Các hình thức tham vấn tâm lý

Một phần của tài liệu NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 29)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.2.3. Các hình thức tham vấn tâm lý

Tham vấn tâm lý có thể chia thành hai hình thức: tham vấn trực tiếp và tham vấn gián tiếp.

- Hình thức tham vấn trực tiếp: tức là có sự gặp gỡ trực tiếp giữa nhà tham vấn và thân chủ. Nhà tham vấn dùng kỹ năng của mình giúp thân chủ hiểu các nguyên nhân dẫn đến vấn đề của họ, từ đó nhìn nhận lại vấn đề một cách tích cực hơn, khơi dậy những tiềm năng của thân chủ để họ tự lựa chọn các giải pháp giải quyết vấn đề của mình. Đặc điểm của hình thức này là: thông tin hai chiều trong một thời gian ngắn; Các kỹ năng tham vấn được sử dụng một cách có hiệu quả. Trong tham vấn trực tiếp thường có ba loại cơ bản sau: tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm, tham vấn gia đình. Những hình thức tham vấn này thường thấy ở các phòng trị liệu và TVTL, trong đó tham vấn cá nhân là phổ biến nhất.

+ Tham vấn trực tiếp tại trung tâm tư vấn (các trung tâm này hoạt động độc lập): Nhà tham vấn và thân chủ đối thoại trực tiếp với nhau. Loại hình này giúp nhà tham vấn và thân chủ có thời gian trò chuyện, trao đổi, thiết lập mối quan hệ gần gũi, điều này giúp nhà tham vấn hiểu sâu sắc hơn vấn đề của thân chủ. Chính vì vậy đây là loại hình tham vấn mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Trong loại hình tham vấn này đòi hỏi nhà tham vấn phải phối hợp vận dụng các kỹ năng khác nhau để khai thác thông tin, phản hồi, giải quyết vấn đề…

+ Tham vấn trực tiếp tại các phòng tham vấn trực thuộc các cơ quan như trường học, trường giáo dưỡng, trung tâm cai nghiện, bệnh viện, nhà máy… Ở hình thức này nhà tham vấn và thân chủ cũng đối thoại trực tiếp với nhau.

- Hình thức tham vấn gián tiếp: Nhà tham vấn và thân chủ không đối thoại trực tiếp với nhau mà thường thông qua kênh liên lạc trung gian như: điện thoại,

báo chí, thư từ, internet, đài phát thanh, đài truyền hình… Đặc điểm của hình thức này là thông tin một chiều, các kỹ năng tham vấn không được sử dụng một cách triệt để, có hiệu quả. Tham vấn gián tiếp gồm có các hình thức sau:

+ Tham vấn qua điện thoại: loại hình tham vấn này khá phát triển trong thời gian gần đây. Thân chủ có những khó khăn, khúc mắc trong cuộc sống gọi điện thoại đến để được hỗ trợ vượt qua những khó khăn này. Thân chủ có thể gọi điện đến trung tâm nhiều lần cho đến khi nào vấn đề được giải quyết hoàn toàn. Hình thức này không giới hạn về mặt thời gian nên cả nhà tham vấn và khách hàng đều có thời gian để trao đổi thông tin và xác định chính xác vấn đề cần giải quyết. Ở hình thức này nguyên tắc bí mật được đảm bảo tốt.

+ Tham vấn qua internet: loại hình tham vấn này rất phát triển trong thời gian gần đây và nó bắt đầu đáp ứng được nhu cầu của những người sử dụng internet. Với hình thức này khách hàng sẽ sử dụng thư điện tử hoặc tham vấn trực tuyến để cung cấp các vấn đề cũng như các thông tin của bản thân cho nhà tham vấn. Nhà tham vấn sẽ phản hồi thông tin cho khách hàng qua thư điện tử. Hình thức này có ưu điểm là mọi vấn đề liên quan đến khách hàng chỉ có nhà tham vấn và khách hàng biết, thông tin phản hồi nhanh chóng, do vậy nguyên tắc giữ bí mật cũng khá đảm bảo. Song do không gặp trực tiếp nên vấn đề giám sát thực hiện cách giải quyết vấn đề của khách hàng là khó tiến hành, do đó hiệu quả tham vấn không được đảm bảo.

+ Tham vấn qua truyền hình: Đài truyền hình sẽ tổ chức các chương trình tham vấn. Khách hàng có vấn đề sẽ gọi điện hoặc viết thư gửi về đài truyền hình, sau đó đài truyền hình sẽ chọn ra một số tình huống để các chuyên gia giải quyết trong chương trình truyền hình. Hình thức này giới hạn về mặt thời gian, ngoài ra nguyên tắc giữ bí mật cũng không được đảm bảo.

