1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 10 qua dạy tiết 16 “Thực hành, ngoại khoá” môn GDCD

29 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 779,5 KB

Nội dung

Vì vậy, tích hợp “giáo dục kỹ năng sống” thông qua các bài dạy của mônGiáo dục công dân nói riêng và các môn học khác nói chung là một yêu cầu, mộtviệc làm cần thiết, thường xuyên trong

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã hội ngày nay đang và sẽ có những bước phát triển mạnh về mọi mặt: đó

là sự phát triển về kinh tế; sự phong phú, đa dạng về văn hoá; là những đổi thaytích cực về mặt xã hội Tất cả những điều đó tạo nên một môi trường thuận lợicho sự phát triển toàn diện con người, đặc biệt đối với thế hệ trẻ thì đây thực sự

là một cơ hội giúp các em sớm phát triển tài năng Tuy nhiên, cùng với sự pháttriển của xã hội thì tình trạng xuống cấp đạo đức của một bộ phận giới trẻ ngàymột gia tăng Trong thời gian qua, hàng loạt các vụ việc xảy ra có liên quan đếnhọc sinh như bạo lực học đường, cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút, đua xe…Tại cuộc

hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực trong học sinh phổ thông” do Bộ GD&ĐT tổ

chức ngày 25-11-2012 đưa ra nhiều con số khiến mọi người phải giật mình: từnăm 2005 đến nay, tổng số vi phạm hình sự trong học sinh, sinh viên khoảng8.000 trường hợp Trong đó có hơn 2.000 trường hợp đánh nhau, gây rối trật tựcông cộng, gần 900 trường hợp tội phạm ma túy, 83 vụ giết người, gần 1.400trường hợp cướp tài sản Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêucực trên mà một trong những nguyên nhân đó là do các em thiếu kỹ năng sống.Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho các em? Một câu hỏi đặt ra đòihỏi phải có sự phối kết hợp của các nghành, đoàn thể trong xã hội trong đó cóGiáo dục và Đào tạo Tuy nhiên, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở cáctrường phổ thông hiện nay còn rất hạn chế, mới chỉ là bước đầu và chỉ mang tínhtích hợp, lồng ghép Một thực tế diễn ra là đa số giáo viên chưa chú trọng đếnviệc giáo dục kỹ năng sống; còn xem nhẹ vai trò, tầm quan trong của vấn đềnày Trong khi, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các trường phổ thông

là rất cần thiết và có tầm quan trọng rất đặc biệt:

Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, là nhịp cầu giúp con ngườibiến kiến thức thành thái độ hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh Người có

kỹ năng phù hợp sẽ tự tin, vững vàng trước những khó khăn, thử thách và sẽ

Trang 2

thành công trong cuộc sống Ngược lại, người thiếu kỹ năng thường bị vấp váp

và dễ thất bại trong cuộc sống

Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kỹ năng sống còn góp phầnthúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các tệ nạn xã hội như: trộmcắp, giết người, cướp của, mại dâm, ma tuý…

Giáo dục kỹ năng sống là vấn đề cấp thiết đối với thể hệ trẻ Bởi vì: Lứatuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu mơ ước,ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội,còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động… Đặc biệt là trong bốicảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyênchịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vàohoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khănthách thức Nếu thiếu kỹ năng sống các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêucực, bạo lực, lối sống ích kỷ, lai căng, thực dụng, trong khi các em là những chủnhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đấtnước trong những năm tới Vì vậy, "giáo dục kỹ năng sống" là một yêu cầu cấpthiết đối với thế hệ trẻ

"Giáo dục kỹ năng sống" còn nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổthông Điều 2 - Luật giáo dục 2005 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổthông là đào tao con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc vàCNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực công dân, đápứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

Vì vậy, tích hợp “giáo dục kỹ năng sống” thông qua các bài dạy của mônGiáo dục công dân nói riêng và các môn học khác nói chung là một yêu cầu, mộtviệc làm cần thiết, thường xuyên trong việc đổi mới nội dung, phương pháp dạyhọc hiện nay Tuy nhiên, để dạy một tiết "giáo dục kỹ năng sống" riêng biệt là

Trang 3

tài liệu nào hướng dẫn cụ thể về tiết dạy này Nếu giáo viên không tìm ra hướng

đi phù hợp thì học sinh sẽ không thích học, hiệu quả giáo dục sẽ không cao vàkhông đạt được mục đích yêu cầu của bài học

Bản thân tôi và các giáo viên trong nhóm lần đầu tiên khi tiếp cận với tiết:

