Về số tiền bảo hiểm:

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài (Trang 30)

Hợp đồng bảo hiểm là một cơ chế chuyển dịch rủi ro và bồi thường về mặt tài chính cho các tổn thất. Hợp đồng bảo hiểm mặc dù không thể ngăn chặn được rủi ro có thể xảy ra. Nhưng thông qua hợp đồng bảo hiểm, bên được bảo hiểm có thể khắc phục được những tổn thất tài chính trước những hậu quả xảy ra.

Một trong những nội dung quan trọng của hợp đồng bảo hiểm mà các bên phải thỏa thuận đó là số tiền bảo hiểm. Trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, mặc dù không thể xác định được giá trị những tổn thất về sinh mạng, sức khỏe của con người nhưng trong các hợp đồng này, người ta thường thỏa thuận trước về số tiền này. Còn trong hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, số tiền bảo hiểm được xác định dựa vào nhiều căn cứ như phạm vi bảo hiêm, giá trị của tài sản được bảo hiểm, giá trị thiệt hại thực tế… Trong khi đó, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, các bên chủ thể không thể được giá trị chính xác của các thiệt hại chưa xảy ra trong tương lai. Vì vậy, trong hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, các bên sẽ thỏa thuận một khung tài chính, mà trong phạm vi đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi sự kiện bảo hiểm xẩy ra và gây thiệt hại trong thực tế.

1.2.4. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài:

Theo khoản 1 Điều 770 Bộ luật dân sự 2005, “hình thức của hợp đồng phải

tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm qui định về hình thức hợp đồng theo pháp luật nước đó, nhưng không trái với qui định về hình thức hợp đồng theo pháp luật CHXHCN Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam.”

Theo pháp luật Việt Nam, hình thức Hợp đồng bảo hiểm phải thể hiện bằng văn bản do trong những đặc điểm của bảo hiểm là một cam kết dân sự trong đó doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra cam kết bồi thường theo những điều kiện và cách thức nhất định cho những rủi ro tổn thất được bảo hiểm. Điều 14 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp Luật quy định.”

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Những vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài (Trang 30)