+ Tham vấn qua báo chí, thư từ: Đây là loại hình tham vấn gián tiếp xuất hiện sớm nhất ở nước ta, thường là tham vấn cho các khách hàng gặp rắc rối về các vấn đề như tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Tham vấn qua báo chí, thù từ có một số đặc điểm riêng như: Khách hàng không biết ai ở trung tâm sẽ đọc và xử lí

không có một ảnh hưởng nào hay một tác động nào từ phía nhà tham vấn. Tuy nhiên do không được gặp gỡ để nhận biết được khách hàng qua việc quan sát vẻ mặt, điệu bộ cử chỉ nên có nhiều thông tin về khách hàng bị thiếu. Khi thân chủ có những bức xúc tâm lý, chuyên viên tham vấn không thể trấn an, chia sẻ kịp thời với thân chủ. Vì vậy tham vấn qua báo chí, thư từ thường kém tính thời sự. Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng nên nguyên tắc giữ bí mật không được thực hiện tuyệt đối. Thông tin phải thông qua phương tiện trung gian là thư nên cần rất nhiều thời gian.

+ Tham vấn qua đài: Các khách hàng sẽ gọi điện đến các chương trình tư vấn của đài phát thanh. Qua thông tin khách hàng cung cấp, các nhà tham vấn sẽ đưa ra các lời khuyên, các gợi ý thích hợp và từ đó khán giả sẽ tự quyết định phương thức giải quyết vấn đề của mình. Với hình thức này, nhà tham vấn chỉ tiếp nhận thông tin một chiều từ khán giả nghe đài nên không thể xác nhận thông tin cũng như đánh giá chính xác vấn đề trong một khoảng thời gian ngắn. Chính vì vậy khó đem lại hiệu quả tham vấn như mong muốn. Mặt khác, nguyên tắc giữ bí mật cũng không được đảm bảo do đài phát thanh là phương tiện thông tin đại chúng.

1.2.2.4. Mục đích và chức năng của tham vấn tâm lý

Mục đích của tham vấn tâm lý

Tham vấn tâm lý có những mục tiêu chung như sau: - Sứ mệnh của tham vấn tâm lý là hỗ trợ và phát triển.

- Đạt được những thay đổi ở người đến tham vấn, những thay đổi ấy có thể diễn ra ở ba lĩnh vực cơ bản sau:

+ Lĩnh vực cảm nhận: TVTL có thể làm thay đổi cách mà khách hàng cảm nhận về vấn đề và bản chất XH. Thông thường đây là cái đầu tiên chúng ta đặt ra trong quá trình tham vấn, giúp cho thân chủ nhìn ra vấn đề, thay đổi cách nhìn nhận của họ. Nhà tham vấn cũng phải đặt ra các mục tiêu trung gian (còn gọi là cái đích): thay đổi cảm nhận của thân chủ.

+ Cái đích về niềm tin: Thân chủ thay đổi niềm tin, xây dựng niềm tin về bản thân và sự phát triển. TVTL hướng tới việc tạo ra những thay đổi. Thông thường

giai đoạn này trong TVTL thường diễn ra với thời gian khá dài mới xây dựng được niềm tin cho thân chủ.

+ Cái đích về kỹ năng, thói quen: TVTL hướng tới việc phát triển khách hàng, những kỹ năng mới để đương đầu một cách hiệu quả với các vấn đề của họ; Đó là những kỹ năng tận dụng tối đa các cơ hội, giảm thiểu những yếu tố trở ngại trong môi trường, hình thành thói quen ứng xử mới.

Chức năng của tham vấn tâm lý

Tham vấn tâm lý thực hiện các chức năng cơ bản sau:

- Việc đầu tiên là phải cung cấp thông tin cho khách hàng: phải cung cấp những thông tin một cách khách quan, chính xác, rõ ràng. Điều này sẽ giúp khách hàng tránh được những cách hiểu, những quan niệm lệch lạc, hiểu biết sai lầm.

- Thể hiện sự hỗ trợ: tức là thể hiện sự trợ giúp về mặt tâm lý, tình cảm bằng những hình thức như chia sẻ, lắng nghe (Trong TVTL, lắng nghe là một hoạt động chuyên biệt). Qua đó làm cho khách hàng đến tham vấn cảm thấy yên tâm, giúp họ giải tỏa tâm lý, những đè nén trong lòng.

- Chức năng giải quyết các mâu thuẫn: nhà tham vấn không phải trực tiếp giải quyết, mà giúp đỡ khách hàng giải quyết những khác biệt, những mâu thuẫn của họ với người khác, và giải quyết những mâu thuẫn trong chính bản thân họ.

- Chức năng giải quyết vấn đề: đứng trước những vấn đề mà khách hàng không giải quyết được, nhà tham vấn sẽ giúp khách hàng phân tích những khó khăn, tìm những giải pháp hành động (cùng khách hàng xây dựng kế hoạch hành động), tìm ra được những giải pháp quản lý vấn đề. Với chức năng này, yêu cầu nhà tham vấn cần phải có vốn kinh nghiệm sống phong phú.

- Chức năng quyết định: nhà tham vấn giúp khách hàng xác định các phương án và lựa chọn các quyết định (quyết định cuối cùng là do khách hàng, nhà tham vấn chỉ phân tích những ưu, nhược của các phương án để giúp khách hàng lựa chọn quyết định đúng đắn). Đây chính là kĩ thuật hỗ trợ ra quyết định.

- Thay đổi hành vi: nhà tham vấn trang bị cho khách hàng các kĩ năng sống phù hợp để khách hàng có thể ra được các quyết định, thực hiện được các thay đổi

Một phần của tài liệu NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w