MỘT SỐ THỰC TRẠNG VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài (Trang 35 - 44)

18 Ts Phạm Văn Tuyết, Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam, Tr 157, Nxb Tư Pháp, 2007.

2.2MỘT SỐ THỰC TRẠNG VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ

TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Trong những năm gần đây nền kinh tế phát triển và quan hệ ngoại giao, thị trường mở cửa đã tạo một bước tiến lớn cho ngành dịch vụ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm có yếu tố nước ngoài nói riêng. Song song vơí thành quả đạt được đó,

công đóng góp rất lớn đó là hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng bảo hiểm được cải thiện khá rõ rệt, mở rộng hơn cho thị trường đầu tư bảo hiểm, chủ thể hợp đồng bảo hiểm , thành lập doanh nghiệp bảo hiểm… Quan hệ hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài từ đó mà cũng có những bước tiến nhất định. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài đã bộc lộ một số hạn chế của hệ thống pháp luật như sau:

-Hạn chế thứ nhất, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về các thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng. Theo pháp luật Việt Nam, các điều khoản và điều kiện của hợp đồng bảo hiểm được xây dựng dựa trên thỏa thuận của các bên phù hợp với qui định của pháp luật. Tuy nhiên, do đặc thù chuyên ngành, các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm thường do doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo. Trường hợp đồng ý với các điều khoản này, bên tham gia sẽ xem xét và kí kết hợp đồng. Song, thực tế cho thấy, hợp đồng bảo hiểm có nhiều thuật ngữ rất phức tạp và khó hiểu đối với đa số người mua bảo hiểm. Đặc biệt trong trường hợp kí kết hợp đồng bảo hiểm giữa hai bên chủ thể có quốc tịch khác nhau, sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Vấn đề dịch thuật đôi khi có thể gây nhầm lẫn về nghĩa. Việc thiếu vắng những quy định pháp luật về các thuật ngữ được sử dụng trong hợp đồng, đặc biệt đối với hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài có thể gây ra những tranh chấp do sự không thống nhất về cách hiểu của các thuật ngữ. Trên thực tế đã xẩy ra nhiều tranh chấp hợp đồng bảo hiểm liên quan đến vấn đề này:

Ví dụ: Tại thành phố Hồ Chí Minh, mới đây đã xẩy ra một trường hợp tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm giữa công ty bảo hiểm AAA và ông M. Jackson (quốc tịch Anh). Ngày 11/6/2008, công ty AAA và Ông M. Jackson kí kết hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm chiếc xe Mecedes biển kiểm soát 52P – 1980 với giá trị bảo hiểm là 1,190 tỉ đồng, phí bảo hiểm là 15.446.200 đồng. Hợp đồng này có hiệu lực từ 11 giờ ngày 11/6/2008 đến 11 giờ ngày 11/6/2009. Phạm vi bảo hiểm chiếc xe bao gồm: đâm, va, lật, đổ, hỏa hoạn, cháy nổ, bão lũ, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, mất toàn bộ xe và tai nạn, rủi ro bất ngờ khác ngoài những điểm loại trừ được nêu trong đơn bảo hiểm.

Đến 16h ngày 1/8/2008, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh xuất hiện một cơn mưa. Cũng cần nói thêm rằng, trước đó, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo sẽ có mưa lớn bất thường trong 5 ngày đầu tháng 8. Sau cơn mưa, nhiều đường, điểm của Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập sâu, tầng hầm để xe của nhà ông Jackson cũng bị ngập. Theo kết quả giám định, chiếc xe Mecedes bị hư hỏng nặng phần điện, tổng số tiền sửa chữa lên đến 300 triệu đồng. Số tiền này, bảo

hiểm AAA có trách nhiệm phải thanh toán, tuy nhiên, AAA đưa ra lý lẽ: cơn mưa vừa nói chỉ là cơn mưa rất to, gây ngập nhiều nơi, chứ không phải bão, lũ (thiên tai). Việc chiếc xe bị ngập và hư hỏng không phải là rủi ro bất ngờ. Vì vậy AAA không có trách nhiệm phải trả tiền bảo hiểm. Ông Jackson không đồng ý với kết luận của AAA. Vụ việc trở thành vụ tranh chấp bảo hiểm.19

Có thể thấy, mấu chốt của vụ tranh chấp này là ở chỗ hai bên chủ thể của hợp đồng không thống nhất được cách hiểu của các thuật ngữ như “thiên tai”, “rủi ro bất ngờ”. Pháp luật cũng không đưa ra quy định giải thích ý nghĩa của những thuật ngữ rất phổ biến trong các hợp đồng bảo hiểm như trên. Tuy nhiên, theo pháp luật dân sự Việt Nam, đối với các hợp đồng soạn sẵn, nếu có những từ ngữ, điều khoản có cách hiểu không rõ ràng thì sẽ giải thích sao cho có lợi cho người được bảo hiểm.

Giải pháp kiến nghị: các thuật ngữ trong hợp đồng bảo hiểm cần phải được thống nhất nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Trước đây, hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã nỗ lực xây dựng được 29 thuật ngữ bảo hiểm. Theo ý kiến chủ quan của tác giả, cần có qui định pháp lý buộc các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng các thuật ngữ này khi soạn thảo các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài nói riêng. Khi đó, các bên tham gia hợp đồng sẽ bị ràng buộc với nhau với bởi một hệ thống thuật ngữ quy củ, có tính pháp lý chặt chẽ. Điều này sẽ tránh được việc các bên không đồng nhất được ngôn ngữ gây ra nhầm lẫn, khó hiểu và sai sót không đáng có trong việc kí kết hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài.

-Hạn chế thứ hai, quan hệ hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài trước hết là một quan hệ tư pháp quốc tế, vì thế, nó chịu sự điều chỉnh phức tạp của các nguồn luật. Tuy nhiên, hiện nay trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có các qui định riêng điều chỉnh vấn đề này. Thậm chí, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất điều chỉnh đối với hợp đồng bảo hiểm – trong đó có hợp đồng bảo hiểm yếu tố nước ngoài, nhưng trong Luật này những quy định dành riêng cho hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài hầu như chưa có. Việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài hầu hết đều phải dựa trên các qui định trong nước về hợp đồng bảo hiểm và các qui định thuộc lĩnh vực tư pháp quốc tế. Do chưa có các qui phạm chuyên biệt nên việc áp dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng bảo hiểm này tỏ ra khó khăn. Thêm vào đó, các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài lại

nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật, nhiều nguồn luật nên việc tìm hiểu, tra cứu rất phức tạp. Ví dụ, để xác định chủ thể của một hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài phải căn cứ vào nhiều văn bản pháp luật như: Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 về các loại hình doanh nghiệp được hoạt động trên thị trường Việt Nam, điều kiện được cấp giấy phép thành lập và hoạt động; Bộ luật dân sự 2005 về xác định năng lực chủ thể của cá nhân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài; Luật doanh nghiệp 2005 về việc xác định quốc tịch của pháp nhân… Trên thực tế, hiện nay, có sự lầm tưởng phổ biến rằng doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài là pháp nhân có quốc tịch nước ngoài. Do đó có thể dẫn đến việc hiểu hợp đồng bảo hiểm mà các doanh nghiệp này ký kết là hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài và áp dụng pháp luật nước ngoài có liên quan để điều chỉnh quan hệ này. Nhưng đối chiếu vào các quy định của pháp luật Việt Nam thì những doanh nghiệp trên có quốc tịch Việt Nam. Đó chính là hậu quả của việc không có quy phạm pháp luật thống nhất và chuyên biệt về việc điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài.

Giải pháp kiến nghị: cần hình thành các qui phạm pháp luật chuyên biệt điều chỉnh quan hệ hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Trong đó, nêu ra được khái niệm về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài, qui định cụ thể về chủ thể của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài, nội dung và hình thức của loại hợp đồng này, hiệu lực pháp luật, việc thực hiện hợp đồng và vấn đề xử lý vi phạm và tranh chấp hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, theo ý kiến tác giả, việc pháp điển hóa các quy phạm pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng bảo hiểm cũng là điều cần thiết. Pháp điển hóa không những giúp cho việc tra cứu, thực hiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài được dễ dàng mà còn có ý nghĩa trong việc phát hiện những bất cập, chồng chéo trong hệ thống quy phạm pháp luật, từ đó có thể có những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài.

-Hạn chế thứ ba: pháp luật còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài như: điều kiện để giao kết hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài của các chủ thể. Thực tiễn hiện nay của hoạt động kí kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài đặt ra câu hỏi: Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam khi hoạt động ở nước ngoài cần tuân theo quy định nào về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hay không, trong khi họ cũng phải tuân theo quy định của pháp luật nước nơi họ hoạt động. Hay trong trường hợp, sự kiện bảo hiểm xảy ra ở nước ngoài, nơi doanh nghiệp bảo hiểm

không có chi nhánh hay văn phòng đại diện ở đó thì việc xác định thiệt hại có được xác định bằng chính mình hay không? Những vấn đề này, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa đề cập đến. Việc chọn luật điều chỉnh luôn là điều khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm khi họ muốn thực hiện hoạt động kí kết. Hướng hoàn thiện đầy đủ, bổ sung những quy định còn chưa đề cập có trên thực tế là điều vô cung cần thiết cho việc hoàn chỉnh những quy định về pháp luật hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Là một trong những quan hệ mang tính chất phức tạp bậc nhất, quan hệ hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài cần thiết sự rõ ràng của điều chỉnh pháp luật. Vấn đề đặt ra là nếu sự điều chỉnh của pháp luật trong nước chưa có, chưa đầy đủ thì doanh nghiệp bảo hiểm phải lựa cọn như thế nào cho mình?

Giải pháp kiến nghị: pháp luật về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài cần bổ sung các quy định cụ thể liên quan đến vấn đề chủ thể khi tham gia hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài như: điều kiện của chủ thể - doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần phải đáp ứng điều kiện như thế nào về tài chính khi kí kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ở nước ngoài. Vì thông thường, những đối tượng bảo hiểm là hàng hóa xuất nhập khẩu thường là có giá trị rất lớn. Bên cạnh đó, việc có những quy định cụ thể về vấn đề xác định quốc tịch của các bên tham gia quan hệ hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài cũng là điều cần thiết. Nó giúp cho việc xác định hệ thống luật áp dụng điều chỉnh những vấn đề liên quan đến hợp đồng được dễ dàng hơn. Ngoài ra, pháp luật cũng cần xác định những vấn đề mà pháp luật Việt Nam sẽ điều chỉnh đối với doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hoạt động, ký kết hợp đồng bảo hiểm tại nước ngoài. Thông thường, đó sẽ là những vấn đề liên quan đến quốc tịch của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, phạm vi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp….

-Hạn chế thứ tư, pháp luật về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài còn tồn tại những quy định chồng chéo, mâu thuẫn nhau: Các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm cũng như hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài được qui định tại Chương II Luật kinh doanh bảo hiểm 2000. Tuy nhiên, một số quyền lợi của bên tham gia bảo hiểm chưa được các qui định pháp luật hiện hành bảo vệ. Vẫn còn sự không thống nhất giữa một số qui định pháp luật, đặc biệt là các qui định về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Theo Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu người mua bảo hiểm cố ý cung cấp sai thông tin nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để hưởng bồi thường. trong trường hợp công ty bảo hiểm cố tình cung cấp sai thông tin để giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên tham gia bảo hiểm cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và doanh nghiệp bảo hiểm phải thanh toán mọi thiệt hại mà người tham gia bảo hiểm

phải chịu do được cung cấp sai thông tin. Trong khi đó, theo Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm, một trong những trường hợp khiến hợp đồng trở nên vô hiệu là khi bên tham gia bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Do đó, việc cung cấp sai thông tin nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể dẫn tới hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng bỏa hiểm, hoặc hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm vô hiệu là hoàn toàn khác nhau. Các điều khoản không rõ ràng này có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật khác nhau hoặc tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.20 Điều này gây nên nhiều tổn thất gây ra cho các bên tham gia bảo hiểm. Nếu trong cùng một tình huống, một vấn đề nhưng lại được có nhiều cách quy định và có sự ràng buộc nhất định về mặt pháp lý, các bên tham gia bảo hiểm cũng có thể nhầm lẫn giữa các quy định với nhau và hậu quả pháp lí gây ra cũng hoàn toàn khác nhau. Cùng một công việc như trên, liệu các bên tham gia bảo hiểm sẽ chịu sự quy định của điều khoản nào, và những hậu quả pháp lí gì sẽ xảy ra. Đó là kết quả cuối cùng khi có một hệ thống các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, trái ngược, không thống nhất điều chỉnh. Vậy giải pháp để giải quyết bất cập trên là gi?

-Giải pháp kiến nghị: những quy định có sự chồng chéo, mâu thuẫn cần phải được sửa đổi cho phù hợp. Đối với sự bất cập trong quy định về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm như đã phân tích ở phần trên: theo quy định tại điều 137 Bộ luật dân sự 2005 thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận… và bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Theo quy định tại khoản 2 điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, trong trường hợp bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn thu phí đến thời điểm đình chỉnh hợp đồng, là không đảm bảo sự công bằng giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp người cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng là doanh nghiệp bảo hiểm. Hơn nữa, việc quy định về đơn phương đình chỉ hợp đồng trong cả hai trường hợp người cung cấp thông tin sai này là doanh nghiệp bảo hiểm hay bên tham gia bảo hiểm cũng là không hợp lý, theo quy định của Luật dân sự thì một

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài (Trang 35 - 44)