B. PHẦN NỘI DUNG
3.2.1. Cảm xúc của học sinh trước những khó khăn chưa được giải quyết và cách
cách thức giải quyết các khó khăn tâm lý của học sinh
3.2.1.1. Cảm xúc của học sinh trước những khó khăn chưa được giải quyết
Bảng 3.12. Cảm xúc của học sinh trước những khó khăn chưa được giải quyết
Cảm nhận SLC % Xếp hạng
Bực bội, căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, chán nản 89 30.4 2
Không muốn làm bất cứ việc gì nữa 48 16.4 3
Tự nhủ với bản thân “cứ từ từ, rồi sẽ có cách giải quyết” 135 46.1 1
Ý kiến khác 21 7.1 4
Biểu đồ 3.11. Cảm xúc của học sinh khi gặp khó khăn
Qua phân tích bảng 3.12 và biểu đồ 3.11 ta thấy có 30.4 % HS cảm thấy “Bực bội, căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, chán nản” khi gặp những khó khăn, bức xúc chưa được giải quyết; 16.4 % HS cảm thấy “Không muốn làm bất cứ việc gì nữa” trước những khó khăn, bức xúc chưa được giải quyết; Có tới 46.1 % HS có cảm nhận “cứ từ từ, rồi sẽ có cách giải quyết”; và cũng có 7.1 % “Ý kiến khác” của HS trước những khó khăn chưa được giải quyết, như: “Muốn làm một điều gì để quên đi việc đó ngay bây giờ rồi sau đó sẽ tìm cách giải quyết”, hay “Khi gặp khó khăn thì rất căng thẳng và lo lắng, bị ám ảnh rất nhiều, và phải cố gắng tìm cách giải quyết thật nhanh”…
Như vậy có thể thấy: khi gặp những khó khăn, bức xúc trong cuộc sống thì khá nhiều HS có cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ có ảnh hưởng
3.2.1.2. Cách thức giải quyết các khó khăn tâm lý của học sinh
Bảng 3.13. Cách thức giải quyết các khó khăn tâm lý của học sinh
STT Cách giải quyết SLC Tỷ lệ
(%)
Xếp hạng
1 Âm thầm chịu đựng 55 11.2 3
2 Tự mình giải quyết theo cách riêng 166 33.7 1 3 Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin 52 10.5 4 4 Tự an ủi, làm việc gì đó hoặc viết nhật ký 41 8.3 6
5 Tâm sự với bố mẹ hoặc anh chị em 46 9.3 5
6 Tâm sự với bạn bè 125 25.4 2
7 Tâm sự với thầy cô 3 0.6 8
8 Ý kiến khác 5 1 7
Qua phân tích bảng số liệu 3.13 ta nhận thấy có tới 33.7 % HS lựa chọn phương án “Tự mình giải quyết theo cách riêng” khi gặp khó khăn, chiếm tỷ lệ cao nhất. Đứng ở vị trí thứ hai là “Tâm sự với bạn bè” khi gặp khó khăn với 25.4 %, và thấp nhất là phương án “Tâm sự với thầy cô” chỉ chiếm 0.6 %. Điều đáng lưu ý ở đây là ít HS được khảo sát lựa chọn giải pháp là tâm sự với bố mẹ hoặc anh chị em (chiếm 9.3 %).