SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tiết ôn tập Tiếng Việt bằng trình chiếu Power Point

10 918 0
SKKN:    Một số kinh nghiệm dạy tiết ôn tập Tiếng Việt bằng trình chiếu Power Point

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TIẾT ÔN TẬP TIẾNG VIỆT BẰNG TRÌNH CHIẾU POWER POINT I. ĐẶT VẤN ĐỀ: A. Lời mở đầu: Văn học là nhân học. Văn học giúp con người thanh lọc tâm hồn và hướng đến vẻ đẹp Chân Thiện – Mỹ. Là một trong những môn học góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Bộ môn Ngữ văn từ lâu đã được Bộ GD và ĐT đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông và được xem là một trong những môn học chính. Dạy Ngữ văn trong trường THCS không nhằm đào tạo các em thành những nghệ sĩ, các nhà văn, nhà thơ hay những nhà nghiên cứu ngôn ngữ chuyên nghiệp. Thế nhưng muốn làm được những điều đó tất yếu phải bắt đầu từ hôm nay. Trường học ngoài việc truyền thụ những kiến thức cơ bản cho các em tiếp tục những cấp học cao hơn cần phải chú ý đến giáo dục thẩm mĩ. Và Ngữ văn là một trong những môn học cần thiết cho sự phát triển hài hòa ở các em. Dạy Ngữ văn trong trường THCS là bước đầu giúp các em hình thành năng lực thẩm mĩ, khả năng tư duy, óc sáng tạo phong phú. Giúp các em biết cảm nhận và rung cảm trước cái đẹp, phát hiện ra những cái đẹp ngay trong đời sống gần gũi với mình. Đặc biệt hình thành cho các em năng lực nói và viết, sử dụng ngôn từ, câu có hiệu quả.

SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tiết ôn tập Tiếng Việt bằng trình chiếu Power Point Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TIẾT ÔN TẬP TIẾNG VIỆT BẰNG TRÌNH CHIẾU POWER POINT I. ĐẶT VẤN ĐỀ: A. Lời mở đầu: Văn học là nhân học. Văn học giúp con người thanh lọc tâm hồn và hướng đến vẻ đẹp Chân - Thiện – Mỹ. Là một trong những môn học góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Bộ môn Ngữ văn từ lâu đã được Bộ GD và ĐT đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông và được xem là một trong những môn học chính. Dạy Ngữ văn trong trường THCS không nhằm đào tạo các em thành những nghệ sĩ, các nhà văn, nhà thơ hay những nhà nghiên cứu ngôn ngữ chuyên nghiệp. Thế nhưng muốn làm được những điều đó tất yếu phải bắt đầu từ hôm nay. Trường học ngoài việc truyền thụ những kiến thức cơ bản cho các em tiếp tục những cấp học cao hơn cần phải chú ý đến giáo dục thẩm mĩ. Và Ngữ văn là một trong những môn học cần thiết cho sự phát triển hài hòa ở các em. Dạy Ngữ văn trong trường THCS là bước đầu giúp các em hình thành năng lực thẩm mĩ, khả năng tư duy, óc sáng tạo phong phú. Giúp các em biết cảm nhận và rung cảm trước cái đẹp, phát hiện ra những cái đẹp ngay trong đời sống gần gũi với mình. Đặc biệt hình thành cho các em năng lực nói và viết, sử dụng ngôn từ, câu có hiệu quả. Bộ môn Ngữ văn trong trường THCS gồm ba phân môn, đó là : Văn học ( Văn bản ), Tiếng Việt và Tập làm văn. Trong đó, Tiếng Việt là một phân môn trực tiếp rèn luyện cho các em năng lực tư duy và khả năng sử dụng ngôn ngữ, sử dụng câu một cách có hiệu quả. Vì thế các tiết học Tiếng Việt luôn là những tiết học quan trọng trong suốt các năm học phổ thông của các em. Chính vì thế, cuối mỗi chặng đường quan trọng ấy luôn có những phần tổng Tổ: Văn- Anh văn Trường THCS Quang Trung 1 SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tiết ôn tập Tiếng Việt bằng trình chiếu Power Point