Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
791,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Sau 15 năm (1994 – 2009) thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khó VII về dân số kế hoạch hoá gia đình, tình hình dân số nước ta đã có những thay đổi căn bản. Theo Tổng cục thống kê, năm 2009 dân số của Việt Nam hiện nay là khoảng 86 triệu người, là nước đông dân thứ 3 ASEAN và đứng thứ 13 trên thế giới. Là một đất nước đang phát triển, Việt Nam phải đối mặt với tốc độ gia tăng dân số cao, nền kinh tế phát triển chậm, xuất phát điểm thấp. Sự gia tăng dân số quá nhanh đối với nước ta ảnh hưởng lớn đến phát triển của đất nước, làm tăng nguy cơ tụt hậu về kinh tế, đồng thời làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề tiêu cực xã hội. Vì vậy, sự phát triển của đất nước, trước hết phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn lao động, cả số lượng và chất lượng. Chất lượng dân số luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chính sách dân số ở nước ta. Nghị quyết 47- NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình” đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền và nhân dân huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương) đã tăng cường phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất hiện nay là dân số vẫn còn tăng nhanh và phân bố không đồng đều, quy mô lao động khá lớn nhưng trình độ thấp, mất cân đối về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, tỷ lệ thiếu việc làm rất cao tạo áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động của huyện. Do đó, vấn đề thực trạng dân số được phân tích một cách kỹ càng và chính xác có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chính sách dân số và việc làm nói riêng. Bên cạnh đó, cần phải có sự xem xét, đánh giá một cách trung thực và khoa học vấn đề nêu trên, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát huy những thành tựu đạt được và giải quyết được những vấn đề tồn đọng nêu trên. Vì vậy, đề tài “Phân tích thống kê xu thế biến động dân số huyện Chí Linh - Hải Dương giai đọan 2003 – 2009” được chọn. Nội dung của đề tài bao gồm: Chương I: Tổng quan về tình hình kinh tế – xã hội huyện Chí Linh - Hải Dương. Chương II: Phân tích thực trạng dân số huyện Chí Linh - Hải Dương giai đoạn 2003 – 2009. Chương III: Kiến nghị và giải pháp về dân số huyện Chí Linh - Hải Dương giai đoạn 2003 – 2009. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÌNH HèNH KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN CHÍ LINH - HẢI DƯƠNG I. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Chí Linh 1. Đặc điểm kinh tế Những năm gần đây, Chí Linh đã trở thành điểm sáng trên bức tranh kinh tế của toàn tỉnh Hải Dương, với cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông - lâm - thủy sản, công nghiệp, thương mại dịch vụ là: 17,6%; 68,6%; 13,8%. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2009, tổng sản phẩm trong huyện đạt 1294,8 tỷ đồng (trong đó nông, lâm, thủy sản đạt 153,1 tỷ đồng; công nghiệp và xây dựng đạt 977,4 tỷ đồng; thương mại dịch vụ đạt 164,3 tỷ đồng). Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện Chí Linh luôn khuyến khích phát triển công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến Chớ Linh đầu tư xây dựng nhà máy. Chính nhờ đó, tình hình sản xuất công nghiệp của huyện phát triển ổn định trong nhiều năm qua. Trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện đạt 2218,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện cũng tạo môi trường tốt cho nền sản xuất hàng hoá và nâng cao trình độ văn minh thương mại hiện đại… Khu trung tâm văn hóa - thể thao, thương mại và đô thị Chí Linh có quy mô 66,2985 ha đã được khởi công xây dựng. Khu du lịch, dịch vụ và dân cư Hồ Mật