Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
363 KB
Nội dung
MỤC LỤC Bảng 08 : Doanh thu phí của các nghiệp vụ bảo hiểm tại AAA năm 2010 13 Bảng 11: Tình hình chi đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại AAA 25 Bảng 14 : Tình hình trục lợi bảo hiểm du lịch tại AAA (2006-2010) 32 Họ và tên: Nguyễn Thị Thủy MSV: CQ510923 Lớp CN: kinh tế bảo hiểm A Đề án: “ Một số đề xuất nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại công ty AAA” Chương I: khái quát chung về bảo hiểm du lịch 1.Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm du lịch Ngày nay khi mà đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người cũng cao hơn, đa dạng phong phú hơn. Đặc biệt là nhu cầu được phục vụ, được nghỉ ngơi, đi tham quan, giải trí, du lịch . bên cạnh đó, hội nhập kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện cho các cá nhân tổ chức có thể giao lưu, học hỏi , hợp tác …nên việc công tác ra nước ngoài của các cá nhân tổ chức cũng diễn ra thường xuyên và ngày càng nhiều hơn. Để đáp ứng nhu cầu này của con người, ngành du lịch đã ra đời và theo đó là các dịch vụ đi kèm, trong đó có bảo hiểm du lịch. Theo tháp nhu cầu của Maslow: khi mà nhu cầu tự nhiên như ăn, mặc ,ở, nghỉ ngơi ,sinh lý …đã được đáp ứng thì sẽ tất yếu xuất hiện nhu cầu cao hơn là an toàn cho bản thân. Dựa trên khái niệm về du lịch đã nêu ,ta có thể thấy hoạt động du lịch luôn gắn liền với việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Tuỳ thuộc vào mục đích của chuyến đi là đi du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch nghỉ ngơi giải trí, hay công tác…mà hành khách có thể lựa chọn hình thức di chuyển khác nhau. Có thể là đi bộ, ô tô, xe đạp, máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ… Do phải di chuyển nhiều nơi như vậy nên nguy cơ gặp phải rủi ro cũng như tổn thất của khách du lịch là tương đối lớn. Các rủi ro đó có thể được chia thành ba nhóm như sau : • Nhóm rủi ro ảnh hưởng tới sinh mạng, sức khoẻ của du khách gây ra chết người hoặc thương tật. • Nhóm rủi ro gây thiệt hại về tài sản của du khách như : mất mát, hư hỏng tài sản, giấy tờ tuỳ thân • Nhóm rủi ro liên quan đến trách nhiệm của du khách đối với người thứ ba. ( cá nhân, hoặc địa điểm du lịch ). Mặc dù có thể hành khách đã có những chuẩn bị cơ bản để đối phó với những tình huống khó khăn hay thiệt hại bất ngờ tuy nhiên trên thực tế, khách du lịch thường thấy lúng túng, khó khăn cho dù những tổn thất xảy ra là nặng hay nhẹ. Nếu tổn thất nhẹ họ có thể tự xoay xở được nhưng vẫn phải bỏ ra chi phí tiền của và thời gian để khắc phục tổn thất, đặc biệt du khách đều là những người từ nơi khác đến nên họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết những tình huống tưởng chừng đơn giản. Và đương nhiên với những tổn thất lớn, nặng nề thì sẽ gây thiệt hại rất lớn về tài chính đối với bản thân họ và gia đình mà đôi khi những thiệt hại này họ cũng không thể gánh vác nổi. Chính những lúc như vậy họ rất cần được hỗ trợ, được giúp đỡ. Từ những phân tích cơ bản trên, ta có thể nhận thấy sự ra đời của Bảo hiểm du lịch là cần thiết khách quan để đáp ứng nhu cầu bảo vệ của khách du lịch,cũng như đảm bảo cho chuyến hành trình của họ được diễn ra một cách suôn sẻ. 2.Vai trò của bảo hiểm du lịch 2.1.với cá nhân và xã hội cũng giống như bất kì loại hình bảo hiểm nào, bảo hiểm du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc đề phòng hạn chế tổn thất cho các cá nhân đồng thời bảo đảm an toàn cho xã hội, giúp xã hội ổn định phát triển, văn minh hơn . bên cạnh đó, việc công ty bảo hiểm đảm bảo sẽ san sẻ bù đắp những thiệt hại có khả năng xảy ra trong tương lai cũng tạo tâm lý an tâm,hài lòng cho du khách, không chỉ đơn thuần giúp những chuyến đi suôn sẻ ý nghĩa mà còn góp phần rất lớn thúc đẩy phát triển du lịch, tăng nguồn thu cho xã hội việc triển khai nghiệp vụ mới nói chung, bảo hiểm du lịch nói riêng cũng thu hút một số lượng đáng kể người lao động, giảm bớt gánh nặng thất nghiệp, góp phần ổn định và phát triển xã hội. Thêm vào đó bảo hiểm du lịch còn góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước. Du lịch là một ngành đa quốc gia lớn nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ có bảo hiểm du lịch mà du khách cảm thấy yên tâm hoan, cảm thấy mình luôn được bảo vệ khi tham gia các chương trình du lịch tại quốc gia du lịch từ đó thu được lượng ngoại tệ lớn cho quốc gia sở tại. 2.2.với ngành bảo hiểm Bảo hiểm du lịch nằm trong hệ thống các sản phẩm của công ty bảo hiểm và vì vậy cũng giống như các loại hình bảo hiểm khác đem lại doanh thu cho doanh nghiệp bảo hiểm. Đặc biệt, đây là loại hình mang lại tỷ lệ lợi tức khá cao cho các công ty bởi lẽ thông thường khi đi du lịch du khách đều thực hiện những biện pháp tự bảo đảm an toàn. Tuy nhiên họ vẫn muốn mua bảo hiểm để đảm bảo về mặt tài chính và đặc biệt là về mặt tinh thần để họ có một tâm lý thoải mái nhất trong chuyến hành trình của mình.Vì vậy mà tỷ lệ bồi thường đối với nghiệp vụ này là tương đối thấp, và tỷ lệ lợi tức trên doanh thu cao. Thực tế cho thấy ở các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc, Hà Lan… thì bảo hiểm khách du lịch là một nghiệp vụ quan trọng. Tại Việt Nam, tuy chưa được các công ty chú trọng nhưng nghiệp vụ này được đánh giá có tiềm năng phát triển vì số lượng khách du lịch trong những năm gần đây tăng nhanh do đời sông của người dân ngày càng cao, và chính phủ cũng đã chú ý đến việc xây dựng các điểm du lịch hấp dẫn, vì vậy doanh thu phí từ nghiệp vụ này có xu hướng tăng lên đáng kể trong thời gian tới. Các công ty bảo hiểm nói riêng và ngành bảo hiểm nói chung sẽ có thêm một nghiệp vụ chiến lược đóng góp vào sự phát triển của toàn ngành. 2.3.với ngành du lịch Bảo hiểm du lịch ra đời góp phần hoàn thiện sản phẩm du lịch. Do nhu cầu an toàn trong mỗi chuyến đi, bảo hiểm du lịch đã trở thành đòi hỏi tất yếu của du khách khi đi du lịch. Các du khách có nhu cầu đi du lịch, họ tìm hiểu các chương trình du lịch của các công ty bảo hiểm khác nhau và sự có mặt của sản phẩm bảo hiểm cũng là một tiêu chí để họ lựa chọn. Do vậy để hấp dẫn khách du lịch, các công ty lữ hành ngày càng quan tâm đến các sản phẩm bảo hiểm du lịch. Nhờ có sản phâm bảo hiểm du lịch mà chất lượng phục vụ của các công ty lữ hành được tốt hơn, hấp dẫn khách du lịch hơn đồng nghĩa với việc doanh thu của các công ty lữ hành tăng, ngành du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành khác. Và một yếu tố nữa cũng rất quan trọng mà nghiệp vụ này đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch thể hiện ở chỗ : Sự hỗ trợ của các công ty bảo hiểm trong việc xây dựng mới, cải tạo các khu du lịch, các khách sạn, xây dựng các đường lánh nạn, các trạm cứu hộ, các trung tâm y tế…trên cơ sở sự dụng một phần phí thu được từ nghiệp vụ này. Những việc làm này sẽ tạo niềm tin, sức hút đối với khách du lịch, tăng uy tín của ngành du lịch. 3.Các khái niệm cơ bản 3.1.Khái niệm du lịch Theo liên hiệp quốc các tổ chức lữ hành chính thức( international Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du hành đến 1 nơi khác với địa phận cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải làm ăn, tức không phải là để làm một nghề hay một việc kiếm tiền, sinh sống… Tại hội nghị LHQ về du lịch tại Roma, Italia( 21/8- 5/9/1963), các chuyên gia đã đưa định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện. Theo I. I pirogionic, 1985 thì; du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rảnh rỗi liên quan với dự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằn nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển tinh thần và thể chất, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa loặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn húa,… Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách thì du lịch là một trong những hình thức thay đổi tạm thời từ một vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc. Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một nghành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh. Thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Theo luật du lịch số 44/2006/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam : “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 3.2.khái niệm bảo hiểm và bảo hiểm du lịch Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít. Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê. Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bản chất của bảo hiểm: Là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên Quy luật số đông (the law of large numbers) Bảo hiểm du lịch là nghiệp vụ nằm trong nhóm bảo hiểm con người, tiền thân là bảo hiểm tai nạn khách du lịch. Trong quá trình triển khai loại hình bảo hiểm này, một nhu cầu mới đặt ra là tài sản và vật dụng mà du khách mang theo có giá trị ngày càng lớn, do đó cần có thêm sản phẩm bảo hiểm cho những vật dụng cá nhân đó, vì vậy đối tượng bảo hiểm du lịch ngày càng được mở rộng và nghiệp vụ này được gọi chung là bảo hiểm du lịch. Chương II: thực trạng triển khai sản phẩm bảo hiểm du lịch tại AAA 1.vài nét giới thiệu về công ty cổ phần bảo hiểm AAA Tên công ty: Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA. Tiếng Anh: AAA Assurance Corporation Trụ sở chính: 02 Bis, Trần Cao Vân, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ: Theo quyết định số 30GP/KDBH của Bộ Tài Chính, ngày 28 tháng 2 năm 2005 Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA chính thức thành lập và hoạt động với vốn điều lệ 80 tỷ đồng. Công ty thành lập với sự góp vốn của 10 chủ đầu tư là các tổ chức, cá nhân trong nước. Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA kinh doanh bảo hiểm theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh Bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài hoản tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật. Tại thời điểm thành lập công ty với vốn điều lệ là 80 tỷ đồng. tỷ lệ vốn góp của các cổ đông sáng lập như sau: Bảng 05 : Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông sáng lập công ty bảo hiểm AAA khi thành lập STT Cổ đông Số vốn góp tính bằng tiền( tỷ đồng) Tỷ lệ vốn góp( %) 1 Ngân thàng thương mại cổ phần Phương Nam 8 10,00 2 Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội 5 6.25 3 Công ty TNHH Thái Bình 5 6,25 4 Công ty cổ phần tơ tằm Á Châu 5 6,25 5 Bà Đỗ Thị Kim Liên 13 16,25 6 Ông Nguyễn Ngọc Anh 5 6,25 7 Ông Nguyễn Trọng Bảy 5 6,25 8 Bà Trương Thị Quốc Khánh 5 6,25 9 Ông Lê Việt Thành 5 6,25 10 Ông Ngô Quang Dũng 2,5 3,13 (Nguồn: Báo cáo Năng lực công ty cổ phần bảo hiểm AAA) Sau một thời gian đi vào hoạt động, để tăng năng lực cạnh tranh, công ty đã 2 lần tăng vốn điều lệ: Lần đầu tiên, tại đại hổi cổ đông thường niên năm 2006 trước yêu cầu phát triển mới, công ty đã nhất trí thông qua phương án tăng vốn điều lệ. Ngày 19 tháng 9 năm 2007, theo công văn số 0758/CV/07 - AAA, công ty chính thức tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng lên 380 tỷ đồng. Lần thứ hai, sau khi được bộ tài chính chấp thuận theo Công văn số 15828/ BTC- BH, ngày 22/12/2007, công ty chính thức tăng vốn điều lệ từ 380 tỷ lên 1500 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ của công ty từ 80 tỷ lên 1500 tỷ đã khẳng định hiệu quả kinh doanh cũng như tiềm lực tài chính và hướng phát triển của công ty. Từ đó góp phần củng cố lòng tin của khách hàng cũng như nâng cao hình ảnh thương hiệu của công ty. Từ một công ty mới thành lập, công ty AAA nhanh chóng phát triển để trở thành một trong những công ty bảo hiểm Phi nhân thọ lớn trên thị trường Việt Nam. Tại thời điểm 31/12/2008, các cổ đông đã đóng góp 675.026.530.000 theo danh sách cổ đông dưới đây: Bảng 06: Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông công ty cổ phần bảo hiểm AAA năm 2009 STT TÊN CỔ ĐÔNG VỐN (VNĐ) TỶ LỆ(%) 1 BankInvest private Equity New Market K/S 90.134.950.000 13,4 2 Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam 59.276.200.000 8,8 3 Công ty cổ phần đầu tư Thái Bảo 44.793.050.000 6,6 4 Ngân hàng thuơng mại cổ phần Quân đội 39.517.475.000 5,9 5 Công đoàn công ty Bảo hiểm AAA 38.000.000.000 5,6 6 Lê Toàn 93.766.490.000 13,9 7 Đỗ Thị Kim Liên 148.984.780.000 22,1 8 Ngô Quang Dũng 19.417.220.000 2,9 9 Các cổ đông khác 140.405.518.000 20.8 (Ngồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần bảo hiểm AAA năm 2009) Hệ thống chi nhánh: Tính đến nay, sau hơn 6 năm hoạt động, công ty đã thiết lập được một hệ thống mạng lưới hoạt động rộng khắp 63 tỉnh thành trong cả nước, gồm 105 chi nhánh, trung tâm, văn phòng giao dịch. Đội ngũ cán bộ nhân viên liên tục phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại số lượng cán bộ, công nhân viên của công ty đã lên đến gần 800 người. Hệ thống sở giao dịch, chi nhánh tại các khu vực như sau: KHU VỰC MIỀN BẮC Sở giao dịch Bảo hiểm AAA miền Bắc; chi nhánh Bảo hiểm AAA Hà Nội; Chi nhánh Bảo hiểm AAA Hà Thành; Chi nhánh bảo hiểm AAA Hải Phòng; Chi nhánh bảo hiểm AAA Quảng Ninh; Chi nhánh bảo hiểm AAA Hải Dương; Chi nhánh bảo hiểm AAA Bắc Ninh; Chi nhánh bảo hiểm AAA Ninh Bình; Chi nhánh bảo hiểm AAA Thái Bình; Chi nhánh bảo hiểm AAA Phú Thọ; Chi nhánh bảo hiểm AAA Bắc Giang; Chi nhánh bảo hiểm AAA Thỏi Nguyờn. KHU VỰC MIỀN TRUNG Chi nhánh bảo hiểm AAA Thanh Hóa; Chi nhánh bảo hiểm AAA Nghệ An; Chi nhánh bảo hiểm Quảng Bình; Chi nhánh bảo hiểm AAA Thừa Thiên Huế; Chi nhánh bảo hiểm AAA Miền Trung; Chi nhánh bảo hiểm AAA Quảng Nam; Chi nhánh bảo hiểm AAA Quảng Ngãi; Chi nhánh bảo hiểm AAA Bình Định; Chi nhánh bảo hiểm AAA Khỏnh Hòa. KHU VỰC TÂY NGUYấN Chi nhánh bảo hiểm AAA Lâm Đồng, chi nhánh bảo hiểm AAA Gia Lai, chi nhánh bảo hiểm AAA Đăk Nông, chi nhánh bảo hiểm AAA Kon Tum, chi nhánh bảo hiểm AAA Bình Thuận, chi nhánh bảo hiểm AAA Đông Nai, chi nhánh bảo hiểm AAA Bình Dương, chi nhánh bảo hiểm AAA Bình Phước, chi nhánh bảo hiểm AAA Tây Ninh, chi nhánh bảo hiểm AAA Bà Rịa Vũng Tàu, chi nhánh bảo hiểm AAA Long An, chi nhánh bảo hiểm AAA Miền Tây, chi nhánh bảo hiểm AAA Tiền Giang, chi nhánh bảo hiểm AAA Bến Tre, chi nhánh bảo hiểm AAA Vĩnh Long, chi nhánh bảo hiểm AAA Hậu Giang, chi nhánh bảo hiểm AAA Đồng Tháp, chi nhánh bảo hiểm AAA An Giang, chi nhánh bảo hiểm AAA Kiên Giang, chi nhánh bảo hiểm AAA Sóc Trăng, chi nhánh bảo hiểm AAA Bạc Liêu, chi nhánh bảo hiểm AAA Cà Mau, chi nhánh bảo hiểm AAA Sài Gòn. Cổ đông chiến lược của công ty: a. Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội( MB bank) b. Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam( Exim bank) c. Tập đoàn quỹ đầu tư tài chính Bank Invest Đan Mạch Với sự tham gia góp vốn của Bank Invest, công ty AAA trở thành doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm đàu tiên của Việt Nam có đối tác nước ngoài với tư cách là cổ đông chiến lược Đối tác chiến lược: sau hơn 6 năm hoạt động công ty đã có quan hệ với nhiều công ty, tập đoàn lớn trong nước và trên thế giới: a. Tập đoàn Assit Card International( Thụy Sĩ) Công ty Assist Card International của Thụy Sĩ, tập đoàn y tế số 1 thế giới IMG cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng đi lại và khám chữa bệnh trên 170 quốc gia với hàng ngàn cơ sở y tế, bệnh viện nổi tiếng, bác sĩ có tên tuổi ở các quốc gia và đặc biệt sử dụng cứu hộ đa ngôn ngữ. b. Tập đoàn Arhimedes (Israel) c. Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam( Vinamoto) d. Tập đoàn địa ốc Chuang Hồng Kụng e. Công ty đóng tầu và dịch vụ dầu khí Vũng Tàu( Vung Tau Shipyard) f. Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt( Dalat Toserco) g. Công ty cỏ phần tài trợ địa ốc R.C( Rfico) h. Công ty tái bảo hiểm B.E.S.T- Văn phong tiếp thị Malaysia i. Vinashin j. Công ty Haakom( Asia)_ Văn phòng tiếp thị Kuala Lumpur( Malaysia) Lĩnh vực kinh doanh: Trải rộng trên mọi lĩnh vực, bao trùm mọi rủi ro trong đời sống, AAA cung cấp các loại hình Bảo hiểm Phi nhân thọ, hoạt động tái bảo hiểm( Nhận và nhượng Tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ Bảo hiểm phi nhân thọ) và đầu tư( tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư vốn vào các công ty khác, tham gia đầu tư vào lĩnh vực bất động sản). [...]... vị thế là doanh nghiệp luôn dẫn đầu trên nhiều phương diện, Bảo Việt đã triển khai một số sản phẩm bảo hiểm du lịch như: bảo hiểm du lịch trong nước; bảo hiểm du lịch ngắn hạn trên phạm vi toàn thế giới ( phối hợp với Công ty tái bảo hiểm Murich Re và SOS) ; bảo hiểm người nước ngoài du lịch công tác tại việt Nam ; bảo hiểm người Việt Nam du lịch công tác, học tập tại nước ngoài ; bảo hiểm cho người... chi nhánh tại các tỉnh thành trong cả nước tại các địa phương có thị trường bảo hiểm phát triển mạnh Về sản phẩm bảo hiểm du lịch cho hành khách đi du lịch của công ty: ngoài các sản phẩm bảo hiểm du lịch trong nước, bảo hiểm cho người nước ngoài du lịch tại Việt Nam, VASS đã kết hợp với công ty bảo hiểm quốc tế Pacific( Hồng Kụng) tung ra sản phẩm bảo hiểm Bon Voyage dành cho khách đi du lịch quốc... cấp dịch vụ di chuyển y tế khẩ cấp và hồi hương không giới hạn Trên đây là 3 công ty triển khai rất tốt nghiệp vụ bảo hiểm du lịch ở Việt Nam Nghiệp vụ này hứa hẹn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty So với các công ty khỏc thì bảo hiểm du lịch khách du lịch trong nước và người nước ngoài du lịch tại Việt Nam của AAA cũng tương đồng về phí và quyền lợi bảo hiểm , tuy nhiên sản phẩm du lịch toàn... học kinh nghiệm để khai thác tốt hơn trong kỳ sau Đối với công tác khai thác bảo hiểm du lịch, công ty AAA đã đạt đuợc những kết quả sau: bảng 3: Số luợt nguời tham gia bảo hiểm du lịch tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA ( 2006- 2010) năm Chỉ tiêu Du lịch Người VN Người Du lịch Tổng nội địa du lịch nước nước toàn cầu ngoài ngoài du lịch VN 2006 Số người tham gia 53 586 8 142 1 621 55 357 (lượt người)... Nguồn: Phòng bảo hiểm con người công ty AAA Nhận xét: Công ty bảo hiểm AAA với nghiệp vụ bảo hiểm du lịch là loại hình bảo hiểm đem lại mức lợi nhuận khá cao Ta thấy doanh thu hàng năm của nghiệp vụ này tăng khá nhanh từ 1.993 triệu đồng năm 2006 lên 11.390 triệu đồng năm 2010 Tuy nhiên, tổng chi phí cho nghiệp vụ này cũng tăng rất nhanh làm ảnh hưởng đến lợi nhuận nghiệp vụ bảo hiểm du lịch đem lại... trên thị truờng bảo hiểm phi nhân thọ 2.tình hình triển khai bảo hiểm du lịch tại AAA 2.1 những thuận lợi trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại AAA a) bảo hiểm du lịch có tiềm năng khá lớn trong tương lai Tiềm năng của thị trường chính là điều kiện tiên quyết và cơ bản nhất cho sự hình thành và phát triển của bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào khi triển khai trên thị trường Du lịch không phải... việc mua bảo hiểm cho hành khách 2.3 tình hình triển khai bảo hiểm du lịch của AAA a khai thác Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai bất cứ một nghiệp vụ bảo hiểm nào Nó có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến doanh thu và thị phần của DNBH nói chung và từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng, điều này càng đặc biệt quan trọng với các công ty bảo hiểm mới, nghiệp vụ bảo hiểm mới và... đạt được hiệu quả cao Như vậy, tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA đã đạt được những kết quả đáng kể Công ty cần có những niện pháp thúc đẩy để nghiệp vụ này phát triển xứng với tiềm năng của thị trường f trục lợi bảo hiểm du lịch Trục lợi bảo hiểm là vấn đề nhức nhối với tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm, vì vậy phòng chống ra sao để giảm thiểu tới mức thấp... nên số vụ trục lợi xu hướng ngày càng tăng năm 2006 là 8 vụ, đến năm 2007 là 21 vụ, năm 2010 là 24 vụ và số tiền trục lợi trung bình là 60 triệu đồng Con số này nếu so sánh với các nghiệp vụ khác là nhỏ, nhưng đối với nghiệp vụ bảo hiểm du lịch là một nghiệp vụ chưa được chú trọng phát triển ở AAA thì con số này cũng cần quan tâm Số tiền bình quân một vụ trung bình là 4 triệu đồng/ vụ và tỷ lệ số tiền... bảo hiểm con người AAA) Chú thích : • Số vụ giải quyết BT = Số vụ đã BT + Số vụ phát hiện trục lợi BH • Số vụ tồn đọng = Số vụ nghi ngờ trục lợi + số vụ thuộc trách nhiệm BH nhưng không đủ thời gian giải quyết trong năm + Số vụ chưa rừ cú thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không Do số lượng người tham gia tăng qua các năm số lượng các vụ khiếu nại cũng tăng tương ứng tuy nhiên nhìn chung số lượng các vụ . kinh tế bảo hiểm A Đề án: “ Một số đề xuất nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại công ty AAA Chương I: khái quát chung về bảo hiểm du lịch 1.Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm du lịch. của các nghiệp vụ bảo hiểm tại AAA năm 2010 13 Bảng 11: Tình hình chi đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại AAA 25 Bảng 14 : Tình hình trục lợi bảo hiểm du lịch tại AAA (2006-2010). trường bảo hiểm phát triển mạnh. Về sản phẩm bảo hiểm du lịch cho hành khách đi du lịch của công ty: ngoài các sản phẩm bảo hiểm du lịch trong nước, bảo hiểm cho người nước ngoài du lịch tại Việt Nam,