Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
402,5 KB
Nội dung
Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng em. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn và ví dụ trong luận văn đảm bảo tính chính xác tin cậy và trung thực. Em đã hoàn thành tất cả các môn học theo qui định của Khoa Luật – Viện Đại học Mở Hà Nội. Vậy em viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để em có thể bảo vệ luận văn. Em xin chân thành cảm ơn! Người cam đoan Cao Thị Kim Anh Xác nhận của giảng viên hướng dẫn PGS. TS: Nguyễn Trung Tín Viện ĐH Mở Hà Nội Cao Thị Kim Anh Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo, Phó Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Trung Tín đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Luật, chuyên ngành Luật quốc tế, Viện Đại học Mở Hà Nội đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cho em trong 4 năm học tập. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận này. Viện ĐH Mở Hà Nội Cao Thị Kim Anh Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài MỤC LỤC Viện ĐH Mở Hà Nội Cao Thị Kim Anh Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài DANH MỤC BẢNG BIỂU Viện ĐH Mở Hà Nội Cao Thị Kim Anh Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Trong cuộc sống luôn tồn tại nhiều rủi ro mà con người khó có thể phòng tránh được như rủi ro về thiên tai, bệnh tật,…. Một trong những biện pháp chia sẻ rủi ro mà con người tìm đến là bảo hiểm. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động bảo hiểm không còn bó hẹp trong mỗi quốc gia. Ngày càng nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, cung cấp đa dạng các sản phẩm bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có nhu cầu vươn ra thị trường bảo hiểm các nước trong khu vực, cũng như thế giới. Những hoạt động này đều là những hoạt động bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Hầu hết chúng được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Sự ra đời của bảo hiểm gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Trong đời sống và sản xuất, rủi ro luôn là nguy cơ tiềm ẩn thường xuất hiện và đưa con người vào trạng thái bất ổn về tài chính. Bảo hiểm là một ngành dịch vụ tài chính nhằm khắc phục tình trạng trên cho người đã tham gia bảo hiểm trên cơ sở huy động số đông cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm để xây dựng quỹ bảo hiểm. Bằng quỹ bảo hiểm này có thế bù đắp một phần nào thiệt hại do rủi ro gây ra đối với người tham gia bảo hiểm. Do đó, bảo hiểm là một biện pháp hữu hiệu và chắc chắn để góp phần khắc phục hậu quả về tài chính do rủi ro mang đến, bình ổn cuộc sống, đem lại sự yên tâm cho những người tham gia bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài là những thỏa thuận có tính đặc thù và chịu sự điều chỉnh phức tạp của pháp luật. Hơn nữa, hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội này. Vì vậy, việc áp dụng pháp luật trở nên khó khăn. Với những lý do đó, em đã lựa chọn đề tài “ Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài” làm đề tài khóa luận. 2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: Với đề tài này, khóa luận tập trung nghiên cứu về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài trên cơ sở xem xét các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, Bộ luật dân sự 2005, các Điều ước quốc tế và các văn bản có liên quan khác. Trên cơ sở đó, khóa luận đưa ra những đánh giá sơ bộ về những quy định về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài, qua đó, đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm có yếu Viện ĐH Mở Hà Nội Cao Thị Kim Anh 1 Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài tố nước ngoài nói riêng. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên nền tảng phương pháp luận đó, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể sau: phương pháp phân tích -tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích lịch sử. 4. Bố cục và nội dung cơ bản: Ngoài phần Lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa luận được triển khai theo 2 chương sau: - Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài và pháp luật về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Viện ĐH Mở Hà Nội Cao Thị Kim Anh 2 Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1.1.1Khái lược sự hình thành và phát triển của bảo hiểm có yếu tố nước ngoài: Bảo hiểm là một quan hệ xã hội giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ, theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm và cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm hoặc trả tiền cho người thụ hưởng những tổn thất trong phạm vi bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, từ số tiền mà những người mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Bảo hiểm có yếu tố nước ngoài góp mặt trên thị trường Việt Nam ngay từ những ngày đầu tiên của thị trường bằng sự tham gia của các công ty bảo hiểm của Pháp và Mỹ. Cho tới nay, trên thị trường Việt Nam mở cửa, bảo hiểm có yếu tố nước ngoài đã có nhiều phát triển. Sau kháng chiến chống Pháp, tại thị trường miền Bắc, chỉ có duy nhất một đại lý cho công ty bảo hiểm nhân dân Trung Quốc (tiền thân của Bảo Việt ngày nay). Thị trường bảo hiểm miền Nam dưới thời Mỹ - Ngụy phát triển hơn thị trường miền Bắc với sự hoạt động của hơn 50 doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau và hầu hết là các doanh nghiệp nước ngoài. Bằng Quyết định số 176/CP ngày 17/12/1964 của Thủ tướng Chính phủ, công ty bảo hiểm Bảo Hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) ra đời và đi vào hoạt động, với hoạt động chủ yếu là tiến hành các hoạt động bảo hiểm mang tính đối ngoại: bảo hiểm Nhà nước về hàng hóa vận chuyển bằng đường biển và đội tàu biển của Việt Nam. Thời gian này, Bảo Việt giữ thế độc quyền trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tiếp theo đó, Nghị định 100/CP ngày 19/12/1993 của Chính Phủ quy định về kinh doanh bảo hiểm ra đời đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành một thị trường bảo hiểm hoàn chỉnh ở Việt Nam. Nghị định 100/CP đã quy định rõ về địa vị pháp lý của các doanh nghiệp bảo hiểm, chính thức mở cửa thị trường bảo hiểm cho nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đáng chú ý là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Từ năm 1993 đến 1999 ngoài Bảo Việt Viện ĐH Mở Hà Nội Cao Thị Kim Anh 3 Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài nhà nước đã cấp phép hoạt động cho hàng loạt doanh nghiệp như Bảo Minh, VINARE, Bảo Long, PJICO, PVI, PTI. Cùng thời gian này, 3 công ty liên doanh gồm VIA (Bảo Việt và công ty của Nhật), UIC (Bảo Minh và công ty của Nhật) và công ty môi giới BV – AON cũng được gia nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam. Như vậy, từ thời điểm Nghị định 100/CP ra đời, hàng loạt các doanh nghiệp bảo hiểm được cấp phép hoạt động, trong đó sự ra đời của các doanh nghiệp bảo hiểm có yếu tố nước ngoài, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của bảo hiểm có yếu tố nước ngoài nói riêng và thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, Nghị định 100/CP còn quy định chung chung, đặc biệt các vấn đề xung quanh hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài không được đề cập chi tiết, cụ thể. Thêm vào đó, Nghị định 100/CP chưa đáp ứng được yêu cầu với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm Việt Nam lúc này. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 ra đời nhằm khắc phục những hạn chế đó. Một trong những nội dung chủ yếu của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 là quy định về hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó, Luật này còn ghi nhận việc dẫn chiếu áp dụng đến Bộ Luật dân sự và các quy định khác có liên quan, tạo cơ sở thống nhất cho việc điều chỉnh quan hệ bảo hiểm, trong đó có hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Trên cơ sở pháp lý được hoàn thiện, thị trường bảo hiểm có yếu tố nước ngoài phát triển mạnh mẽ hơn. Trong giai đoạn này, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam đã cấp phép cho 1 công ty bảo hiểm cổ phần ngoài quốc doanh (Viễn Đông) và 2 công ty phi nhân thọ 100% vốn nước ngoài (Alianz, Group Pama), 4 công ty bảo hiểm nhân thọ (Bảo Minh CMG, Prudential, Manu Life, AIA) và tiếp tục cấp phép cho các công ty liên doanh khác: Việt Úc, SVI, IAI. Những doanh nghiệp bảo hiểm này tham gia vào thị trường Việt Nam không những gia tăng về số lượng mà còn có hiệu quả kinh doanh cao. Năm 2004, Công ty Prudential Việt Nam (doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ) có mức lãi 61 tỷ đồng sau 5 năm hoạt động tại Việt Nam. Giai đoạn 2005 – 2006 được coi là bước đệm cho tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam cũng như lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm, đón nhận sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép hoạt động như AIG, QBE, ACE, Liberty, ACE Life, Prevoir, New york Life. Trong giai đoạn này, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam bị chi phối bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về cả số lượng doanh nghiệp lẫn thị phần. Trên thị trường bảo hiểm nhân thọ chỉ có duy nhất một công ty bảo hiểm nhân thọ Việt Nam là Bảo Việt Nhân Thọ, còn lại là 7 công ty bảo hiểm nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến hết năm 2005, thị phần của các Viện ĐH Mở Hà Nội Cao Thị Kim Anh 4 Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường như sau: Doanh nghiệp nhà nước 37,5%, công ty liên doanh 3,5%, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài 59%. 1 Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (2007), theo thống kê từ Bộ tài chính, cho tới năm 2008, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 26 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm với tổng số vốn chủ sở hữu gần 18.000 tỷ đồng; trong đó 21 doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài, bao gồm: phi nhân thọ có 11 doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài (4 liên doanh), nhân thọ có 10 doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, môi giới bảo hiểm có 4 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 2 Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường nhân thọ năm 2010 đạt 13.792 tỉ đồng. Cùng với Bảo Việt, Prudential (5.374 tỉ đồng) và Manulife (1.460 tỉ đồng) là 3 doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường. Những số liệu trên cho thấy thị trường bảo hiểm Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ về chất lượng và số lượng doanh nghiệp bảo hiểm. Sự phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm cũng đồng nghĩa với việc hàng loạt các hợp đồng bảo hiểm được kí kết. Trên thị trường bảo hiểm nhân thọ, Prudential và Manulife – hai doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài – luôn là những doanh nghiệp dẫn đầu. Tính đến cuối năm 2009, Prudential chiếm hơn 40% thị phần bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Năm 2010, tổng số hợp đồng có hiệu lực đến cuối kì đạt 4.2941.040 hợp đồng. Trong đó, Prudential và Manulife là những doanh nghiệp bảo hiểm có nhiều hợp đồng bảo hiểm tính theo sản phẩm chính: Prudential 1.808.442 hợp đồng và Manulife 342.660 hợp đồng. 3 Thêm vào đó, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cũng là lĩnh vực bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Lịch sử bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có từ lâu. Ngay từ khi thành lập, ngày 15/1/1965, Công ty bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, hai công ty bảo hiểm là INGOSTRACKH của Liên Xô (cũ) và PICC Trung Quốc trong thời gian này cũng tham gia bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu vào nước ta. Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn ở mức rất hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao, có 1 Chương trình phát triển Liên hợp quốc. Báo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính: ngành bảo hiểm, tr. 15. 2 Thị trường bảo hiểm 2008: Tăng trưởng trong thách thức, khó khăn http://www.vinacorp.vn/news/thi-truong-bao-hiem-2008-tang-truong-trong-thach-thuc- kho-khan/ct-325079 3 http://webbaohiem.net/t%E1%BB%95ng-quan-th%E1%BB%8B-tr/6364-tong-quan-thi-truong-bao-hiem- viet-nam-nam-2010.html Viện ĐH Mở Hà Nội Cao Thị Kim Anh 5 Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài giai đoạn theo chiều hướng giảm xuống. Tính đến cuối năm 2000, các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được 4,7% kim ngạch hàng xuất khẩu và 23,26% kim ngạch hàng nhập khẩu. Còn tính đến cuối năm 2010, Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu được bảo hiểm mới chỉ chiếm khoảng 35% kim ngạch hàng nhập, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu được bảo hiểm khoảng 5%. 4 Ngoài ra, bảo hiểm có yếu tố nước ngoài còn bao gồm hoạt động bảo hiểm của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Hoạt động này được bắt đầu từ năm 2004 với các hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài của công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. Cho tới nay, doanh nghiệp bảo hiểm này đã ký kết được rất nhiều hợp đồng bảo hiểm cho các đối tác tại nước ngoài với giá trị mỗi hợp đồng lên đến hàng trăm triệu USD. Hiện nay, khi thị trường bảo hiểm trong nước có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã hướng tới việc khai thác các thị trường bảo hiểm nước ngoài khác như Lào, Campuchia… 5 1.1.2 Vai trò của bảo hiểm có yếu tố nước ngoài: Bảo hiểm có yếu tố nước ngoài có vai trò tích cực trong việc phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam: - Thứ nhất, bảo hiểm có yếu tố nước ngoài đã làm tăng tính cạnh tranh cho thị trường bảo hiểm, tạo sức ép cho bảo hiểm trong nước phát triển. Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Đặc trưng của nền kinh tế này là sự tự do cạnh tranh. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm có yếu tố nước ngoài có nhiều ý nghĩa trong việc phát triển một nền kinh tế thị trường ở nước ta, buộc các doanh nghiệp trong nước phải tăng khả năng cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam đều là các doanh nghiệp có chỉ số năng lực cạnh tranh rất cao như: tiềm lực tài chính dồi dào; nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp; hệ thống quản lý rủi ro, công nghệ khoa học, tiên tiến. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ cung cấp các dịch vụ bảo hiểm có chất lượng cao cho thị trường. Khi đó, người mua bảo hiểm có nhiều sự lựa chọn hơn. Doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nếu không tự nâng cao năng lực của mình, đưa ra 4 http://www.vass.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=440%3Abo-him-hang-hoa-xut- nhp-khu-ngoai-tm-vi-ca-dn-&catid=20%3Atin-lien-quan&Itemid=32&lang=en 5 http://www.webbaohiem.net/kinh-doanh/4741-bao-hiem-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-khong-chay-theo-trao- luu.html Viện ĐH Mở Hà Nội Cao Thị Kim Anh 6 [...]... 8 Cao Thị Kim Anh Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài Hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài trước hết là một loại hợp đồng bảo hiểm nên nó mang các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm, đó là: - Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng song vụ: Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà trong đó các bên của hợp đồng đều có nghĩa vụ đối với nhau Quyền lợi của. .. 27 Cao Thị Kim Anh Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài rằng, yếu tố nước ngoài trong bảo hiểm có yếu tố nước ngoài và hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài là khác nhau Quan hệ hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài chịu sự điều chỉnh của một hệ thống các văn bản pháp luật tương đối phức tạp Quan trọng nhất là Luật kinh doanh bảo hiểm. .. với pháp luật của Cộng Hòa Pháp 7 Hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài cũng là một hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài Vì vậy, nó cũng chứa đựng các yếu tố nước ngoài như trên Chủ thể của hợp đồng có quốc tịch khác nhau: Trong hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài, chủ thể của hợp đồng có thể là: bên bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm có quốc tịch nước ngoài; doanh nghiệp bảo hiểm có quốc tịch Việt... Anh Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 2.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế trong nước nói riêng đang ngày càng phát triển, trên nền phát triển chung đó không thể không có sự phát triển của ngành bảo hiểm Dó đó,... chung như khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải”, “đối tượng bảo hiểm hàng hải” được nêu ra, qui định về đơn bảo hiểm, Viện ĐH Mở Hà Nội 15 Cao Thị Kim Anh Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài giấy chứng nhận bảo hiểm, quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, …; qui định về giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm; thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải; chuyển... để bảo hiểm cho tài sản tại Việt Nam đều là những hợp đồng bảo hiểm có yếu tố chủ thể là yếu tố nước ngoài Như vậy, bên nhận bảo hiểm – một bên chủ thể của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài có thể là doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hoặc doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài Trong đó, chủ thể mang yếu tố nước ngoài có thể là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trong hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua... phần “một số vấn đề cơ bản về bảo hiểm có yếu tố nước ngoài và hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài , hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài là một quan hệ tư pháp quốc tế, vì thế, nó chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật: luật trong nước, luật quốc tế và luật nước ngoài Do vậy, việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài cũng phải tuân theo các qui định của những hệ thống... ở Pháp Hợp đồng bảo hiểm này là hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài Hoặc: bà A có quốc tịch Việt Nam kí kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với doanh nghiệp bảo hiểm B có quốc tịch Việt Nam cho con gái của bà A là C C đang sinh sống tại nước Anh Hợp đồng bảo hiểm này cũng là hợp đồng bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm ở nước ngoài Nơi kí kết hợp đồng bảo hiểm ở nước ngoài: : Việc kí kết hợp đồng bảo hiểm chính... bảo hiểm có yếu tố nước ngoài là hợp đồng có chứa đựng yếu tố nước ngoài: Theo lý luận tư pháp quốc tế Việt Nam, yếu tố nước ngoài của một hợp đồng dân sự trong tư pháp quốc tế được thể hiện ở một trong các dấu hiệu: các bên chủ thể ký kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau; hợp đồng ký kết ở nước ngoài (nước Viện ĐH Mở Hà Nội 9 Cao Thị Kim Anh Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của. .. doanh bảo hiểm và tương đối có tính phức tạp, hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài cần thiết phải được sự điều chỉnh của pháp luật Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài là tổng thể các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh quan hệ xã hội hợp đồng bảo hiểm Viện ĐH Mở Hà Nội 12 Cao Thị Kim Anh Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp . về hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm có yếu Viện ĐH Mở Hà Nội Cao Thị Kim Anh 1 Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài tố. Nội Cao Thị Kim Anh 2 Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ. phí bảo hiểm. b. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài: Viện ĐH Mở Hà Nội Cao Thị Kim Anh 8 Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố