) hay văn phòng dịch vụ gia đình (Family Services) để triển khai các hoạt động trợ giúp XH. Ngoài ra các mô hình tham vấn học đường ở một số nước trên thế giới cũng khá phổ biến như: mô hình tham vấn nhà trường được tổ chức tại Mỹ với ba thành phần gồm đội chăm sóc sức khỏe tâm thần, nhóm phát triển chương trình và đội quản lý học sinh có vấn đề; mô hình của Thái Lan được tổ chức dưới hình thức Hội sức khỏe tâm thần học đường, bao gồm các thành phần tham gia như bệnh viện, nhà trường, gia đình;… Ngành tham vấn ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của những nguyên tắc đạo đức và đào tạo chuyên môn của nghề tham vấn. Năm 1995, Hiệp hội tham vấn Mỹ ACA (American Couseling Association) đã sửa đổi những tiêu chuẩn đạo đức và những tiêu chuẩn hành nghề tham vấn nhằm làm tăng hiệu quả mối quan hệ trợ giúp giữa nhà tham vấn và thân chủ, mối quan hệ dựa trên sự thấu cảm, chấp nhận, quan tâm của nhà tham vấn đối với từng thân chủ có những đặc trưng về lứa tuổi, giới tính, kinh nghiệm, trình độ văn hóa khác nhau. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tham vấn ở Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay chưa có một thông tin cụ thể nào về điểm khởi đầu hoạt động chính thức của ngành tham vấn. Lịch sử phát triển ngành tham vấn ở Việt Nam chưa có một tài liệu nào công bố rõ ràng về từng bước, từng giai đoạn [25, 17]. Vào những năm cuối của thập kỉ 90, chúng ta ngày càng làm quen với các dịch vụ TVTL. Trước tiên không thể phủ nhận vai trò của các bác sĩ, nhất là những bác sĩ tâm thần và bác sĩ nhi khoa trong việc phát triển những liệu pháp tâm lý, áp dụng trong việc chữa trị các bệnh nhân rối nhiễu và rối loạn hành vi, nhân cách, cũng như 8 trong việc chữa trị và làm việc với các bệnh nhân trẻ em, đặc biệt là các trẻ sơ sinh. Tên tuổi của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cùng các cộng sự của ông ở Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em (NT) phải được ghi nhận cùng với những cố gắng phát triển TLH lâm sàng và tư vấn tâm lý trẻ em. Các bác sĩ tâm thần học cũng đóng một vai trò lớn trong việc phát triển những liệu pháp tâm lý ở Việt Nam, làm cơ sở cho TVTL như: Liệu pháp TLH hành vi, liệu pháp TLH nhận thức, các liệu pháp gia đình, trò chơi… Từ giữa những năm 90, với sự trợ giúp về kinh phí khoa học của nhà nước và các tổ chức khác trong nước cũng như quốc tế, các nhà TLH Việt Nam đã tiếp cận được với những tổ chức TLH các nước trên thế giới như: Mỹ, Úc, Canada, Pháp,…, trong số đó có rất nhiều các nhà TLH thực hành thuộc các trường phái khác nhau: Phân tâm học, TLH hành vi… Những cuộc đối thoại về chuyên môn, nghề nghiệp, định hướng phát triển khoa học tâm lý đã củng cố thêm những điều kiện cần thiết cho sự hình thành một phân ngành khoa học mới ở Việt Nam với khái niệm TLH tham vấn và trị liệu TLH. Hiện nay ở nước ta cũng đã bắt đầu có một số sách về TVTL đã được xuất bản như: “Tư vấn tâm lý căn bản” của Th.S Nguyễn Thơ Sinh (Nhà xuất bản Lao Động, 2006), “Tư vấn tâm lý học đường” do Kiến Văn – Lý Chủ Hưng biên soạn (Nhà xuất bản phụ nữ, 2007)… Và cũng có nhiều quan điểm khác nhau về TVTL được in trên các sách, tạp chí như: - Th.S Bùi Thị Xuân Mai, trường Cao đẳng Lao động – Xã hội, “Tham vấn – một dịch vụ XH cần được phát triển ở Việt Nam” đăng trên tạp chí TLH, số 2/ 2005, chủ yếu bàn về các cách hiểu khác nhau của khái niệm tham vấn và những yếu tố cơ bản của tham vấn, qua đó cho thấy được sự cần thiết của việc phát triển ngành tham vấn ở Việt Nam. - PTS. Nguyễn Thị Phương Hoa, Viện Tâm lý học, “Về tâm lý học tư vấn”, tạp chí TLH số 2/ 1999, trình bày khái niệm, đối tượng của TLH tư vấn cũng như sự ra đời của TLH tư vấn ở Việt Nam và triển vọng phát triển TLH tư vấn ở nước ta trong những năm sắp tới. - PGS.TS. Trần Thị Minh Đức, Khoa Tâm lý học – Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, “Thực trạng tham vấn ở Việt Nam: từ lý thuyết đến thực tế”, tạp chí 9 TLH số 2/ 2003, nhằm đánh giá hoạt động tham vấn và vai trò của các nhà