“Thực hành, ngoại khoá với nội dung:Giáo dục kỹ năng sống” (Tiết PPCT:

16-lớp 10) cũng cảm thấy rất lúng túng Tôi đã dạy thử ở một số 16-lớp với nhiều cách

dạy khác nhau và nhờ các giáo viên cùng nhóm tới dự Sau mỗi tiết dạy chúngtôi lại cùng nhau đóng góp ý kiến bổ sung và rút kinh nghiệm để cho bài dạyhoàn thiện hơn Cuối cùng, chúng tôi đã tìm ra hướng đi phù hợp, tiết học đã tạođược nhiều hứng thú cho các em và đạt hiệu quả cao

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc "giáo dục kỹ năng sống"

cho học sinh tôi đã lựa chọn nội dung: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 10 qua dạy tiết 16 “Thực hành, ngoại khoá” môn GDCD để trao đổi kinh

nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp Đây là một số kinh nghiệm của bản thân vàđang bước đầu thực hiện, vì vậy sẽ không tránh khỏi những sai sót, kính mongnhận được sự giúp đỡ, đóng góp của đồng nghiệp

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Thực trạng

Nội dung giáo dục kỹ năng sống hiện nay đã được nhiều quốc gia trên thếgiới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông, dưới nhiều hình thứckhác nhau và kỹ năng sống được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục

Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứngnguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đápứng yêu cầu hội nhập quốc tế, bên cạnh việc trang bị kiến thức thì giáo dục kỹnăng sống đang ngày càng được chú trọng Mục tiêu giáo dục phổ thông đã vàđang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng

Trang 4

lực cần thiết cho các em học sinh Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã vàđang đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo củangười học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làmviệc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác độngđến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh Nội dung giáodục kỹ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáodục: ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp

Tuy vậy, hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên mới chỉ quan tâm đến việc dạy

"chữ", chưa thật sự quan tâm đến việc dạy "người" một cách toàn diện Các gia

đình coi điểm các bộ môn là thước đo sự tiến bộ của con cái, tạo thành sức épbuộc học sinh chỉ nghĩ đến chuyện phải học để có điểm cao Có nhiều giáo viêncòn quan niệm rằng: tích hợp giáo dục kĩ năng sống là vô hình dung làm nặngthêm nội dung kiến thức bài học, biến dạng môn học dưới hình thức đơn điệukhô cứng

Có thể nói, Giáo dục công dân là môn học có nhiều điều kiện thuận lợi đểtích hợp, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vì có nhiều kiến thức thực tế như:đạo đức, pháp luật, kinh tế, xã hội Thông qua tổ chức dạy học, đặc biệt là tiếtngoại khoá sẽ có nhiều cơ hội tích hợp, giáo dục kĩ năng sống cho các em họcsinh Thế nhưng, một số giáo viên lại cho rằng: “ thực hành ngoại khoá không

có kiến thức cơ bản, không quan trọng ” nên dạy cho qua chuyện Giáo viênthường dạy đối phó mà không theo một chủ đề, một mục đích nào cả, miễn saocác hoạt động đó kéo dài hết 45 phút

Để khắc phục những hạn chế trên khi tiến hành dạy bài này tôi đã sử dụngmột số phương pháp dạy học tích cực đan xen để giáo dục kỹ năng sống cho các

em Với cách dạy này đã tạo được hứng thú cho học sinh và làm cho tiết học trởnên nhẹ nhàng, thiết thực và bổ ích hơn

Trong quá trình dạy học tiết này tại trường tôi thấy có những thuận lợi và

Trang 5

- Nhà trường có trang thiết bị dạy học hiện đại đầy đủ như máy vi tính,máy chiếu, loa …

- Mạng internet được phổ biến rộng khắp đó cũng là điều kiện thuận lợi

để giáo viên có thể khai thác các thông tin, các hình ảnh và các đoạn videoclip… để sử dụng vào bài giảng

2 Khó khăn:

- Trường tôi ở huyện miền núi, đôi khi mạng lưới điện không đảm bảonên phải chuẩn bị phương án hai Đối với tiết này nếu không sử dụng máy chiếuthì khó thực hiện đúng ý đồ và khó hấp dẫn

- Tại các lớp học chưa có máy chiếu, phòng học máy chiếu xa lớp họcnên học sinh đi lại mất thời gian, lộn xộn, thời gian ổn định tổ chức lâu làm ảnhhưởng đến giờ dạy

- Để tìm kiếm những thông tin, hình ảnh và các đoạn video…phù hợpvới tiết thực hành, ngoại khoá thì phải mất khá nhiều thời gian, do đó đòi hỏigiáo viên phải có tính kiên trì