Sơn quy mĩ 96367 ha đã hình thành tạo cho cảnh quan thị trấn càng thêm thống đạt. Khu dân cư thị trấn Sao Đỏ quy mô 17,8 ha với các công trình nhà ở, công trình công cộng đã được hoàn tất và hệ thống các khu đô thị mới, với tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng cũng đang dần mọc lên. Kế cận Thị trấn Sao Đỏ là hàng loạt các cụm công nghiệp đã và đang hình thành như: Cụm Công nghiệp Văn An, Cụm công nghiệp Chí Minh, Cụm công nghiệp Cộng Hòa Bên cạnh đó, Chí Linh còn có một “kho báu vô tận”, đó chính là nguồn khống sản có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế như: đất Cao lanh trữ lượng 40 vạn tấn; sột chịu lửa 8 triệu tấn; đá, cát vàng phục vụ xây dựng và mỏ than nâu trữ lượng hàng tỷ tấn Chính lợi thế này đã giúp Chí Linh thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước về đây để lập nhà máy, xây nhà xưởng sản xuất… 2. Đặc điểm về xã hội 2 Chí Linh - vùng đất nổi tiếng bởi địa linh nhân kiệt, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, một địa danh gắn liền với nhiều nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Duệ… hiện đang chuyển mình mạnh mẽ thành một đô thị hiện đại. Những năm qua, Chí Linh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả khả quan. Chất lượng giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ người dân ngày càng được nâng cao. Hoạt động văn hoá thể thao, thông tin được mở rộng, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục phát triển về quy mô và chất lượng. Công tác chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách và xoá đói giảm nghèo luôn được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện. Các thủ tục hành chính được đơn giản hoá, tạo thuận lợi cho nhân dân trong quá trình giao dịch, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính. II. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Chớ Linh 1. Về kinh tế 1.1. Nông nghiệp – Nông thôn: Tổng giá trị sản xuất đạt 374,3 tỷ đồng (bằng 99,2% so với năm 2008) * Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt 13160 ha bằng 99,6% kế hoạch giao (kế hoạch:13200ha). Trong đó: Diện tích cây vụ đông: 1648ha đạt 94,2% kế hoạch. Diện tích lúa: 9180ha, năng suất đạt 58,8 tạ/ha (tăng 4,8% so với năm 2008), sản lượng đạt 48470 tấn (diện tích lúa lai 1056 ha, đạt 70,4 % kế hoạch; lúa chất lượng cao đạt 2212 ha, đạt 122,9% kế hoạch) Diện tích cây ngô: 5089 ha; năng suất 41,2 tạ/ha, sản lượng 2393 tấn. Diện tích rau màu các loại: 3399,1 ha, sản lượng 47236 tấn. Cây vải: Diện tích thu hoạch 4364 ha, sản lượng đạt 12000 tấn quả. Diện tích rừng trồng mới là 15 ha, diện tích chăm sóc và nâng cấp là 105 ha. Trong năm trên địa bàn huyện đã xảy ra 10 vụ cháy rừng, thiệt hại trên 3 ha. *Chăn nuôi: Năm 2009, ngành chăn nuôi phát triển khá. Tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 8995 tấn, tăng 0,5% so với năm 2008. Tổng đàn trâu 3041 con, tăng 8,4% so với năm 2008; đàn bị 5472 con, tăng 4,4% so với năm 2008; đàn lợn 62537 con, tăng 6,3% so với năm 2008; gia cầm 1361398 con, tăng 18,8% so với năm 2008. Hoàn thành 81 công trình khí sinh học trong dự án đạt 101% kế hoạch. Thực hiện tốt việc dự tính, dự báo và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh. Tổ chức 127 lớp tập 3 huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về thâm canh, phòng trừ sâu bệnh và kỹ thuật sử dụng an toàn thuốc BVTV, cung cấp trên 10000 quy trình, tài liệu kỹ thuật cho nông dân. * Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Diện tích đã chuyển đổi năm 2009: 36,7 ha, đạt 38,1% kế hoạch năm (trong đó: chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản: 36,1 ha). Tổng diện tích đã đưa vào nuôi trồng thuỷ sản 744,47 ha, sản lượng: 4169 tấn, tăng 22,6% so với kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi bán thâm canh: 714,47 ha, năng suất: 5,6 tấn/ha, diện tích nuôi thâm canh: 30 ha (cá rô phi), năng suất 12,5 tấn/ha. Tại các xã Tân Dân, Chí Minh, Đồng Lạc xuất hiện nhiều mô hình nuôi trồng thuỷ sản thâm canh đạt hiệu quả kinh tế cao. * Thuỷ lợi và phòng chống lụt bão: Hoàn thành nạo vét vụ đông xuân 2008 – 2009 với tổng khối lượng 24383 m 3 , tu bổ vùng sông Đông Mai và bờ vùng Kim Điền với khối lượng 28000 m 3 . Triển khai thực hiện tốt công tác PCLB – TKCN năm 2009. 1.2 Lĩnh vực Công nghiệp – Thương mại, Dịch vụ: 1.2.1. Công nghiệp – TTCN: Sản lượng công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 4347,5 tỷ đồng, tăng 7,9% so với năm 2008. Trong đó tổng giá trị sản xuất công nghiệp trung ương đạt 4044,2 tỷ đồng, công nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt 303,3 tỷ đồng. Bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn và kiểm tra việc thực hiện giỏ điện tại 13 HTX dịch vụ điện. 1.2.2. Thương mại dịch vụ: Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 501 tỷ đồng, tăng 9,0% so với năm 2008. Công tác quản lý thị trường được duy trì thường xuyên; chỉ đạo các lực lượng liên ngành kiểm tra, ngăn chặn và xử lý những hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. 1.3. Quy hoạch, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải: 1.3.1. Quy hoạch, xây dựng: Thực hiện công tác duyệt, công bố, quản lý quy hoạch các công trình, dự án. Thực hiện đề án nâng cấp thị trấn Sao Đỏ lên đô thị loại IV (được công nhận ngày 24/09/2009 tại quyết định số 941 của Bộ Xây Dựng). Cơ bản hoàn thành đề án nâng cấp huyện Chí Linh thành thị xã Chí Linh trình HĐND tỉnh phê duyệt. 4 Triển khai thi công các dự án đầu tư: Khu tái định cư Văn Đức, Văn An, Đồng Đỗ (xã Thái Học); Sao Đỏ; Hội trường, sân vườn UBND huyện; đình làng Đọ Xá – xã Hồng Tân. Tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án: xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Hồ Mật Sơn, xây dựng và cải tạo Hồ Mật Sơn, khu công nghiệp Cộng Hồ, khu dân cư tập trung thị trấn Sao Đỏ, tiểu dự án đường sắt Lim - Phả Lại, sân golf. . . Xây dựng và ban hành quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Sao Đỏ. 1.3.2. Giao thụng và vận tải: Xây dựng 16,2 km đường bê tông xi măng (đạt 90% kế hoạch) với tổng vốn đầu tư 12 tỷ đồng. Nâng cấp mở rộng 12 km đường các loại bằng đất cấp phối đồi, thực hiện duy tu bảo dưỡng 220 km đường, tổng giá trị đầu tư 12 tỷ đồng. Hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng 10,6 km đường dự ỏn WB3 theo kế hoạch. Bàn giao 9,5 km đường huyện lên đường tỉnh quản lý và nhận bàn giao 20,2 km đường xã lên đường huyện quản lý. 1.4. Lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Năm 2009, cấp được 1031 GCNQSDĐ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Trong đó, cấp 764 GCNQSDĐ ở thị trấn Sao Đỏ, Phả Lại; 267 GCNQSDĐ ở nông thôn. Giải quyết 794 hồ sơ chuyển nhượng đất của các hộ gia đình và cá nhân. Xác nhận 3878 hồ sơ đăng ký thế chấp. Lập hồ sơ thu hồi 10616 m 2 đất chuyển mục đích sử dụng sang đất ở tại xã Lê Lợi, Chí Minh. Lập hồ sơ thu hồi 679955 m 2 đất cho các doanh nghiệp thuê để thực hiện các dự án đầu tư. Giao 178154,4 m 2 đất để xây dựng công trình dự án đường sắt Phả Lại - Hạ Long. Đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2009. Hoàn thành công tác thống kế, kiểm kê đất đai năm 2008 trên địa bàn huyện. Tình trạng khai thác và tiêu thụ than trái phép trên địa bàn huyện đang có diễn biến phức tạp. Tổ chức lấp 28 lò khai thác than trái phép. Kiểm tra và xử lý việc khai thác đất đồi, cát, sỏi trái phép trên địa bàn các xã: Hồng Tân, Bắc An, Cộng Hồ và thị trấn Phả Lại. Chỉ đạo các xã, thị trấn, các đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý vệ sinh môi trường. 1.5. Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 88 tỷ 700 triệu đồng, đạt 5 142,8% kế hoạch năm (trong đó có một số khoản thu vượt mức kế hoạch giao: thu thuế ngoài quốc doanh 19 tỷ 973 triệu đồng, bằng 135,8% kế hoạch; thu thuế trước bạ: 9 tỷ 849 triệu đồng, bằng 185,8% kế hoạch; thu tiền sử dụng đất 29 tỷ 497 triệu đồng, bằng 122,9% kế hoạch; thu phí, lệ phí 7 tỷ 724 triệu đồng; thu thuế nhà đất: 2 tỷ 629 triệu đồng; thuế chuyển quyền sử dụng đất 162 triệu đồng; thuế thu nhập cỏ nhân: 2 tỷ 255 triệu đồng ). Tổng chi ngân sách huyện: 119 tỷ 307 triệu đồng (trong đó: chi sự nghiệp kinh tế: 2 tỷ 384 triệu đồng; chi sự nghiệp văn xã: 67 tỷ 548 triệu đồng; chi quản lý hành chính: 11 tỷ 608 triệu đồng; chi an ninh quốc phòng 1 tỷ 266 triệu đồng …). Tổ chức tốt việc dự báo và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu về vốn để đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ cức tín dụng năm 2009 ước đạt 2067 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay đạt 1487 tỷ đồng. Trong đó Ngân hàng Chính sách xã hội: Tổng nguồn vốn huy động 116 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay 116 tỷ đồng. Quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước đảm bảo đúng trình tự, thủ tục pháp lý. Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch thu kịp thời, đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách Nhà nước và điều tiết phân chia nguồn thu cho các đơn vị theo đúng quy định. 2. Về xã hội Một số chỉ tiêu cụ thể: - Tạo việc làm mới cho 3955 lao động (kế hoạch: 1500 – 2000 lao động) - Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6% (kế hoạch: giảm còn 6,5%) - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 14,5% ( kế hoạch: 14,5%) - Trường đạt tiêu chuẩn Quốc gia: 5 trường (kế hoạch: 01 - 02 trường) - Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,9% (kế hoạch: 0,9%) - 01 xã đạt tiêu chuẩn Quốc gia về Y tế (xã Thái Học) 2.1. Giáo dục – đào tạo: Tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục”. Tích cực chỉ đạo các đơn vị trường học thể hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy. Các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2008 – 2009 được triển khai và thực 6 hiện nghiêm túc, đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Mạng lưới và quy mô trường lớp tiếp tục được duy trì và phát triển; từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện nay trong toàn huyện có 32 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 1 (Mầm non: 06/23 trường, Tiểu học: 17/22 trường, THCS: 09/20 trường) trong đó trường Mầm non Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại đạt chuẩn Quốc gia mức 2. Tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng đạt 85,3%. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, giáo dục THCS được củng cố và giữ vững, các mục tiêu phổ cập THPT đang từng bước thực hiện có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tương đối đồng đều về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn. Hoàn thành công tác tổng kết năm học 2008 – 2009 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2009 – 2010. 2.2. Y tế - Dân số GĐ&TE: Công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tiếp tục được tăng cường; thường xuyên giám sát dịch tễ, phát hiện sớm các ca bệnh và kịp thời triển khai các biện pháp phòng dịch. Hiện nay trên địa bàn huyện đã phát hiện 434 trường hợp nghi nhiễm cúm A (H1N1), phân bố tại 17 xã, thị trấn. Các trường hợp nghi nhiễm đều được điều trị kịp thời, ổn định. Không có trường hợp tử vong do dịch. Chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được cải thiện với trên 223 nghìn lượt người khám chữa bệnh. Trên 40% dân số toàn huyện tham gia BHYT. Đội ngũ cán bộ y tế cấp xã, thị trấn được củng cố, 45% trạm y tế có bác sỹ. Cơ sở, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh từng bước được nâng cấp, 85% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Tiến hành kiểm tra 307 cơ sở về công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn là 63%. Kiểm tra 34 cơ sở hành nghề y tế tư nhân. Xử phạt hành chính đối với 03 cơ sở và đình chỉ 01 cơ sở. Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về DS – KHHGĐ, đa dạng hoá công tác truyền thông chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Tốc độ tăng dân số tự nhiên 0,85%. Tỷ lệ giảm sinh: 1,7%. Đảm bảo triển khai tốt chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khoẻ trẻ em khác. Cấp 1700 thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tổ chức tiêm chủng và uống Vitamin A cho 99% trẻ trong độ tuổi. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị 7 suy dinh dưỡng còn 14,5%. Triển khai dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS tại 07 xã. Luỹ tích số người nhiễm HIV là 673. Chỉ đạo tổ chức tốt cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. 2.3. Văn hoá – Thông tin - Thể dục thể thao Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” với chất lượng ngày càng được nâng cao. 41000 gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hoá năm 2009 (đạt 98%). Công tác kiểm tra các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá, di tích, lễ hội được thực hiện nghiêm túc. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 15 điểm Bưu điện văn hoá xã; 3232 thuê bao Internet; thuê bao điện thoại cố định: 18947 máy. Các hoạt động thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên. Tổ chức 07 giải thể thao cấp huyện: bóng bàn, cờ tướng, bóng chuyền, bóng đá, vật dân tộc… thu hút đông đảo vận động viên và nhân dân tham gia. Tập huấn và tham dự 09 nội dung thi đấu các giải thể thao cấp tỉnh. Chỉ đạo 20 xã, thị trấn tổ chức Đại hội TDTT cơ sở. Tiến hành tổ chức Đại hội TDTT huyện lần thứ VI với sự tham gia của trên 2000 người. Tiếp tục bồi dưỡng, tập huấn vận động viên tham dự Đại hội TDTT cấp tỉnh. Đảm bảo thời lượng và phát định kỳ các chương trình phát thanh, truyền hình. Tập trung nâng cao chất lượng phản ánh hoạt động chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội – an ninh quốc phòng của huyện. Trong năm 2009, thực hiện 252 chương trình với 1152 tin, 142 gương người tốt việc tốt, 288 bài phản ánh, phóng sự. Duy trì việc cộng tác với Đài PTTH tỉnh, thực hiện 02 chuyên mục trang địa phương. Quản lý, bảo dưỡng và khai thác sử dụng tốt các trang bị kỹ thuật. 95% các làng, khu dân cư có loa truyền thanh. 2.4. Thực hiện chính sách xã hội - việc làm và hoạt động nhân đạo từ thiện Công tác quản lý lao động – đào tạo nghề, giải quyết việc làm – chính sách thương binh - liệt sĩ, người có công, bảo trợ xã hội được triển khai theo kế hoạch. Tích cực chỉ đạo các đơn vị thẩm định và cho vay vốn giải quyết việc làm. Thẩm định 132 dự án với tổng nguồn vốn cho vay 3 tỷ 157 triệu đồng. Tổ chức dạy nghề, chuyển giao KHKT cho 6542 lượt người. Giải quyết việc làm cho 3955 8 lao động (đạt 195% kế hoạch năm). Trên địa bàn huyện cũn 2645 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 5,9% (kế hoạch: 6,5%); số hộ cận nghèo: 1768 hộ (chiếm tỷ lệ 4,2%); số hộ thoát nghèo 860 hộ (đạt 101% kế hoạch năm). Thường xuyên tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, đặc biệt là trong dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/07, các ngày lễ, tết… Thực hiện việc chi trả trợ cấp cho người có công và các đối tượng bảo trợ theo đúng quy định với tổng số tiền trên 37 tỷ đồng. Thực hiện cấp phát tiền hỗ trợ hộ nghèo đón tết Nguyên Đán năm 2009. Tiến hành kiểm tra việc cấp tiền, quà hỗ trợ hộ nghèo đón tết Kỷ Sửu, thu hồi và nộp về ngân sách số tiền trên 100 triệu đồng cấp không đúng đối tượng. Thụ lý, thẩm định 957 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội. Cấp 16939 thẻ BHYT cho người nghèo và 4263 thẻ BHYT cho người có công và thân nhân. Quyết định hỗ trợ mai tỏng phí cho 150 đối tượng và 2628 hồ sơ ưu đãi người có công. Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 13 hộ dân tộc và gia đình chính sách với số tiền 130 triệu đồng. Duyệt 960 sổ ưu đãi cho HSSV. Đôn đốc xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa, tính đến nay có 163 đơn vị đóng góp với số tiền trên 320 triệu đồng. Các hoạt động cứu trợ, nhân đạo được đẩy mạnh và nhân rộng. Tổ chức thăm tặng quà cho 6085 lượt đối tượng là người nghèo, nạn nhân chất độc da cam, người có công. Duy trì hoạt động chăm sóc người cao tuổi tại nhà. 2.5. Cải cách hành chính và xây dựng chính quyền Tiếp tục thực hiện Đề án “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở”. Tiến hành kê khai thủ tục hành chính thực hiện Đề án đơn giản hoá các thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010. Trao bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện, xã. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 trong hoạt động quản lý, điều hành. Giao 1948 chỉ tiêu biên chế khối Hành chính sự nghiệp năm 2009. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương tình chuyên viên, chuyên viên chính giai đoạn 2009 – 2010. Tổ chức thi tuyển viên chức Đài phát thanh. Thực hiện quy trình bổ sung cán bộ nguồn giai đoạn 2010 – 2015. Kiện toàn chức danh lãnh đạo chủ chốt một số xã, thị trấn. Bổ nhiệm chức danh lãnh đạo một số phòng ban đơn vị. Xét công nhận 08 xã, thị trấn đạt danh hiệu chính quyền trong sạch vững mạnh năm 2008. 2.6. Công tác tôn giáo, dân tộc - miền núi. 9 Các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện ổn định. Có 03 tôn giáo được hoạt động theo quy định của pháp luật là Phật Giáo, Công Giáo và đạo Tin Lành. Về Phật giáo hiện đang có 64 cơ sở thờ tự, gần 1700 tín đồ phật tử. Hoạt động Công giáo có 01 nhà xứ Đáp Khê và 10 họ đạo với gần 700 giáo dân. Đạo Tin Lành có 74 tín đồ, tập trung ở thị trấn Phả Lại, Sao Đỏ và xã Chí Minh. Nhìn chung các chức sắc tôn giáo, nhà tu hành, phật tử, giáo dân chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hoàn thành chương trình 134 cung cấp hệ thống nước sạch cho đồng bào dân tộc thiểu số xã Hoàng Hoa Thám. Triển khai xây dựng hệ thống kênh mương, trạm bơm xã Kênh Giang với tổng nguồn vốn 500 triệu đồng từ chương trình 135 của Chính phủ. 10 [...]... II PHÂN TÍCH THỐNG KÊ XU THẾ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ HUYỆN CHÍ LINH - HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2003 – 2009 1 Phân tích biến động quy mô và cơ cấu dân số huyện Chớ Linh giai đoạn 2003 - 2009 1.1 Quy mô dân số huyện Chớ Linh giai đoạn 2003 - 2009 Bảng 1.1: Quy mô dân số huyện Chí Linh giai đoạn 2003 – 2009 (Nguồn: Uỷ ban dân số, gia đình& trẻ em huyện Chí Linh) Chỉ tiêu (người) Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009. .. sự biến động của dân số huyện Chí Linh giai đoạn 2003 - 2008 Hình 1.2: Đồ thị biểu diễn sự biến động tỷ số giới tính và tỷ số giới tính khi sinh huyện Chí Linh giai đoạn 2003 – 2009 Hình 1.3: Đồ thị biểu diễn sự biến động về cơ cấu dân số theo giới tính huyện Chí Linh - Hải Dương giai đoạn 2003 – 2009 Hình 1.4: Đồ thị biểu diễn sự biến động của cơ cấu dân số theo khu vực huyện Chí Linh - Hải Dương giai. .. thường trú hàng năm huyện Chí Linh giai đoạn 2003 – 2009 bằng 101,43% * Tốc độ tăng bình quân dân số thường trú huyện Chí Linh giai đoạn 2003 – 2009: % Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm huyện Chí Linh là 1,13% Hình 1.1: Đồ thị biểu diễn sự biến động của dân số huyện Chí Linh 11 giai đoạn 2003 – 2009 Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được dân số huyện Chí Linh giai đoạn 2003 – 2009 tăng liên tục... BIỂU BẢNG TRANG Bảng 1.1: Quy mô dân số huyện Chí Linh giai đoạn 2003 – 2009 Bảng 1.2: Chờnh lệch số dân theo giới tính dân số huyện Chí Linh giai đoạn 2003 – 2009 theo giới tính Bảng 1.3: Chờnh lệch số sinh theo giới tính tổng số sinh huyện Chí Linh giai đoạn 2003 – 2009 Bảng 1.4: Chờnh lệch số dân theo khu vực dân số huyện Chí Linh giai đoạn 2003 – 2009 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đánh giá mức sinh Bảng... Uỷ ban dân số, gia đình & trẻ em huyện Chí Linh) Giỏ trị các hệ số và là nghiệm của hệ phương trình: Vậy hàm xu thế tuyến tính biểu hiện dân số huyện Chớ Linh giai đoạn 2003 – 2009 cú dạng cụ thể là: Từ hàm số trờn ta cú thể dự đoán dân số huyện Chớ Linh năm 2010 là: 164170 người 1.2 Cơ cấu dân số huyện Chớ Linh giai đoạn 2003 - 2009 1.2.1 Cơ cấu dân số theo giới tính Bảng 1.2: Chờnh lệch số dân theo... độ dân số (người/km2) 526 530 536 541 554 573 571 * Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân của dân số thường trú huyện Chí Linh giai đoạn 2003 – 2009: người Như vậy trong giai đoạn 2003 – 2009, dân số thường trú huyện Chí Linh tăng bình quân hàng năm là 2190 người * Tốc độ phát triển bình quân dân số thường trú huyện Chí Linh giai đoạn 2003 – 2009: lần hay 101,43% Tốc độ phát triển bình quân dân số. .. Linh giai đoạn 2003 - 2009 2.1 Phân tích biến động mức sinh huyện Chớ Linh giai đoạn 2003 - 2009 Để phân tích biến động mức sinh của huyện, ta sử dụng các chỉ tiâu sau: - Tỷ số trẻ em - phụ nữ (CWR) CWR Trong đó: W : Số trẻ em từ 0 đến 4 tuổi : Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 – 49 tuổi) - Tỷ suất sinh thụ (CBR) Trong đó:B: Số trẻ em được sinh ra trong năm : Số dân bình quân năm - Tỷ suất sinh... Dương giai đoạn 2003 - 2009 Hình 2.1: Đồ thị biểu diến biến động tỷ suất sinh thụ, tỷ suất sinh chung của huyện Chí Linh giai đoạn 2003 – 2009 Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh thai huyện Chí Linh giai đoạn 2003 - 2009 Hình 2.3: Đồ thị biểu diễn số người tử vong theo tuổi và giới tính huyện Chớ Linh giai đoạn 2003 – 2009 15 19 20 22 24 28 30 Phụ lục 1: Dân số trung bình các... 115616 69551 39,84 28,49 71,51 46256 2009 114819 69163 40,29 28,72 71,28 ( Nguồn: Uỷ ban dân số, gia đình & trẻ em huyện Chí Linh) Hình 1.4: Đồ thị biểu diễn sự biến động của cơ cấu dân số theo khu vực huyện Chí Linh - Hải Dương giai đoạn 2003 - 2009 16 Qua đồ thị trên ta có thể thấy được rằng từ năm 2003 – 2009, tỷ lệ dân số thành thị tăng chậm nhưng liân tục Năm 2006 huyện thực hiện quy hoạch thị trấn... sinh đặc trưng theo tuổi năm 2009 Bảng 2.3: Biến động số sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 Bảng 2.4: Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai huyện Chớ Linh Bảng 2.5: Cơ cấu các biện pháp tránh thai được sử dụng huyện Chí Linh giai đoạn 2003 – 2009 Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu đánh giá biến động dân số Bảng 2.7: Số người tử vong theo tuổi và giới tính huyện Chí Linh giai đoạn 2003 – 2009 14 17 18 21 23 25 26 . II PHÂN TÍCH THỐNG KÊ XU THẾ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ HUYỆN CHÍ LINH - HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2003 – 2009 1. Phân tích biến động quy mô và cơ cấu dân số huyện Chớ Linh giai đoạn 2003 - 2009 1.1. Quy mô dân. huyện Chí Linh - Hải Dương. Chương II: Phân tích thực trạng dân số huyện Chí Linh - Hải Dương giai đoạn 2003 – 2009. Chương III: Kiến nghị và giải pháp về dân số huyện Chí Linh - Hải Dương giai. của dân số huyện Chí Linh giai đoạn 2003 - 2009 2.1. Phân tích biến động mức sinh huyện Chớ Linh giai đoạn 2003 - 2009 Để phân tích biến động mức sinh của huyện, ta sử dụng các chỉ tiâu sau: -