Mức độ hài lòng của học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp.ĐN về

Một phần của tài liệu NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 53)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.1.Mức độ hài lòng của học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp.ĐN về

về cuộc sống hiện tại

3.1.1.1. Mức độ hài lòng của học sinh về cuộc sống hiện tại (theo tổng số)

Bảng 3.1. Mức độ hài lòng của học sinh về cuộc sống hiện tại (theo tổng số)

STT Mức độ Số lựa chọn Tỷ lệ (%)

1 Rất hài lòng 74 25.3

2 Tương đối hài lòng 187 63.8

3 Không hài lòng 32 10.9

Tổng số 293 100

Biểu đồ 3.1. Mức độ hài lòng của học sinh về cuộc sống hiện tại Nhận xét:

Qua biểu đồ 3.1 và bảng 3.1 ta thấy có 25.3 % HS của trường THPT Hoàng Hoa Thám cảm thấy “Rất hài lòng” về cuộc sống hiện tại của bản thân. Số HS cảm thấy “Tương đối hài lòng” chiếm tỷ lệ lớn nhất với 63.8 %. Và có 10.9 % HS cảm thấy “Không hài lòng” với cuộc sống hiện tại, điều này một mặt đã phản ánh sự căng thẳng quá mức của một số học sinh hiện nay, mặt khác cho thấy áp lực từ phía gia đình, nhà trường và xã hội đến đời sống của các em; với những em cảm thấy “Không hài lòng” với cuộc sống rất cần được sự trợ giúp kịp thời và đúng hướng từ phía người lớn và bạn bè.

Bảng 3.2. Mức độ hài lòng của học sinh về cuộc sống hiện tại (theo giới tính)

Khách thể

Tổng

Mức độ

Rất hài lòng Tương đối hài lòng Không hài lòng

SLC % SLC % SLC %

Nam 140 37 26.43 87 62.14 16 11.43

Nữ 153 37 24.2 100 65.4 16 10.4

p 0.380 0.259 0.596

Biểu đồ 3.2. Mức độ hài lòng của học sinh về cuộc sống hiện tại (theo giới tính) Qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 ta thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ (p > 0.05). Cụ thể:

- Ở cả nam và nữ, tỷ lệ HS “Tương đối hài lòng” với cuộc sống hiện tại đều chiếm tỷ lệ cao nhất: nữ chiếm 65.4 % và nam chiếm 62.14 %.

- Đứng ở vị trí thứ hai là mức độ “Rất hài lòng” với cuộc sống hiện tại (nam 26.43 % - nữ 24.2%).

- Tỷ lệ HS “Không hài lòng” với cuộc sống hiện tại chiếm tỷ lệ thấp nhất ở cả hai giới (nam 11.43 % - nữ 10.4 %).

Như vậy có thể nói cả HS nam và HS nữ đều có những khó khăn nhất định.

3.1.1.3. Mức độ hài lòng của học sinh về cuộc sống hiện tại (theo khối học)

Bảng 3.3. Mức độ hài lòng của học sinh về cuộc sống hiện tại (theo khối học) Khách Rất hài lòng Tương đối hài lòngMức độ Không hài lòng

0 10 20 30 40 50 60 70 Rất hài lòng Tương đối hài lòng Không hài lòng Nam Nữ

Khối 10 97 20 20.6 70 73.2 6 6.2

Khối 11 96 27 28.1 60 62.5 9 9.4

Khối 12 100 27 27.0 56 56.0 17 17.0

Biểu đồ 3.3. Mức độ hài lòng của học sinh về cuộc sống hiện tại (theo khối học) Qua bảng 3.3 kết hợp với bảng 1 (xem phần phụ lục) và biểu đồ 3.3 ta thấy: - Giữa HS khối 11 và khối 12 không có sự khác biệt ở mức độ “Rất hài lòng” và “Tương đối hài lòng” (p > 0.05); và giữa hai khối học này chỉ có sự khác biệt ở mức độ “Không hài lòng” (khối 11: 9.4 % và khối 12: 17 %, p = 0.001). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giữa khối 10 – khối 11 có sự khác biệt ở hai mức độ “Rất hài lòng” (khối 10: 20.6 % và khối 11: 28.1 %, p = 0.016) và “Tương đối hài lòng” (khối 10: 73.2 % và khối 11: 62.5 %, p = 0.002); và giữa hai khối này không có sự khác biệt ở mức độ “Không hài lòng” (p > 0.05).

- Giữa khối 10 – khối 12 có sự khác biệt ở cả ba mức độ “Rất hài lòng” (khối 10: 20.6 % và khối 12: 27 %, p = 0.036), “Tương đối hài lòng” (khối 10: 73.2 % và khối 12: 56 %, p = 0.000) và “Không hài lòng” (khối 10: 73.2 % và khối 12: 56 %, p = 0.000).

Như vậy có thể thấy rằng những lo lắng của HS bắt đầu từ lớp 11 và tiếp diễn đến lớp 12, các em phải đối mặt với nhiều khó khăn như áp lực học tập ngày càng tăng (lượng kiến thức nhiều hơn trước, bắt đầu phải đối mặt với các kỳ thi quan trọng như thi tốt nghiệp, thi đại học…), tình bạn khác giới…

Ngoài ra ở mức độ “Không hài lòng” với cuộc sống hiện tại HS khối 12 chiếm tỉ lệ cao nhất với 17%, khối 11 là 9.4% và thấp nhất là khối 10 với 6.2%. Điều này có thể được lý giải do sự khác biệt về sự phát triển tâm sinh lý. Học sinh

khối 12 đang ở thời kỳ cuối cấp THPT, với những căng thẳng, áp lực ngày càng nhiều như: áp lực học tập, thi cử, chọn trường thi đại học, chọn nghề cùng với sự kỳ vọng của cha mẹ về kết quả học tập của các em; mặt khác các mối quan hệ xã hội (bạn bè,…), tình yêu , tình bạn khác giới cũng ảnh hưởng nhiều đến đời sống của HS. Còn HS khối 10 mới bước vào môi trường THPT, các em vẫn còn những xúc cảm tích cực như niềm vui thi đậu vào cấp III…, các em chưa bị nhiều những áp lực của việc học tập, chọn nghề chi phối nên các em ít cảm thấy “Không hài lòng” với cuộc sống hơn.

Một phần của tài liệu NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 53)