Mức độ mong muốn tham vấn tâm lý của học sinh

Một phần của tài liệu NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 67)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.2. Mức độ mong muốn tham vấn tâm lý của học sinh

3.2.2.1. Mức độ mong muốn tham vấn tâm lý của học sinh (theo tổng số)

Bảng 3.14. Mức độ mong muốn tham vấn tâm lý của học sinh (theo tổng số)

Các vấn đề Rất mong muốn Mong muốnMức độ mong muốnKhông mong muốn

SLC % SLC % SLC %

Học tập, rèn luyện 144 49.1 128 43.7 21 7.2

Quan hệ với cha mẹ, anh chị em 47 16 174 59.4 72 24.6

Quan hệ với bạn bè, với tập thể

lớp 58 19.8 167 57 68 23.2

Quan hệ với thầy cô giáo 20 6.8 129 44 144 49.2

Sự phát triển của bản thân (những căng thẳng, stress, sức khỏe của bản thân…)

102 34.8 147 50.2 44 15

Những thắc mắc về giới tính,

sức khỏe sinh sản vị thành niên 49 16.7 179 61.1 65 22.2

Tình yêu tuổi học trò 73 24.9 145 49.5 75 25.6

Tình bạn khác giới 45 15.4 167 57 81 27.6

tương lai

Tài chính 88 30 140 47.8 65 22.2

Biểu đồ 3.12. Mức độ mong muốn tham vấn tâm lý của học sinh Nhìn vào bảng 3.14 và biểu đồ 3.12 ta nhận thấy:

- Phần lớn HS rất mong muốn được tham vấn về các vấn đề như: Lý tưởng, nghề nghiệp trong tương lai (69 %); Học tập, rèn luyện (49.1 %); Sự phát triển của bản thân (những căng thẳng, stress, sức khỏe của bản thân…) (34.8 %).

- Những vấn đề HS mong muốn được tham vấn như: Những thắc mắc về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên (61.1 %); Quan hệ với cha mẹ, anh chị em (59.4 %); Quan hệ với bạn bè, với tập thể lớp (57 %).

- Những vấn đề HS không mong muốn được tham vấn là: Quan hệ với thầy cô giáo (49.2 %); Tình bạn khác giới (27.6 %); Tình yêu tuổi học trò (25.6 %).

3.2.2.2. Mức độ mong muốn tham vấn tâm lý của học sinh (theo giới tính)

Bảng 3.15. Mức độ mong muốn tham vấn tâm lý của học sinh (theo giới tính)

Các vấn đề

Mức độ mong muốn Rất mong

muốn Mong muốn

Không mong muốn Nam % Nữ % Nam % Nữ % Nam % Nữ % Học tập, rèn luyện 43.6 55.3 50 38 7.9 6.5

Quan hệ với cha mẹ, anh chị em 15 17 57.9 60.8 26.4 22.9 Quan hệ với bạn bè, với tập thể lớp 18.6 21 53.6 60.1 24.3 22.2

Quan hệ với thầy cô giáo 7.9 5.9 41.4 46.4 53.6 45.1

Sự phát triển của bản thân (những

Những thắc mắc về giới tính, sức khỏe

sinh sản vị thành niên 16.4 17 59.3 62.7 24.3 20.3

Tình yêu tuổi học trò 30 20.3 50.7 48.4 22.9 28.1

Tình bạn khác giới 10.7 19.6 58.6 55.6 25 30.1

Lý tưởng, nghề nghiệp trong tương lai 64.3 73.2 35 22.2 4.3 1.3

Tài chính 27.9 32 51.4 44.4 24.3 20.3

Qua phân tích bảng 3.15 và bảng 5 (xem phần phụ lục) chúng tôi thấy:

- Ở mức độ “Rất mong muốn” có sự khác biệt giữa HS nam và HS nữ ở các vấn đề sau:

+ Tình yêu tuổi học trò ( p = 0.000): ở HS nam thì có 30 % “Rất mong muốn” được tham vấn về vấn đề tình yêu tuổi học trò trong khi đó tỉ lệ này ở HS nữ là 20.3 %.

+ Lý tưởng, nghề nghiệp trong tương lai (p = 0.001): ở HS nam thì có 64.3 % “Rất mong muốn” được tham vấn về vấn đề lý tưởng, nghề nghiệp trong tương lai trong khi đó tỉ lệ này ở HS nữ là 73.2 %.

- Ở mức độ “Mong muốn” có sự khác biệt giữa HS nam và HS nữ ở các vấn đề sau:

+ Học tập, rèn luyện (p = 0.004): HS nam 50 % - HS nữ 38 %

+ Quan hệ với cha mẹ, anh chị em (p = 0.024): HS nam 57.9 % - HS nữ 60.8 %. + Quan hệ với thầy cô giáo (p = 0.010): HS nam 41.4 % - HS nữ 46.4 %.