kết, hệ thống hóa lại kiến thức đã học, cụ thể trong sách giáo khoa là những tiết « Ôn tập Tiếng Việt » hay « Tổng kết Tiếng Việt ». Đây là những tiết học vô cùng quan trọng, giúp HS củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học từ đầu đến cuối mỗi học kì. Những tiết học như thế này nếu được chú trọng đầu tư và tổ chức thành công sẽ vô cùng có ý nghĩa trong suốt quá trình học của các em. Chính vì thế trong quá trình giảng dạy của mình, giáo viên chúng tôi luôn đặt ra câu hỏi « Làm thế nào để tổ chức thành công một tiết ôn tập Tiêng Việt » B. Thực trạng : *Đối với học sinh : Tiếng Việt là một phân môn đòi hỏi sự chính xác cao trong khi nói và viết cũng như trong suốt quá trình học tập của các em. Các em cần phải học thật kĩ và ôn luyện thật nhiều sau mỗi giờ học trên lớp. Nhưng thực tế là phần lớn các em đều chưa thực hiện tốt điều này. Ở lớp nhiều em chưa chú ý nghe giảng, tiếp thu kiến thức còn hời hợt còn về nhà thì các em chưa có tinh thần tự giác, học đối phó cho xong chuyện, chưa chịu khó giải bài tập. Mặt khác, học xong bài nào thì các em cho qua bài nấy, không ôn luyện lại. Chính vì thế, mỗi khi đến tiết ôn tập, nếu giáo viên không chuẩn bị kĩ và không có phương pháp phù hợp thì thì các em sẽ rất lúng túng, tiết học sẽ không đạt hiệu quả cao. Đây là kết quả điều tra cụ thể ở một số lớp đã thực hiên tiết ôn tập Tiếng Việt bằng phương pháp truyền thống : Lớp Năm học Số Lượng Hứng thú SL TL % Tiếp thu kết quả SL TL % 9/1 2007-2008 34 20 58.8 22 64.7 9/2 2007-2008 34 21 61.8 23 67.6 8/2 2007-2008 37 22 59.5 25 67.6 Tổ: Văn- Anh văn Trường THCS Quang Trung 2 SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tiết ôn tập Tiếng Việt bằng trình chiếu Power Point *Đối với giáo viên Tiết ôn tập Tiếng Việt với rất nhiều đơn vị kiến thức cũ, nếu học sinh không chuẩn bị bài ở nhà tốt sẽ gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên trong quá trình ôn tập trên lớp. Giáo viên sẽ mất thời gian để giúp học sinh nhớ lại những kiến thức cũ đã học, thậm chí nếu các em không nhớ, GV phải cung cấp lại những kiến thức cũ cho các em Trước đây, khi chưa áp dụng thực hiện tiết ôn tập Tiếng Việt bằng kĩ thuật trình chiếu Power Point mà chỉ dạy theo cách truyền thống : phấn trắng, bảng đen chúng tôi mất rất nhiều thời gian cho tiết ôn tập này, đôi khi còn không đạt được mục tiêu đề ra của tiết học. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng rất vất vả với nhiều bảng phụ Hơn nữa, khi giải bài tập, nếu các em không đưa ra được kết quả đúng mà giáo viên chỉ giải lại bằng lời thì học sinh sẽ không nhớ hết, còn nếu viết lại lên bảng thì sẽ rất mất thời gian. Trước những khó khăn đó, giáo viên chúng tôi đã nghiên cứu và áp dụng thực hiện tiết ôn tập này bằng kĩ thuật trình chiếu Power Point. Với tiết ôn tập bằng trình chiếu Power Point giáo viên chúng ta sẽ đỡ vất vả hơn nhiều, các em học sinh cũng ôn lại những kiến thức đã học một cách nhanh chóng và giải được các bài tập một cách có hiệu quả. Chính vì thế, trong buổi sinh hoạt chuyên đề hôm nay, chúng tôi mạnh dạn đưa ra đề tài : « Một số kinh nghiệm dạy tiết ôn tập bằng trình chiếu Power Point » II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : A. Nội dung của phương pháp: Từ cơ sở thực trạng và yêu cầu giáo dục của tiết dạy, chúng tôi có một số phương pháp cụ thể cho tiết ôn tập như sau : 1.Giao nhiệm vụ về nhà : ( Phần học sinh chuẩn bị bài ở nhà) Sau mỗi tiết học giáo viên đều giao nhiệm vụ cho học sinh chuản bị ở nhà để tiết học sau tốt hơn. Đối với tiết ôn tập, việc chuẩn bị ở nhà là không Tổ: Văn- Anh văn Trường THCS Quang Trung 3 SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tiết ôn tập Tiếng Việt bằng trình chiếu Power Point thể thiếu, nếu việc chuẩn bị không tốt thì tiết học sẽ khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Tùy vào từng tiết ôn tập cụ thể mà giáo viên hướng dẫn việc chuẩn bị ở nhà cho các em. Để việc chuẩn bị ở nhà của các em thực sự có hiệu quả thì giáo viên nên phân nhóm với nhiều đối tượng học sinh và phần giao việc cần phải cụ thể. 2. Ôn tập trên lớp : Đây là công việc chính của mỗi tiết học. a. Ôn tập lí thuyết : Trước khi đi vào giải các bài tập bao giờ giáo viên cũng yêu cầu các em nhắc lại các kiến thức về lí thuyết có liên quan. Phần này giáo viên đã yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà nên để khỏi chết thời gian trên lớp chúng ta có thể gọi đại diện nhóm trả lời theo theo từng phần giao việc ở nhà. Sau khi HS trả lời xong, GV sẽ chiếu nhanh các phần lí thuyết cơ bản lên màn hình để HS cùng nhớ lại bằng trực quan. Đây chính là lợi thế của việc dạy học bằng trình chiếu Power Point. Ví dụ : *Lớp 6 – Bìa 34 – Tiết tổng kết Tiếng Việt. Trong phần 1 : Các từ loại đã học, GV có thể yêu cầu HS nêu các từ loại đã học. Sau khi HS trả lời, GV có thể chiếu sơ đồ từ loại lên màn hình như sau Sau khi hình thành sơ đồ như thế, GV có thể yêu cầu HS cho một số ví dụ ở các từ loại cụ thể. Tổ: Văn- Anh văn Trường THCS Quang Trung 4 Danh từ TỪ LOẠI Động từ Tính từ Số từ Lượn g từ Chỉ từ Phó từ SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tiết ôn tập Tiếng Việt bằng trình chiếu Power Point *Lớp 8 – Bài 31- Tiết ÔN TẬP TIẾNG VIỆT Sau khi yêu cầu HS nhắc lại về cấu tạo, chức năng của một số kiểu câu như : nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định, GV sẽ chiếu lại lí thuyết lên bảng như sau : Câu nghi vấn : -Có những từ nghi vấn ( ai, gì, nào, tại sao, bao giờ ) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn) - Có chức năng chính là dùng để hỏi - Khi viết câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi. b. Giải bài tập : Hầu hết các tiết ôn tập Tiếng Việt đều được thể hiện nhiều qua các bài tập. Vì vậy trong phần này chúng ta có thể thực hiện theo cách đi từ việc ôn tập lí thuyết ở phần trên để đến giải bài tập hoặc cũng có thể có những điều chưa nói được ở phần ôn tập lí thuyết thì sau khi các em giải bài tập xong sẽ cho các em khái quát lại. Để thực hiện tốt phần này, một phương pháp hiệu quả nhất là GV nên cho học sinh thảo luận nhóm để giải quyết bài tập. Tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh mà giáo viên cho thảo luận nhóm nhỏ ( 2 em ngồi cùng bàn ) hoặc nhóm lớn (4-6 em). Sau khi các em thảo luận và trình bày kết quả của mình, GV sẽ cho các em nhận xét, GV nhận xét lại và cuối cùng sẽ chiếu câu trả lên màn hình. Đây chính là cách tốt nhất để các em cùng quan sát câu trả lời chuẩn nhất mà nhanh nhất. Với cách trình chiếu như thế thì tất cả mọi đối tượng học sinh từ giỏi, khá, TB, yếu đều có thể quan sát được và nắm bắt được bài tập. c. Củng cố : Tiết ôn tập thực ra đã củng cố kiến thức cho học sinh rồi nên giáo viên không nên đặt quá nhiều câu hỏi về lí thuyết khiến các em cảm thấy bị nặng nề. Ở phần củng cố này, chúng ta có thể kết hợp cho các em thư giản bằng Tổ: Văn- Anh văn Trường THCS Quang Trung 5 SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tiết ôn tập Tiếng Việt bằng trình chiếu Power Point hình thức tổ chức một số trò chơi như : trò chơi ô chữ, ô cửa bí mật, hay nghe một bản nhạc và tìm ra câu trả lời theo yêu cầu của giáo viên. B.Tiết dạy minh họa: Bài - Tiết: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT HK II I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Ôn tập giúp học sinh các nội dung sau : -Các kiểu câu :trần thuật ,nghi vấn ,cầu khiến,cảm thán, phủ định -Các kiểu hành động nói: Nghi vấn cầu khiến cảm thán -Các kiểu hành động nói trình bày, hỏi, điều khiển,hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc, -Lụa chọn trật tự từ ** Thể hiện trong việc học ngữ pháp,sử dụng câu, cấu tạo câu II CHUẨN BỊ : Giáo viên : nghiên cứu kĩ mục tiêu cần đạt ,soạn bài theo nội dung của bài học : Các nội dung ôn tập theo mục tiêu cần đạt , bài trình chiếu, phân công HS chuẩn bị bài ở nhs Học sinh : Soạn bài kĩ ,chuẩn bị các bài tập ,nội dung sinh hoạt nhóm III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp: Điểm danh. 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bìa mới: HĐ1 :- Giới thiệu bài. - Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh Tổ: Văn- Anh văn Trường THCS Quang Trung 6 SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tiết ôn tập Tiếng Việt bằng trình chiếu Power Point Tổ: Văn- Anh văn Trường THCS Quang Trung 7 SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tiết ôn tập Tiếng Việt bằng trình chiếu Power Point Tổ: Văn- Anh văn Trường THCS Quang Trung NỘI DUNG GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HĐHS HĐ2: ÔN TẬP I/Kiểu câu :Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán,trần thuật, phủ định: 1. Lí thuyết: 2. Bài tập: Bài tập1: a/Câu 1 :Trần thuật ghép ,có một vế là dạng câu phủ định b/Câu 2 là câu tràn thuật đơn c/Câu 3 câu trần thuật ghép vế sau có một vị ngữ phủ định (không nỡ giận ) Bài tập2: Cái bản tính tốt của con người thường bị những gì che lấp mất ? -Những gì che lấp mất cái bản tính tốt cuả ngưòi ta ? -Cái bản tính tốt của con có thể bị những nõi buồn đau ích kỉ che lấp mất hết không ? v.v. HS làm các bài tương tự Bài tập3: - Chao ôi buồn ! –Ôi! Buồn thật! Buồn quá !Buồn ôi là buồn ! ( Học sinh thực hiện các bài tập tương tự ) Bài tập 4: a/Câu trần thuật : 1/3/6 -Câu cầu khiến : 4-Câu nghi vấn : 2/5/7 b/Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu :7 I Kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, trần thuật, phủ định ; - GV yêu cầu HS nhắc lại phần lí thuyết theo nhóm đã được phân công. - GV nhận xét=> chiếu kết quả lên màn hình - Chiếu bài tập lên màn hình - Nhận xét, sửa chữa, chiếu kết quả lên màn hình 2/ Yêu cầu học sinh đọc và làm cá nhân. -nhận xét, chiếu kết quả lên màn hình 3/Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong những từ như: vui,buồn, hay, đẹp 4/Đọc đoạn trích sau (màn hình) và trả lời câu hỏi theo SGK. - Nhận xét, chiếu kết quả lên màn hình Đại diện nhóm trả lời. HS nhận xét - Đọc, thảo luận nhóm nhỏ - Đại diện trả lời - suy nghĩ và trả lời cá nhân. - Phát biểu cá nhân - Thảo luận nhóm lớn. 8 SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tiết ôn tập Tiếng Việt bằng trình chiếu Power Point C. Một số kinh nghiệm khi tổ chức tiết dạy: - GV giao nhiệm vụ về nhà phải cụ thể, rõ ràng, sát nội dung bài học. GV phải có biện pháp kiểm tra chặt chẽ hoạt động của nhóm ở nhà. - Trong quá trình ôn tập trên lớp, GV không nên đưa lên màn hình quá nhiều câu hỏi nhỏ vụn mà chỉ cần một số nội dung lớn như: câu hỏi hoặc bài tập thảo luận cho HS. - Sau mỗi bài tập được giải và nhận xét xong, GV cần chiếu câu trả lời rõ ràng lên màn hình để HS quan sát bằng trực quan. Những bài tập cần khắc sâu GV nên tạo điều kiện cho các em ghi chép. - Vì đây là tiết ôn tập Tiếng Việt nên GV không nên sử dụng trong bài trình chiếu quá nhiều tranh ảnh màu mè không cần thiết để tránh làm mất tập trung cho các em. - Vì tiết ôn tập, HS đã ôn nhiều về lí thuyết nên GV không nên đưa vào phần củng cố quá nhiều câu hỏi lí thuyết sẽ khiến HS cảm thấy nặng nề mà nên giúp các em thư giản bằng cách trả lời câu hỏi dưới dạng các trò chơi nhanh, như thế sẽ tạo được hứng thú cho các em khi học tiết ôn tập. - GV chú ý việc sử dụng điểm thưởng để khuyến khích cho nhóm hay cá nhân tích cực, có câu trả lời đúng để tạo nên hoạt động thi đua hào hứng cho tiết học. D. Kết quả đạt được: Với một số phương pháp trên, nếu chú ý thực hiện tốt thì tiết ôn tập Tiếng Việt sẽ đạt hiệu quả hơn nhiều so với cách ôn tập truyền thống. Các em HS sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong những tiết ôn tập như thế, và GV cũng sẽ đỡ vất vả hơn nhiều trong việc củng cố lại hệ thống kiến thức cho các em. Trong quá trình giảng dạy của mình, chúng tôi đã áp dụng dạy một số tiết ôn tập Tiếng Việt bằng kĩ thuật trình chiếu Power Point như vậy và kết quả thu được là rất khả quan. Kết quả điều tra cụ thể như sau: Hứng thú Tiếp thu kết quả Tổ: Văn- Anh văn Trường THCS Quang Trung 9 SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tiết ôn tập Tiếng Việt bằng trình chiếu Power Point Lớp Năm học (KHI) Số Lượng SL TL % SL TL % 9/1 2008-2009 34 27 79.4 27 79.4 9/2 2008-2009 34 29 85.3 30 88.2 8/4 2008-2009 39 32 82.1 32 82.1 E. Một vài kiến nghị: - Cần tăng tiết cho những bài có nội dung ôn tập có dung lượng kiến thức lớn. - Chuyên môn nhà trường cần đầu tư cho những tiết này các bài minh họa nhằm hổ trợ cho giáo viên bộ môn. - Việc ôn tập nên rãi đều, tránh dồn dập vào cuối học kì sẽ gây quá tải cho GV và HS. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Ôn tập Tiếng Việt không phải là tiết học quá khó bởi đây chỉ là quá trình hệ thống lại kiến thức đã học. Nhưng nếu GV không đầu tư đúng mức và sử dụng phương pháp không phù hợp thì tiết dạy sẽ rất dễ bị thất bại hơn so với nhiều tiết dạy khác, HS sẽ dễ nhàm chán, nặng nề và căng thẳng bởi lượng kiến thức cũ. Như vậy GV cần tìm tòi, nghiên cứu để có những phương pháp dạy phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho tiết học và tạo được hứng thú để các em dễ học, dễ nhớ. Trên đây là một vài ý kiến, kinh nghiệm của nhóm văn chúng tôi về việc tổ chức thực hiện một tiết ôn tập Tiếng Việt. Trong quá trình viết và thực hiện chuyên đề sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để chuyên đề đạt hiệu quả hơn khi áp dụng đại trà vào thực tế; để tiết ôn tập Tiếng Việt nói riêng và bộ môn Ngữ văn nói chung ngày càng đi sâu vào cảm nhận và tạo được hứng thú cho các em nhiều hơn. Tổ: Văn- Anh văn Trường THCS Quang Trung 10

Ngày đăng: 24/05/2015, 22:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan