Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
472 KB
Nội dung
TUẤN 23 TIẾT 85 NGẮM TRĂNG ( Hồ Chí Minh ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục. Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng qua bài “ Ngắm trăng”. - Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ, bình dị, tự nhiên, sâu sắc. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm, phân tích, so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm. 3. Thái độ: - Yêu mến, cảm phục trước tâm hồn nghệ sĩ đầy lạc quan, yêu thiên nhiên của Bác. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ. - HS: Học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc diễn cảm bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” và trình bày cảm nhận của em về bài thơ? 3. Bài mới: Trong thời gian 14 tháng bị chính quyền Tưởng giới Thạch bắt giam, HCM đã viết tập “ Nhật kí trong tù” với 133 bài. đó là một tác phẩm văn chương vô giá, đúng như Xuân Diệu nhận xét “ cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản HCM”. Bên cạnh tình yêu con người, tình yêu đất nước thì tình cảm đối với thiên nhiên là một nét nỗi bật trong thơ Người, đặc biệt là ở những bài thơ viết về trăng. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ được chứng kiến một cuộc “ Ngắm trăng” thật đặc biệt của Bác Hồ và cũng qua đó ta thấy vẽ đẹp tâm hồn của Bác thể hiện rất rõ trong bài thơ “ Ngắm trăng” 1 bài thơ hay trong tập “ Nhật kí trong tù”. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * HOẠT ĐỘNG 1: GV: Gọi hs đọc chú thích *. HS: Đọc bài. GV: Giới thiệu thêm về tập “Nhật kí trong tù”. GV: Bài thơ được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào? HS: Trả lời. GV: Mùa thu 42 từ Cao Bằng lãnh tụ Nguyễn ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc để tranh thủ viện trợ quốc tế cho CMVN. đến Quảng Tây, người bị nhà cầm quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ, rồi bị giải tới, giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện trong tỉnh Quảng Tây, bị đày ải cực khổ hơn 1 I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: 2.Tác phẩm: - Tập thơ “ Nhật kí trong tù” - Bài thơ được trích trong tập “ NKTT”. - Sáng tác trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ( Trung Quốc). năm trời (29/8/42 -> 10/9/43) trong thời gian đó để Ngâm ngợi cho khuây, vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do, Bác Hồ viết NKTT bằng chữ Hán, tập thơ gồm 133 bài. “Ngâm thơ tự do ” -> NKTT là viên ngọc quý trong kho tàng VHDT. GV: Hd hs đọc bản phiên âm nguyên tác, sau đó 1HS đọc phần giải nghĩa từ. Gọi 1 HS khác đọc bản dịch nghĩa.( Gv chuẩn bị bài thơ vào bảng phụ) GV: Đọc bản mẫu dịch thơ. HS: Đọc bài. GV: Hd HS tìm hiểu những chú thích sgk. GV: Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Gồm mấy phần? HS: Trả lời. GV: Chốt lại * HOẠT ĐỘNG 2: GV: Theo em, người xưa có thú vui gì khi thưởng nguyệt và họ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? có rượu, hoa “ Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”, “ Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” ngắm trăng khi tâm hồn thảnh thơi. GV: Còn Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? “ Chẳng được tự do trăng thu”. GV: Vì sao Bác chỉ nhắc đến thiếu hoa và rượu? HS: Trả lời. GV: Trước cảnh đẹp đêm trăng, tâm hồn Bác thể hiện như thế nào? Em thử so sánh câu dịch với nguyên tác? HS: So sánh, nx. GV: KL. - Nguyên tác: câu nghi vấn. - Câu dịch: Câu tường thuật, sự bối rối, tự vấn đã mất, thay vào đó là một sự phủ định. GV: Vì sao Bác lại có tâm trạng bối rối như vậy? HS: Vì trăng đẹp lộng lẫy như vậy nhưng Người không được “ thưởng nguyệt” một cách thực sự ( không tự do, lại thiếu 2 thứ quan 2. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt 3. Bố cục: 4 phần. II. TÌM HIỂU BÀI THƠ: 1. Câu 1, 2: “Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” - Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: ở tù, không rượu, không hoa. - Chỉ nhắc thiếu hoa, rượu-> đón nhận đêm trăng đẹp với tư cách của một người thi nhân. - Tâm trạng: Bối rối, xúc động, xốn xang rất nghệ sĩ. trọng nhất). HS đọc câu 3, 4 ( lưu ý bản phiên âm). GV: Dù có bối rối như vậy nhưng Bác vẫn quyết định như thế nào? HS: Chủ động đón trăng bằng tấm lòng. GV: Nghệ thuật độc đáo thể hiện ở hai câu thơ này? HS: Trả lời. GV: Qua nghệ thuật đó, cho ta biết được gì về quan hệ giữa người và trăng? HS: Bạn bè. GV: Có ý kiến cho rằng đây là một sự vượt ngục về tinh thần. Em có suy nghĩ gì về ý kiến đó? HS: Thảo luận cặp trả lời. GV: KL. GV: Em có suy nghĩ gì về việc Bác tự nhận mình là thi gia khi trăng ngắm lại Bác? HS: Thảo luận trả lời. (câu 3 Bác dùng chữ nhân để chỉ người ngắm trăng nhưng câu cuối, người ngắm trăng biến thành thi gia. Trước vằng trăng, không còn tù ngục, không còn tù chỉ có nhà thơ và tri kĩ -vầng trăng. Chỉ với tư cách là thi gia, Bác mới có thể giao hoà thân mật, say sưa đến vậy). GV: Qua bài thơ em hiểu được gì về tâm hồn Bác? HS: Trả lời. *HOẠT ĐỘNG 3: GV: Theo em giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ này là gì? HS: Đọc ghi nhớ. GV: Chốt lại. GV gd tư tưởng cho hs. *HOẠT ĐỘNG 4: GV: Hd hs làm phần LT. 2. Câu 3, 4: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. - Chủ động đón trăng bằng tấm lòng. - Tác giả đã sử dung phép nhân hoá, đối Nhân hướng nguyệt. Nguyệt thi gia. => quan hệ bạn bè-> 2 cái đẹp giao hoà trở thành bạn tâm giao, tri kỉ. -> Sự vượt ngục về tinh thần. * Tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, chan hoà, yêu thiên nhiên, phong thái ung dung. III. TỔNG KẾT: * Ghi nhớ: SGK IV. LUYỆN TẬP: 4. Cũng cố: - Theo em giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ này là gì? - Qua bài thơ em có rút ra được cho bản thân bài học gì không? 5. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ. - Nắm nội dung, nghệ thuật. - Sưu tầm những bài thơ viết về trăng của Bác. - Xem trước bài tiếp theo: “ Đi đường” TUẦN 23 TIẾT * ĐI ĐƯỜNG (Hồ Chí Minh) I.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - HS hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ : Từ việc đi đường gian lao mà nói nói lên bài học đường đời, đường CM. - Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ rất bình dị, tự nhiên, chặt chẽ mang ý nghĩa sâu sắc. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ bài thơ. 3. Thái độ : Giáo dục HS lòng kính yêu, tự hào về Bác. II. CHUẨN BỊ : - GV : Bài soạn, SGK, bảng phụ. - HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc bài thơ Ngắm trăng? Nội dung nghệ thuật được tác giả thể hiện trong bài thơ? 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung HOẠT ĐỘNG 1 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. GV: Hd hs đọc bài thơ.( Gv chuẩn bị bài thơ vào bảng phụ) GV: Đọc mẫu. HS: Đọc và tìm hiểu chú thích . GV: Bài thơ được viết theo thể loại nào?( Chú ý bảng dịch thơ và nguyên tác). HS: Thể loại của bài thơ : TNTT HOẠT ĐỘNG 2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài thơ. Tìm hiểu kết cấu của bài thơ.( GV lưu ý cho hs thể tho giữa phiên âm và dịch thơ) (Kết cấu bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật có trình tự : Khai (mở) ; Thừa (nâng cao) ; chuyển (chuyển ý) ; hợp (tổng hợp). HS: Đọc câu 1 : GV: Câu 1 mở ra ý chủ đạo gì của bài thơ ? I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Hoàn cảnh sáng tác : Trên đường bị giải đi đến nhà lao khác. 2. Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt. II. PHÂN TÍCH: Câu1 : “ Đi đường gian lao” - Nỗi gian lao của người đi đường - > ý chủ HS: Nỗi gian lao của người đi đường. GV: Ý câu thơ có phải chỉ nói riêng về sự vất vả của việc đi đường không ? HS: Trả lời. GV: KL. (Đi đường : chuyển từ nhà lao này-> nhà lao khác là một thực tế song ở đây tác giả cũng muốn nói đến con đường CM đầy khó khăn vất vả.) GV: Sự khó khăn vất vả đó như thế nào ? HS: Đọc 2 câu tiếp . GV: Nghệ thuật sử dụng trong câu thơ ? Tác dụng ? HS: Điệp ngữ >Nhấn mạnh sự trùng điệp của núi non hiểm trở gian lao -> Nỗi gian lao vất vả triền miên của con đường đời, con đường CM. HS: Đọc câu 3 GV: Ý nghĩa của câu thơ thứ 3 như thế nào ? HS: Trả lời. GV: KL. (Mọi gian lao, vất vả đều đã kết thúc lùi về phía sau, người đi đường đến đỉnh núi cao chót vót. Lúc gian lao nhất đồng thời cũng là lúc mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi đường đứng trên cao điểm tột cùng, đến đích thắng lợi). HS: Đọc câu thơ thứ 4. GV: Hd hs phân tích nội dung, ý nghĩa ? (Câu thơ diễn tả niềm vui bất ngờ đặc biệt, phần thưởng quí giá cho những con người đã vượt qua khó khăn, vất vả -> niềm hạnh phúc lớn lao của người CM khi đã giành thắng lợi). HOẠT ĐỘNG 3 : GV: Em hiểu gì về nội, dung, nghệ thuật của bài thơ ? HS: Đọc ghi nhớ. GV: Chốt lại. (Bài thơ có hai lớp nghĩa : nghĩa đen : nói về việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý nói về con đường CM, đường đời. Bác muốn nêu lên một chân lí, một bài học rút ra từ thực tế cuộc sống của chính Bác : Con đường CM là lâu dài, vô cùng gian khổ nhưng kiên trì, bền chí vượt qua gian nan, thử thách thì nhất định sẽ đạo. - Câu thơ vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa sâu xa. -Câu 2 : “ Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. - Điệp ngữ -> nhấn mạnh nỗi gian lao vất vả của con đường đời, con đường CM. Câu 3 : “Núi cao lên đến tận cùng” Trải qua nhiều khó khăn vất vả người đi đường đến đích thắng lợi. ->Câu thơ có hàm ý sâu sắc. Câu 4 : “ Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” Niềm vui sướng đặc biệt, bất ngờ của người vượt qua được khó khăn, vất vả > niềm hạnh phúc của người CM khi đã giành được thắng lợi. III. TỔNG KẾT: *Ghi nhớ: SGK. đạt tới thắng lợi rực rỡ). GV: Theo em đây có phải là một bài thơ tả cảnh, kể chuyện không ? HS: Không phải. Đây là một bài thơ chủ yếu thiên về suy nghĩ, triết lí từ những lời tâm sự chân tình của Bác. GV: Hd hs rút ra bài học kinh nghiệm. GV: Cho hs đọc bài đọc thêm ở sgk. Gv gd tư tưởng cho hs. 4. Củng cố: Em hiểu gì về nội, dung, nghệ thuật của bài thơ ? Em rút ra được bài học kinh nghiệm gì qua tìm hiểu bài thơ? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo: “ Chiếu dời đô” TUẦN 23 TIẾT 86, 87 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Cungr cố kiến thức và kĩ năng làm kiểu văn bản thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Dùng từ đặt câu kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh, sử dụng phương thức ngôn ngữ phù hợp. 3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu một đồ dùng, viết văn bản thuyết minh. - Có ý thức trung thực trong giờ làm bài kiểm tra. II. CHUẨN BỊ: - GV :Soạn bài, ra đề, đáp án, biểu điểm. - HS: Ôn tập kĩ về văn thuyết minh. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: 2. Bài Cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: GV: Ghi đề lên bảng Đề: “ Giới thiệu cách làm bánh tét” I. Yêu cầu chung: - Xác định đúng thể loại thuyết minh. - Sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp. - Ngôn ngữ chính xác, trong sáng và dễ hiểu. - Bố cục đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. II. Yêu cầu cụ thể: * Dàn ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu phong tục của người Nam bộ -> Làm bánh tét ngày tết. 2. Thân bài: - Chuẩn bị nguyên vật liệu. - Cách làm bánh tét (tất cả các khâu chuẩn bị; gói; luộc) - Yêu cầu thành phẩm. 3. Kết bài: - Ý nghĩa của việc gói bánh tét ngày tết. III. Biểu điểm: + Điểm 9, 10: - Đầy đủ nội dung, lời văn trong sáng, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu, hấp dẫn. + Điểm 7, 8: Nội dung cơ bản đầy đủ, lời văn khá trôi chảy, sử dụng khá phù hợp các phương pháp thuyết minh song còn sai một số lỗi về chính tả. + Điểm 5, 6: Đã nắm được phương pháp thuyết minh song diễn đạt còn lủng củng, còn sai chính tả. Điểm 3, 4: Nội dung thuyết minh còn sơ sài, diễn đạt chưa trôi chảy, sai nhiều lỗi chính tả, ý vụng. + Điểm 1,2: Hiểu sai yêu cầu của đề, văn viết cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả. + Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. 