tham vấn trong giai đoạn hiện nay…. Ngoài ra trong những năm gần đây ngày càng có nhiều trung tâm, dịch vụ hỗ trợ, trợ giúp tâm lý tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. HCM được thành lập đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển nghề tham vấn thực hành. Có thể kể ra một số trung tâm như: Trung tâm tư vấn Liên Thu (392 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), trung tâm TVTL Hoàng Nhân – Hà Nội (tổng đài 19008998 – 1900571506), tư vấn tâm lý Share (số 16, ngõ 371/9, Đê La Thành, phường Ô chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội), trung tâm đào tạo và ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt (55 Hoa Sứ, phường 7, quận Phú Nhuận, Tp. HCM)… Từ khoảng năm 2000, nhiều trường học tại Tp. HCM như trường Khánh Hội A – quận 4; Nguyễn Gia Thiều – quận Tân Bình; Diên Hồng – quận 10; Trương Công Định, Phú Mỹ – quận Bình Thạnh; Mạc Đĩnh Chi – quận 6 và rất nhiều trường khác nữa đã chủ động phối hợp với các chuyên viên tâm lý và các tổ chức trong và ngoài nước để triển khai các chương trình tham vấn học đường cho HS. Năm 2003, hội thảo “Nhu cầu tư vấn học đường tại Tp. HCM” được Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Tp. HCM tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà tâm lý, giáo dục và hiệu trưởng các trường có hoạt động tham vấn học đường để “mổ xẻ” và kêu gọi sự quan tâm của giới chuyên môn cũng như các cơ quan chính phủ trong việc xây dựng các chiến lược nhằm phát triển hoạt động tham vấn học đường tại Việt Nam. Cũng trong thời gian này, một vài sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Tp. HCM đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình về vấn đề tham vấn học đường. Những “sự kiện” này được xem là những bước khởi đầu cho nhiều sự thay đổi tiếp theo của ngành tham vấn học đường tại Việt Nam. Năm 2004, Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý (CACP) thuộc trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội được thành lập và cũng đề cập đến hoạt động nghiên cứu và hỗ trợ hoạt động tham vấn học đường. Năm 2005, với sự chấp thuận của Ủy ban Dân số – Gia đình – Trẻ em Tp. HCM và sự hỗ trợ của UNICEF, văn phòng tư vấn trẻ em Tp. HCM đã tổ chức hội 10 [...]... and Belongingness) - Nhu cầu về được tôn trọng (Esteem needs) - Nhu cầu được thể hiện mình (Self – actualizing needs) Các loại nhu cầu này được chia làm nhu cầu cấp thấp và nhu cầu cấp cao : - Nhu cầu cấp cao : + Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được lệ thuộc + Nhu cầu được tôn trọng + Nhu cầu được thể hiện mình - Nhu cầu cấp thấp : + Nhu cầu an toàn + Nhu cầu sinh lý Bốn mức nhu cầu đầu tiên ông... 2003 - Đàm Thị Quế Anh, Khóa luận tốt nghiệp Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng , 2009 1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề 1.2.1 Lý luận về nhu cầu 1.2.1.1 Khái niệm nhu cầu Vấn đề nhu cầu đã được nhiều nhà TLH nghiên cứu, và cho đến nay cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhu cầu Theo Từ điển TLH của Nguyễn Khắc Viện thì nhu cầu... nghiên cứu về nhu cầu ở Việt Nam - Đỗ Ngọc Khanh, Nhu cầu hoa t động tham vấn ở các trường giáo dưỡng”, Viện Tâm lý học, 2008 - Vũ Kim Thanh, “Tư vấn tâm lý – một nhu cầu xã hội cần được đáp ứng”, Khoa Tâm lý – Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2001 - Dương Thị Diệu Hoa – Vũ Khánh Linh – Trần Văn Thức, “Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh THPT , trường... túy, chất kích thích…), tham vấn về luật pháp… 1.2.2.3 Các hình thức tham vấn tâm lý Tham vấn tâm lý có thể chia thành hai hình thức: tham vấn trực tiếp và tham vấn gián tiếp - Hình thức tham vấn trực tiếp: tức là có sự gặp gỡ trực tiếp giữa nhà tham vấn và thân chủ Nhà tham vấn dùng kỹ năng của mình giúp thân chủ hiểu các nguyên nhân dẫn đến vấn đề của họ, từ đó nhìn nhận lại vấn đề một cách tích cực... đánh giá chính xác vấn đề trong một khoảng thời gian ngắn Chính vì vậy khó đem lại hiệu quả tham vấn như mong muốn Mặt khác, nguyên tắc giữ bí mật cũng không được đảm bảo do đài phát thanh là phương tiện thông tin đại chúng 1.2.2.4 Mục đích và chức năng của tham vấn tâm lý  Mục đích của tham vấn tâm lý Tham vấn tâm lý có những mục tiêu chung như sau: - Sứ mệnh của tham vấn tâm lý là hỗ trợ và phát... hệ với nhau…)… - Tham vấn học đường: Tham vấn và trợ giúp cho HS, sinh viên về các vấn đề mà lứa tuổi này hay gặp phải trong cuộc sống, học tập như: các mối quan hệ bạn bè (áp lực bạn đồng đẳng…), gia đình, thầy cô; tham vấn hướng nghiệp; tham vấn về sức khỏe sinh sản; học lực, khả năng học tập… - Tham vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên: Nhà tham vấn hỗ trợ thân chủ giải quyết những vấn đề mà họ gặp... khách hàng + Nhạy bén, đồng cảm: nhà tham vấn phải đặt mình vào vị trí của khách hàng mới hiểu được vấn đề của họ, hiểu được những rung cảm của họ + Khuyến khích, hỗ trợ khách hàng tự giải quyết vấn đề của mình 1.2.2.6 Những phẩm chất nghề nghiệp của nhà tham vấn tâm lý Nhà tham vấn tâm lý cần có một số phẩm chất nghề nghiệp như: 33 - Tương đẳng: Nhà tham vấn cần phải thành thực với chính mình và với người... thống trật tự thứ bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn Ông đã đưa ra 5 nấc thang nhu cầu có nội dung bao hàm, được xếp theo thứ tự từ nhu cầu vật chất cơ bản cần thiết đến nhu cầu tinh thần nâng cao như sau : 13 - Nhu cầu sinh lý (Hysiological needs) - Nhu cầu về an toàn (Safety needs) - Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được... năng của thân chủ để họ tự lựa chọn các giải pháp giải quyết vấn đề của mình Đặc điểm của hình thức này là: thông tin hai chiều trong một thời gian ngắn; Các kỹ năng tham vấn được sử dụng một cách có hiệu quả Trong tham vấn trực tiếp thường có ba loại cơ bản sau: tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm, tham vấn gia đình Những hình thức tham vấn này thường thấy ở các phòng trị liệu và TVTL, trong đó tham vấn. .. vấn này đòi hỏi nhà tham vấn phải phối hợp vận dụng các kỹ năng khác nhau để khai thác thông tin, phản hồi, giải quyết vấn đề… + Tham vấn trực tiếp tại các phòng tham vấn trực thuộc các cơ quan như trường học, trường giáo dưỡng, trung tâm cai nghiện, bệnh viện, nhà máy… Ở hình thức này nhà tham vấn và thân chủ cũng đối thoại trực tiếp với nhau - Hình thức tham vấn gián tiếp: Nhà tham vấn và thân chủ không . nghiên cứu - Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám – Thành phố Đà Nẵng. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám – Thành phố Đà Nẵng. 3.3. Khách. đáp ứng nhu cầu của các em. Từ lý luận và thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường Trung học phổ thông Hoàng Hoa Thám – Thành phố Đà Nẵng để nghiên. thức tham vấn tâm lý vì nhiều lý do khác nhau. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về nhu cầu tham vấn tâm lý. - Tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh

Ngày đăng: 23/05/2015, 21:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu

  • 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

  • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

  • 3.2. Khách thể nghiên cứu

  • 3.3. Khách thể khảo sát

  • 3.4. Phạm vi nghiên cứu

  • 4. Giả thuyết khoa học

  • 5. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 6. Phương pháp nghiên cứu

    • B. PHẦN NỘI DUNG

    • 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

    • 1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về tham vấn tâm lý

    • 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tham vấn trên thế giới

    • 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tham vấn ở Việt Nam

    • 1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về nhu cầu

    • 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về nhu cầu trên thế giới

    • 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về nhu cầu ở Việt Nam

    • 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề

    • 1.2.1. Lý luận về nhu cầu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan