1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật kết cấu của "Thuỷ Hử truyện"

79 1,7K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 360 KB

Nội dung

"Thuỷ Hử truyện" chính là một tác phẩm tiêu biểu cho tiểu thuyết anh hùng ca trong nền văn học Trung Quốc nói riêng và trên văn đàn thế giới nói chung

Trang 1

"Thuỷ Hử truyện" chính là một tác phẩm tiêu biểu cho tiểu thuyết anh hùng

ca trong nền văn học Trung Quốc nói riêng và trên văn đàn thế giới nói chung

Nó được đặt ngang với "Sử kí", thơ Đỗ Phủ, và liệt vào hàng "Ngũ đại bộ vănchương" Mặt khác, nó có ảnh hưởng rất lớn tới các vở kịch đời Minh - Thanhnhư vở " Nghĩa hiệp kí" của Thẩm Cảnh, "Thuỷ Hử kí" của Hứa TựXương thậm chí cả thể loại tiểu thuyết như "Kim Bình Mai" của Tiếu TiếuSinh, đặc biệt "Thuỷ Hử truyện" còn in đậm dấu ấn trong các tiểu thuyết võ hiệpsau này Chính vì ảnh hưởng to lớn của nó như vậy, cho nên, việc nghiên cứu vàtìm hiểu tác phẩm này là rất cần thiết Cho tới nay, mặc dù, đã có nhiều ngườinghiên cứu "Thuỷ Hử truyện" và cũng phát hiện ra nhiều giá trị to lớn nhưngvẫn còn tồn tại ý những ý kiến chưa thống nhất, đặc biệt là về phương diện nghệthuật kết cấu - một trong những đặc điểm đặc sắc nhất làm nên thành công củatác phẩm

1.2 Mục đích, ý nghĩa của khoá luận

Việc nghiên cứu nghệ thuật kết cấu của "Thuỷ Hử truyện" nhằm khám pháđược vẻ đẹp kì diệu của ngòi bút tác giả trong nghệ thuật tổ chức tác phẩm, đồngthời, thấy được sự tương đồng cũng như khác biệt của nó so với những bộ tiểu

Trang 2

cổ điển khác như "Tam Quốc" của La Quán Trung, "Tây du kí" của Ngô ThừaÂn,

Mặt khác, tìm hiểu nghệ thuật kết cấu "Thuỷ Hử truỵên" cũng là tìm hiểunhững đặc điểm của một nền văn học có sự giao thoa giữa những yếu tố của nềnvăn học truyền miệng và văn học viết Bởi Thi Nại Am nói riêng và các nhà tiểuthuyết trung cổ nói chung, không tự sáng tác cốt truyện của riêng mình màthường lấy cốt truyện có sẵn trong dân gian để từ đó gia công, hư cấu tạo nênnhững bộ tiểu thuyết có giá trị Hơn nữa, nói kết cấu là để thể hiện phương diệnnội dung một cách sáng rõ, đồng thời thế quan của nhà văn được bộc lộ mộtcách rõ ràng, sắc nét trong hoàn cảnh đại loạn thế kỉ XII (thời Tống) cũng nhưthế kỉ XIV (thời Minh)

Nghiên cứu "Thuỷ Hử truyện" với đề tài như vậy, hi vọng đem lại mộtcách hiểu thống nhất về kết cấu của tác phẩm văn học này nói riêng và tiểuthuyết cổ điển Trung Quốc nói chung

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Với mục đích, ý nghĩa như trên, khoá luận tìm hiểu kết cấu "Thuỷ Hửtruyện" trên hai phương diện kết cấu hình tượng và cốt truyện

Phạm vi nghiên cứu ở đây là "Thuỷ hử toàn truyện" (120 hồi) bao gồm

"Thuỷ Hử" của Thi Nại Am do Á Nam Trần Tuấn Khải dịch, (70 hồi- 2 tập), nhàxuất bản Văn học 2001 và " Hậu Thuỷ Hử" của Thi Nại Am, La Quán Trung doNgô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga dịch, (50 hồi, 2tập), nhà xuất bản Văn học1999

2.2 Phương pháp nghiên cứu.

Khoá luận chủ yếu sử dụng phương pháp khảo sát và phân tích tác phẩm

để làm nổi bật mối quan hệ giữa kết cấu và hệ thống hình tượng, giữa kết cấu vàcốt truyện Qua đó, khoá luận có so sánh, liên hệ với các bộ tiểu thuyết kháccùng thể loại như "Tam Quốc", "Tây du kí" đồng thời một số thao tác của thipháp học cũng được áp dụng trong quá trình nghiên cứu

3 BỐ CỤC KHOÁ LUẬN

Trang 3

Bố cục khoá luận bao gồm các phần, các chương sau:

2.1 Nghệ thuật tổ chức các tuyến nhân vật

2.2 Hình tượng người kể chuyện

Chương 3 Nghệ thuật kết cấu với xây dựng cốt truyện

3.1 Nghệ thuật tổ chức đoạn, chương hồi

3.2 Nhánh cốt truyện và cốt truyện "Thuỷ Hử truyện"3.3 Thời gian và không gian nghệ thuật

Phần kết luận

Trang 4

CHƯƠNG 1: "THUỶ HỬ TRUYỆN" VÀ VẤN ĐỀ KẾT CẤU

Vẻ đẹp lí tưởng của tác phẩm văn học là nội dung phải có ý nghĩa lớn laođối với hiện thực cuộc sống con người và phải có một hình thức phù hợp đểchuyển tải nội dung ấy Có thể nói ở góc độ kết cấu, thể loại tiểu thuyết chươnghồi "Thuỷ Hử truyện" đã đạt được tiêu chí trên

Minh - Thanh là thời đại mà tiểu thuyết phát triển một cách phồn vinh,rực rỡ nhất, không những đồ sộ về số lượng mà giá trị được tác phẩm chuyển tảicũng đã có bước tiến vượt bậc so với văn chương truyền thống Trong đó, những

bộ tiểu thuyết như "Tam Quốc", "Thuỷ Hử" nguyên là những sáng tác dân gian

đã được các tác giả khéo léo tổ chức, sắp xếp thành một chỉnh thể thống nhất cógiá trị thẩm mỹ và nhận thức sâu sắc Tài năng của Thi Nại Am chính là ở chỗ,ông đã biết chắt lọc tinh hoa từ những cốt truyện nhiều màu sắc truyền kì củasáng tác dân gian mà phần lớn có căn cứ lịch sử và dấu ấn chuyện kể rất rõ đểxây dựng lên bộ tiểu thuyết đồ sộ "Thuỷ Hử truyện" Ông đã đứng trên lậptrường của nhân dân để viết nên bài ca chiến thắng vĩ đại, ca tụng cuộc đấutranh anh dũng của 108 anh hùng đất Lương Sơn Chủ đề "quan bức dân phản,dân bất đắc bất phản, bức thướng Lương Sơn" đã trở thành sợi dây xuyên suốttác phẩm, liên kết tất cả mọi nhân vật, sự kiện, tình tiết để tạo nên một kết cấuhoàn chỉnh, thống nhất và trọn vẹn của "Thuỷ Hử truyện"

1.1 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1.1.1 Tác giả Thi Nại Am.

