PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 2.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài (Trang 33 - 35)

18 Ts Phạm Văn Tuyết, Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam, Tr 157, Nxb Tư Pháp, 2007.

PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 2.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế trong nước nói riêng đang ngày càng phát triển, trên nền phát triển chung đó không thể không có sự phát triển của ngành bảo hiểm. Dó đó, theo đồi hỏi, nhu cầu của cơ chế thị trường mở cửa thì ngành bảo hiểm có yếu tố nước ngoài cũng phải phát triển để có thể bắt nhịp theo đúng nhu cầu của thời đại, pháp luật điều chỉnh mối quan hệ phức tạp này cũng ngày càng được quan tâm, cải thiện hơn.

Cùng với pháp luật điều chỉnh lĩnh vực bảo hiểm nói chung, pháp luật về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài ngày càng hoàn thiện hơn, tạo cơ sở pháp lý cho việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài cũng như hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua.

Bảng 1: Kết cấu thị trường bảo hiểm giao đoạn 1993-2005.

Kết cấu thị trường 1993 1996 1999 2002 2003 2004 2005

Doanh nghiệp nhân thọ. Doanh nghiệp phi nhân thọ. Doanh nghiệp tái bảo hiểm. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

1 1 6 1 1 3 10 1 1 4 13 1 2 4 14 1 5 5 14 1 6 8 15 1 7 Tổng số doanh nghiệp. 2 8 15 20 24 26 31

Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Vỉệt Nam

Trong hơn mười năm từ năm 1993 đến năm 2004, thị trường bảo hiểm đạt tốc độ tăng trưởng cao với mức tăng trưởng bình quân doanh thu phí bảo hiểm khoảng 38%/năm. Bảo hiểm phi nhân thọ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 23%/năm. Bảo hiểm nhân thọ được bắt đầu cung cấp từ năm 1996 nhưng chỉ thực sự có những bước đột phá về tăng trưởng từ năm 1999 khi các tập đoàn nhân thọ lớn đa quốc gia tham gia thị trường. Giai đoạn 1993-2004, bảo hiểm nhân thọ đạt mức tăng trưởng bình quân 81%/năm. So với mức tăng trưởng bình quân của khu `vực Nam Á và Đông Á trong cùng một thời kì (11% nhân thọ và 8,2% phi nhân thọ) tốc độ tăng trưởng của thị trường Việt Nam lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mức đọ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang dần chậm lại, xuống mức tương đương mức đọ phát triển của khu vực .

Theo thống kê của Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính thì tính đến nay, tổng số doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường Việt Nam là 53 doanh nghiệp, trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 12 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 11 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm. Thế nhưng trong số này, số lượng doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài lấn át cả về số lượng, quy mô và doanh thu tài chính. Trong số 12 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chỉ có duy nhất Bảo Việt nhân thọ là của Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp liên doanh chỉ duy nhất có Vietcombank - Cardif, còn lại là 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những doanh nghiệp này với tiềm lực tài chính to lớn là những doanh nghiệp có nhiều khả năng và cơ hội kí kết được những hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài – thường là những hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn.

Pháp luật Việt Nam với những qui định mới về việc cho phép thành lập chi nhánh bảo hiểm của công ty bảo hiểm nước ngoài tại thị trường Việt Nam và việc cho phép hoạt động bảo hiểm qua biên giới của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đã mở ra những cơ hội to lớn cho sự phát triển của những hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Hiện nay, trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, có tới 33 văn phòng đại diện của các doanh ngiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam ráo riết chuẩn bị cho việc thâm nhập thị trường.

Biểu 1: Chi tiêu bảo hiểm đầu người.

Trong hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp đã ngày càng khẳng định mình là một kênh huy động vốn quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội cho đất nước.

Ngành dịch vụ bảo hiểm đã thu hút được một lực lượng lao động rất đông đảo. Cùng với sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như sự mở rộng quy mô của các công ty bảo hiểm, số lượng người làm việc trong ngành cũng tăng lên đáng kể. Nếu năm 1993 số lượng lao động và đại lý là 1000 thì năm 1999 tăng lên là 30.000 và đặc biệt đến năm 2004 số lao động và đại lý bảo hiểm tăng lên 136.900, tăng lên 136,9 lần so với năm 1993.

Sự xâm nhập ồ ạt và sự phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm có yếu tố nước ngoài vào thị trường Việt Nam cho thấy chính sách mở cửa thị trường của Việt Nam đã có hiệu quả, trong đó phải kể đến hiệu quả của những qui định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài.

Thêm vào đó, pháp luật về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong những năm vừa qua, sự phát triển của thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa cũng kéo theo việc nhiều hợp đồng bảo hiểm hàng hóa có yếu tố nước ngoài được ký kết. Những hợp đồng này có thể là hợp đồng bảo hiểm được ký giữa doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, cũng có thể là hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu giữa một bên doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam với một doanh nghiệp nước ngoài.

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài (Trang 33 - 35)