Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Phụ lục 1 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận - Đại hội cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty
Trang 1PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA HÀ NỘI
1.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Sữa Hà Nội
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty cổ phần Sữa Hà Nội
Tên giao dịch: Hanoimilk.JSC
Trụ sở chính: Km9 đường Bắc Thăng Long Nội Bài-Khu công nghiệp Quang Minh, thôn Gia Trung, xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại: (84-04)8866567/63 Fax: (84-04)8866564
Email: info@hanoimilk.com Website: www.izzi.com.vn
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: Số 1903000210 đăng kí lần đầu ngày 1/11/2001, đăng kí lại lần 1 ngày 5/5/2006, đăng kí thay đổi lần thứ 10 ngày 07/12/2007 do Sở kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc cấp
Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và buôn bán sữa bò, sữa đậu nành; Các sản phẩm từ sữa; Buôn bán nguyên liệu, thiết bị vật tư và sản phẩm ngành sữa, ngành chế biến thực phẩm
Vốn điều lệ: 100.000.000.000 VNĐ
1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty (Phụ lục 1)
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
- Đại hội cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của công ty cổ phần
- Ban kiểm soát: gồm 3 đến 5 người, thực hiện giám sát hội đồng quản trị, tổng
giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước đại hội
cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan có quyền hành cao nhất, quyết định mọi
phương hướng phát triển của công ty trong hiện tại và tương lai
- Tổng giám đốc(TGĐ): Có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động của
công ty, chịu trách nhiệm với Nhà nước về mọi hoạt động của công ty
Trang 2- Phó tổng giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị
của TGĐ công ty, làm việc theo sự phân công nhiệm vụ hoặc ủy quyền của TGĐ
- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu, giúp việc Ban giám đốc
công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và công tác hành chính của công ty
- Phòng kỹ thuật công nghệ: Giúp việc tham mưu cho TGĐ về công tác chất
lượng sản phẩm và chỉ đạo công tác chuyên môn ở các phân xưởng
- Phòng Tài chính-Kế toán: Nghiên cứu và phân tích hoạt động kinh tế, theo
dõi và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các hoạt động kinh tế phát sinh trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, tham mưu cho Ban giám đốc về quản lý kinh tế
- Phòng Marketing: Nghiên cứu sản phẩm, thị trường; Xây dựng các chương
trình PR, các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh xúc tiến bán hàng
- Phòng kế hoạch cung ứng: Tổ chức mạng lưới bán hàng của công ty, đảm
bảo việc cung ứng hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng
- Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện kế
hoạch cho từng bộ phận phòng ban, bộ phận sản xuất
1.2 Một số đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán tại công ty
1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục 2)
Bộ máy kế toán tài chính của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung Mọi quyết định về chỉ đạo kế toán đều do phòng kế toán tài chính là người đại điện
và có thẩm quyền cao nhất là trưởng phòng kế toán
- Trưởng phòng kế toán kiêm kế toán TSC&XDCB: Là người có quyền hạn và
trách nhiệm cao nhất trong phòng, chịu trách nhiệm trực tiếp trong công ty về Báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm; tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác tài chính kế toán ở công ty, cung cấp thông tin kế toán và giúp lãnh đạo phân tích hoạt động kinh tế để đề ra các quyết định trong quá trình hoạt động của đơn vị
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán thuế và kế toán doanh thu: Thực hiện chức
năng và nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng phòng, điều hành công việc của phòng kế toán khi trưởng phòng đi vắng và được sự ủy quyền của trưởng phòng
- Kế toán bán hàng và công nợ: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ
tình hình tiêu thụ sản phẩm với từng khách hàng về mặt số lượng và giá trị
Trang 3- Kế toán chi phí bán hàng: theo dõi, ghi chép, tập hợp toàn bộ chi phí bán hàng
phát sinh trong kì liên quan đến các mặt hàng bán ra trong kì
- Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm theo dõi, phân loại các khoản phải thu,
phải trả theo thời hạn thanh toán để có biện pháp huy động nguồn vốn kịp thời Phả
- Kế toán sản xuất: Tập hợp chi phí sản xuất, xác định đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất và tiến hành phân bổ chi phí sản xuất
- Kế toán viết hóa đơn: Theo dõi những đơn đặt hàng và yêu cầu của nhà phân
phối, căn cứ vào đó sẽ lập hóa đơn bán hàng
- Kế toán thành phẩm: Theo dõi và nhập kho toàn bộ số lượng, chủng loại thành
phẩm đã sản xuất ra trong kỳ, cuối kỳ thống kê số lượng thành phẩm tồn kho
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, hàng ngày kiểm kê số tiền tồn quỹ và
chịu trách nhiệm thu, chi tiền mặt khi có giấy tờ hợp lệ
1.2.2 Khái quát một số đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán
- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
+ Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ
- Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
+Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo QĐ15/2006/ QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính
+ Báo cáo tài chính của cty được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực
kế toán Việt Nam và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành Bao gồm 4 loại báo cáo:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
- Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức “ghi sổ Nhật ký chung”
trên phần mềm kế toán Accnet (Phụ lục 3)
- Nguyên tắc ghi nhận Hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc
- Phương pháp hạch toán Hàng tồn kho: Phương pháp Kê khai thường xuyên
Trang 4- Phương pháp tính trị giá hàng xuất kho: Đơn giá bình quân gia quyền cả tháng
- Kê khai và nộp thuế Giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ
1.2.3 Một số chỉ tiêu công ty đạt được trong những năm gần đây
Số liệu để phân tích dựa trên: “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm
2006 -2007” – (Phụ lục 5)
Qua bảng phân tích trên cho thấy Hanoimilk vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng trên thị trường Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu năm 2007 chỉ đạt 1.4%, giảm sút
so với năm 2006, và còn xa mới đạt mức chỉ tiêu doanh thu năm 2007 là 445,000,000 trong kế hoạch 2 năm 2007-2008 mà Hanoimilk đã đưa ra
Các khoản giảm trừ trong năm 2007 giảm 2.1 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 47.5%, công ty chỉ có duy nhất một khoản giảm trừ là hàng bán bị trả lại Nguyên nhân của việc hàng bán bị trả lại là do về phía công ty chậm trễ trong quá trình vận chuyển dẫn đến hạn sử dụng quá ngắn không đủ đảm bảo thời gian tiêu thụ cho nhà phân phối Do đó việc các khoản giảm trừ giảm đi chứng tỏ có sự cải thiện quản lý rất tốt trong công tác bán hàng
Trong năm 2007, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 3.2%, tăng nhanh hơn xấp xỉ 2.3 lần so với tốc độ tăng của doanh thu đã dẫn đến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp năm 2007 giảm 1.5% so với năm 2006
2007 đánh dấu một năm hoạt động hiệu quả trên lĩnh vực tài chính của công
ty, doanh thu hoạt động tài chính tăng xấp xỉ 657.6% so với năm 2006; trong đó khoản thu từ lãi chênh lệch tỷ giá là 863 triệu, chiếm 60% trong tổng doanh thu, đã giúp cho Hanoimilk vẫn giữ được lợi nhuận thuần ở mức tăng cao, năm 2007 lợi nhuận thuần tăng xấp xỉ 5.5 tỷ
Nhìn chung, trong năm 2007 Hanoimilk vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng trên thị trường, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 83.9% so với năm 2006 Hiện tại, với 3 dòng sản phẩm chính là sữa IZZI, sữa chua YO-HA, sữa chua YOTUTI, Hanoimilk đang chiếm thị phần khoảng 28% thị trường sữa cho trẻ em cũng chính là thị trường mục tiêu của công ty Có thể nói, Hanoimilk đang khẳng định vị thế là một trong những thương hiệu mạnh của ngành sản xuất sữa trong nước
Trang 5PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA HÀ NỘI
2.1 Tổ chức kế toán tiền lương tại công ty
2.1.1 Nội dung quỹ tiền lương tại công ty
Quỹ tiền lương tại công ty là toàn bộ tiền lương mà công ty trả cho người lao động bao gồm các khoản:
- Tiền lương tính theo thời gian
- Tiền công trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, thời gian nghỉ phép, thời gian điều động công tác làm nghĩa vụ cho doanh nghiệp theo quy định
- Các khoản phụ cấp trách nhiệm, các khoản phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ
- Tiền thưởng có tính chất thường xuyên
2.1.2 Nội dung các khoản trích theo lương
- Bảo hiểm xã hội (BHXH): trích 20% trên tổng quỹ tiền lương, trong đó 15%
do công ty nộp tính vào Chi phí sản xuất kinh doanh, 5% do người lao động đóng góp và được trừ vào lương
- Bảo hiểm y tế (BHYT): Mức tính 3% trong đó 2% do công ty nộp tính vào Chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào thu nhập của người lao động
- Kinh phí công đoàn (KPCĐ): trích 2% trên tổng quỹ tiền lương và do công ty nộp tính vào Chi phí sản xuất kinh doanh
2.1.3 Các hình thức trả lương cơ bản đang áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng duy nhất một hình thức trả lương là trả lương theo thời gian tính trên 26 ngày công cho toàn bộ cán bộ công nhân viên
2.1.4 Các phương pháp tính lương đang áp dụng tại công ty
Tiền lương của cán bộ công nhân viên được tính theo công thức sau:
Lương tháng = Lương cơ bản×Hệ số lương×Hệ số SX-KD × Số ngày làm
việc thực tế
Số ngày làm việc tiêu chuẩn Lương thực tế = Lương tháng + Phụ cấp
Trang 6Ví dụ 1: Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương tháng 01/2008 cho ông Trần Đăng
Trung, chức vụ: Trưởng phòng cung ứng Hệ số lương: 10.89; Hệ số sản xuất kinh doanh: 1.15; Phụ cấp chức vụ: 0.4; Số ngày nghỉ: 0
Lương tháng = 540,000 × 10.89 × 1.15 × 26 = 6,762,690
26 Lương thực tế = 6,762,690 + 540×0.4 = 6,762,906
2.1.5 Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Bảng chấm công; Bảng thanh toán tiền lương; Bảng thanh toán tiền thưởng;
Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội; Phiếu chi
2.1.6 Tài khoản sử dụng
-TK 334: “Phải trả công nhân viên”; TK 338: “Phải trả phải nộp khác”
Và các tài khoản khác liên quan: TK 111, 112, 641, 642
2.1.7 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
Ví dụ 2: Căn cứ trên bảng thanh toán tiền lương tháng 01/2008 Kế toán tiền lương
hạch toán
- Tính tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên trong tháng 01/2008
Nợ TK 622: 370,081,300
Nợ TK 627: 295,327,200
Nợ TK 641: 660,549,000
Nợ TK 642: 202,232,000
Có TK 334: 1,528,189,500
- Tạm giữ lương tháng 01/2008
Nợ TK 334: 10,664,000
Có TK 338(8): 10,064,000
- Các khoản khấu trừ vào lương trong tháng
Nợ TK 334: 6,511,800
Có TK 141: 3,000,000
Có TK 338(2): 3,511,800 (Đoàn phí công đoàn)
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Trang 7Nợ TK 622: 29,763,709
Nợ TK 627: 21,576,260
Nợ TK 641: 37,167,663
Nợ TK 642: 14,620,657
Có TK 338: 103,128,289 SCT: - TK 338(2): 30,563,790
- TK 338(3): 64,027,500
- TK 338(4): 8,536,999
- Trích BHXH 5%, BHYT 1% trừ vào thu nhập của người lao động:
Nợ TK 334: 25,611,000
Có TK 338(3): 21,342,500
Có TK 338(4): 4,268,500
- Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong tháng
Nợ TK 334: 27,041,500
Có TK 333(5): 27,041,500 Các định khoản trên được thể hiện trên Sổ cái TK 334 (Phụ lục 24)
2.2 Tổ chức công tác kế toán Nguyên vật liệu và Công cụ dụng cụ tại công ty
2.2.1 Nội dung và phân loại Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ
2.2.1.1.Nguyên vật liệu (NVL)
a) Phân loại: NVL tại công ty được phân thành hai loại: NVL chính và NVL phụ b) Nội dung:
- NVL chính: bao gồm các yếu tố cấu thành nên dung dịch sữa NVL chính được chia làm hai nhóm:
+ Nhóm N1: bột sữa béo, bột sữa gầy, sữa bò tươi, kem không sữa, đường,
dầu bơ, dầu thực vật,…
+ Nhóm N2: Các loại hương, chất ổn định, vitamin, màu, bao bì, hộp sữa,
ống hút, thìa nhựa…
- NVL phụ (N3): Vỏ hộp sữa, các loại ống hút (đối với sản phẩm sữa nước); màng khuôn, nắp hộp, thìa (đối với sản phẩm sữa chua ăn); thùng bìa đóng gói…
Trang 82.2.1.2 Công cụ dụng cụ
Bao gồm chủ yếu các vật tư, phụ tùng thay thế cho máy móc nhập của Tetra Pak-Thụy Điển
2.2.2 Phương pháp xác định trị giá NVL, CCDC nhập kho
NVL, CCDC tại công ty 100% được mua ngoài, trị giá NVL, CCDC tại công ty được xác định theo giá thực tế
Giá thực tế
nhập kho =
Giá mua (-Chiết khấu, giảm giá) +
Chi phí thu mua +
Thuế nhập khẩu, thuế khác(nếu có)
Đối với chi phí thu mua : Công ty giao toàn bộ các khoản chi phí: Chi phí dỡ container, phí cầu cảng, phí lưu kho, phí DO, phí vận chuyển về kho công ty…cho hai nhà vận chuyển của công ty ở Hải Phòng là công ty Cổ phần Minh Nhật và công ty Cổ phần Bảo Thắng Cuối tháng hai công ty vận tải sẽ tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh cho những đơn hàng nhập khẩu trong tháng của công ty và chuyển về phòng kế toán Kế toán căn cứ vào đó sẽ tiến hành phân bổ chi phí cho NVL nhập kho trong tháng Chi phí thu mua được phân bổ theo khối lượng của đơn hàng
Chi phí phân bổ
cho từng lô hàng =
Tổng chi phí phân bổ
× Tiêu thức cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ
Ví dụ 3: Ngày 7/1/2008 nhập kho sữa bột gầy(SMP) nhập khẩu từ Mỹ theo tờ
khai Hải quan 13673-Invoice 14633, số lượng thực nhập 95,300 kg; Trị giá lô hàng chưa thuế: 6,864,844,965; thuế nhập khẩu: 205,945,349
Ngày 31/01, nhận được hóa đơn của bên công ty Cổ phần Bảo Thắng về việc thanh toán các chi phí phát sinh cho các lô hàng nhập khẩu trong tháng; tổng chi phí: 62,071,445; tổng lượng hàng nhập khẩu: 283,419kg; kế toán tiến hành phân bổ
Chi phí phân bổ cho
lô hàng SMP 07/01 =
62,071,445
× 95,300 = 20,871,633 283,419
Giá thực tế nhập kho = 6,864,844,965 + 20,871,633 + 205,945,34 = 7,091,661,947
2.2.4 Phương pháp xác định trị giá NVL, CCDC xuất kho
Tại công ty, trị giá NVL, CCDC xuất kho được xác định theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền cả tháng
Đơn giá xuất kho = Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ
Trang 9Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Ví dụ 4: Căn cứ vào Bảng cân đối nhập-xuất-tồn trong tháng 01/2008 của nguyên
liệu sữa bò tương: Số lượng tồn đầu kỳ: 21,664 lít, trị giá tồn đầu kỳ: 184,401,798;
Số lượng nhập trong kỳ: 482,786 lít; trị giá nhập trong kỳ: 4,089,101,866
Ta xác định được đơn giá xuất kho của sữa bò tương trong tháng 1 như sau:
Đơn giá xuất kho = 184,401,798 + 4,089,101,86621,664 + 482,786 = 8,471.61
2.2.5 Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán NVL, CCDC tại công ty
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho; Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho; Biên bản kiểm
kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa; Hóa đơn cước phí vận chuyển
2.2.6 Tài khoản kế toán sử dụng
TK 152: “Nguyên liệu, vật liệu”; TK 153: “Công cụ, dụng cụ”
Và các tài khoản liên quan: TK 111, 112, 621, 627…
2.2.7 Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty
Tại công ty, kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ được áp dụng theo phương pháp thẻ song song (Phụ lục 11)
2.2.8 Kế toán tổng hợp NVL, CCDC tại công ty
a) Hạch toán tăng NVL, CCDC : NVL tăng do mua nhập kho
Ví dụ 5: Theo ví dụ 3, kế toán hạch toán nhập kho NVL như sau:
+ Bút toán 1: Phản ánh nhập kho NVL
Nợ TK 152(1): 7,070,790,314 – NVL chính
Có TK 333(3): 205,945,349
Có TK 331(PS International LTD): 6,864,844,965
+ Bút toán 2: Phản ánh thuế Giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu
Nợ TK 133(1): 707,079,031.4
Có TK 333(12): 707,079,031.4
+ Bút toán 3: Phản ánh chi phí mua hàng:
Nợ TK 152(1): 20,871,633
Có TK 331(8BT): 20,871,633
Trang 10Định khoản trên được thể hiện trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu kèm Invoice (Phụ lục 7, 8), phiếu nhập kho (Phụ lục 9)
b) Hạch toán kế toán giảm NVL, CCDC: Xuất kho vật liệu cho sản xuất
Ví dụ 6: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 01/08PX001 xuất nguyên vật liệu cho sản
xuất sữa tiệt trùng 180B ngày 02/01/2008; Kế toán định khoản:
Nợ TK 621: 228,910,167
Có TK 152(1): 154,124,864
Có TK 152(2): 74,785,303 Định khoản trên được thể hiện trên phiếu xuất kho (Phụ lục 10)
2.3 Tổ chức kế toán Tài sản cố định tại công ty
2.3.1 Nội dung và phân loại Tài sản cố định (TSCĐ) tại công ty
- Nội dung: TSCĐ tại công ty bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc, thiết bị
phục vụ công tác chế biến sữa; Phương tiện vận tải;Thiết bị, dụng cụ quản lý; Các phần mềm quản lý, phần mềm kế toán
- Phân loại:TSCĐ tại công ty được chia thành ba loại: TSCĐ hữu hình; TSCĐ vô
hình; TSCĐ thuê tài chính
2.3.2 Nguyên tắc đánh giá TSCĐ tại công ty
TSCĐ của công ty được đánh giá theo Nguyên giá và Giá trị còn lại
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn
Ví dụ 7: Ngày 16/04/2008 mua một điều hòa LG 24 000 BTU sử dụng cho bộ
phận điều hành sản xuất; Nguyên giá: 14,800,000; Đưa vào sử dụng và tính khấu hao trong tháng 04, trích khấu hao tháng 4: 246,667 Giá trị còn lại sau khi trích khấu hao tháng 04
Giá trị còn lại = 14,800,000 – 246,667 = 14,553,333
2.3.3 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ tại công ty
Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng
Mức khấu hao tháng = Nguyên giá TSCĐ
Số tháng tính khấu hao
Ví dụ 8:Tính khấu hao cho điều hòa LG theo ví dụ 3, thời gian khấu hao:60 tháng