+ Lý tưởng, nghề nghiệp trong tương lai (p = 0.006): HS nam 35 % - HS nữ 22.2 %.

- Ở mức độ “Không mong muốn” có sự khác biệt giữa HS nam và HS nữ ở các vấn đề sau:

+ Quan hệ với cha mẹ, anh chị em (p = 0.000): HS nam 26.4 % - HS nữ 24.9 %. + Những thắc mắc về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên (p = 0.028): HS nam 24.3 % - HS nữ 20.3 %.

+ Tình yêu tuổi học trò ( p = 0.040): HS nam 22.9 % - HS nữ 28.1 %. + Tài chính ( p = 0.006): HS nam 24.3 % - HS nữ 20.3 %.

Như vậy, giữa HS nam và HS nữ có sự khác nhau về mức độ mong muốn TVTL.

3.2.2.3. Mức độ mong muốn tham vấn tâm lý của học sinh (theo khối học)

Qua phân tích bảng 6 và bảng 7 (xem phần phụ lục) chúng tôi thấy: - Giữa khối 10 – khối 11 có sự khác biệt ở các vấn đề sau:

+ Quan hệ với cha mẹ có sự khác biệt ở hai mức độ: rất mong muốn (khối 10: 19.6 % - khối 11: 12.5 %, p = 0.007) và mong muốn (khối 10: 52.6% – khối 11: 65.6 %, p = 0.002).

+ Quan hệ với bạn bè, tập thể lớp có sự khác biệt ở mức độ rất mong muốn (khối 10: 17.5 % – khối 11: 24 %, p = 0.028).

+ Quan hệ với thầy cô giáo có sự khác biệt ở mức độ rất mong muốn (khối 10: 10.3 % - khối 11: 6.3 %, p = 0.041).

+ Sự phát triển của bản thân có sự khác biệt ở mức độ rất mong muốn (khối 10: 37.1 % - khối 11: 29.2 %, p = 0.022).

+ Tình bạn khác giới có sự khác biệt ở mức độ rất mong muốn (khối 10: 21.6 % - khối 11: 12.5 %, p = 0.001) và mức độ mong muốn (khối 10: 51.5% - khối 11: 60.4 %, p = 0.039).

+ Vấn đề tài chính có sự khác biệt ở mức độ không mong muốn (khối 10: 31 % - khối 11: 23 %, p = 0.013).

- Giữa khối 11 – khối 12 có sự khác biệt ở các vấn đề sau:

+ Học tập, rèn luyện có sự khác biệt ở mức độ không mong muốn (khối 11: 5.2 % - khối 12: 9 %, p = 0,039).

+ Quan hệ với bạn bè, tập thể lớp có sự khác biệt ở mức độ rất mong muốn (khối 11: 24 % - khối 12: 18 %, p = 0.041).

+ Sự phát triển của bản thân có sự khác biệt ở mức độ rất mong muốn (khối 11: 29.2 % - khối 12: 38 %, p = 0.011).

+ Lý tưởng, nghề nghiệp có sự khác biệt ở hai mức độ: rất mong muốn (khối 11: 65.6 % - khối 12: 73 %, p = 0.028), và mong muốn (khối 11: 32.3 % - khối 12: 24 %, p = 0.011).

+ Vấn đề tài chính có sự khác biệt ở mức độ không mong muốn (khối 11: 23 % - khối 12: 13 %, p = 0.000).

- Giữa khối 10 – khối 12 có sự khác biệt ở các vấn đề sau:

+ Quan hệ với thầy cô giáo có sự khác biệt ở mức độ rất mong muốn (khối 10: 10.3 % - khối 12: 4 %, p = 0.000).

+ Tình yêu tuổi học trò có sự khác biệt ở mức độ không mong muốn (khối 10: 21.6 % - khối 12: 28 %, p = 0.040).

+ Tình bạn khác giới có sự khác biệt ở mức độ rất mong muốn (khối 10: 21.6 % - khối 12: 12 %, p = 0.000) và mức độ mong muốn (khối 10: 51.5 % - khối 12: 61 %, p = 0.029).

+ Vấn đề tài chính có sự khác biệt ở mức độ không mong muốn (khối 10: 31 % - khối 12: 13 %, p = 0.000).

Như vậy có thể thấy chỉ có sự khác biệt ở mức độ “không mong muốn” tham vấn về vấn đề tài chính giữa cả ba khối học (khối 10: 31 %, khối 11: 23 %, khối 12: 13 %). Các vấn đề còn lại không có sự khác biệt giữa cả ba khối học vì sự khác biệt này không phụ thuộc vào từng khối học và khối nào cũng có những mong muốn tham vấn tâm lý ở các vấn đề trên như nhau.

Một phần của tài liệu NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w