4. Củng cố: GV thu bài và nhận xét giờ làm bài. 5. Dặn dò: - Xem lại tất cả các bài học về văn thuyết minh. - Xem trước bài: “ Ngữ văn địa phương”. KÍ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG TUẦN 24 TIẾT 88 CÂU CẢM THÁN I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức : - Hiểu rõ đặc điểm, hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác. - Nắm vững chức năng của câu cảm thán, biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp. 2. Kĩ năng : Xác định và sử dụng câu cảm thán khi tạo lập văn bản. 3. Thái độ : Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp . II- CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ, phiếu học tập - HS: Chuẩn bị bài ở nhà. III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra : Thế nào là câu câu khiến ? Chức năng của câu cầu khiến, đặt câu cầu khiến ? 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * HOẠT ĐỘNG 1: GV: Yêu cầu HS đọc VD, tìm hiểu Y/c trong SGK. GV: Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán? HS: Xác định. GV: Dựa vào đặc điểm hình thức nào, giúp em nhận biết được đâu là câu cảm thán? HS: + TN cảm thán: Hỡi ôi, than ôi + Dấu câu: dấu chấm than. GV: Tác dụng của câu cảm thán? HS: Thảo luận cặp trả lời. GV: KL. GV: Qua tìm hiểu vd trên em hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. HS: Đọc ghi nhớ. GV: Chốt lại. GV: Chuẩn bị bài tập vào bảng phụ cho hs làm BT nhanh. Hãy thêm các từ ngữ cảm thán và dấu chấm than để chuyển đổi các câu sau thành câu cảm thán. I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÂU CẢM THÁN. 1. Ví dụ (SGK) 2. Nhận xét: - Các câu cảm thán: + Hỡi ơi lão Hạc! + Than ôi ! - Đặc điểm hình thức để nhận biết: + TN cảm thán: Hỡi ôi, than ôi + Dấu câu: dấu chấm than. - Tác dụng: Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc người nói, người viết trong giao tiếp hàng ngày và trong văn bản nghệ thuật * Ghi nhớ:(SGK) a. Anh đến muộn quá. ( Trời ơi! anh đến muộn quá!) b. Buổi chiều thơ mộng. (Buổi chiều thơ mộng biết bao!) c. Những đêm trăng lên. ( Ôi! những đêm trăng lên.) * Lưu ý: Cần phân biệt “biết bao” trong câu cảm thán ( đứng sau TT) và “biết bao” trong những câu trần thuật bình thường ( đứng trước DT) (Có biết bao người đã ra trận và mãi mãi không trở về) “Biết bao” ->tương đương với những từ ngữ chỉ lượng nhiều: rất nhiều. HOẠT ĐỘNG 2: GV: Cho Hs hoạt động nhóm ( Tổ ), giao NV cho từng nhóm. N1: Bài 1. N2: Bài 2. HS: Đại diện tổ trình bày-> Nhận xét, bổ sung. GV: Sửa chữa. GV: Cho 2 hs lên bảng làm bài 3( đặt câu) – Lớp nhận xét-> sửa chữa. GV: Hướng dẫn HS về nhà tóm tắt đặc điểm hình thức và chức năng của 3 kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán ở bài 4 sgk. II. LUYỆN TẬP: Bài 1: Nhận biết câu cảm thán - Than ôi! - Lo thay! - Nguy thay! - Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! - Chao ôi, có biết đâu rằng thôi (4 câu đầu), các câu còn lại có thể có dấu (!) nhưng không có TN cảm thán -> không phải là câu cảm thán. Bài 2: Lời than thở của người nhân dân dưới chế độ phong kiến. a, Lời than thân của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do ctr gây ra. b, Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cách mạng. c, Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt. * Nhận xét: Các câu trên có bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có các dấu hiệu đặc trưng của câu cảm thán (TN cảm thán, dấu chấm than) -> Nên không phải là câu cảm thán. Bài 3: Đặt câu: VD : Chao ôi, một ngày vắng mẹ sao mà dài đằng đẵng! - Ôi, mỗi buổi bình minh đều lộng lẫy thay!