Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 49)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3.Các phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Mục đích: Tìm hiểu, tham khảo, cố gắng nắm bắt những gì đã được đề cập từ trước đến nay ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các phương pháp có liên quan đến đề tài, các luận chứng để lý giải kết quả…

- Cách tiến hành: Đọc và phân tích các văn bản, tài liệu trong nước, ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Bao gồm:

+ Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nhu cầu, tham vấn tâm lý, đặc điểm tâm sinh lý của HS THPT.

+ Tham khảo các sách báo, tạp chí, giáo trình… có liên quan đến vấn đề nhu cầu, nhu cầu TVTL của HS. Phân tích và khái quát các công trình nghiên cứu, các luận văn, các đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề nhu cầu nói chung, nhu cầu TVTL của HS nói riêng.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn.

+ Mục đích: chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin về các vấn đề sau:

a. Thực trạng khó khăn tâm lý của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN:

• Mức độ hài lòng của học sinh về cuộc sống hiện tại (câu 1). • Mức độ gặp khó khăn của học sinh (câu 2).

• Những khó khăn tâm lý chủ yếu của học sinh (câu 3).

• Ảnh hưởng của những khó khăn tâm lý đến đời sống của học sinh (câu 4).

b.Nhu cầu TVTL của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám - Tp. ĐN:

• Cảm xúc của học sinh trước những khó khăn chưa được giải quyết và cách thức giải quyết các khó khăn tâm lý của học sinh THPT (câu 5, 6). • Mức độ mong muốn tham vấn tâm lý của học sinh THPT (câu 7).

• Sự cần thiết của hoạt động tham vấn đối với HS và hiểu biết của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám - Tp. ĐN về TVTL (câu 8, 9, 10, 11, 12, 13).

• Mức độ tiếp cận của HS đối với các dịch vụ TVTL (câu 14); kết quả và cảm nhận của HS sau khi được tham vấn (câu 15, 16); có ý định tiếp tục tham vấn nữa hay không (câu 17) và ý định tìm đến dịch vụ tham vấn khi gặp khó khăn trong cuộc sống (câu 18); lý do HS chưa tìm đến TVTL (câu 19).

• Nhu cầu của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám - Tp. ĐN về lĩnh vực tham vấn và hình thức TVTL (câu 20, 21).

• Nhu cầu của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN về việc mở phòng TVTL (câu 22, 23, 24, 25).

+ Cách tiến hành: Để nghiên cứu nhu cầu TVTL của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN chúng tôi đã tiến hành xây dựng phiếu hỏi. Phiếu hỏi

gồm 25 câu với 2 loại câu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi mở, được sắp xếp xen kẽ nhau. Khi soạn thảo các câu hỏi chúng tôi cố gắng tuân thủ các yêu cầu: rõ ràng, đơn trị, dễ hiểu, các ý kiến bao quát được phạm vi nghiên cứu, cung cấp được thông tin đích thực về hiện trạng cần nghiên cứu.

- Phương pháp trắc nghiệm: chúng tôi sử dụng 2 trắc nghiệm sau: + Thang đánh giá lo âu của Beck (21 câu).

+ Thang đánh giá trầm cảm rút gọn của Beck (13 mục).

a. Mục đích: nhằm đánh giá mức độ biểu hiện những khó khăn tâm lý của học sinh.

b. Cách tiến hành

+ Trắc nghiệm đánh giá lo âu của Beck 21 câu: Phát cho mỗi HS 1 bản trắc nghiệm gồm 21 câu. Hướng dẫn HS cách làm trắc nghiệm: bạn hãy đọc kỹ các mục trong danh sách và đánh dấu (x) vào ô mà bạn cho là đúng nhất với bạn trong tháng qua (kể cả hôm nay).

+ Trắc nghiệm đánh giá trầm cảm rút gọn của Beck 13 mục: Phát cho mỗi HS 1 bản trắc nghiệm, giới thiệu về nội dung và yêu cầu của trắc nghiệm: Bảng câu hỏi bao gồm 13 mục, mỗi mục có 4 câu. Bạn hãy đọc lần lượt từng mục. Ở mỗi mục, bạn hãy chọn một câu phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của bạn và khoanh tròn vào chữ số tương ứng với câu đã chọn. Bạn cũng có thể khoanh tròn nhiều câu khác nhau trong cùng một mục nếu như trong mục đó những câu ấy dường như đều phù hợp với tình trạng của bạn.

c. Cách đánh giá trắc nghiệm

Cho điểm từng câu trắc nghiệm theo khóa trắc nghiệm, sau đó tính tổng điểm.

+ Trắc nghiệm đánh giá lo âu của Beck 21 câu:

Cách đánh giá: dựa vào tổng số điểm bài trắc nghiệm để đánh giá, cụ thể: 0 điểm – Không có lo âu

0 đến 16 điểm – Lo âu mức độ nhẹ

17 đến 30 điểm – Lo âu mức độ trung bình 31 điểm trở lên – Lo âu mức độ nặng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trắc nghiệm đánh giá trầm cảm rút gọn của Beck 13 mục

Cách đánh giá: dựa vào tổng số điểm bài trắc nghiệm để đánh giá, cụ thể: 0 đến 3 điểm – Không có trầm cảm

4 đến 7 điểm – Trầm cảm ở mức độ nhẹ

8 đến 15 điểm – Trầm cảm ở mức độ trung bình 16 điểm trở lên – Trầm cảm ở mức độ nặng

- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn một số HS để bổ sung, khẳng định thêm cho những kết luận thu được từ phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phương pháp trắc nghiệm.

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sau khi thu được kết quả nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích và xử lý số liệu; Đồng thời sử dụng phần mềm SPSS 15.0 để tính sự khác biệt (Sig – p), từ đó có cơ sở để rút ra những kết quả nghiên cứu một cách chính xác và khách quan, giúp đưa ra những kết luận cuối cùng cho đề tài.

Kết luận chương 2

Để nghiên cứu vấn đề "Nhu cầu tham vấn tâm lý của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám - Tp. ĐN", chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực tiễn trong thời gian từ ngày 01/ 03 đến 01/ 05/ 2010 với mẫu khảo sát là 303 HS. Quy trình nghiên cứu được tiến hành đúng trình tự, đảm bảo tính khoa học. Đề tài sử dụng phối hợp hệ thống các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp trắc nghiệm, phương pháp phỏng vấn, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học để thu được kết quả khách quan và đáng tin cậy.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 49)