Với lòng say mê nhiệt tình tôi đã từng bước khắc phục khó khăn trên đểthực hiện thành công tiết “Thực hành, ngoại khoá với nội dung: giáo dục kỹnăng sống” Sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm mà tôi rút rađược trong quá trình thực hiện

II Các biện pháp để giải quyết vấn đề

Trang 6

1 Kinh nghiệm trong việc xác định nội dung, phương pháp để dạy tiết thực hành, ngoại khoá giáo dục kỹ năng sống

1.1 Về nội dung:

Để dạy tiết thực hành, ngoại khoá “giáo dục kỹ năng sống” thì giáo viên cóthể tiến hành theo những cách thức và nội dung khác nhau, điều đó tuỳ thuộcvào điều kiện và năng lực học sinh của từng trường Nhưng quan trọng là cácgiáo viên trong nhóm phải thống nhất nội dung và mục tiêu cần đạt trong tiếtthực hành, ngoại khoá đó là gì?

Theo chúng tôi thì đây là tiết thực hành, ngoại khoá giáo dục về kỹ năngsống đầu tiên của cấp học, vì vậy muốn “giáo dục kỹ năng sống” cho các emtrước hết giáo viên phải giúp các em hiểu được kỹ năng sống là gì, sau đó mớihình thành cho các em một số kỹ năng sống cơ bản Do đó, ở tiết thực hành,ngoại khoá chúng tôi đề cập đến hai nội dung:

Nội dung 1: Khái niệm kỹ năng sống

Nội dung 2: Một số kỹ năng sống ( phần trọng tâm):

a, Kỹ năng hợp tác

b, Kỹ năng tư duy phê phán

c, Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Nếu giáo viên chỉ dạy đơn thuần (theo phương pháp truyền thống) cho các

em hiểu thế nào là kỹ năng sống? Kỹ năng sống gồm có những kỹ năng nào?Các kỹ năng đó nói lên điều gì? Thì đó mới chỉ là việc giúp các em hiểu biết

về kỹ năng sống, như thế chưa đủ để hình thành cho các em về kỹ năng sống,chưa phù hợp với mục tiêu bài dạy “giáo dục kỹ năng sống” Kỹ năng sốngkhông thể được hình thành thông qua việc nghe giảng mà phải thông qua việc tổchức các hoạt động để học sinh được trải nghiệm qua các tình huống thực tế

Trang 7

Bởi thực tế cho thấy có những người có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành viđúng Ví dụ: như nhiều người biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, có thể dẫnđến ung thư vòm họng, ung thư phổi… nhưng họ vẫn hút thuốc; có người là luật

sư, là công an… có nhiều hiểu biết về pháp luật mhưng vẫn vi phạm pháp luật…

Đó chính là vì họ thiếu kỹ năng sống

Vì vậy, để dạy tiết này giáo viên nên đưa ra một số tình huống hoặc mộtchủ đề nào đó gần gũi quen thuộc với cuộc sống hàng ngày để các em được trảinghiệm qua các tình huống thực tế để hình thành một số kỹ năng sống cho các

em (Một số chủ đề như: Tình bạn, tình yêu, tôn sư trọng đạo, nói không với tiêucực trong thi cử, nói không với ma tuý, bạo lực học đường )

* Với tôi, ở bài này tôi chọn chủ đề “Bạo lực học đường” và vận dụng xuyên suốt cả bài học:

Sở dĩ tôi chọn chủ đề này bởi vì: Với chủ đề này giáo viên có thể giáo dục,định hướng cho các em nhiều kỹ năng sống mà tôi cho là thiết thực nhất Bêncạnh đó, thời gian gần đây, dư luận xã hội đang lên án mạnh mẽ tình trạng bạolực học đường của một bộ phận học sinh Mọi người chưa hết bàng hoàng khichứng kiến cảnh những nữ sinh đánh nhau, trong khi có rất nhiều học sinh khácchỉ đứng nhìn và dùng máy quay rồi tung lên mạng mà không hề can ngăn, haytrình báo với người có chức trách Câu chuyện về giáo dục đạo đức, lối sốngcho học sinh không phải là mới, nhưng đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay.Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến các hành vi sai trái về đạo đức, lối sống, viphạm pháp luật của học sinh, bên cạnh trách nhiệm của gia đình, nhà trường và

xã hội, nguyên nhân sâu xa là do bản thân học sinh thiếu kĩ năng sống, thiếunhững kiến thức, suy nghĩ nông cạn, thiếu hiểu biết để giải quyết đúng đắn cácvấn đề trong cuộc sống

1.2 Về phương pháp:

Trang 8

Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn GDCD rất phong phú, đadạng, bao gồm cả phương pháp truyền thống (trực quan, giảng giải, vấn đáp )

và các phương pháp hiện đại (như đóng vai, hoạt động nhóm, trò chơi, điều trathực tiễn, dự án ); bao gồm các hình thức: học theo lớp, theo nhóm và cá nhân;học ở trong lớp, ngoài sân trường, vườn trường hoặc ở một địa điểm nào đó cóliên quan đến nội dung học tập

Mỗi phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD đều có mặt mạnh vàmặt hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết dạy

Vì vậy không nên quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp hoặchình thức dạy học nào Cần biết lấy chỗ mạnh của phương pháp này để hạn chếchỗ yếu của phương pháp kia nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của cácphương pháp dạy học Do đó, điều quan trọng là giáo viên cần phải lựa chọn và

sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách nhuần nhuyễn,hợp lý

* Trong bài này tôi sử dụng những phương pháp cơ bản như:

+ Phương pháp thảo luận nhóm

Trang 9

2 Kinh nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy thực hành, ngoại khoá giáo dục kỹ năng sống

Phương pháp thảo luận nhóm là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổitrong nhóm nhỏ

Ưu điểm của phương pháp này là:

- Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, làm tăngtính khách quan khoa học;

- Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do đượcgiao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm

- Rèn luyện được kỹ năng hợp tác, kỹ năng thể hiện sự tự tin

Bên cạnh đó nếu giáo viên tiến hành không khoa học thì sẽ có nhiềunhược điểm: lộn xộn, tốn nhiều thời gian, nhàm chán, một số em sẽ lợi dụng đểlàm việc riêng mà không tham gia cùng với nhóm, hiệu quả không cao

Do đó, để sử dụng phương pháp này hiệu quả giáo viên phải hiểu được bảnchất của phương pháp; phải có cách tiến hành đúng, chặt chẽ và nhuần nhuyễn

* Để phát huy hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm tôi đã rút ra một

số kinh nghiệm như sau:

- Giáo viên đặt câu hỏi phải có tính chất kích thích tư duy, nội dung câutrả lời không có trong sách giáo khoa Bên cạnh đó, nếu giáo viên sử dụngphương pháp này nhiều ở các bài dạy thì ở mỗi bài giáo viên nên thay đổi bằngnhiều dạng câu hỏi, để học sinh có thể trình bày nội dung dưới nhiều hình thứckhác nhau: đóng vai, bằng lời, viết hoặc vẽ tranh Nếu lúc nào cũng trình bàybằng viết thì sẽ tạo cảm giác nhàm chán

- Trong thời gian học sinh thảo luận theo nhóm, giáo viên cần đi vòngquanh các nhóm và lắng nghe ý kiến của học sinh, nhắc nhở về thời gian và giúp

đỡ cho các em- nếu cần thiết

Trang 10

- Hết giờ giáo viên yêu cầu tất cả các nhóm treo kết quả lên để tránh tìnhtrạng một số nhóm làm thêm bài ngoài thời gian quy định Như thế vừa mất tậptrung, vừa không đảm bảo công bằng giữa các nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày

- Sau khi các nhóm trình bày xong giáo viên sử dụng thêm một số câuhỏi vấn đáp để bổ trợ, khắc sâu kiến thức

- Cuối cùng giáo viên nhận xét bổ sung ý kiến, giáo viên chốt lại vấn đề

cơ bản để học sinh biết được trong phần này mình cần nắm được những vấn đềgì

Với những kinh nghiệm trên đây tôi đã khắc phục phần nào những nhượcđiểm của phương pháp này và đem lại hiệu quả cao

* Phương pháp thảo luận nhóm có thể giáo dục được nhiều kỹ năng sống khác nhau, với tôi trong tiết dạy này tôi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy nội dung 2 “Một số kỹ năng sống”: kỹ năng hợp tác và kỹ năng

tư duy phê phán Tôi đã tiến hành trong thời gian 18 phút và làm như sau:

- Giáo viên chiếu một đoạn video clip về bạo lực học đường: hai họcsinh nữ đánh nhau và một nhóm bạn đứng reo hò cổ vũ- trong khoảng thời gian

1 phút

- Sau khi chiếu đoạn video clip giáo viên chia lớp thành 4 nhóm

- Giáo viên chiếu câu hỏi chung cho cả 4 nhóm:

Các em hãy cho biết suy nghĩ của mình qua những hình ảnh trên?

- Để tránh sự nhàm chán giáo viên phát bảng phụ cho 4 nhóm có vẽ sẵnhình cái cây chưa có lá (như hình vẽ):

Trang 11

- Giáo viên đưa ra yêu cầu:

+ Thời gian thảo luận 3 phút.

+ Các em hãy vẽ tiếp các lá cây; trong mỗi lá cây các em ghi một ý kiến; các ý phải ngắn gọn, súc tích, không được trùng nhau

+ Nhóm nào vẽ được cái cây đẹp nhất, có nhiều lá nhất (có nhiều ý đúng nhất) nhóm đó sẽ chiến thắng

- Các nhóm tiến hành thảo luận

- Các nhóm lên treo kết quả, giáo viên cử (hoặc xung phong) đại diện 2nhóm lên trình bày

- Giáo viên và cả lớp xem qua kết quả 2 nhóm còn lại

Trang 12

- Giáo viên nhận xét, kết luận.

- Giáo viên sử dụng một số câu hỏi bổ trợ:

Trang 13

- Câu hỏi 1: (Giáo viên hỏi nhóm có kết quả tốt nhất)

Nhờ đâu mà các em đạt dược kết quả đó? Các em hãy chia sẻ kinh nghiệm cho những nhóm khác được không?

- HS: Nhờ sự hợp tác tốt giữa các thành viên: Bạn A vẽ giỏi, bạn B viếtchữ đẹp và có nhiều bạn có ý kiến hay…

- Giáo viên kết luận: Như vậy nhóm nào có tinh thần hợp tác tốt thì sẽ

có kết quả cao hơn Qua đó, trong học tập cũng như trong công việc chúng tanên có tinh thần hợp tác với nhau bởi vì mỗi người mạnh về một hoặc một sốlĩnh vực nhất định Sự hợp tác sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp để có kết quả tốthơn Mặt khác, sự hợp tác tốt sẽ tránh được sự bất hoà, mâu thuẫn trong cuộcsống

- Giáo viên đưa ra VD: Hai bạn ở lớp 10B10 và10B8 trong giờ học thểdục vì giành nhau quả bóng đã dẫn đến đánh nhau Nếu hai bạn không giànhnhau mà có sự hợp tác cùng nhau thì sẽ không xẩy ra mâu thuẫn

- Câu hỏi 2: Như vậy, qua hoạt động vừa rồi chúng ta thực hiện kỹ năng gì?

- HS: Kỹ năng hợp tác

- Câu hỏi 3: Vậy theo các em thế nào là kỹ năng hợp tác?

- Giáo viên kết luận (HS ghi bài):

Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.

- Câu hỏi 4: Vậy để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, là học sinh chúng ta cần phải làm gì?

- HS

Trang 14

- GV: Phải lên án những người có hành vi tương tự như thế, bên cạnh đó

để tránh tình trạng bạo lực học đường ngoài những giờ học tập căng thẳng, mệtmỏi chúng ta nên tham gia vào các hoạt động bổ ích như: văn hoá- văn nghệ,TD- TT, đền ơn đáp nghĩa, các phong trào đoàn thể

* Giáo viên chuyển ý: Qua hoạt động thảo luận nhóm trên nhìn chung các

nhóm đã biết phân tích, so sánh đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được.Đặc biệt các em đã nhận định được mặt tiêu cực của vấn đề và có thái độ phêphán rất nghiêm túc Ví dụ như: đáng lên án, thiếu kỹ năng sống, không thể chấpnhận, mất nhân tính, thô bạo, xem thường pháp luật Những việc làm đó chúng

ta gọi là kỹ năng tư duy phê phán

- Câu hỏi 5: Vậy theo các em thế nào là kỹ năng tư duy phê phán?

- Giáo viên kết luận (HS ghi bài):

Kỹ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và

toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng… xảy ra Để từ đó biết lên án những hiện tượng tiêu cực.

- Giáo viên: Như vậy, qua hoạt động thảo luận nhóm trên bên cạnh “kỹnăng hợp tác” các em còn thực hiện “kỹ năng tư duy phê phán”

- Câu hỏi 6: Vậy theo các em trong cuộc sống nếu thiếu kỹ năng tư duy phê phán thì sẽ như thế nào?

- HS

- Giáo viên: Nếu một người thiếu kỹ năng tư duy phê phán thì họ sẽkhông xác định được đâu là mặt tích cực, đâu là mặt hạn chế của vấn đề và sẽkhông biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực

Ngày đăng: 23/05/2015, 06:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w