Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
175,5 KB
Nội dung
C¸c víng m¾c trong qu¸ tr×nh xÐt hëng bhxh hiÖn nay Môc lôc LỜI NÓI ĐẦU 1 I. VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH XÉT HƯỞNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH 2 1. Chế độ chăm sóc y tế 2 I.1. Những vướng mắc trong xét hưởng BHYT. 2 1.2.Giải pháp khắc phục 4 2. Chế độ trợ cấp TNLĐ $ BNN 5 2.1.Vướng mắc trong trợ cấp TNLĐ & BNN 5 2.2.Một số biện pháp khắc phục 6 3. Chế độ hưu trí 6 3.1 Vướng mắc khi xét hưởng chế độ hưu trí. 7 3.2 . Vướng mắc khi xét hưởng chế độ hưu trí tự nguyện. 8 3.3 . Giải pháp khắc phục 8 4. Chế độ thai sản 8 4.1.Vướng mắc trong xét duyệt trợ cấp thai sản 9 1 4.2.Một vài đề xuất giải quyết vướng mắc 10 5. Chế độ trợ cấp ốm đau 11 5.1. Vướng mắc trong xét hưởng trợ cấp ốm đau 11 5.2. Giải pháp khắc phục 12 6. Chế độ trợ cấp tử tuất 12 6.1. Vướng trong xét hưởng chế độ tử tuất 12 6.2. Chế độ tử tuất trong BHXH tự nguyện 13 6.3. Đề xuất giải pháp 14 7. Chế độ BHTN 14 7.1. Vướng mắc trong BHTN 15 7.2. Giải pháp khắc phục 16 II. NHỮNG BIỆN PHÁP THÁO GỠ VƯỚNG MẲC TRONG CÔNG TÁC XÉT HƯỞNG HIỆN NAY. 17 2 LỜI NÓI ĐẦU `BHXH là một chính sách xã hội lớn của mỗi quốc gia, chính sách được xây dựng nhằm bảo vệ, trước hết cho một lực lượng lao động đông đảo trong xã hội, đó là những người làm công ăn lương, trước những sự kiện, những “rủi ro xã hội”, dẫn đến làm giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp. Tiếp đến là sự mở rộng phạm vi áp dụng cho những nhóm đối tượng khác. Đây chính là tính nhân văn khách quan của BHXH, là nền tảng cho sự ổn định và phát triển xã hội. Ở Việt Nam, chính sách BHXH đã có từ những năm 60 của thế kỷ trước và từng bước được hoàn thiện, được cải cách, được đổi mới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và hoàn cảnh của từng giai đoạn lịch sử. Đến nay, hệ thống chế độ BHXH ở Việt Nam bao gồm 7 chế độ: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp TNLĐ & BNN, chế độ trợ cấp hưu trí, chế độ trợ cấp tử tuất, chế độ chăm sóc y tế( theo quyết định số 20/2002/QĐ/TTG về việc chuyển BHYT Việt Nam sang sát nhập cùng BHXH Việt Nam), bảo hiểm thất nghiệp (thực hiện từ ngày 01/01/2009). Về mặt luật pháp, các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH cũng từng bước được hoàn thiện, nâng tính pháp lý của chính sách BHXH cao hơn, chặt chẽ hơn. Từ chỗ chỉ có các Nghị định về BHXH, điều chỉnh một số vấn đề cơ bản của BHXH hoặc điều chỉnh một nhóm đối tượng nào đó của BHXH, đến nay Việt Nam đã có Luật BHXH. Luật BHXH đã pháp điển hoá các văn bản quy phạm pháp luật BHXH đã có trước đây; đồng thời điều chỉnh, tiếp cận dần với những quy định của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về BHXH. Đối tượng điều chỉnh của Luật BHXH đến nay đã rất lớn, bao trùm tất cả những NLĐ làm việc ở những nơi có quan hệ lao động (BHXH bắt buộc) và những NLĐ tự do, lao động trong khu vực kinh tế tập thể, lao động là nông dân (BHXH tự nguyện). Đây có thể là bước tiến vô cùng quan trọng trong chính sách BHXH của Việt Nam, góp phần tạo nên một lưới an sinh xã hội rộng rãi, góp phần bảo vệ NLĐ trước những biến cố, những “rủi ro xã hội” dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập; góp phần vào ổn định chính trị - xã hội, làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để chính sách BHXH mới “vào” cuộc sống, có tính khả thi cao, thì còn rất nhiều việc phải làm, rất nhiều vấn đề cần phải được hiểu rõ và được giải quyết. Một trong những vấn đề cần được giải quyết đó chính là “Các vướng mắc trong quá trình xét hưởng BHXH hiện nay” đây cũng là nội dung chính trong bài tìm hiểu này. Do đặc thù của các chế độ có sự khác biệt nên trong bài tìm hiểu này chúng ta sẽ đi xem xét những vướng mắc trong quá trình xét hưởng của từng chế độ và giải pháp cho từng chế độ cụ thể, từ đó chúng ta sẽ đưa ra được giải pháp mang tính tổng quát để tháo gỡ những vướng mắc chung của toàn bộ hệ thống BHXH Việt Nam. Với góc độ là người tìm hiểu vốn kiến thức thực tế và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình tìm hiểu không tránh khỏi những sai sót. Vì thế, chúng em rất mong có sự góp ý của cô và các bạn, xin chân thành cảm ơn! III. VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH XÉT HƯỞNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH 8. Chế độ chăm sóc y tế Năm 1992, chính sách BHYT ra đời, đến năm 2002 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 20/TTG sáp nhập BHYT vào BHXH Việt Nam. Chính sách BHYT áp 3 dụng bắt buộc đối với những người có tiền lương, thu nhập ổn định, công tác trong các đơn vị hành chính và cơ quan sự nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, hội đoàn thể đồng thời, khuyến khích các đối tượng khác tham gia BHYT tự nguyện Có thể nói đây là chế độ có đối tượng áp dụng lớn nhất trong hệ thống các chế độ BHXH, đặc biệt khí mục tiêu sắp tới của Đảng và Chính phủ là thực hiện thành công chế độ BHYT toàn dân.Sau 17 năm thực hiện, chế độ khám chữa bệnh BHYT đã đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ.Tuy nhiên, quá trình thực hiện chế độ khám chữa bệnh BHYT còn có một số bất cập trong quá trình xét huởng đã tác động ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của người tham gia BHYT tạo dư luận không đồng tình, ủng hộ chính sách BHYT: III.1. Những vướng mắc trong xét hưởng BHYT. Thứ nhất, Các vướng mắc trong trong tính viện phí: Do lập luận rằng dân ta còn nghèo nên khi tính các yếu tố để xác định viện phí, không được tính đầy đủ mọi yếu tố theo giá thành mà chỉ tính một số yếu tố rất cần thiết và trực tiếp phục vụ cho người bệnh (thuốc, máu, dịch truyền ). Thậm chí, chưa tính đến công lao động đầy đủ của công chức, nhân viên ngành y tế. Cũng do chưa thiết lập "giá" trên cơ sở "giá thành", nên một số yếu tố trong danh mục dịch vụ không được bệnh viện công có sẵn và hào hứng phục vụ, mà người bệnh phải mua ở các hiệu thuốc bên ngoài (các thuốc đặc trị và các dụng cụ tiêu hao đắt tiền ). Theo phản ảnh của một một bệnh nhân đi khám răng sâu trong bài “Khổ vì đi khám bằng BHYT” của vietnamnet thì chi phí cận lâm sàng và thăm dò chức năng, khám chữa bệnh: 68.000 đồng (trong đó tiền xét nghiệm hết 65.000 đồng); tiền thuốc: 110.320 đồng; tổng chi phí buổi khám chữa bệnh hết 178.320 đồng. Và liệu thầy thuốc có mặn mà với khám chữa bệnh BHYT khi trong phiếu thanh toán, bảo hiểm chi trả tiền công khám chữa bệnh chỉ có 3.000 đồng (ít hơn tiền gửi xe). Tiền công khám chữa bệnh trả cho dịnh vụ y tế là quá thấp so với khám tư chính vì thế đã gây nên thái độ không mặn mà với khám chữa bệnh bằng thẻ của nhân viên y tế. Chính thái độ không nhiệt tình này đã gây rất nhiều bức xúc cho người dân khi KCB bằng BHYT kiến cho số lượng người tham gia bảo hiểm y tế giảm. Thứ hai, Tuyến khám chữa bệnh bất công cho người nghèo: Có thể nói việc áp dụng Nghị định 172/NĐ-CP vào tổ chức y tế địa phương một cách vội vã và áp đặt khi mà chưa tiến hành tổng kết mô hình Trung tâm y tế huyện đã gây nhiều khó khăn cho việc vận hành y tế cơ sở trong đó có cả việc khuyến khích việc đưa bác sỹ về công tác ở trạm y tế xã và việc đưa BHYT đến tuyến xã. 4 Đại bộ phận người nghèo chỉ có khả năng tiếp cận tuyến y tế cơ sở nhất là tuyến xã, nhưng việc đưa BHYT về trạm y tế xã còn nhiều khó khăn: số xã có bác sỹ không những không tăng trong những năm gần đây mà có chiều hướng giảm sút ở nhiều địa phương (ngay cả những tỉnh trước đây là những tỉnh tiên phong trong việc đưa bác sỹ về xã như Cần Thơ, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Bình, Thái Nguyên ). Vì vậy, chất lượng khám chữa bệnh không được tăng cường như mong muốn; về tổ chức, trạm y tế xã lại nằm trong sự quản lý của phòng y tế huyện (theo Nghị định 172/NĐ-CP ban hành ngày 29/9/2004 thì trạm y tế xã trực thuộc phòng y tế huyện mà không trực thuộc Trung tâm y tế huyện như trước đây), trong khi theo điều lệ, cơ quan BHYT chỉ ký kết việc chi trả với các cơ sở trực tiếp khám chữa bệnh là bệnh viện huyện mà không ký kết với các cơ quan hành chính như phòng y tế (đấy là chưa nói tới việc phòng y tế huyện không có tài khoản riêng, không có cán bộ kế toán riêng). Thứ ba, Chuyển tuyến khó khăn: Để tránh vượt quỹ KCB, nhiều cơ sở y tế nơi bệnh nhân đăng ký KCB ban đầu có xu hướng giữ bệnh nhân, hạn chế chuyển bệnh nhân lên điều trị tuyến trên ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh. Ngoài ra, do trình độ tay nghề của các cơ sở y tế cấp địa phương còn nhiều yếu kém, dẫn đến tâm lý khi có bệnh thì phải lên tuyển trung ương cho bảm bảo. Điều này, đã gây rất nhiều khó khăm trong khám chữa bệnh ở tuyên trến và đặc biệt rất khó khăm trong công tác xét hường BHYT. Thứ tư,Thủ tục hành chính phức tạp: Cũng theo phản ánh của vietnamnet trong bài báo trên thì với tổng chi phí buổi khám chữa bệnh hết 178.320 đồng nhưng bệnh nhân đã tiếp xúc với hơn 20 thầy thuốc, nhân viên hành chính, kế toán; 14 người để lại chữ kí trên hồ sơ khám bệnh. Trung bình trong một buổi, một nhân viên kế toán đã phải lập biểu, kí duyệt hồ sơ của 600 bệnh nhân. Những thủ tục hành chính này là không cần thiết và gây nhiều phiền hà cho người bệnh. Đặc biệt, đối NLĐ được cấp phiếu khám chữa bệnh BHYT khi đi học, đi công tác, muốn được khám chữa bệnh ở tỉnh, thành phố khác gặp nhiều khó khăn trong thủ tục khám chữa bệnh và trong việc chi trả viện phí. Thứ năm, Lạm dụng quỹ BHYT: Việc lạm dụng từ phía người có thẻ BHYT tập trung chủ yếu là hình thức tích cực đi KCB để lấy thuốc mặc dù chưa có nhu cầu sử dụng, điều trị hoặc cho người khác mượn thẻ đi KCB. Từ ngày 01/7/2005 Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ có hiệu lực theo đó người có thẻ BHYT khi đi KCB không phải thực hiện cùng chi trả chi phí KCB thì tình trạng lạm dụng này càng tăng nhanh. Một số người có thẻ BHYT đã khai thác triệt khía cạnh này, mặc dù 5 không ốm những vẫn đi KCB để lấy thuốc về cho người nhà sử dụng, có trường hợp còn lấy thuốc bán lại cho các của hàng thuốc cạnh bệnh. Ngoài ra có một số nơi cán bộ nhân viên y tế còn làm hồ sơ không để rút tiền của BHYT đã bị cán bộ giám định viên y tế của cơ quan BHXH phát hiện đề nghị các cơ quan chức năng của địa phương xử lý (bệnh viện Cái Bè tỉnh Tiền Giang ). Do những vướng mắc trên mà trong thời gian qua xu hướng số người tham gia BHYT tự nguyện ngày càng giảm, thời điểm người dân tham gia BHYT tự nguyện nhiều nhất là năm 1996, khoảng 300 nghìn người, đến cuối năm 2002 trong cả nước chỉ còn khoảng 30 nghìn người tham gia. Trở ngại lớn nhất của BHYT giai đoạn này là chưa có hướng dẫn chung của các bộ quản lý nhà nước. Cũng từ năm 2003 đến năm 2007, chưa tròn năm năm mà liên Bộ Y tế - Tài chính phải ban hành liên tiếp ba Thông tư hướng dẫn về BHYT tự nguyện, nhằm kịp thời điều chỉnh các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Ðiều đó cho thấy, đây thật sự là một lĩnh vực có nhiều khó khăn và phức tạp, cần được đầu tư nghiên cứu, tìm giải pháp cơ bản trong thực hiện chính sách BHYT ở Việt Nam. Đặc biệt với mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân trong thời gian tới, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần có những điều chỉnh kịp thời hơn nữa để từng bước hoàn thiện chế độ BHYT cho phù hợp hơn và thu hút đựợc người dân tham gia. III.2. Giải pháp khắc phục: Với góc độ là người tìm hiểu, em có một số ý kiến khắc phục những vướng mắc trong khâu xét hưởng như sau: - Các cơ quan ban ngành lên kế hoạnh kiểm tra danh mục thuốc và các vật dụng phục vụ khám chưa bệnh thường xuyên, xác định mức viện phí dựa trên cơ sở “ giá thành” từ đó đảm bảo quyền lợi cho cơ sở khám chữa bệnh và quyền lợi chính đánh của người tham gia BHYT. - Chúng ta cần nghiên cứu sớm thay đổi phương thức thanh toán chi phí KCB BHYT như thực hiện phương thức thanh toán theo chẩn đoán. Thực hiện phương thức này các cơ sở KCB chủ động được nguồn kinh phí trong KCB BHYT hạn chế những chỉ định không cần thiết để tiết kiệm chi phí KCB. Mặt khác, tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý hành chính trong KCB, đồng thời các cơ sở KCB chủ động trong việc đảm bảo quyền lợi của người có thẻ BHYT. - Việc phòng chống các hình thức lạm dụng BHYT là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của mọi người tham gia BHYT. Việc đầu tiên là phải tăng cường công tác tuyên truyền chính sách BHYT, đi sâu tính cộng đồng và tính nhân đạo của chính sách. Việc 6 tuyên truyền phải thực hiện một cách rộng rãi và chú trọng việc tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ ngành y tế người cung cấp dịch vụ y tế cho bệnh nhân BHYT. 9. Chế độ trợ cấp TNLĐ $ BNN TNLĐ-BNN là một trong những chế độ BHXH trong hệ thống an sinh xã hội nước ta, nhằm đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ và gia đình họ khi họ bị mất nguồn thu nhập do bị TNLĐ hoặc BNN, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy chế độ này mang tính chất xã hội, nhân đạo và tính nhân văn sâu sắc.Tuy nhiên, việc xét hưởng trợ cấp cho chế độ này hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc cần giải quyết. 2.1. Vướng mắc trong trợ cấp TNLĐ & BNN Thứ nhất, về phía NLĐ: Công tác tuyên truyền pháp luật về BHXH còn yếu nên nhiều NLĐ chưa hiểu hết quyền và nghĩa vụ của mình, không dám đấu tranh với người sử dụng lao động để đòi hỏi quyền lợi BHXH. Ngược lại, cũng không ít NLĐ lợi dụng hoàn cảnh hoặc hiện trường tai nạn, khai báo không trung thực để được xác nhận là bị tai nạn lao động. Thứ hai, về phía người sử dụng lao động: Theo Bộ LĐTBXH, năm 2007, cả nước xảy ra gần 6.000 vụ tai nạn lao động, làm 620 người chết, hơn 2.500 người bị thương nặng. Song, thực tế con số này cao hơn nhiều, bởi hiện nay chỉ có 4,5% trong tổng số hơn 250.000 doanh nghiệp của cả nước báo cáo tai nạn lao động, phần đông còn lại đều trốn tránh. Đặc biệt, có những doanh nghiệp thu tiền đóng BHXH của NLĐ nhưng không đóng cho cơ quan BHXH nên đến khi xảy ra sự cố, NLĐ không được hưởng sự trợ cấp, từ đó làm mất lòng tin vào chính sách này. Thứ ba, về phía cán bộ BHXH: Đa phần những vụ làm giả hồ sơ đều có sự tham gia của cán bộ bảo biểm, bởi bản thân NLĐ, nếu không am hiểu về chính sách và thủ tục BHXH thì không thể thực hiện được hành vi gian lận. Ngoài ra, còn rất nhiều cán bộ BHXH lợi dụng uy tín, chức vụ, quyền hạn… để chiếm dụng quỹ BHXH, chiếm đoạt tiền hưởng BHXH của NLĐ, lừa đảo người tham gia BHXH… Thứ tư, Việc giám định: việc giám định cho người bị bệnh còn nhiều khó khăn trong việc hoàn tất thủ tục, đặc biệt là biên bản và kết quả giám sát môi trường lao động; chưa có sự thống nhất và kết hợp chặt chẽ giữa y tế cơ sở - Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh - Hội đồng giám định y khoa tỉnh/thành phố vì thế chưa đảm đảm bảo được quyền lợi cho NLĐ theo đúng qui định của Nhà nước. Một nghiên cứu thực tế cho thấy tỷ lệ giám định bệnh bụi phổi silic tại các cơ sở khảo sát chỉ đạt 17,9% tổng số trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic. 7 Thứ năm, Danh mục bệnh nghề nghiệp chưa đày đủ: BNN do mang tính chất đặc trưng của nghề nghiệp tác động thường xuyên, kéo dài của các yếu tố nguy hiểm đến cơ thể NLĐ gây ra hiện tượng bệnh lý đang có chiều hướng gia tăng. Ở nước ta, đến nay đã có 25 BNN được Nhà nước công nhận. Đây là con số quá ít so với thế giới. Tại các nước phát triển người ta đã nghiên cứu và phân ra có 29 nhóm BNN khác nhau và số người mắc BNN nhiều vẫn là các công nhân trong lĩnh vực công nghiệp. Còn ở Việt Nam số người mắc BNN đã được công bố tăng dần theo từng năm song còn rất nhiều căn bệnh khác chưa công bố. Thực tế ở nước ta mỗi năm có từ 1.000- 1.500 NLĐ mắc các BNN mới. Vì vậy trong điều kiện phát triển như hiện nay BNN cũng cần được nghiên cứu để có biện pháp phòng ngừa và chính sách đền bù thoả đáng. 2.2. Một số biện pháp khắc phục: - Tăng cường công tác tuyên truyền, giúp NLĐ chủ động trong lúc không may gặp TNLĐ hoặc BNN có tự bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình. - Các bộ liên quan, đặc biệt là Bộ y tế lên danh mực các BNN rõ ràng, thường xuyên bổ sung, sửa đổi đảm bảo lợi ích chính đáng của NLĐ khi họ mắc phải những căn bệnh liên quan đến công việc họ đang và đã từng làm. - Hoàn thiện hành lang pháp lý và bộ máy tổ chức làm công tác BHLĐ; xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu về TNLĐ; nâng cao năng lực hệ thống thanh tra, giám sát, báo cáo TNLĐ; đảm bảo 100% số vụ TNLĐ chết người và TNLĐ nặng được điều tra và xử lý. 10.Chế độ hưu trí Trong hệ thống chín chế độ bảo hiểm xã hội thì chế độ trợ cấp hưu trí là một trong những chế độ quan trọng nhất vì: nó liên quan đến tất cả các mọi NLĐ từ khi bước vào độ tuổi đến chết. Đặc biệt là mức đóng và mức hưởng của chế độ này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức phí và trong tổng quỹ bảo hiểm xã hội, ngoài ra hoạt động thu - chi cho chế độ này cũng có liên quan đến toàn bộ hoạt động của tất cả các cơ quan bảo hiểm xã hội. Chính vì thế chế độ hưu trí được đại đa số các quốc gia thực hiện và thực hiện sớm nhất. Nhưng trong quá trình xét hưởng gặp rất nhiều vướng mắc 10.1 Vướng mắc khi xét hưởng chế độ hưu trí. Thứ nhất,Tuổi già là quá trình tất yếu không thể đảo ngược, chế độ hưu trí tất yếu về thời kỳ nhưng ngẫu nhiên về thời điểm, cho nên việc quản lý sinh tử gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Vấn đề này liên quan đến hai vấn đề chính trong quá trình xét hưởng: 8 Người được trợ cấp hưu trí mất, gia đình không báo tử để dấn đến họ vẫn nhận được tiền trợ cấp chính điều này gây thâm hụt quỹ bảo hiểm xã hội.Trong nhiều trường hợp gia đình người được trợ cấp hưu trí liên kết với cơ quan bảo hiểm cấp phường, xã, thị trấn…không báo tử để vẫn nhận trợ cấp gây thâm hụt quỹ. Thứ hai, Do quá trình già hóa dân số thế giới, tuổi thọ trung bình ngày càng cao, nên việc trợ cấp bao nhiêu, thời gian nghỉ hưu, mức hưởng hưu, cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc chi quỹ bảo hiểm xã hội, chính vì thế việc đề ra các chính sách thực hiện chế độ cũng gặp nhiều khó khăn. Thứ ba, những hành vi vi phạm pháp luật: giả mạo giấy tờ, khai man thời gian công tác và tuổi đời để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cấp phường xã nhằm chuộc lợi bảo hiểm xã hội gây tổn thất quỹ bảo hiểm xã hội, tạo tâm lý bức xúc trong nội bộ những người nghỉ hưu nói riêng và trong toàn bộ những người tham gia BHXH nói chung. Thứ tư, Chế độ hưu trí thường áp dụng đối với những người từng tham gia kháng chiến. Nhưng việc xác định thời gian họ tham gia kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn, do đó việc xét hưởng chế độ hưu trí và chế độ bảo hiểm y tế cho họ gặp rất nhiều khó khăn. Vướng mắc này nếu được giải quyết tốt không những thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với người có công đối với cách mạng, thể hiện lòng biết ơn đối với họ mà còn thể hiện đạo lý của mỗi dân tộc, mỗi nước, mỗi chế độ chính trị, tính ưu việt của chế độ đang thực hiện. Nhưng nếu không thực hiện tốt có thể ảnh hưởng lớn đến quỹ bảo hiểm xã hội, tạo điều kiện cho người dân chuộc lợi làm thâm hụt quỹ bảo hiểm xã hội. Thứ năm, Ở Việt Nam thu nhập làm cơ sở hưởng lương hưu là cơ sở: Thu nhập bình quân một số năm cuối trước khi nghỉ hưu. Chưa phản ánh toàn bộ quá trình cống hiến của NLĐ đối với xã hội, không đảm bảo tính công bằng giữa những NLĐ, hạn chế cống hiến cho xã hội. Ngoài ra nếu áp dụng cơ sở này giúp cho người sử dụng lao động tăng lương vô tội vạ cho NLĐ gây ảnh hưởng đến quỹ bảo hiểm xã hội làm thâm hụt quỹ bảo hiểm xã hội. Thứ sáu, Việc giải quyết đối với những trường hợp nghỉ hưu sớm( do mất sức lao động hoặc do một số lý do khác), nghỉ hưu muộn hơn so với độ tuổi lao động( do tính chất công việc: làm trong ngành nghiên cứu…hoặc do họ vẫn muốn cống hiến cho xã hội) thì được xét hưởng như thế nào và cách tính cụ thể ra sao.Vấn đề này liên quan đến công tác giám định y khoa, đây là thực trạng xảy rất phổ biến ở Vệt Nam. Mặc dù NLĐ đã hồi phục nhưng không chịu đi là tiếp hoặc làm công việc khác có thu nhâp cao hơn mà vẫn được hưởng lương làm tổn thất quỹ bảo hiểm xã hội. 10.2 . Vướng mắc khi xét hưởng chế độ hưu trí tự nguyện. 9 Những người tham gia chế độ tự nguyện chủ yếu là những người có thu nhập cao và chỉ thiếu vài năm đóng bảo hiểm xã hội cho đủ thời gian quy định để được nhân lương hưu khi về già, còn đối với những người có thu nhập thấp, lao động nông nghiệp, lao động tự do thì việc tham gia bảo hiểm để được trợ cấp hưu trí lúc tuổi già gặp rất nhiều khó khăn. 10.3 . Giải pháp khắc phục - Các tổ hưu cần có trách nhiệm nắm bắt những tâm tư nguyện vọng của tổ viên; tổ chức thăm hỏi động viên tổ viên khi ốm đau, hoạn nạn; thay mặt BHXH thành phố tổ chức phúng viếng những hội viên từ trần; trực tiếp phổ biến các văn bản chế độ chính sách khi có sự thay đổi về chế độ tiền lương và trợ cấp BHXH; báo cáo kịp thời những biến động đối tượng và phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, giả mạo giấy tờ, khai man thời gian công tác và tuổi đời… để hưởng chế độ BHXH với ban liên lạc cấp phường, xã. - Ngoài sự chủ động về kinh phí và nội dung hoạt động của tổ chức hội và sự quan tâm của chính quyền địa phương, cần có một cơ chế chính sách hỗ trợ cho hoạt động của hội mang tính thống nhất, tạo nền tảng lâu dài cho tổ chức hội hoạt động có hiệu quả, nhằm động viên và phát huy những khả năng tiềm ẩn và những kinh nghiệm quý báu trong đội ngũ những người hưởng chế độ BHXH nói chung và đội ngũ những người nghỉ hưởng chế độ hưu trí nói riêng trong việc góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. 11.Chế độ thai sản Trợ cấp thai sản được quy định nhằm hỗ trợ cho bản thân lao động nữ và trẻ sơ sinh trước và sau khi sinh để bảo vệ sức khoẻ cho người mẹ và trẻ em. Nhằn góp phần tái sản xuất sức lao động cho NLĐ nữ và các thế hệ lao động tương lai. Đây có thể nói là chế độ có nhiều ưu đãi nhất về mức hưởng trợ cấp ( 100% mức tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ) . 4.1. Vướng mắc trong xét duyệt trợ cấp thai sản Quỹ bảo hiểm 2% để giải quyết chế độ ốm đau, thai sản giữ lại cho đơn vị sử dụng lao động theo Luật Bảo hiểm xã hội gặp nhiều khó khăn trong khâu thanh quyết toán. Nằm trong tình trang chung của việc thực hiện xét duyệt trợ cấp các chế độ BHXH ,việc xét duyệt trợ cấp thai sản còn nhiều vướng mắc.Cụ thể: 10 [...]... công đại diện bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trong quá trình thực hiện các chế độ trợ cấp thai sản Đồng thời cung cấp thông tin trong quá trình xét duyệt trợ cấp bảo đảm thông tin chính xác ,kịp thời và sát thực Tóm lại, chế độ trợ cấp thai sản nằm trong hệ thống chế độ trợ cấp BHXH Nhằm trợ giúp bảo đảm công bằng về thu nhập và bảo đảm sức khoẻ của phụ nữ khi mang thai và sinh con Song qua việc xét duyệt trợ... vậy thực hiện chế độ này sẽ bảm bảo thu nhập liên tục cho NLĐ và gia đình của họ ổn định cuộc sống Với mục tiêu cao cả của nó, cho nên đây là một trong chế độ đầu tiên mà BHXH Việt Nam thực hiện Nhưng tuy mức hưởng và điều kiện hưởng đã được quy định chi tiết cụ thể trong Luật BHXH nhưng vẫn còn một số bất cập trong thực tế triển khai 5.1 Vướng mắc trong xét hưởng trợ cấp ốm đau Thứ nhất: Luật BHXH quy... thực chất là các chế độ BHXH, trong đó một trong những chế độ được triển khai đầu tiên là chế độ tử tuất, đây là chế độ nhân đạo nhất trong các hệ thống các chế độ BHXH 6.1 Vướng trong xét hưởng chế độ tử tuất Mặc dù sớm được triển khai nhưng cho đến nay chế độ này vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác xét hưởng: Thứ nhất, mức hưởng chế độ chưa rõ ràng: Hiện nay chính phủ vừa ban hành nghị định 101/2008/NĐ-CP... 2 loại hình là bảo hiểm bắt buộc va bảo hiểm tự nguyện.Theo em không cần quy định riêng cho loại hình bảo hiểm tự nguyện ma những quy định về nghĩa vụ đóng góp và quyền hưởng bảo hiểm có thể áp dụng cho cả hai loại hinh bắt buộc và tự nguyện.chỉ nên có 1 quy định chung cho cả hai loại hình bảo hiểm có như vậy mới bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức quản lý cũng như trong quy trình chuyên đổi giữa... BHXH trong điều kiện cho phép của Quỹ BHXH, bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ Ngoài ra, không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật BHXH của các cá nhân, đơn vị tham gia BHXH, tổ chức BHXH Đưa ra chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi gian lận - Công khai hoá về đối tượng, thủ tục, mức hưởng BHXH cho NLĐ, đặc biệt là các. .. dù chưa có đối tượng nào được hưởng trợ cấp từ chính sách này nhưng đã xuất hiện rất nhiều vướng mắc xung quanh việc xét hưởng chế độ này: 7.1 Vướng mắc trong BHTN Thứ nhất,Về điều kiện hưởng BHTN:Theo điều 15 Nghị định 127/2008: Để hưởng chính sách BHTN, NLĐ phải đủ 3 điều kiện: đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm; đã đăng ký với cơ quan lao động... góp IV NHỮNG BIỆN PHÁP THÁO GỠ VƯỚNG MẲC TRONG CÔNG TÁC XÉT HƯỞNG HIỆN NAY - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về BHXH, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng, như tổ chức Công đoàn, ngành Lao động- Thương binh và Xã hội… tổ chức tuyên truyền, đặc biệt là đối với NLĐ và người sử dụng lao động, để nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên liên quan trong BHXH Có thể nói công tác tuyên truyền... phát hiện ra cán bộ BHXH có thông đồng với người được hưởng trợ cấp thì phải xử phạt nghiêm minh Lập hệ thống đại lí thực hiện chi trả kịp thời đảm bảo công tác chi được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác Theo như tình hình hiện nay, đối với các chế độ ngắn hạn đại lí chính là người sử dụng lao động, đối với các chế độ dài hạn chủ yếu là các cán bộ xã phường là phù hợp với điều kiện nước ta hiện. .. thai trước đó nằm trong quá trình thai sản, họ thường phải nghỉ không lương hoặc chấp nhận nghỉ việc Trong khi đó thời gian để thực hiện các biện pháp để có thể mang thai và sinh con theo phương pháp khoa học mất nhiều thời gian, có thể thực hiện nhiều lần Trong thời gian đó lại không được xét hưởng trợ cấp thai sản 4.2 Một vài đề xuất giải quyết vướng mắc Để triển khai tốt việc xét duyệt trợ cấp thai... khi sinh con là 53,8%.Việc thực hưởng cũng theo các mức lương trung bình và thời gian nghỉ cũng rất khác nhau 100%,50%,40% dao động 1-4 tháng.Chủ lao động thường không thực hiện các quy định về chế độ nghỉ thai sản ,thời gian khám thai.Do đó việc xét duyệt rất khó khăn Bên cạnh đó, việc xét duyệt chưa đồng bộ và thống nhất, trong quá trình xét duyệt cơ quan BHXH chưa thực hiện tốt phối hợp đồng bộ với . m¾c trong qu¸ tr×nh xÐt hëng bhxh hiÖn nay Môc lôc LỜI NÓI ĐẦU 1 I. VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH XÉT HƯỞNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH 2 1. Chế độ chăm sóc y tế 2 I.1. Những vướng mắc trong xét hưởng. cả các cơ quan bảo hiểm xã hội. Chính vì thế chế độ hưu trí được đại đa số các quốc gia thực hiện và thực hiện sớm nhất. Nhưng trong quá trình xét hưởng gặp rất nhiều vướng mắc 10.1 Vướng mắc. quyết đó chính là Các vướng mắc trong quá trình xét hưởng BHXH hiện nay đây cũng là nội dung chính trong bài tìm hiểu này. Do đặc thù của các chế độ có sự khác biệt nên trong bài tìm hiểu