MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY THỰC HÀNH SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT

22 1.1K 5
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY THỰC HÀNH SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY THỰC HÀNH SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu. 1 NỘI DUNG Chương I: Cơ sở khoa học. 3 1. Cơ sở pháp lý 3 2. Cơ sở lý luận 3 2.1. Vai trò của thực hành thí nghiệm. 3 2.2. Yêu cầu dạy thực hành sinh học có hiệu quả. 4 3. Nội dung vấn đề nghiên cứu. 5 Chương II: Một số biện pháp để thực hiện. 5 1. Cơ sở để thực hiện biện pháp. 5 1.1. Qui trình cho một bài thí nghiệm. 5 1.2. An toàn trong phòng thí nghiệm. 6 1.3. Quy tắc làm việc trong phòng thí nghiệm. 10 1.4. Yêu cầu về kĩ năng thực hành. 14 2. Một số bài thực hành cụ thể. 16 2.1. Bài 12: Co và phản co nguyên sinh. 16 2.2. Bài 20: Quan sát các kì nguyên phân trên tiêu bản rễ hành. 20 KẾT LUẬN 1. Kết luận chung. 22 2. Bài học kinh nghiệm. 22 3. Kiến nghị 22 4. Tài liệu tham khảo. 22 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học trong các trường THPT và phát triển chuyên môn cho giáo viên dạy môn Sinh học. Tăng cường dạy thí nghiệm thực hành trong môn Sinh học ở trường THPT và chuẩn bị phương hướng, nhân lực, vật lực và kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh thi chọn học sinh giỏi thực hành thí nghiệm môn Sinh học THPT trong những năm tới. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Giúp giáo viên và học sinh tường minh những yêu cầu cần thiết dạy và học thực hành sinh học có hiệu quả. Giúp giáo viên có một quy trình soạn giảng một bài thực hành sinh học. Giúp giáo viên và học sinh có một quy tắc làm việc trong phòng thí nghiệm, và đặc biệt là rèn luyện kĩ năng sử dụng một số thiết bị dùng cho thực hành môn Sinh học. NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ 1.1. Căn cứ nội dụng chương trình sinh học THPT. 1.2. Quy định chuẩn kiến thức kĩ năng môn sinh học THPT 1.3. Quy định giảm tải nội dung chương trình môn sinh học THPT. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Trần Phú Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY THỰC HÀNH SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT Người thực hiện: LÊ VĂN TRUNG Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác: Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh: X Hiện vật khác Năm học: 2014 -2015 1 TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY THỰC HÀNH SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT *** MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 NỘI DUNG Chương I: Cơ sở khoa học 3 1. Cơ sở pháp lý 3 2. Cơ sở lý luận 3 2.1. Vai trò của thực hành thí nghiệm 3 2.2. Yêu cầu dạy thực hành sinh học có hiệu quả 4 3. Nội dung vấn đề nghiên cứu 5 Chương II: Một số biện pháp để thực hiện 5 1. Cơ sở để thực hiện biện pháp 5 1.1. Qui trình cho một bài thí nghiệm 5 1.2. An toàn trong phòng thí nghiệm 6 1.3. Quy tắc làm việc trong phòng thí nghiệm 10 1.4. Yêu cầu về kĩ năng thực hành 14 2. Một số bài thực hành cụ thể 16 2.1. Bài 12: Co và phản co nguyên sinh 16 2.2. Bài 20: Quan sát các kì nguyên phân trên tiêu bản rễ hành 20 KẾT LUẬN 1. Kết luận chung 22 2. Bài học kinh nghiệm 22 3. Kiến nghị 22 4. Tài liệu tham khảo 22 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học trong các trường THPT và phát triển chuyên môn cho giáo viên dạy môn Sinh học. Tăng cường dạy thí nghiệm thực hành trong môn Sinh học ở trường THPT và chuẩn bị phương hướng, nhân lực, vật lực và kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh thi chọn học sinh giỏi thực hành thí nghiệm môn Sinh học THPT trong những năm tới. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Giúp giáo viên và học sinh tường minh những yêu cầu cần thiết dạy và học thực hành sinh học có hiệu quả. 2 Giúp giáo viên có một quy trình soạn giảng một bài thực hành sinh học. Giúp giáo viên và học sinh có một quy tắc làm việc trong phòng thí nghiệm, và đặc biệt là rèn luyện kĩ năng sử dụng một số thiết bị dùng cho thực hành môn Sinh học. NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ 1.1. Căn cứ nội dụng chương trình sinh học THPT. 1.2. Quy định chuẩn kiến thức kĩ năng môn sinh học THPT 1.3. Quy định giảm tải nội dung chương trình môn sinh học THPT. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1: Vai trò của thực hành thí nghiệm trong bộ môn Sinh học. Không thể hình dung được việc giảng dạy sinh vật học trong nhà trường mà lại không có quan sát, không có thí nghiệm học tập.” B.P. Exipốp (trong cuốn những cơ sở của LLDH). Quan sát và thí nghiệm là các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học tự nhiên, của các môn khoa học thực nghiệm, trong đó có sinh học. Sinh học là một khoa học đã và sẽ không thể phát triển được nếu không có quan sát, thí nghiệm. Quan sát và thí nghiệm đã tạo khả năng cho các nhà khoa học phát hiện và khai thác các sự kiện, hiện tượng mới, xác định những quy luật mới, rút ra những kết luận khoa học và tìm cách vận dụng vào thực tiễn. Đối với quá trình dạy học các môn khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm, quan sát và thí nghiệm cũng là phương pháp làm việc của học sinh, nhưng với học sinh những bài tập quan sát hoặc các thí nghiệm được giáo viên trình bày hay do chính các em tiến hành một cách độc lập (thực hành quan sát, thí nghiệm của học sinh) dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên thường để giải quyết những vấn đề đã biết trong khoa học, rút ra những kết luận cũng đã biết tuy vậy đối với các em học sinh vẫn là mới. 3 Thông qua quan sát, thí nghiệm, bằng các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa giúp các em xây dựng các khái niệm. Bằng cách đó các em nắm kiến thức một cách vững chắc và giúp cho tư duy phát triển. Quan sát và thí nghiệm đòi hỏi phải có những thiết bị dạy học như tranh ảnh, mô hình, các mẫu vật tự nhiên và các phương tiện thiết bị phục vụ cho việc tiến hành các thí nghiệm. Quan sát và thí nghiệm không chỉ cho phép học sinh lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, vững chắc mà còn tạo cho các em một động lực bên trong, thúc đẩy các em thêm hăng say học tập. Những phân tích trên đây không chỉ cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của thí nghiệm thực hành mà còn nhấn mạnh đến phương pháp sử dụng các thí nghiệm thực hành đó để có thể đạt được hiệu quả cao đáp ứng mục tiêu dạy học hiện nay của sự nghiệp giáo dục. 2.2: Yêu cầu của dạy học thực hành sinh học có hiệu quả Dạy thực hành, mục đích chính là rèn các kỹ năng thao tác chân tay, các đức tính kiên nhẫn, biết chấp nhận thử thách và tự tìm cách vượt qua các thách thức để đạt được mục tiêu của mình. Vì vậy học sinh phải tự mình làm thí nghiệm cho dù các thao tác ban đầu còn vụng về và có thể thất bại. Như vậy, nếu quan niệm thực hành chỉ là minh họa, trình diễn để học sinh xem thì việc tổ chức cho cả lớp học sinh vào một phòng thí nghiệm làm cùng lúc là được nhưng học sinh không thể hình thành được kỹ năng cũng như rèn luyện được những đức tính cần thiết của người làm khoa học. Còn nếu để học sinh tự làm thì lại phải chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (tối đa khoảng 10 em) thì các em mới có thể tự làm thí nghiệm được và học sinh chỉ hình thành được kỹ năng khi được làm đi làm lại nhiều lần một kỹ năng nhất định. Một quan niệm không đúng về dạy thực hành là giáo viên thường không đưa ra các tình huống khác thường để dạy học sinh cách phân tích rút ra các kết luận phù hợp cũng như không biết cách tìm ra nguyên nhân khi thí nghiệm không ủng hộ giả thiết ban đầu. Như vậy, mục đích cốt lõi của dạy thực hành là rèn các kỹ năng khéo léo trong các thao tác tay chân, các kỹ năng bố trí thí nghiệm, thu thập kết quả, giải thích kết quả thực nghiệm, lý giải đưa ra các giả thuyết và tự tiến 4 hành các thí nghiệm ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết của mình chứ không đơn thuần là minh họa cho các bài lý thuyết. Vậy dạy thực hành phát triển các kỹ năng tổng hợp và do vậy tất cả các học sinh cần được học thực hành. 3. Nội dung vấn đề nghiên cứu. - Qui trình cho một bài thí nghiệm. - Nội qui an toàn phòng thí nghiệm. - Qui tắc làm việc trong phòng thí nghiệm. - Kĩ năng thực hành sinh học. CHƯƠNG II MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN 1. CƠ SỞ ĐỂ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP: Trên cơ sở tìm tòi, nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu đang được sử dụng trong 1.1 Qui trình cho một bài thí nghiệm có thể gồm các bước như sau: 1.1.1- Chuẩn bị thí nghiệm: Giáo viên phải có kế hoạch đảm bảo chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất, mẫu vật và các điều kiện cần thiết khác để thí nghiệm thành công. Có thể giao cho học sinh chuẩn bị nhưng phải kiểm tra. 1.1.2- Phổ biến nội qui an toàn phòng thí nghiệm: Ngay khi bắt đầu một bài thực hành, giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh về qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. Điều này là hết sức cần thiết và phải làm ngay mỗi lần học sinh vào phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó cũng cần phổ biến cách cấp cứu trong những trường hợp cần thiết như bỏng hóa chất, băng bó khi bị thương vv… Giáo viên nêu mục tiêu thí nghiệm (hoặc hướng dẫn học sinh phát biểu mục tiêu thực hành), phải đảm bảo mỗi học sinh nhận thức rõ mục tiêu làm thí nghiệm để làm gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tiến hành thí nghiệm, phải đảm bảo mỗi học sinh nhận thức rõ làm thí nghiệm như thế nào? Bằng cách nào? Học sinh có thể tự đọc qui trình thí nghiệm (nếu có sẵn trong bài thực hành) hoặc giáo viên giới thiệu cho học sinh. Sau đó học sinh tự kiểm tra 5 các loại hóa chất thiết bị, mẫu vật xem có đáp ứng được với yêu cầu bài thực hành hay không. Học sinh tự tiến hành thí nghiệm theo qui trình đã cho để thu thập số liệu. Mô tả kết quả thí nghiệm. Học sinh viết ra (hoặc nói ra) các kết quả mà học sinh quan sát thấy trong quá trình làm thí nghiệm. Học sinh xử lý số liệu và viết báo cáo thí nghiệm nộp cho giáo viên. Cuối buổi giáo viên có thể đưa ra các tình huống khác với thí nghiệm để học sinh suy ngẫm và tìm cách lý giải. Giải thích các hiện tượng quan sát được: đây là giai đoạn có nhiều thuận lợi để tổ chức học sinh học theo phương pháp tích cực. Giáo viên có thể dùng hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo kiểu nêu vấn đề giúp học sinh tự giải thích các kết quả. Rút ra kết luận cần thiết: Giáo viên yêu cầu học sinh căn cứ vào mục tiêu ban đầu trước khi làm thí nghiệm để đánh giá công việc đã làm. Tóm tắt quy trình một bài thực hành thí nghiệm. Bước 1. Xác định mục tiêu (cho giáo viên và cho học sinh). Yêu cầu của bước này là học sinh phải nhận thức được và phát biểu rõ mục tiêu (trả lời câu hỏi: để làm gì?) Bước 2. Kiểm tra kiến thức cơ sở khoa học và kiểm tra sự chuẩn bị thực hành (trả lời câu hỏi: có làm được không?). Bước 3. Xác định nội dung tiến hành (trả lời câu hỏi: làm như thế nào?) Bước 4. Tiến hành các hoạt động thực hành (trả lời câu hỏi: quan sát thấy gì? Thu được kết quả ra sao?). Bước 5. Giải thích và trình bày kết quả, rút ra kết luận. Viết báo cáo thực hành. 1.2. An toàn trong phòng thí nghiệm sinh học. 1.2.1.An toàn khi tiếp xúc với sinh vật trong phòng thí nghiệm Khi làm việc trong phòng thí nghiệm sinh học có thể bị lây nhiễm bệnh do tiếp xúc với sinh vật. Con đường lây truyền có thể qua da, qua không khí hoặc do ăn uống của các tác nhân mới chưa được xác định an toàn. 6 Tác nhân gây bệnh có thể là từ các mô, máu của sinh vật nghiên cứu; từ đờm dãi của người bệnh; từ virus phát tán trong không khí, Gặp những trường hợp như vậy thì cần xác định rõ con đường lây truyền, nguyên nhân và mức độ lây nhiễm. Bệnh có khả năng mắc phải càng cao thì càng cần phải đánh giá nhanh chóng và thân trọng. 1.2.2. An toàn khi tiếp xúc với hoá chất trong các thí nghiệm sinh học Giống như với an toàn sinh học, an toàn khi tiếp xúc với hóa chất đặt nguyên tắc cơ bản là phòng ngừa lên trên hết. Bốn nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm soát hóa chất là : 1.2.2.1- Quy định thay thế: Loại bỏ các chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc thay thế chúng bằng thứ khác ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm nữa. Khi tiến hành các thí nghiệm trong quá trình dạy học cố gắng lựa chọn các chất ít độc hại , ít gây nguy hiểm ví dụ thí nghiệm brom tác dụng với nhôm có thể thay thế bằng thí nghiệm ít độc hơn như iot tác dụng với nhôm. Hoặc loại bỏ các chất gây nguy hiểm thí dụ thí nghiệm với thuỷ ngân hoặc asen. 1.2.2.2- Quy định khoảng cách: Che chắn giữa người lao động và hóa chất nhằm ngăn cách mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với người lao động. Trong dạy học các thí nghiệm độc hại hoặc dễ nổ gây nguy hiểm phải được tiến hành trong tủ hút hoặc có tấm kính mica che phía học sinh, khoảng cách tiến hành các thí nghiệm không quá gần với học sinh. 1.2.2.3. Quy định thông gió: sử dụng hệ thống thông gió thích hợp để di chuyển hoặc làm giảm nồng độ độc hại trong không khí chẳng hạn như khói, khí, bụi. Phòng thí nghiệm, phòng kho hoá chất…cần phải thoáng, có hệ thông hút gió, có nhiều cửa ra vào. 1.2.2.4. Quy định về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: cho người lao động ( học sinh) nhằm ngăn ngừa việc hoá chất bám vào người như : áo blu, kính bảo vệ mắt, găng tay, khẩu trang, ủng … Tùy theo việc sử dụng từng hóa chất mà có các quy định cụ thể. Ví dụ: - Hóa chất dễ cháy nổ : Trong phòng thí nghiệm có hóa chất dễ cháy nổ phải quy định chặt chẽ chế độ dùng lửa, khu vực dùng lửa, có bảng chỉ dẫn bằng chữ và ký 7 hiệu cấm lửa để ở nơi dễ nhận thấy. Khi cần thiết phải sửa chữa cơ khí, hàn điện hay hàn hơi phải có biện pháp làm việc an toàn. Tất cả các dụng cụ điện và thiết bị điện đều phải là loại phòng chống cháy nổ. Việc dùng điện chạy máy và điện thắp sáng ở những nơi có hóa chất dễ cháy nổ phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Không được đặt dây cáp điện trong cùng một đường rãnh có ống dẫn khí hoặc hơi chất lỏng dễ cháy nổ, không được lợi dụng đường ống này làm vật nối đất . + Khi sửa chữa, thay thế các thiết bị điện thuộc nhánh nào thì phải cắt điện vào nhánh đó. + Thiết bị điện nếu không được bọc kín, an toàn về cháy nổ thì không được đặt ở nơi có hóa chất dễ cháy nổ. + Cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện phải đặt ngoài khu vực dễ cháy nổ. Bất kỳ nhánh dây điện nào cũng phải có cầu chì hay thiết bị bảo vệ tương đương. Tất cả các chi tiết máy động hoặc dụng cụ làm việc đều phải làm bằng vật liệu không được phát sinh tia lửa do ma sát hay va đập. Tất cả các trang bị bằng kim loại đều phải tiếp đất., các bộ phận hay thiết bị cách điện đều phải có cầu nối tiếp dẫn. Trước khi đưa vào đường ống hay thiết bị một chất có khả năng gây cháy nổ, hoặc trước và sau khi sửa chữa đều phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng chống cháy nổ. Không dùng thiết bị, thùng chứa, chai, lọ hoặc đường ống bằng nhựa không chịu được nhiệt chứa hóa chất dễ cháy nổ. Không để các hóa chất dễ cháy nổ cùng chỗ với các hóa chất duy trì sự cháy. Khi đun nóng các chất lỏng dễ cháy không dùng ngọn lửa trực tiếp, mức chất lỏng trong nồi phải cao hơn mức hơi đốt bên ngoài. Trong quá trình sản xuất, sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn lao động. Phải có ống dẫn nước, hệ thống thoát nước, tránh sự ứ đọng các loại hóa chất dễ cháy nổ - Hóa chất ăn mòn Các thiết bị, đường ống chứa hóa chất dễ ăn mòn phải được làm bằng vật liệu thích hợp, phải đảm bảo kín. Tại nơi làm việc có hóa chất ăn mòn phải có vòi nước, bể chứa dung dịch natri bicacbonat (NaHCO 3 ) nồng độ 0,3%, dung dịch axit axetic nồng độ 0,3% hoặc các chất khác có tác dụng 8 cấp cứu kịp thời tại chỗ khi xảy ra tai nạn. Tất cả các chất thải đều phải được xử lý không còn tác dụng ăn mòn trước khi đưa ra ngoài v.v - Hóa chất độc Khi tiếp xúc với hóa chất độc, phải có mặt nạ phòng độc tuân theo những quy định sau: Phải chứa chất khử độc tương xứng; Chỉ được dùng loại mặt nạ lọc khí độc khi nồng độ hơi khí không vượt quá 2% và nồng độ ôxy không dưới 15%; Đối với cacbua oxit (CO) và những hỗn hợp có nồng độ CO cao phải dùng loại mặt nạ lọc khí đặc biệt. Tiếp xúc bụi độc phải mặc quần áo kín may bằng vải bông dày có khẩu trang chống bụi, quần áo bảo vệ chống hơi, bụi chất lỏng độc cần phải che kín cổ tay, chân, ngực. Khi làm việc với dung môi hữu cơ hòa tan thì phải mang quần áo bảo vệ không thấm và mặt nạ cách ly. Cấm hút dung dịch hóa chất độc bằng miệng. Không được cầm nắm trực tiếp hóa chất độc. Các thiết bị chứa hóa chất độc dễ bay hơi, phải thật kín và nếu không do quy trình sản xuất bắt buộc thì không được đặt cùng chỗ với bộ phận khác không có hóa chất độc v.v 1.2.3. Phòng chống cháy nổ Phòng chống cháy nổ là yêu cầu của tất cả các phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm sinh học cần đáp ứng các điều kiện cụ thể sau : - Có hệ thống báo động cháy, nổ và có thể tiếp cận hệ thống đó dễ dàng. - Có cửa thoát hiểm được thiết kế đúng yêu cầu, có dấu báo hiệu đường dẫn đến cửa thoát hiểm. - Có hệ thống tự động báo cháy và hệ thống đó được kiểm tra khả năng hoạt động thường xuyên. - Có sẵn các thiết bị chống cháy nổ tại chỗ và các thiết bị đó được kiểm tra thường xuyên và có thể tiếp cận dễ dàng. - Đồ đạc được sắp xếp gọn gàng, không cản trở lối thoát hiểm và chặn đường tiếp cận các thiết bị chữa cháy. - Các hóa chất và thiết bị dễ cháy cần để nơi an toàn, riêng ở một nơi và xa nơi có thể phát nổ như nguồn điện, lửa, Hóa chất cần được dán nhãn cảnh báo đầy đủ. Phòng thí nghiệm có hóa chất dễ phát nổ cần thoáng khí và không quá chật chội. 9 - Những bình khí nén và khí hóa lỏng được đánh dấu rõ ràng, các van giảm áp được kiểm tra thường xuyên đảm bảo độ kín tuyệt đối. Các bình đựng khí hóa lỏng được đặt cách xa nguồn điện, lửa, - Tất cả các thiết bị điện được bảo dưỡng thường xuyên, hệ thống điện ba pha cần có dây tiếp đất. Các thiết bị ngắt điện luôn trong trạng thái hoạt động tốt, đảm bảo ngắt điện ngay khi cần thiết. Mỗi ổ cắm chỉ nên sử dụng cho một thiết bị điện, không nên dùng thiết bị nối. Giáo viên và học sinh làm việc trong phòng thí nghiệm được thông báo nguy cơ cháy nổ, và được thực tập phương án phản ứng đúng khi cháy nổ xảy ra. 1.3. Qui tắc làm việc trong phòng thí nghiệm. 1.3.1. An toàn khi làm việc với axit và kiềm 1.3.1.1. An toàn khi làm việc với axit: - Phải làm việc trong tủ hút bất cứ khi nào đun nóng axit hoặc thực hiện phản ứng với các hơi axit tự do. - Khi pha loãng, luôn phải cho axit vào nước trừ phi được dùng trực tiếp. - Giữ để axit không bắn vào da hoặc mắt bằng cách đeo khẩu trang, găng tay và kính bảo vệ mắt. Nếu làm văng lên da, lập tức rửa ngay bằng một lượng nước lớn. - Luôn phải đọc kỹ nhãn của chai đựng và tính chất của chúng. - H 2 SO 4 : Luôn cho axit vào nước khi pha loãng, sử dụng khẩu trang và găng tay để tránh phòng khi văng axit. - Các axit dạng hơi (HCl) thao tác trong tủ hút và mang găng tay, kính bảo hộ. 1.3.1.2. An toàn khi làm việc với kiềm - Kiềm có thể làm cháy da, mắt gây hại nghiêm trọng cho hệ hô hấp. - Mang găng tay cao su, khẩu trang khi làm việc với dung dịch kiềm đậm đặc. - Thao tác trong tủ hút, mang mặt nạ chống độc để phòng ngừa bụi và hơi kiềm. - Amoniac: là một chất lỏng và khí rất ăn da, mang găng tay cao su, khẩu trang, thiết bị bảo vệ hệ thống hô hấp. Hơi amoniac dễ cháy, phản ứng mạnh với chất oxy hoá, halogen, axit mạnh. 10 [...]... để đánh giá kết quả của đề tài và đưa vào ứng dụng thực tiễn mhằm phát huy hết các bài thực hành thí nghiệm trong chương trình môn học THPT, nhất là môn sinh học THPT TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sinh học 10 CB 2 Chuẩn kiến thức kĩ năng và giảm tải chương trình sinh học THPT 3 Thí nghiệm thực hành trường THPT chuyên môn sinh (Biên tập: Ngô Văn Hưng – 2011) 22 ... sử dụng thiết bị, cách tiến hành thí nghiệm đặc biệt nào đó ra sao vv 2 MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH CỤ THỂ: 2.1: BÀI 12 – SINH HỌC 10 CB 16 CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH I MỤC TIÊU 1- Học sinh biết cách làm tiêu bản tạm thời của tế bào thực vật để quan sát hình dạng tế bào 2- Học sinh có thể quan sát được các thành phần chính của tế bào, hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh củng cố kiến thức về sự... (Xn) Chất ăn mòn (C) Chất gây nguy hiểm với môi trường (N) 13 1.4 Yêu cầu về kĩ năng thực hành sinh học (Trích từ yêu cầu về kĩ năng thực hành của IBO năm 2010) Phần thực hành tập trung vào việc đánh giá năng lực giải quyết các vấn đề sinh học của các học sinh Để có được năng lực này các học sinh cần được trang bị các kĩ năng sau: 1.4.1 Các kĩ năng khoa học (science process skills) 1 Quan sát (Observation)... KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ VIẾT BÁO CÁO 1 Học sinh vừa quan sát và vẽ - Hình dạng tế bào và chú thích các thành phần cấu trúc chính của tế bào - Hình dạng của tế bào khi xảy ra hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh - Vẽ khí khổng lúc mở và lúc đóng 2 So sánh kết quả thí nghiệm trong 2 trường hợp mẫu không xử lý nhiệt và đã qua xử lý nhiệt Từ kết quả so sánh ở phần trên yêu cầu học sinh rút ra... CHUNG Trong thời gian ngắn, chưa được thực nghiệm nhiều trên các đối tượng người học khác nhau Nên đề tài này còn nhiều khiếm khuyết, mong nhận được nhiều ý kiến từ hội đồng bộ môn sinh của sở GD – ĐT Đồng Nai và các thầy giáo, cô giáo ở các trường THPT trong tỉnh để bổ sung cho đề tài hòan thiện hơn 2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM a Nhược điểm:  Phương pháp này đòi hỏi người dạy phải có nhiều thời gian soạn giảng... củng cố kiến thức về sự trao đổi chất qua màng tế bào 3- Học sinh có thể làm được thí nghiệm quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật, củng cố kiến thức về sự trao đổi chất qua màng tế bào 4- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi quang học 5- Rèn cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm II CƠ SỞ KHOA HỌC 1 Thế nào là hiện tượng thẩm thấu? Thẩm thấu là cách... đặc điểm sống của tế bào 2.2: BÀI 20 – SINH HỌC 10 CB QUAN SÁT CÁC KÌ CỦA NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH I MỤC ĐÍCH Quan sát sự phân bào nguyên nhiễm ở tế bào sinh dưỡng và phân bào giảm nhiễm ở tế bào sinh dục Hình thái và hoạt động của NST qua các kì của 2 quá trình phân bào và sự sai khác có ý nghĩa của 2 quá trình này II CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGUYÊN PHÂN 1 Quá trình nguyên phân được chia thành những... chính xác các hình vẽ sinh học bằng cách sử dụng bảng các thuật ngữ sinh học được đánh dấu bằng các mã số 1.4.3 Các phương pháp sinh học (Biological methods) A Các phương pháp tế bào học (Cytological methods) 14 1 Các kĩ thuật ngâm và ép tiêu bản 2 Phương pháp làm tiêu bản vết bôi 3 Phương pháp nhuộm tế bào và tiêu bản hiển vi B Các phương pháp nghiên cứu giải phẫu và sinh lý thực vật 1 Làm tiêu bản... dụng cụ thực hành thí nghiệm b Ưu điểm:  Có hiệu quả cao trong việc kích thích người học nghiên cứu và tìm tòi  Khích thích được khả năng tư duy của người học  Rèn kĩ năng sử dụng các đồ dùng nghiên cứu khoa học 3 KIẾN NGHỊ Tiếp tục đưa đề tài vào nghiên cứu thực nghiệm trên nhiều bộ môn khác nhau và trên nhiều đối tượng người học khác nhau để đánh giá kết quả của đề tài và đưa vào ứng dụng thực tiễn... tượng co sinh chất Tế bào lúc này có gì khác so với trước khi nhỏ nước muối? Khí khổng lúc này đóng hay mở? Vì sao? - Giữ nguyên tiêu bản ở vị trí này, dùng ống hút nhỏ một vài giọt nước ở một mép lamen và ở mép lamen phía đối diện, dùng giấy thấm hút hết dung dịch muối ra, quan sát sẽ thấy hiện tượng ngược lại với co nguyên sinh chất: Thể tích của tế bào chất và các không bào dần dần mở rộng trở về vị . môn Sinh học. Tăng cường dạy thí nghiệm thực hành trong môn Sinh học ở trường THPT và chuẩn bị phương hướng, nhân lực, vật lực và kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh thi chọn học sinh giỏi thực hành. được học thực hành. 3. Nội dung vấn đề nghiên cứu. - Qui trình cho một bài thí nghiệm. - Nội qui an toàn phòng thí nghiệm. - Qui tắc làm việc trong phòng thí nghiệm. - Kĩ năng thực hành sinh học. CHƯƠNG. học sinh phát biểu mục tiêu thực hành) , phải đảm bảo mỗi học sinh nhận thức rõ mục tiêu làm thí nghiệm để làm gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tiến hành thí nghiệm, phải đảm bảo mỗi học

Ngày đăng: 16/07/2015, 21:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • (Trích từ yêu cầu về kĩ năng thực hành của IBO năm 2010)

  • Phần thực hành tập trung vào việc đánh giá năng lực giải quyết các vấn đề sinh học của các học sinh. Để có được năng lực này các học sinh cần được trang bị các kĩ năng sau:

    • 1.4.3. Các phương pháp sinh học (Biological methods)

    • 1.4.4. Các phương pháp vật lý và hoá học (Physical and chemical methods)

    • 1.4.5 . Các phương pháp vi sinh vật (Microbiological Methods)

    • 1.4.6 . Các phương pháp thống kê (Statistical methods)

    • 1.4.7 . Sử dụng thiết bị (Handling equipment)

    • I. MỤC ĐÍCH

    • III. CHUẨN BỊ

    • IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan