luận văn chuyên ngành bảo hiểm Nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ BHYT cho người nghèo huyện Yên Minh, Hà Giang

72 556 2
luận văn chuyên ngành bảo hiểm Nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ BHYT cho người nghèo huyện Yên Minh, Hà Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề “Nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ BHYT cho người nghèo huyện Yên Minh, Hà Giang” là sản phẩm tự nghiên cứu của bản thân, không sao chép. Các số liệu, thông tin được trình bày trong bài đều được phép công bố và có nguồn rõ ràng. Sinh viên Lương Thu Giang SV: Lương Thu Giang Lớp: KTPT 49B Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHYT BHYTNN BHXH Phòng LĐTB&XH BVĐKKV KCB NSNN BLĐ XĐGN Bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế người nghèo Bảo hiểm xã hội Phòng Lao động thương binh và xã hội Bệnh viện Đa khoa Khu vực Khám chữa bệnh Ngân sách Nhà nước Ban lãnh đạo Xóa đói giảm nghèo SV: Lương Thu Giang Lớp: KTPT 49B Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách được ban hành. Đặc điểm chung của các chính sách đó là nhằm mục tiêu phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước cùng với sự cố gắng của toàn dân, toàn quân, từng ngành dần dần phát triển, chúng ta đã và đang chứng kiến sự phát triển đó. Ngành Bảo Hiểm không nằm ngoài số đó. Song song với sự phát triển của các ngành khác, Bảo Hiểm Việt Nam đang ngày càng chứng minh tầm quan trọng của mình, đưa nước ta từng bước phát triển ngang tầm quốc tế. Trên thế giới Bảo hiểm xã hội lần đầu tiên xuất hiện từ năm 1850 và sau đó lan dần sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ… Ở Việt Nam BHXH xuất hiện tương đối muộn, thế nhưng điều đo không kìm hãm sự phát triển của ngành BHXH Việt Nam. Ngành Bảo Hiểm đang ngày càng phát triển và đóng góp ngày càng nhiều vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó cho thấy hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc lựa chọn chính sách. Đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng, nhiều hình thức bảo hiểm ra đời. Các lĩnh vực của đời sống đều được quan tâm. Trong đó vẫn đề chăm sóc sức khỏe con người được đặt lên hàng đầu và BHYT lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1992, mọi người đều được tham gia BHYT và được hưởng nhiều quyền lợi từ chính sách này. Mục tiêu phát triển của đất nước chỉ được hoàn thành khi “ai cũng có cơm ăn áo mặc” đặc biệt là người nghèo. Đó là những người gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, hơn ai hết họ cần có sự quan tâm của mọi người, của các chính sách xã hội. BHYT từ lâu đã có chính sách riêng cho người nghèo nhưng đến năm 2010, một chính sách BHYT dành riêng cho người nghèo mới được ban hành – Bảo hiểm y tế người nghèo. Mặc dù chính sách này mới được ban hành 1 năm nhưng đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngành bảo hiểm nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Thế nhưng không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. SV: Lương Thu Giang Lớp: KTPT 49B 1 Chuyên đề tốt nghiệp Bằng sự hiểu biết của mình, em muốn tìm hiểu về tình hình sử dụng bảo BHYTNN tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang – một trong 62 huyện nghèo nhất nước và đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng BHYTNN tại huyện Yên Minh. Qua đó em muốn cống hiến phần nào vào sự phát triển của quê hương mình, đưa người nghèo của huyện Yên Minh thoát khỏi nghèo đói. Chính vì thế em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng BHYT cho người nghèo tại huyện Yên Minh, Hà Giang”, đề cương được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương I: Tổng quan về BHYT và người nghèo Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng BHYTNN tại huyện Yên Minh Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng BHYT cho người nghèo ở huyện Yên Minh Em xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Đức Tuân và các cơ chú công tác tại BVĐKKV Yên Minh đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề này. SV: Lương Thu Giang Lớp: KTPT 49B 2 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BHYT VÀ NGƯỜI NGHÈO I. Tổng quan về BHYT 1. Khái niệm, bản chất BHYT 1.1. Khái niệm BHYT 1.1.1. Khái quát chung về BHYT Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó nhu cầu của con người ngày càng tăng cao như vui chơi, giải trí, ăn mặc…. Trong số những nhu cầu đó không thể không kể đến nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, ngày nay dường như đó là một nhu cầu tất yếu của mọi thành viên trong xã hội. Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đó ngày càng tăng cao. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đồng nghĩa với việc phòng bệnh và chữa bệnh. Thực tế cho thấy ngày nay một số dịch vụ y tế đã phát triển hơn trước rất nhiều như khám răng, khám mắt hay khám thai định kỳ…. Những dịch vụ này một mặt nhằm giúp cho mọi người có thể phát hiện sớm bệnh của mình, mặt khác sẽ giúp cho mọi người yên tâm về tình hình sức khỏe của mình bởi có sức khỏe là có tất cả. Ai cũng mong muốn rằng mình có sức khỏe thật tốt và từ đó họ có thể yên tâm lao động, chăm lo cho bản thân, gia đình và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đất nước. Mong muốn là vậy, thế nhưng ai cũng biết rằng trong cuộc sống không ai có thể lường trước được những biến cố, rủi ro xảy đến với bản thân và gia đình như tai nạn, ốm đau, bệnh tật để mà tránh được nó. Đôi khi những rủi ro này hoàn toàn do tự nhiên gây ra như bão lũ, động đất…. Dù là thiên nhiên hay con người gây ra đã thì những rủi ro này thường xảy ra đột xuất và để lại những hậu quả không ai mong muốn, dự ít hay nhiều thì cũng gây ra những tác động xấu đến bản thân và gia đình người gặp rủi ro như thiệt hại về tài chính, suy giảm sức khỏe dẫn đến giảm khả năng lao động thậm chí có những trường hợp mất khả năng lao động bất kể ai khi gặp rủi ro cũng phải đối mặt với nhiều thách SV: Lương Thu Giang Lớp: KTPT 49B 1 Chuyên đề tốt nghiệp thức, nhất là vấn đề tài chính. Đặc biệt là đối với những người nghèo, khó khăn này càng trở nên nặng nề hơn bởi thu nhập của họ thậm chí không đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày, họ không có của cải dự trữ. Vì thế khi không may gặp phải rủi ro trong cuộc sống họ không đủ điều kiện tiếp tục trang trải cho cuộc sống hàng ngày và đảm bảo bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình thậm chí có nhiều gia đình phải bán hết mọi tài sản có giá trị, nhà cửa, đất đai để chi trả cho rủi ro dẫn đến kiệt quệ kinh tế gia đình vốn đã khó khăn. Kinh tế đang trong thời kì lạm phát cao, hầu hết giá cả mọi hàng hóa đều tăng mạnh, trong khi đó thu nhập của người nghèo lại không tăng hoặc tăng không đáng kể so với biến động giá cả trên thị trường vì thế cuộc sống vốn đã gây ra khó khăn nay càng khó khăn hơn. Ngay cả khi không gặp rủi ro, biến cố gây ảnh hưởng xấu tới cuộc sống may chăng họ cũng chỉ đủ khả năng duy trì cuộc sống với mức sống thấp. Khi chẳng may gặp phải những biến cố có tác động xấu tới sức khỏe hay nền kinh tế gia đình họ khó có thể vượt qua được để duy trì cuộc sống bởi với mức sống thấp mà giá cả tăng cao nay lại phải chịu rủi ro, thu nhập không đủ chi trả để khắc phục hậu quả của biến cố xấu và duy trì mức sống tối thiểu. Khi đó họ tìm mọi cách để khắc phục rủi ro, trang trải cuộc sống. Không có tài sản, của cải dự trữ, không có đủ khả năng khắc phục rủi ro họ sẽ đi kêu gọi mọi nguồn hỗ trợ từ phía ngoài như các tổ chức, quỹ từ thiện, anh em họ hàng, bà con lối xóm… họ kì vọng rằng bằng sự nỗ lực của bản thân, hậu quả của rủi ro sẽ được khắc phục. Điển hình như đối với những người mắc bệnh hiểm nghèo nhưng tự bản thân và gia đình người bệnh không có đủ khả năng điều trị bệnh cho đến khi khỏi hẳn, bằng mọi cách họ huy động sự hỗ trợ, cho vay của các tổ chức, quỹ từ thiện, an hem họ hàng… mong rằng có thể khỏi bệnh nhưng nếu mắc bệnh mãn tính, phải điều trị lâu dài thì sẽ đến lúc nguồn hỗ trợ cạn kiệt và họ lâm vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, rủi ro có thể đưa họ vào bước đường cùng. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hiện nay tại các cơ sở y tế đều được trang bị những thiết bị y tế hiện đại để phục vụ cho việc chuẩn đoán và khám chữa bệnh, đặc biệt là những bệnh nguy hiểm, kéo theo đó chi phí KCB SV: Lương Thu Giang Lớp: KTPT 49B 2 Chuyên đề tốt nghiệp của người bệnh tăng lên. Bên cạnh đó hệ thống dịch vụ ngày càng được nâng cấp theo yêu cầu của sự phát triển, đội ngũ cán bộ y tế ngày càng có tay nghề cao hơn, hệ thống quản lý y tế ngày càng chặt chẽ hơn, điều đó cũng làm chi chi phí KCB tăng lên. Ngoài ra hiện nay rất nhiều loại thuốc đặc trị được ra đời với giá đắt đỏ, không thể tránh khỏi sự tăng lên của chi phí KCB. Thế nhưng không phải ai khi đến KCB cũng có đủ khả năng chi trả chi phí đắt đỏ đó, nếu chi phí KCB vượt quá khả năng chi trả của gia đình thì sẽ trở thành gánh nặng lớn cho gia đình. Tóm lại, bất cứ ai khi gặp rủi ro cũng phải chịu hậu quả. Nhẹ thì làm suy giảm kinh tế gia đình, nặng thì làm kiệt quệ kinh tế gia đình. Đối với người nghèo, chỉ cần gặp phải biến cố nhỏ cũng có thể làm kiệt quệ kinh tế gia đình. Hơn lúc nào hết, khi đó họ cần có sự giúp đỡ từ phía ngoài, từ các chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhận thấy khó khăn của người bệnh trong vấn đề chi trả viện phí, để giúp giảm bớt gánh nặng cho người gặp rủi ro khi ốm đau bệnh tật, năm 1992 lần đầu tiên BHYT chính thức ra đời tại Việt Nam và hoạt động theo nguyên tắc vì quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng và nguyên tắc số đông bù số ít, quỹ BHYT được hình thành và được dựng để thanh toán chi phí KCB cho người tham gia bảo hiểm theo định mức, chi dự trữ, dự phòng thuốc men và thiết bị y tế, trợ giúp cho các hoạt động nâng cấp cơ sở y tế…. Sự xuất hiện của BHYT ngay lập tức đã thể hiện được vai trò của mình trong việc chăm sóc sức khỏe. BHYT ra đời đã giúp cho người dân có nhiều điều kiện để tiếp cận một cách dễ dàng với các dịch vụ y tế, giảm bớt gánh nặng về chi phí KCB đồng thời góp phần giảm bớt gánh nặng của NSNN trong việc chi cho các cơ sở KCB. Luật BHYT quy định mức đóng góp khác nhau đối với mỗi nhóm đối tượng khác nhau. Điều này cho thấy ý nghĩa cộng đồng sâu sắc của BHYT. Khi đến KCB người tham gia BHYT sẽ được điều trị tùy theo tình trạng bệnh chứ không theo mức đóng góp. Một trong những vai trò của Nhà nước là ổn định, chăm lo cho đời sống nhân dân. BHYT là một trong những công cụ giúp cho Nhà nước thực hiện SV: Lương Thu Giang Lớp: KTPT 49B 3 Chuyên đề tốt nghiệp chức năng của mình. Qua đó, Nhà nước cũng có những chính sách cụ thể giúp cho việc thực hiện BHYT trong cộng đồng ngày phát huy được tác dụng và ngày càng hiệu quả hơn như hỗ trợ cho một số nhóm đối tượng khi tham gia BHYT, ưu đãi đầu tư từ quỹ BHYT để baot toàn và tăng trưởng quỹ, khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia BHYT… Tóm lại, xét cho cũng thì BHYT chủ yếu hướng tới lợi ích của người tham gia BHYT, đảm bảo mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất vì một đất nước khỏe mạnh. 1.1.2. Khái niệm về BHYT Có thể thấy rằng BHYT rất cần thiết đối với mọi người dân, đặc biệt càng có ý nghĩa hơn trong việc KCB. Vậy thực chất BHYT là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, có rất nhiều khái niệm về BHYT, dưới đây là một vài khái niệm điển hình. Theo công ước 102, năm 1952 của Tổ chức Lao động Quốc tế đã quy định rằng BHYT là một trong 9 nội dung của BHXH về các tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại trợ cấp xã hội. Cuốn Từ điển Bách khoa I của NXB Từ điển Bách khoa trình bày rằng: BHYT là loại bảo hiểm do nhà nước tổ chức quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. Theo quy định tại khoản 1, điều 2 Luật BHYT thì: BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này. Nhà nước luôn động viên mọi thành viên trong xã hội tham gia BHYT trước hết là để đảm bào cho cuộc sống của bản thân và gia đình và để đề phòng khi ốm đau với phương châm “đóng góp khi lành, để dành khi ốm”. Nhìn trên tổng thể nền kinh tế quốc dân và xét về phương diện điều tiết vĩ mô thì BHYT bằng cách nào đó đã và đang giúp nhà nước thực hiện một phẩn chức năng của mình trong quá trình phân phối lại để đảm bảo bình đẳng và SV: Lương Thu Giang Lớp: KTPT 49B 4 Chuyên đề tốt nghiệp công bằng xã hội. 1.2. Bản chất của BHYT Trước hết có thể nói rằng BHYT là một nội dung của BHXH – một trong những bộ phận của hệ thống ASXH do nhà nước đứng ra tổ chức và thực hiện theo hệ thống pháp luật. Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam có rất nhiều loại BHXH và BHYT là BHXH về y tế, hay nói cách khác thì đó là chế độ KCB. Mặc dù BHYT giúp cho người bênh và gia đình tránh được những khó khăn về kinh tế thê nhưng bản chất của BHYT không phải là bù đắp cho thu nhập cho người hưởng bảo hiểm (như chế độ BHXH ốm đau, tai nạn lao động…) mà là nhằm chăm sóc sức khỏe cho họ khi ốm đau, bệnh tật…. Thật vậy, quỹ BHYT sẽ chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí KCB cho người tham gia BHYT, giúp cho người bệnh sớm vượt qua bệnh tật ốm đau, phục hồi sức khỏe để tiếp tục lao động, nhanh chóng ổn định cuộc sống gia đình. Vì thế khi người dân tham gia BHYT bắt buộc hay tự nguyện, họ không kì vọng rằng số tiền họ đóng góp vào quỹ BHXH sẽ giúp họ tăng thêm thu nhập của gia đình trong tương lai. Đó cũng chính là nguyên tắc của BHYT. Khi tham gia BHYT có nghĩa là người dân đã sẵn sàng tham gia vào việc chia sẻ tổn thất khi bị bệnh với nững người chẳng may gặp rủi ro. Người tham gia BHYT không thể biết trước được mình có bị bệnh hay không để hành động đối phó. Xét về mặt kinh tế thì nguyên tắc số đông bù số ít khi tham gia BHYT được thể hiện khi sử dụng quỹ BHYT, cụ thể là: Tổng chi phí cho khám chữa bệnh = Tổng số tiền đóng góp của những người tham gia BHYT Theo đó, quỹ BHYT được cân bằng và thông thường có kì hạn là 1 năm. Luật BHYT quy định mức đóng góp đối với từng nhóm đối tượng cụ thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Khi đến KCB, người tham gia BHYT sẽ được chi trả một phần hay toàn bộ chi phí KCB chứ không phụ thuộc vào số tiền họ đóng góp để đảm bảo sự bình đẳng trong việc thanh toán viện phí và không có sự phân biệt giữa các đối tượng BHYT. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho SV: Lương Thu Giang Lớp: KTPT 49B 5 Chuyên đề tốt nghiệp những người nghèo, người có thu nhập thấp mà trước kia việc KCB tại các cơ sở y tế đối với họ là một hàng hóa xa xỉ bởi các chi phí vượt quá khả năng thanh toán của họ. 2. Chức năng của BHYT Khi đến KCB, gánh nặng về chi phí khám chữa và thuốc men luôn là mối quan tâm lo lắng của nhiều người. Ngay cả đối với những gia đình có mức thu nhập tương đối trở lên. Nếu mắc phải những bệnh mãn tính, buộc phải điều trị lâu dài hoặc phải lưu trú tại bệnh viên trong một khoảng thời gian nào đó, bên cạnh những chi phí liên quan đến KCB còn phải chi cho những khoản phí khác như ăn, ở, đi lại…nếu tình trạng này kéo dài sẽ phần nào ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Đặc biệt đối với những hộ gia đình nghèo, có thể nói họ không đủ khả năng chi trả cho những khoản này. BHYT được hình thành thực hiện chức năng của mình giúp cho gánh nặng về chi phí KCB được giảm bớt. Tham gia BHYT, gánh nặng về chi phí được giảm bớt, người bệnh có nhiều điều kiện hơn để tiếp cận với các dịch vụ y tế, không còn lo ngại họ sẽ đến khám ngay từ khi có biểu hiện cả bệnh và chăm sóc sức khỏe theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” chứ không đợi đến khi bệnh nặng rồi mới đến cơ sở KCB vì sợ không đủ tiền. Nhờ đó mà có thể phát hiện kịp thời những căn bệnh nguy hiểm và có phương pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, việc chia sẻ gánh nặng về chi phí KCB được thực hiện theo nguyên tắc số đông bù số ít giúp cho mọi thành viên trong xã hội nhận thức được sự sẻ chia cho nhau, từ đó giáo dục cho mọi người về tinh thần đoàn kết theo phương châm “lá lành đùm lá rách”, mọi người sẽ ý thức hơn về sự sẻ chia và gắn bó với nhau hơn, tự giác chia sẻ, gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau, “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Điều đó thể hiện tính nhân văn của BHYT và nó đánh dấu cho một bước tiến của thể chế xã hội, một bước tiến văn minh. Đặc biệt sự ra đời của BHYT học sinh – sinh viên giúp trẻ em học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi. Hiện nay chi phí cho ngành y tế được cấu thành từ 4 nguồn chủ yếu đó là: ngân sách Nhà nước, quỹ BHYT, một phần viện phí và dịch vụ y tế, đóng góp SV: Lương Thu Giang Lớp: KTPT 49B 6 [...]... việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT có hiệu quả cũng sẽ góp phần đáng kể trong việc sử dụng hiệu quả thẻ BHYT cho người nghèo Chấm dứt hiện tượng vỡ quỹ cũng được coi như là một sự thành công 2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng thẻ BHYT cho người nghèo Cho đến thời điểm hiện nay chưa có văn bản luật nào quy định về tiêu chí của việc sử dụng thẻ BHYT có hiệu quả nên rất khó để xác định rằng tỉnh này hay huyện. .. là hiệu quả trong việc sử dụng quỹ BHYT, liệu việc chi trả và sử dụng như hiện nay đã phát huy được tối đa tác dụng của quỹ hay chưa? Trước hết cần hiểu rằng như nào là sử dụng thẻ BHYT có hiệu quả? Hiệu quả có nghĩa là khi đưa thẻ BHYTNN vào cuộc sống phải đạt được mục tiêu của luật BHYT Để sử dụng hiệu quả thẻ BHYTNN trước tiên người nghèo phải hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của họ khi tham gia BHYTNN... việc sử dụng hiệu quả thẻ BHYTNN nhằm đánh giá chính xác, cụ thể và toàn diện chính sách của Đảng và Nhà nước CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THẺ BHYTNN TẠI HUYỆN YÊN MINH I Giới thiệu về huyện Yên Minh 1 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Yên Minh 1.1 Điều kiện tự nhiên Yên Minh là một trong bốn huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang Có tổng diện tích là 786,15km 2, lớn nhất trong bốn huyện vùng cao Với... trạng sử dụng thẻ BHYT cho người nghèo tại huyện Yên Minh 2.1 Nhận thức của người nghèo về BHYT Cùng với cả nước, huyện Yên Minh phấn đấu thực hiện chính sách BHYT tới toàn bộ nhân dân trong huyện theo quy đinh của nhà nước và cố gắng thực hiện mục tiêu 100% người dân có thẻ BHYT vào năm 2014 Là một huyện nghèo, không chỉ là mức sống thấp, tốc độ tăng trưởng thấp mà huyện Yên Minh còn là huyện có số người. .. trạng sử dụng thẻ BHYT cho người nghèo tại huyện Yên Minh 1 Phát hành thẻ BHYT cho người nghèo tại huyện Yên Minh Nhận thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng thẻ BHYT đối với người nghèo, UBND, HĐND và các cơ quan ban ngành có liên quan sớm có những biện pháp và chính sách để đưa người nghèo tiếp cận một cách thuận lợi hơn tới các dịch vụ y tế Ngay từ tháng 10 năm 2009, BHXH huyện Yên Minh đã chủ... Phòng LĐTB&XH nhận thẻ từ BHXH huyện BHXH huyện nhận thẻ BHYT từ BHXH tỉnh BHXH tỉnh tiến hành in thẻ BHYT Phòng LĐTBXH gửi thẻ BHYT đến UBND xã UBND xã phát thẻ cho trưởng thôn, bản Người nghèo nhận thẻ BHYT Nguồn: Tự tổng hợp Để thẻ BHYT tới được tay người nghèo phải qua rất nhiều công đoạn Đầu tiên là việc điều tra hộ nghèo của các xã, hầu hết cán bộ UBND các xã của huyện Yên Minh là người dân tộc thiểu... sống người dân 2 Tình trạng nghèo và người nghèo ở huyện Yên Minh Là một trong 62 huyện nghèo nhất nước, được sự quan tâm và giúp đỡ của Nhà nước, số người nghèo ở huyện Yên Minh qua từng năm có xu hướng giảm dần SV: Lương Thu Giang Lớp: KTPT 49B Chuyên đề tốt nghiệp 26 Bảng 3: Số người nghèo, hộ nghèo từ năm 2007 đến 20010 Số hộ Nhân khẩu Hộ nghèo Người nghèo Số hộ Tỷ lệ Số người Tỷ lệ (Hộ) (%) (Người) ... trình này phải thực hiện nhanh chóng để tiến hành phát thẻ cho người nghèo vào cuối tháng 12 để đưa vào sử dụng Thẻ BHYT cho người nghèo được kí hiệu với mã HN (hộ nghèo) Mặc dù quy định về thời gian phát hành và đổi thẻ cho người nghèo là như vậy thế nhưng ở Việt Nam dường như ít có địa phương nào thực hiện đúng tiến độ vì để thẻ BHYT đến được tay người nghèo phải trải qua nhiều bước, liên quan đến... gia BHYT là bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cho toàn xã hội 2 Chính sách BHYT cho người nghèo 2.1 Quy định về chính sách BHYT cho người nghèo Có thể thấy rằng BHYT không chỉ giúp cho nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình mà còn giúp cho không ít người nghèo có thêm điều kiện để tiếp cận với dịch vụ y tế, chứng tỏ rằng chính sách BHYT là một chính sách tốt và SV: Lương Thu Giang Lớp: KTPT 49B Chuyên. .. người được tham gia BHYT cho người nghèo, cơ quan BHXH cấp huyện gửi danh sách lên cho cơ quan BHXH cấp tỉnh để tiến hành in thẻ BHYT cho người nghèo Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được danh sách các đối tượng tham gia BHYT, BHXH có trách nhiệm in thẻ và sau đó gửi số thẻ này cho BHXH cấp huyện, phòng Lao động thương binh và xã hội và UBND xã để tiến hành phát cho người nghèo đúng người, đúng tên Quy . Chuyên đề tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ BHYT cho người nghèo huyện Yên Minh, Hà Giang là sản phẩm tự nghiên cứu. nghèo Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng BHYTNN tại huyện Yên Minh Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng BHYT cho người nghèo ở huyện Yên Minh Em xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Đức. đã chọn đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng BHYT cho người nghèo tại huyện Yên Minh, Hà Giang , đề cương được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương I: Tổng quan về BHYT và người nghèo Chương II:

Ngày đăng: 25/05/2015, 22:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I

  • TỔNG QUAN VỀ BHYT VÀ NGƯỜI NGHÈO

    • I. Tổng quan về BHYT

      • 1. Khái niệm, bản chất BHYT

        • 1.1. Khái niệm BHYT

          • 1.1.1. Khái quát chung về BHYT

          • 1.1.2. Khái niệm về BHYT

          • 1.2. Bản chất của BHYT

          • 2. Chức năng của BHYT

            • 3.1. Nhóm đối tượng được hưởng một phần chi phí KCB

            • 3.2. Nhóm đối tượng được hưởng toàn phần chi phí KCB

            • II. Tổng quan về BHYT cho người nghèo

              • 2.1. Quy định về chính sách BHYT cho người nghèo

                • 2.2.1. Đối với người nghèo

                • III. Hiệu quả của việc sử dụng thẻ BHYT cho người nghèo

                • CHƯƠNG II

                • THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THẺ BHYTNN

                • TẠI HUYỆN YÊN MINH

                  • I. Giới thiệu về huyện Yên Minh

                    • 1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Yên Minh

                      • 1.1. Điều kiện tự nhiên

                      • 1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

                      • 2. Tình trạng nghèo và người nghèo ở huyện Yên Minh

                      • II. Thực trạng sử dụng thẻ BHYT cho người nghèo tại huyện Yên Minh

                      • ý.

                      • III. Đánh giá thực trạng sử dụng thẻ BHYT cho người nghèo của huyện Yên

                      • C

                      • ƠNG III

                      • GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ D

                      • G BHYT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan