Trường THCS Quảng Liên GV: Lê Thị Châu Ngữ văn 8 ĐI BỘ NGAO DU (Trích E-min hay về giáo dục) - Ru-xô - I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả. Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn. Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du. 2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản nghị luận của nước ngoài. Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể. 3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, quý trọng tự do. II. Chuẩn bị Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi. III. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận… IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: A. Nêu hoàn cảnh ra đời của Bản án chế độ thực dân Pháp? Trường THCS Quảng Liên GV: Lê Thị Châu Ngữ văn 8 B. Nêu ý nghĩa văn bản “Thuế máu”? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu chung. - Gọi hs đọ chú thích *. - Gv: Em hãy nêu vài nét về tác giả Ru – xô? - Gv: Cho biết xuất xứ của tác phẩm ? - Gv chốt ý cho ghi. Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản. - Gv hướng dẫn Hs đọc giọng rõ ràng, dứt khoát, tình cảm thân mật, lưu ý các từ tôi, ta. Gv đọc mẫu. Gọi hs giải thích từ khó. - Gv: Em có suy nghĩ gì về cách tác giả đặt tên cho vb là Đi bộ ngao du ? - Gv: Đề tài và nhân vật trong văn bản có gì khác so với các vb nghị luận khác mà em đã được học? - Gv: Vb này có bố cục mấy phần?nêu nội dung từng phần. *Gọi Hs đọc đoạn đầu và trả lời câu hỏi: - Gv: Luận điểm đầu tiên để triển khai vấn đề ngao du là gì? - Gv: Luận điểm đó được chứng minh bằng những luận cứ nào? Cách lập luận theo trình tự nào ? - Gv: Nhận xét về ngôi kể trong đoạn này ?(Kể ngôi thứ nhất). - Gv: Từ luận điểm và những luận cứ ấy, tác giả muốn thuyết phục bạn đọc tin vào những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du? * Hs đọc đoạn 2. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Ru- xô là nhà văn, nhà triết học có tư tưởng tiến bộ nước Pháp thế kỉ 18. 2. Tác phẩm: Văn bản được trích trong quyển V của tác phẩm Ê-min hay về giáo dục. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc- tìm hiểu từ khó. 2.Tìm hiểu văn bản. a, Bố cục: 3 phần - Từ đầu đến “cho tôi bàn chân nghỉ ngơi”: Đi bộ ngao du-được tự do thoải mái - Tiếp đến “không thể làm tốt hơn”: Đi bộ ngao du- trau dồi kiến thức, hiểu biết. - Còn lại: đi bộ ngao du - rèn luyện sức khỏe. b,Phương thức biểu đạt: Nghị luận. c, Phân tích c1. Đi bộ ngao du được tự do thoải mái. - Muốn đi, muốn dừng tuỳ ý. - Không phụ thuộc vào con người, phương tiện. - Không phụ thuộc vào đường xá lối đi. - Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi. -> Tự do thoải mái, thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên. Trường THCS Quảng Liên GV: Lê Thị Châu Ngữ văn 8 - Gv: Luận điểm chủ yếu của đoạn này là gì? -Gv: Tác giả đã lập luận ntn,trên cơ sở những luận cứ nào? - Gv: Lời văn và các câu cvăn của tác giả trong đoạn văn thay đổi linh hoạt ntn? - Gv:Từ đó, những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du được khẳng định? * HS đọc đoạn 3. - Gv:Luận điểm thứ 3 là gì? Cách chứng minh luận điểm có gì đặc sắc? - Gv: Bằng những lí lẽ kết hợp với các kinh nghiệm thực tế, tác giả muốn bạn đọc tin vào những tác dụng nào của việc đi bộ ngao du - Gv: Học qua vb này, em hiểu thêm những lợi ích của việc đi bộ ngao du? - Gv: Đi bộ ngao du cho ta hiểu gì về nhà văn Ru-xô? Hoạt động 3: Tổng kết. -Trình bày nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. c2. Đi bộ ngao du trau dồi tri thức - Dẫn chứng: Pla-tông, Talet, Pi-ta-go. - Mở mang năng lực khám phá đời sống. - Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất. - Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng. - Sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên. -> Dẫn chứng gắn thực tiễn: Mở mang tầm hiểu biết, khai sáng trì tuệ. c3. Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ - Đi bằng phương tiện mà tinh thần buồn bã, cáu kỉnh. - Đi bộ sảng khoái, vui tươi. - Có cảm giác thèm ăn, thèm ngủ, muốn nghỉ ngơi thoải mái. ->Nâng cao sức khoẻ và tinh thần, khơi dậy niềm vui sống, tính tình được vui vẻ. => Quan điểm giáo dục tiến bộ của Ru-xô. III. Tổng kết: a, Nghệ thuật - Đưa dẫn chứng vào bài một cách tự nhiên, sinh động, gắn với thực tiễn cuộc sống. - Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục: thầy giáo và học sinh. - Kiến thức mang tính chất trải nghiệm làm lập luận thêm thuyết phục. b, Ý nghĩa: Văn bản nêu lên vai trò của đi bộ ngao du và tinh thần tự do dân chủ-tư tưởng tiến bộ của thời đại. V. Củng cố: -Nắm vững tác phẩm, tác giả, thể loại, nội dung của các văn bản đã học. VI. Dặn dò: * Bài cũ: Chứng minh lợi ích của đi bộ bằng cuộc sống thực tiễn của bản thân. *Bài mới: Hội thoại (tiếp). Rút kinh nghiệm: . của việc đi bộ ngao du - Gv: Học qua vb này, em hiểu thêm những lợi ích của việc đi bộ ngao du? - Gv: Đi bộ ngao du cho ta hiểu gì về nhà văn Ru-xô? Hoạt động 3: Tổng kết. -Trình bày nội dung và. “cho tôi bàn chân nghỉ ngơi”: Đi bộ ngao du- được tự do thoải mái - Tiếp đến “không thể làm tốt hơn”: Đi bộ ngao du- trau dồi kiến thức, hiểu biết. - Còn lại: đi bộ ngao du - rèn luyện sức khỏe. b,Phương. Quảng Liên GV: Lê Thị Châu Ngữ văn 8 ĐI BỘ NGAO DU (Trích E-min hay về giáo dục) - Ru-xô - I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan đi m của tác giả. Cách