Thi Nại Am (1296 - 1370) ? xưa nay vẫn được coi là tác giả của bộ tiểuthuyết "Thuỷ Hử truyện", thân thế và sự nghiệp hiện nay vẫn còn những nétchưa rõ ràng Theo Nguyễn Huy Khánh trong "Khảo luận tiểu thuyết cổ điểnTrung Hoa" thì tiểu sử của Thi Nại Am chỉ được ghi vắn tắt trong " Hưng Hoáhuyện tục chí" với hai cuốn "Thi Nại Am mộ chí" và "Thi Nại Am truyện kí".Thi Nại Am có tên là Nhĩ, tên chữ là Tử An, quê ở Lô Tô (nay thuộc huyệnHưng Hóa, tỉnh Tô Giang) Thuở nhỏ rất thông minh, giỏi về văn chương, khoa

Trang 5

cử, 36 tuổi đỗ tiến sĩ, từng làm quan hai năm ở huyện Tiền Đường nhưng vìchán cảnh vào luồn ra cúi, bất mãn với thời cuộc rối ren, quan tham, lại nhũng,ông đã từ quan về quê, đóng cửa viết văn Theo truyền thuyết ông đã từng thamgia cuộc khởi nghĩa nông dân do Trương Sĩ Thành đời Nguyên lãnh đạo và làngười được Chu Nguyên Chương - lãnh tụ khởi nghĩa nông dân cuối Nguyênsau này trở thành Minh Thái Tổ hết sức quí trọng, từng nhiều lần vời ra làmquan nhưng ông đều từ chối.

Thi Nại Am đã từng viết nhiều bộ truyện như "Tuỳ Đường chí truyện",

"Tam toại bình yêu truyện", "Giang hồ hào khách truyện" tức "Thuỷ Hử truyện",trong đó tác phẩm này thuộc hàng xuất sắc nhất, nổi tiếng nhất.Tương truyềnrằng, ông đã từng thuê người vẽ chân dung 108anh hùng hảo hán Lương SơnBạc để mỗi khi viết đều nhìn vào đó mà tả cho chính xác, mỗi lần viết xongthường đưa cho môn sinh La Quán Trung xem lại Như vậy, từ trước tới nay,Thi Nại Am vẫn được coi là tác giả của "Thuỷ Hử truyện" Có thể nói, trong lịch

sử văn học Trung Quốc chưa từng có tác phẩm nào phản ánh cuộc đấu tranh củagiai cấp nông dân với một qui mô to lớn như thế

1.1.2 Quá trình hình thành và lưu truyền tác phẩm

"Thuỷ Hử truyện" viết tắt là "Thuỷ Hử" ra đời vào thế kỉ XIVđã đánh dấumột bước trưởng thành về sự phát triển của lịch sử tiểu thuyết cổ điển TrungHoa

Từ xưa tới nay, bất kì một tác phẩm văn học nghệ thuật nào có giá trị vàtồn tại lâu dài đều có cội nguồn từ nhân dân, được nhân dân yêu thích, chứađựng tinh thần, bản sắc dân tộc một cách sâu sắc, phù hợp với lời ăn tiếng nóicủa nhân dân, tuyên truyền nơi dân và nổi tiếng nhờ dân Nếu như thi ca được rađời trong những giây phút thiêng liêng, trang trọng như lễ thần, cúng phật thìtruyện kể lại được sinh ra trong những phút nhàn rỗi, nghỉ giải lao của đông đảoquần chúng nhân dân Kể lại chuyện xưa,tích cũ đã trở thành một nghề phổ biếntrong nhân dân thời ấy, bởi nhu cầu giải trí của con người ngày càng phát triển,

mở rộng Những câu chuyện kể, những thoại bản đời Tống chính là hình thức sơkhai của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, nhất là thời Minh- Thanh, tiểu thuyết

Trang 6

bạch thoại đã phát triển một cách phồn vinh "Thuỷ Hử truyện" cũng như "TamQuốc", "Tây du kí" đều mang đậm màu sắc dân gian hoá như thế "Tiểu thuyếtbach thoại đời Minh phát triển một cách mạnh mẽ, ồ ạt, khiến cho tiểu thuyết cổđiển Trung Hoa thoát khỏi ảnh hưởng và sự ràng buộc của văn học truyền thốngdựa vào lịch sử, dẫn đến tiểu thuyết càng tiếp cận cuộc sống, tiếp cận dân chúng,nhờ đó mà tăng sức sống Nhìn toàn cục tiểu thuyết bạch thoại đời Minh đãdùng cách thế tục hoá đề tài, thủ pháp tả thực gần gũi với ngôn ngữ sinh hoạt.Mục đích của tác giả là từ việc dựa vào lịch sử tiến tới dựa vào cuộc sống, hứngthú cũng dựa vào sự thịnh suy của công nghiệp mà chuyển hướng vui buồn, tìnhcảm, phần mô tả thế thái tăng nhiều hơn, mô thức truyền thống và nghệ thuật tự

sự bắt đầu có bước đột phá"[7;111] "Thuỷ Hử truyện" mang màu sắc của sửbiên niên và chuyện kể dân gian

Câu chuyện khởi nghĩa của anh em Tống Giang xảy ra vào thời TuyênHoà cuối thời Bắc Tống Đó là một sự kiện lịch sử có thực trong lịch sử đấtnước Trung Hoa Lúc này, mâu thuẫn xã hội đã lên đến đỉnh điểm, trong nướcthì quan tham, lại nhũng, cường hào ác bá ra sức hoành hành, ngoài biên thuỳ,giặc ngoại xâm đang lăm le xâm chiếm, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, cáccuộc khởi nghĩa liên tiếp xảy ra nhưng đều thất bại Cuộc khởi nghĩa của TốngGiang tuy không tiêu biểu cho phong trào khởi nghĩa nông dân nhưng đã cótiếng vang lớn Chính vì thế, những vị tỳ quan không thể không chép lại PhạmKhuê Thư nói trong "Tống cố vũ đại phu Hà Đông đệ nhị tướng chiết công mộchí minh" rằng :đầu đời Tuyên Hoà, Chiết Khả Tồn bắt được Phương Lạprồi :"Vâng lệnh vua đi bắt tên giặc cỏ Tống Giang, không quá một tiếng thì bắtđược" Trong các sách như Tống sử, thập triều cương yếu, Tam triều bắc minhhội biên, Đông Đô sử lược, cũng đều có ghi chép sơ lược như "Trương Thúc Dạtruyện" trong Tống sử nói :"Tống Giang dấy lên ở phía bắc sông Hoàng Hà, mấyvạn quân không dám chống lại" Kết cục cuộc khởi nghĩa do Tống Giang cầmđầu đẫ thất bại một cách thảm hại, tuy vậy, âm vang của nó vẫn còn in đậmtrong tâm trí của đông đảo quần chúng nhân dân Từ đó sự tích của ba mươi sáungười tham gia khởi nghĩa mang ý thức phản kháng mạnh mẽ và có màu sắc

Trang 7

truyền kì rất đậm đã lan rộng khắp làng, khắp xóm, biểu hiện một cách sâu sắcnguyện vọng của nhân dân, mong muốn trong xã hội xuất hiện những người anhhùng cái thế vì nghĩa, vì dân diệt trừ hung tàn, bạo ngược Đến thời Tống,Nguyên, những truyện kể ấy đã dần gợi ý cho một số văn nhân viết thành sáchnhư Củng Khai viết cuốn "Tống giang thập lục nhân tán" lần đầu tiên ghi lạihoàn chỉnh tên, họ và biệt hiệu của ba mươi sáu người Sách "Tuý ông đàm lục"của La Diệp thời Nam Tống viết có tên các truyện "Võ Hành Giả, Hoa HoàThượng, Thanh Diện Thú" Trong cuốn "Đại Tống Tuyên Hoà dị sự" đờiNguyên còn có phần kể về đầu đuôi việc tụ nghĩa Lương Sơn Bạc, đã có nhữngtình tiết hư Võ Tòng đả hổ, Dương Chí bán đao, Tống Giang giết Diêm BàTích Ngoài ra còn có tạp kịch đời Nguyên vở rất nhiều vở về "Thuỷ Hử".

Như vậy, Tống Nguyên chính là thời kì thai nghén của "Thuỷ Hử truyện".Những tình tiết, những sự kiện của "Thuỷ Hử" đã trở thành truyện kể phổ biếntrong dân chúng và ngày càng trở nên phong phú hấp dẫn người nghe Xuất phát

từ những mẩu chuyện như thế, bằng kì tài nghệ thuật của mình, Thi Nại Am đãxây dựng thành công bộ tiểu thuyết anh hùng ca bất tử - "Thuỷ Hử truyện" - bứctượng đài kì vĩ về 108 vị anh hùng đất Lương Sơn bạc Mặc dù, ra đời cùng thờivới Tam Quốc nhưng "Thuỷ Hử truyện" ít có căn cứ lịch sử hơn, người tathường nói "Tam Quốc" bảy thực ba hư, còn tác phẩm của Thi Nại Am là bathực bảy hư Tuy vậy, chính việc dùng yếu tố hư ảo để xây dựng hình tượngnhân vật và cốt truyện lại có tác dụng tích cực trong việc phản ánh một cáchchân thực hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ Hơn nữa, nó đã tạo ra một bước đột phácủa tiểu thuyết bạch thoại so với sử biên niên "Thuỷ Hử truyện" đã được liệtvào hàng "Tứ tài tử" trong kho tàng văn học vĩ đại Trung Hoa cùng với "Hồnglâu mộng" của Tào Tuyết Cần, "Tây sương kí" của Vương Thực Phủ, "TamQuốc" của La Quán Trung Nó được xem là tác phẩm đại biểu cho nền tiểuthuyết anh hùng đời Minh, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đờisống sinh hoạt của nhân dân lao động

Chính vì sự mẫu mực ấy, "Thuỷ Hử truyện" thường có nhiều đối tượngquan tâm đến với nhiều mục đích khác nhau, dẫn đến các tác phẩm bị tam sao

Trang 8

thất bản Theo Lỗ Tấn trong "Trung Quốc tiểu thuyết sử lược", hiện nay "Thuỷ

Hử truyện" có sáu bản khác nhau Tựu chung lại, có hai loại, một loại bảy mươihồi và một loại trên bảy mươi hồi Loại bảy mươi hồi là loại phổ biến nhất doKim Thánh Thán chỉnh lí lại, kết thúc bằng việc các anh hùng chia ngôi thứ bậc

và giấc mộng kinh hoàng của Lư Tuấn Nghĩa Loại trên bảy mươi hồi thườngkết thúc bằng số phận bi thảm của 108 hảo hán Lương Sơn, mà phổ biến là bản

120 hồi Ngoài ra còn có các bản 141 hồi, 100 hồi, 115 hồi, 126 hồi

Nói tóm lại, quá trình hình thành và tồn tại của "Thuỷ Hử truyện" đãchứng minh vị trí quan trọng của nó trong nền văn học vĩ đại Trung Quốc, bởi

nó không chỉ có giá trị lịch sử thời đại mà còn mang đậm những đặc trưng giaothoa giữa hai yếu tố dân gian và bác học Qua đó, tài năng văn chương nghệthuật của tác giả cũng như của quảng đại quần chúng được thể hiện một cách sâusắc và rõ rệt

1.1.3 Chủ đề - tư tưởng của tác phẩm.

Lịch sử đất nước Trung Hoa là lịch sử của các cuộc chiến tranh liên miên

và bạo loạn dữ dội Những năm cuối cùng của triều đại Mông - Nguyên khởinghĩa nông dân liên tiếp bùng nổ Phong trào vừa mang nội dung đấu tranh giaicấp, vừa mang nội dung yêu nước chống xâm lược đã phát triển ngày một sâu,rộng, thế như chẻ tre và cuối cùng đã lật đổ nền thống trị Nguyên - Mông Hiệnthực vĩ đại đó đã thôi thúc Thi Nại Am viết nên bộ tiểu thuyết "Thuỷ Hử truyện"bất hủ

Tuy tác phẩm không trực tiếp miêu tả một cách cụ thể về xã hội thời TốngHuy Tôn, song hoàn cảnh sống của mỗi nhân vật, những tai ương mà họ gặpphải đều phản ánh sự thối nát, loạn lạc của xã hội đương thời Cảnh ngộ củanhững nhân vật ấy mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên, song khái quát lại, đó là mộttất yếu của xã đương thời mang đầy tính chân thực

Bằng cách dựng lại những câu chuyện phức tạp về cuộc đời của nhiềunhân vật như Lâm Xung, Tống Giang, Lỗ Trí Thâm tác giả đã phản ánh mộtcách chân thực, sinh động quá trình phát sinh, phát triển và thất bại của cuộckhởi nghĩa nông dân trong thời đại phong kiến Trung Quốc, đồng thời tác giả

Trang 9

cũng vạch rõ con đường phản kháng của họ là "Quan bức dân phản, bức thướngLương Sơn" Đành rằng cuộc khởi nghĩa của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc cóthể không hoàn toàn phù hợp với cuộc khởi nghĩa của Tống Giang cuối thời BắcTống, nhưng không vì thế mà nó mất đi giá trị chân thực lịch sử Lòng hào hiệpquên mình cứu người, tinh thần chiến đấu dũng cảm của anh em nghĩa sĩ LươngSơn Bạc là một minh chứng cho tinh thần đấu tranh bền bỉ của bao thế hệ nôngdân Trung Quốc.

Số phận bi thảm của những người anh hùng cái thế ở phần cuối tác phẩmchính là bản án tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn phong kiến thống trị Ngay từ đầutác phẩm, triều đình Tống Huy Tôn hiện ra với toàn bộ sự xấu xa, sa đoạ củavua quan Vua thì ham chơi, hưởng lạc, thông thạo mọi thú phong lưu, không hềchăm lo việc triều chính, bảo cảnh an dân, suốt ngày ham mê đá cầu và sưu tầm

kì hoa dị thạch.Với một ông vua như vậy thì việc một tên du đang, đầu trộm,đuôi cướp như Cao Cầu được thăng quan, tiến chức đến hàng Thái uý là mộtđiều đương nhiên Những con sâu, con mọt, bọn thú hoang đội lốt người, mặccẩm phục triều đình cũng từ đó mà ra Bọn chúng mặc sức hoành hành, nhũngnhiễu nhân dân, khiến cho trăm họ lầm than, đói khổ, bị áp bức bất công nặng

nề Triều đình nhà Tống quả là một mái nhà "dột từ nóc dột xuống", "loạn tựthượng tác" Cái "loạn' đó đã khiến cho những bậc trung hiếu, tiết nghĩa nhưVương Tiến, Lâm Xung, Tống Giang phải lâm vào con đường cùng của mọinỗi tù tội, tủi nhục, đau đớn.Bọn chúng thường xuyên cấu kết với nhau để ra sứcđàn áp những người dân vô tội như ngang nhiên cướp vợ, giết người, cướp của,không giết được thì cũng dùng tiền dồn họ đến chỗ chết Bộ mặt thú dữ củachúng xuất hiện mọi nơi, mọi lúc, không tha bất kì người nào từ dân đen đếnhàng võ tướng trong triều Như một tất yếu lịch sử, sự áp bức bóc lột ấy chính lànguyên nhân khiến các bậc anh hùng, hảo hán xuất hiệ vì đạo trời mà diệt quantham, thực hiện chân lí "có áp bức, có đấu tranh" Những hảo hán trên conđường tìm đến Lương Sơn Bạc cũng là tìm đến những ước mơ, nguyện vọng củađông đảo quần chúng nhân dân muốn có một cuộc sống yên bình, tự do chọctrời, khuấy nước cho thoả chí anh hùng đã như những dòng thác lớn ồ ạt chảy về

Trang 10

miền Thuỷ Bạc Họ cùng nhau tụ họp dưới mái nhà Trung Nghĩa coi nhau nhưanh em, xưng danh đại ca, tiểu đệ hoà hợp để mưu việc lớn

Trung Hoa là mảnh đất ra đời của những tư tưởng triết học mang đậm hồntính phương Đông, đặc biệt là Nho giáo của Khổng tử với học thuyết Tamcương, ngũ thường - rường cột của xã hội phong kiến, trong đó, trung hiếu, tiếtnghĩa được đặt lên hàng đầu, là thước đo của người quân tử Trong "Thuỷ Hửtruyện", tư tưởng trung nghĩa không đến mức quá nặng nề như "Tam Quốc", tuynhiên, tư tưởng ấy cũng in đậm ở nhiều khía cạnh và vẫn còn tồn tại nhiều mâuthuẫn nhất định Xưa nay, trong giới danh sĩ Nho gia vẫn quan niệm một điềurằng đời bình thì hiện đời loạn thì ẩn để giữ trọn danh tiết Phần đầu tác phẩm tathấy, nhân vật Vương Tiến - đường đường là một giáo đầu dạy 80 vạn cấm binhnhưng bị tên Cao Cầu ức hiếp đã phải bỏ cả sự nghiệp để trốn chạy, từ đó mờnhạt dần và mất bóng Dụng ý tư tưởng của tác giả như cho độc giả thấy sự nhunhược, hèn kém, không dám đấu tranh đòi quyền sống cho mình là không thểtồn tại Ngược lại, những con người như Lâm xung, Dương Chí đã hiện lênrạng ngời với tinh thần đấu tranh phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt chống lại bọnquan quân Nhưng đối với nhân vật Tống Giang - người lãnh tụ, đứng đầu cuộckhởi thì câu trung thần đã ăn sâu vào tâm tưởng Tống Giang khiến ông khôngcòn nhận thức dược giá trị chân chính của cuộc khởi nghĩa dẫn đến thất bại Đóchính là một hiện tượng phổ biến trong thời trung đại, những người nghĩa quânxông pha trận mạc, anh dũng có thừa nhưng thất bại vẫn hoà thất bại, đồng thời

đó cũng là một tất yếu lịch sử, một giai đoạn tất phải trải qua của xã hội loàingười Tuy vậy, ở hồi 90, tác giả lại đưa ra nhân vật Hứa Quán Trung - mộtdanh sĩ ở ẩn - xuất hiện trong vài trang giấy nhưng lại có tư tưởng luận đề sâusắc Tác giả đã công khai ca ngợi cuộc sống ẩn dật với tâm hồn thư thái, nó đốilập hẳn với những con người như Tống Giang suốt ngày canh cánh trong lòngtội bất trung, bất hiếu, phải xông pha trận mạc, đối mặt với cảnh thây chất thànhnúi, máu chảy thành sông Điều ấy, đã nêu bật được tư tưởng, tinh thần củanhững con người quân chính trong xã hội rối loạn lúc đó Họ không thể dứtkhoát được ở ẩn hay tích cực nhập thế, trong lòng họ luôn ngự trị tấm lòng trung

Trang 11

nghĩa với vua, với nước Chỉ đến khi đạt được công trạng cũng là lúc họ nhận ramặt trái, đen tối của xã hội mà mình nguyện đem hết sức mình ra phụng sự, tônthờ Đó là một xã hội đang suy tàn, đày đoạ con người, bây giờ xã hội ấy đã hếtthời, hết vai trò và quá lạc hậu so với mặt bằng lịch sử.

Tóm lại, chủ đề tư tưởng của bộ tiểu thuyết đồ sộ, vĩ đại "Thuỷ Hửtruyện" đã được phản ánh một cách rõ ràng, sắc nét trong việc khắc hoạ số phậncủa những anh hùng trên con đường lên Lương Sơn Bạc Mặc dù, chưa chỉ rađược nguyên nhân sâu xa của cuộc khởi nghĩa là chế độ bóc lột tô thuế, lao dịch,

sự phân chia giai cấp nhưng Thi Nại Am đã phản ánh một cách trực tiếp và cụthể nguyên nhân bạo động của cuộc khởi nghĩa là "quan bức dân phản, bất phảnkháng tức tử vong" Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa không phải là vô nghĩa, mà

nó chính là bài học vô cùng quí giá đối với sự phát triển lịch sử, nó chính là kinhnghiệm xương máu cho những người cộng sản sau này

1.2 GIỚI THUYẾT VỀ KẾT CẤU CỦA MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC.

Từ xưa đến nay, mọi người vẫn nói, đối với bất kì một tác phẩm nghệthuật nào cũng phải có sự hài hoà, cân đối giữa nội dung và hình thức Để phảnánh chủ đề, tư tưởng ở tầm vĩ mô như trên, Thi Nại Am đã mượn hình thức kếtcấu chương hồiquen thuộc để chắp nối, sắp xếp những mẩu chuyện lịch sử dângian tạo ra kết cấu đồ sộ, kì lạ của "Thuỷ Hử truyện"

Kết cấu nghệ thuật của một tác phẩm văn học luôn chịu sự qui định củahai mặt : mặt khách quan và mặt chủ quan Về mặt khách quan, hiện thực cuộcsống với những qui luật phát triển tất yếu của nó là cơ sở của mọi hình thức kếtcấu trong văn học Về mặt chủ quan, hình thức kết cấu còn phụ thuộc vào nănglực, phẩm chất sáng tạo và nhất là ý đồ tư tưởng của tác giả Trước khi sáng tạotác phẩm, mỗi nhà văn đều đưa ra kết cấu phù hợp có thể biểu hiện chủ đề, tưtưởng một cách sâu sắc nhất Nhà văn càng tài năng bao nhiêu thì kết cấu tácphẩm càng đặc sắc, hấp dẫn và có sức sống lâu bền bấy nhiêu Bởi vậy, tìm hiểukết cấu tác phẩm văn học, một mặt chúng ta nắm bắt được những tư tưởn, chủ

đề, giá trị thẩm mỹ chuyển tải trong đó, mặt khác còn thấy được tài năng và tâmtrí của người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm ấy Hình thức kết cấu của một tác

Trang 12

phẩm văn học thể hiện ở việc tổ chức hệ thống hình tượng nhân vật, hệ thống sựkiện và hành động trong việc thành lập ra các bộ phận, các thành phần của cốttruyện một cách hợp lí, chặt chẽ, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau để tư tưởng, chủ đềphát triển theo qui luật khách quan của đời sống hiện thực Đã có rất nhiềunhững quan niệm khác nhau của các nhà lí luận phê bình văn học về nghệ thuậtkết cấu:

Lê Bá Hán cho rằng : "Kết cấu tạo điều kiện để người đọc có khả năngkhái quát hoá được chủ đề, tư tưởng, nắm bắt được tính cách nhân vật một cáchtrực tiếp theo qui luật và trình độ phát triển của nội dung, hình thức tácphẩm"[13;73]

Phan Cự Đệ cho rằng : "Việc tổ chức kết cấu có quan hệ rất chặt chẽ tớiviệc xây dựng hệ thống hình tượng và xây dựng cốt truyện, sườn truyện Khinhà viết tiểu thuyết bắt tay vào việc xây dựng hệ thống nhân vật thì thực chấtông ta đã chuẩn bị cho quá trình phát triển của cốt truyện và đó cũng là bản phácthảo đầu tiên cho kết cấu tương lai của tác phẩm".[10;670]

Theo Trần Đình Sử thì "Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh độngcủa tác phẩm, phục tùng đối tượng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mànhà văn đặt ra cho mình Kết cấu không tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởngtác phẩm".[20;90] Từ đó, ông đã đưa ra hai phương diện kết cấu cơ bản:Một là,kết cấu được mở theo chiều ngang được xem xét ở bình diện qui luật tính chấtthể loại như tự sự, kịch, thơ trữ tình Hai là, kết cấu được xem xét ở chiều dọc,tức là nghiên cứu mối quan hệ qui định và tuỳ thuộc của các cấp độ tác phẩmnhư một chỉnh thể Kết cấu tồn tại ở hai cấp độ cơ bản : cấp độ hình tượng vàcấp độ trần thuật Cấp độ trên gắn liền với toàn bộ tổ chức của thế giới nghệthuật, bao gồm hệ thống các nhân vật, các sự kiện, tình tiết và trình tự xuất hiệncủa chúng tương quan với các chi tiết tạo hình, biểu hiện nên hình tượng sinhđộng về cuộc sống, các tương quan về không gian và thời gian

Như vậy, theo quan điểm của các nhà lí luận thì kết cấu có một vị trí, vaitrò rất quan trọng đối với một tác phẩm nghệ thuật mà đặc điểm nổi bật là ởnghệ thuật tổ chức hệ thống hình tượng và xây dựng cốt truyện M.Gorki đã

Trang 13

từng nói : "Một nhà văn mà không có những hiểu biết về văn chương truyềnmiệng là nhà văn tồi Trong sáng tác dân gian có biết bao nhiêu điều quí giá,một nhà văn có lương tâm phải nắm bắt được những điều quí giá ấy" [8;112]Thi Nại Am đã làm tròn thiên chức của nhà văn, với tài năng kết cấu vượt trội,ông đã phát hiện trong dân gian những vẻ đẹp giản dị, độc đáo, chắt lọc tinh chấttrong truyện kể dân gian để xây dựng một tác phẩm văn học đồ sộ có ý nghĩalớn lao Hai yếu tố của nền văn học viết và văn học dân gian trong tác phẩm hoàquyện lẫn nhau tạo ra vẻ đẹp "sử thi anh hùng", phản ánh một cách đắc lực nhất

tư tưởng của thời đại cũng là qui luật phát triển tất yếu của xã hội loài người :

"quan bức, dân phản" Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Hoa, Thi Nại

Am đã phản ánh một cách đẹp đẽ những con người bình thường làm nên lịch sử.Tìm hiểu kết cấu của "Thuỷ Hử truyện" trong mối tương quan với thể loại tiểuthuyết chương hồi trên hai phương diện hệ thống hình tượng và cốt truyện sẽcho chúng ta thấy những vẻ đẹp kì thú và mới lạ ấy

Trang 14

CHƯƠNG 2 : KẾT CẤU VỚI HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG

Yếu tố không thể thiếu để cấu thành một bộ tiểu thuyết, đó là hệ thốnghình tượng "Hệ thống hình tượng là toàn bộ mối quan hệ qua lại của các yếu tố

cụ thể cảm tính tạo nên hình tượng nghệ thuật mà trung tâm là mối quan hệ củacác nhân vật" [8;97] Việc xây dựng hệ thống các hình tượng thực chất là sựchuẩn bị một cách chu đáo, hoàn tất trong quá trình phát triển của cốt truyện,đồng thời đó cũng là những nét phác thảo đầu tiên tạo nên bộ khung tương laicủa kết cấu tác phẩ Mặt khác, đối với một tác phẩm tự sự, quan trọng và phổbiến nhất là hình tượng nhân vật và hình tượng người kể chuyện, ngoài ra còn cócác hình tượng khác như hình tượng thiên nhiên, hình tượng người có vai trò kếtcấu Tuy nhiên, kết cấu trong hệ thống hình tượng luôn luôn phải gắn bó mộtcách chặt chẽ với chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, từ đó mỗi hình tượng đềumang những đặc điểm riêng biệt, tiêu biểu cho giai cấp, tầng lớp mình, đồngthời cũng có những cá tính riêng, độc đáo phục vụ đắc lực trong vai trò nghệthuật của mình Trong "Thuỷ Hử truyện", hệ thống hình tượng gắn liền với cáctuyến nhân vật và hình tượng người dẫn chuyện

2.1 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CÁC TUYẾN NHÂN VẬT

Tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết chương hồi, dã sử Trung Quốc thường có

số lượng nhân vật rất đông và đa dạng "Tam Quốc" có khoảng 400nhân vật thì

"Thuỷ Hử truyện" cũng có số lượng nhân vật tương đương, vô cùng đông đúc vàphức tạp Để biến các nhân vật thành công cụ biểu hiện chủ đề, tư tưởng củamình một cách đắc lực nhất, nhà văn phải dày công xây dựng, sắp xếp, tổ chứcchúng theo những mối liên hệ nhất định Hơn nữa, việc tổ chức hệ thống nhânvật một cách rành mạch, logic xoay quanh chủ đề, tư tưởng sẽ là hạt nhân tạo ra

sự vững chắc cho cấu trúc tác phẩm, đồng thời cũng đánh giá một cách chânthực tài năng nghệ thuật tổ chức tác phẩm thành một chỉnh thể thống nhất, hoànchỉnh

Nói đến xây dựng hệ thống nhân vật trong "Thuỷ Hử truyện"là nói đếnviệc tổ chức các mối quan hệ của nhân vật trong cộng đồng xã hội sao cho các

Trang 15

nhân vật ấy đều bổ sung, soi sáng cho nhau để cùng thể hiện một cách đắc lựcnhất chủ đề "bức thướng Lương Sơn" của tác phẩm Đi sâu vào hệ thống nhânvật trong "Thuỷ Hử truyện", ta thấy bao giờ nó cũng được xây dựng theo quan

hệ giai tầng xã hội nhất định, nói như Banzăc: "Dù số lượng các nhân vật chính

và phụ có là bao nhiêu đi nữa, nhà viết tiểu thuyết hiện đại cũng phải phân chiachúng thành từng nhóm theo mức độ quan trọng, bắt chúng trong một trật tựnhất định, như một chòm sao lấp lánh"[8;115]

"Thuỷ hử truyện" nằm trong văn chương truyền thống, cho nên, để thểhiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm một cách đắc lực nhất, hệ thống nhân vật đượcchia làm hai tuyến rõ ràng đối lập nhau: tuyến nhân vật phản diện và tuyến nhânvật chính diện Chính việc đặt các nhân vật trong những xung đột mang tính đốilập nầy mà hiện thực cuộc sống được thể hiện vô cùng sinh động và kết cấu tácphẩm được tổ chức một cách chặt chẽ logic nhất Sự phân biệt nhân vật chínhdiện (tích cực) và phản diện (tiêu cực) gắn liền với những mâu thuẫn đối khángtrong đời sống xã hội hình thành trên cơ sở đối lập giai cấp và quan điểm tưtưởng Nhân vật chính diện và phản diện là những phạm trù lịch sử, nhân vậtchính diện mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả vàcủa thời đại Đó là những người mà tác phẩm khẳng định và đề cao như nhữngtấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời Trái lại, nhân vậtphản diện mang những phẩm chất xấu xa, đi ngược với đạo lí, lí tưởng, bị lên án

và phủ định Như vậy, hai loại nhân vật này luôn luôn đối kháng nhau như nướcvới lửa, thường loại trừ nhau, một mất, một còn và là cơ sở tạo thành các tuyếnnhân vật của tác phẩm

2.1.1 Tuyến nhân vật phản dịên

Nhân vật trong tuyến này khá đông và đa dạng, chúng đều đại diện chomột thế lực thống trị, bóc lột nhất định trong xã hội phong kiến Trung Hoa thờiTống Huy Tôn Những nhân vật quan lại, cường hào, ác bá ấy đã được tác giảtập trung thể hiện với đầy đủ những nét gian tham, xảo quyệt của chúng

Trong tuyến nhân vật phản diện này, xét theo vai trò của chúng trong xãhội phong kiến, có thẻ chia làm mấy nhóm sau đây

Trang 16

Thứ nhất, nhóm những kẻ đại diện cao nhất của quyền lực thống trị lúcbấy giờ là hoàng đế Tống Huy Tôn và thái uý Cao Cầu Chỉ qua bộ mặt của haicon người này cũng đủ thấy sự rối ren, thối nát của triều chính Huy Tôn khi còngiữ chức Đông Giá "vốn là người thông minh, tuấn tú, am hiểu mọi cách chơibời, những du nhàn, không gì là không thích, cách ngôn, cầm, kì, thi, hoạ, ca vũ,thanh âm cùng là món múa gậy, đá cầu là ngón sở thích nhất cả"[4;5] Khi lênlàm hoàng thượng không hề chăm lo việc triều chính mà lấy việc sưu tầm kìhoa, dị thạch, ham mê đá cầu làm thú tiêu khiển

Đối với loại ngòi này, ngoại hình của chúng hầu như không được miêu tả

mà chủ yếu tác giả đi sâu vào những ngón sở trường, những hành động xiểmnịnh, gian tham của chúng Tả vua mà ta không hề thấy vóc dáng rồng phượng

mà chỉ thấy lồ lộ một tên ăn chơi có hạng Mặt khác, Huy Tôn được người đọcbiết đến sau Cao Cầu như để dụng ý đó chỉ là tên bù nhìn, còn tên du đãng CaoCầu mới là người nắm hết quyền chính Cao Cầu cũng chỉ được tác giả giớithiệu qua loa về thân thế nhưng lại làm nổi bật bản chất lưu manh, du đãng, tinhranh trong việc khái quát đường

đời của hắn từ một tên “con nhà lông bông mất dậy” lên đến hàng quanThái uý trong triều Con người Cao Cầu là thể hiện điển hình bản chất thối nát ,xấu xa của giai cấp thống trị phong kiến, trở thành nhân vật đại biểu cho tậpđoàn thống trị Như vậy, đưa Cao Cầu xuất hiện trước tiên, tác giả đã đặt nềnmóng vững chắc cho sự triển khai mâu thuẫn, cho thấy rõ một phía xung độtchính trong tác phẩm giúp người đọc hình dung một cách khái quát đặc điểmcủa thời đại sinh ra những người anh hùng trong "Thủy Hử truyện" Vì Cao Cầu

mà Vương Tiến đường đường là một giáo đầu dạy 80 vạn cấm quân phải dắt díu

mẹ già trốn sang phủ Duyên An Lâm Xung bị thích chữ vào mặt đày sang ơng Châu…Từ đó, Cao Cầu như là đầu dây, mối nhợ, là con trùng ựôc khổng lồ,kết nối xung quanh mình những bọn tham quan ô lại, địa chủ cường hào ác bá

Thư-từ triều đình tới các huyện, phủ, xã thôn…

Thứ hai, nhóm tay chân của Cao Cầu, đó là bọn gian thần, bọn quantham Với tầng lớp này chúng ta thấy nhan nhản ở “Thuỷ Hử truyện”, bọn chúng

Trang 17

thường xuyên liên kết với nhau để đàm áp bóc lột quần chúng nhân dân laođộng Khác với “Tam Quốc”, loại người này chủ yếu được mô tả về dòng dõi vàhành động của chúng Chẳng hạn, Lương Trung Thư vốn là con rể thái uý SàiKính ở trong triều “một tay lên ngựa coi quân, xuống ngựa coi dân”, uy quyềnrất lớn xưa nay Tất cả là nhờ bố vợ cất nhắc lên, chính vì thế, ngày sinh nhật

“Thái Sơn”, Luơng Trung Thư đã mua mười vạn kim ngân châu báu để chúcthọ Chỉ riêng lễ chúc thọ ấy thôi cũng đủ thấy rằng đây là, tên quan đục khoétnhân dân và vô cùng hiểm độc Bên cạnh đó, tri phủ Thanh Châu Mộ Dung tứcNgạn Đạt là anh vợ vua Huy Tôn, cậy thế em gái quý phi mà tỏ ra ngang tàng ởđất Thanh Châu, tàn hại lương dân, lừa dối liên hữu, không một diều chi làkiêng nể không làm

Tri phủ Cao Liêm là anh em thúc bá với Cao thái uý trông cậy thế anh, uyquyền rất ghê ghớm, bao che cho Ân Thiên Tích lộng quyền cướp phá giữa banngày, hại Sài Tiến đến chỗ chết Nhóm nhân vật này đều là tay chân, con em củaHuy Tôn, Cao Cầu Đúng là “loạn tự thượng tác”, vua không ra vua, quan không

ra quan, khiến cho những người dân, những người anh hùng hảo hán bị hàm oan,hãm hại như Dương Chí, Hoa Vinh, Tần Minh, Sài Tiến…Chúng như vòi bạchtuộc vươn dài khắp nơi, khắp chốn, chạm vào người nào là người ấy bị nạn Sự

bố trí các nhân vật này rải rác khắp truyện nhằm làm nổi bật lên số phận, con ường đi tới Lương Sơn Bạc của các bậc hảo hán, cũng là nguyên nhân của cuộckhởi nghĩa “quan bức dân phản”

đ-Thứ ba, tầng lớp tay sai, tôi tớ của quan lại Đó là những tên cai ngục,công sai như Quản Doanh,

Đổng Siêu, Tiết Bá, Sai Bát, Lục Ngu Hầu… Những tên này chủ yếu làcông cụ của bọn thống trị dùng để hãm hãi tù nhân, bọn chúng cứ có tiền là làmbất cứ việc gì không phân biệt phải trái, đúng sai Đã có biết bao anh hùng, hảohán lâm nạn trong tay bọn chúng Đổng Siêu, Tiết Bá vì tiền của Cao Nha Nội

đã hãm hại Lâm Xung trên đường đi : nhúng chân Lâm Xung vào nước sôi,

suýt hại chết ở rừng Dã Trư Còn những tên như Quản Doanh ,Sai Bátđều là những tay ghê gớm,

Trang 18

bất nhân Nếu tù nhân có tiền nong đút lót thì còn cho được tử tế bằngkhông thì tra tấn dã man, hạch sách đủ điều Tống Giang, Võ Tòng, Lâm Xung,

Lư Tuấn Nghĩa …đã từng là nạn nhân của chúng

Như vậy, được quan trên dung túng, bọn tay sai ra sức hoành hành, khôngcoi đạo lý, nhân tâm là gì cả Đó là một xã hội “ăn thịt người” với các mối quan

hệ người với người là lang sói

Tầng lớp thứ tư trong tuyến nhân vật này là những tên cường hào ác bá,những kẻ cậy có tiền tài,thế lực, coi khinh pháp luật, công lý làm những tội áctày trời Đó là, tên tài chủ Tây Môn Khánh “khi trước cũng lọc lừa gian dối duđãng võ viền, không còn thiếu một ngón gì là không có, ít lâu nay mới phát tíchlên, mới mở một ngôi hàng bán thuốc bắc ở trước cửa huyện, rồi lại chuyênnghề luồn lọt với đám quan lại cùng các người làm việc trong huyện để đưa đónviêc quan , mà xoay sở kiếm tiền kiếm lễ”[4;412], hắn đã quyến rũ Kim Liênđầu độc chết Võ Đại Mụ Vương Bà thì tham tiền bày mưu ác độc, sư sãi phágiới gian dâm như Bùi Như Hải Những tên như Trịnh Đồ lừa gạt con gái nhàlành, địa chủ Mao Thái Công cướp không con cọp của anh em Giải Trân, GiảiBảo rồi khép vào họ vào tội “cướp tài sản”, tống giam ngục Bên cạnh đó, bọncường hào Tưởng Môn Thần liên kết với Trương Đô Giám để đàn áp nhũngngười như Thi Ân và hãm hại Võ Tòng Còn biết bao những tên địa chủ có vũtrang như cha con Chúc Triều Phụng và cha con Tăng Trưởng Giả xưng hùng,xưng bá, coi dân đen như cọng cỏ ngọn rơm thà chết chống chọi với Lương SơnBạc Trước cổng Chúc Gia Trang treo hai lá cờ trắng có viết khẩu hiệu :

“Lấp bằng thuỷ bạc bắt Tiều Cái

Giẫm nát Lương Sơn tróc Tống Giang”[4;260]

Trẻ con chợ Tăng đầu nghêu ngao hát những câu do chúng bịa ra:

“Quét sạch Lương Sơn, lấp bằng Thuỷ Bạc

Lùng bắt Tiều Cái giải lên Đông Kinh

Tóm cổ Đa Tinh, bắt sống Thời Vũ ”

Như vậy, hệ thống nhân vật thuộc tuyến phản diện chiếm số lượng rấtđông Dưới ngòi bút tổ chức,sắp xếp khéo léo của tác giả, những nhân vật ấy

Trang 19

xuất hiện tuy ít nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong kết cấu của hệthống hình tượng của “Thuỷ Hử truyện” Để đưa 108 nhân vật vào trong tácphẩm dưới chủ đề tư tưởng “quan bức dân phản, bức thướng Lương Sơn” là mộtviệc làm vô cùng khó khăn.

Bởi thế, việc khắc hoạ những nhân vật thuộc tuyến phản diện như mộtmàng luới liên kết, đan xen với số phận các nhân vật chính diện tạo vai trò làmnền nâng đỡ để tuyến nhân vật anh hùng nổi bật Đó chính là tài năng không thểphủ nhận của Thi Nại Am

2.1.2 Tuyến nhân vật chính diện

Giai cấp thống trị càng tàn bạo, độc ác bao nhiêu thì các anh hùng hảo hánxuất hiện ngày càng đông đảo bấy nhiêu Nhân vật trong Tam Quốc phần lớn lànhững anh hùng, những người siêu phàm dù rằng, nhiều nhân vật có tên tuổi, địachỉ trong lịch sử Những nhân vật này đã qua sự nhào nặn trong thời gian dàichúng đã được định hình cả về dáng mạo lẫn tính cách ngay từ khi bước vào tácphẩm : Hoặc tuyệt nhân, tuyệt nghĩa, hoặc xinh đẹp tuyệt vời, hoặc xấu xí kỳ dị.Nhân vật trong “Thuỷ Hử truyện” đã có một bước tiến so với Tam Quốc, nhữngcon người bình thường với những tính cách phát triển phù hợp với lô gíc cuộcsống, đã hiển hiện rõ nét

Mang tính chất của một cuộc khởi nghĩa nông dân với một 108 vị anhhùng đầu lĩnh nhưng họ lại xuất thân từ nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội.Chính sự đa dạng thành phần xuất thân ấy đã dẫn đến sự đa dạng về tính cáchbởi ít hay nhiều họ cũng chịu ảnh hưởng những quan niệm của tầng lớp mình

Có thể thấy trong tuyến nhân vật chính diện này nhiều nhóm nhân vậtthuộc những đẳng cấp như sau:

Thứ nhất, nhóm những người dân đem bình thường Khác với các tácphẩm xưa kia thường chỉ lấy ông hoàng, bà chúa làm nhân vật chính, “Thuỷ Hửtruyện” đã đưa một số lượng đông đảo những người dân bình thường vào tácphẩm của mình Họ không phải là những người dân bình thường ngu dốt màhiện lên là những anh hùng cái thế, tài trí tuyệt vời, với tinh thần dũng cảm quênmình vì nghĩa lớn Đối với loại nhân vật này, tác giả tập trung khác hoạ những

Trang 20

nét tinh tế tỉ mỉ về vóc dáng, tiểu sử Trong hệ thống những người dân đen bìnhthường này, họ làm đủ các nghề như chài lới (Trương Thuận, Lý Tuấn, ba anh

em họ Nguyễn…),săn bắn (Giải Trân, Giải Bảo….), đi buôn(Thăng Long, Đồng

Uy, Đồng Mãnh… ), thợ may(Hầu Kiện),thợ đóng thuyền (Mạnh Khang), làmruộng (Tống Thanh)….Tất cả nghề nghiệp ấy dường như đã tạo thành tính cách

và sở trường của họ mà sau này, trong các cuộc giao tranh họ đã phát huy hếtkhả năng của mình Chẳng hạn, như Hầu Kiện phụ trách chế tạo cờ quạt, áobào, Lí Tuấn là một đầu lĩnh trong thuỷ quân, có nhiều mưu lược lập được nhiều

kỳ công như lúc đánh Điên Hổ, ông hiến kế dùng nước làm ngập Thái Nguyên,đánh tan Thái Nguyên, khi đánh Phương Lạp, đi sâu vào Thái Hồ,

Cướp thuyền của Phương Lạp, trà trộn vào Tô Châu đánh tan TôChâu… Những nhân vật thuộc nhóm này đều được tác giả chú ý miêu tả ngoạihình với những nét kỳ dị, phi thường bằng phương pháp cường điệu, phóng đại.Chẳng hạn, Nguyễn Tiểu Nhị mặt nhỏ mày xếch, miệng rộng, ánh mắt sáng lạnhtrước ngực mọc nhiều lông vàng Nguyễn Tiểu Thất nổi mụn lồi lõm, hai mắt lồitinh anh, quai hàm mọc râu vàng nhạt, mình xen nhiều điểm đen như sắt nhưđồng …Hoặc như Lý Tuấn là người anh hùng hào kiệt, thân cao tám thước, màyrậm mắt to, da mặt đỏ, râu như dây kẽm, tiếng sang sảng như chuông đồng

….Ngoài ra, những nhân vật như Lý Quỳ, Trương Hoành, Giải Trân, GiảiBảo…đều được tác giả tổ chức sắp xếp, miêu tả với ngòi bút ly kỳ hấp dẫn Đặcbiệt, đây là những nhân vật mang màu sắc dân gian cho nên chúng đều có ngoạihiệu gắn với tính cách và tài năng như Ngọ Tí Tượng, Kim Đại Kiện (người thợmộc có bàn tay ngọc), Hỗn Giang Long Lý Tuấn (rồng quấy sông), Thái Viên

Tử Trương Thanh (người trông vườn rau), Lãng Lý Bạch Điều Trương Thuận(giải bọt trắng trên sông)…

Những nhân vật loại này, hoặc có người được tường thuật rất dài như câuchuyện về Tam Nguyễn anh hùng, hay chuyện về anh em Giải Trân, Giải Bảo,nhưng có nhân vật thỉnh thoảng mới xuất hiện trong quan hệ với nhân vật khác

nh Lã Phương, Quách Thịnh, Chu Phú, Tống Thanh…

Trang 21

Từ khi lên Lương Sơn Bạc, tác giả cho chúng ta thấy được những hànhđộng phi thường anh hùng của họ bằng thủ pháp ẩn hiện li kỳ Chẳng hạn, trongtrận đánh quan quân Hà Đào , Hoàng An, tác giả cho một nhân vật xuất hiện rồilại biến mất trong không gian mờ ảo Cứ như thế, hư thực đan xen khiến chongòi bút tổ chức nhân vật của tác giả trở lên uyển chuyển, hài hoà

Thứ hai, tầng lớp các võ tướng của triều đình, đa số những nhân vật nàyđều là nhân vật kỳ tài, họ không những có tướng mạo phi phàm, tính cách khác

lạ mà võ nghệ rất cao cường Tuỳ thuộc vào việc tổ chức các cốt truyện theo củ

đề tư tưởng mà có nhân vật được giải thích cả một chặng đường dài như LâmXung, Dơng Chí…Với bút phát miêu tả diện mạo phi thường tạo ra sự “lạ hoá”

trong mắt người đọc Có những nhân vật chỉ được giới thiệu qua loa vềdiện mạo,quê quán,tài nghệ như Quan Thắng, Hồ Duyên Chước,Sách Siêu…nh-ững nhân vật này xuất hiện trên con đường đến Lương Sơn khác nhau,có người

bị quan quân hãm hại “bức thướng Lương Sơn”,có người bị Lương Sơn Bạc thuphục Điều đặc biệt, tác giả không chỉ miêu tả diện mạo như tầng lớp dânthường, mà ở đây còn chú ý miêu tả vũ khí,trang phục,ngựa chiến để thể hiệntính cách cũng như khu biệt với các nhân vật cùng loại hình như Lâm Xung hiện

ra con mắt của Lỗ Trí Thâm :đầu báo mặt tròn,râu hùm hàm én,đầu chít khănxanh,mình mặc áo chiến bào đơn,lưng thắt đai chạm bạc, sử dụng cây bát xàmâu Hay như Chu Đồng mình cao tám thước,để chòm râu dài một thước năm,mặt đỏ như táo, mắt sáng như sao,giỏi dùng kiếm tên,hoặc như Đổng Bình giỏi

sử dụng song thương,một cặp thương sắt xuất quỷ, nhập thần Đồng thời, họcũng là người có tài năng xuất chúng như Oanh Thiên Lôi Lăng Chấn gỏi về chếtạo pháo, có khả năng bắn xa mười bốn, mười lăm dặm,nơi pháo rơi núi lở,đấtnứt…mặt khác,trong nhóm này còn được tảc giả chú ý đến dòng dõi tổ tiên củahọ.Chẳng hạn, Quan Thắng là con cháu đời sau của Quan Công, vóc dáng QuanVân Trường, người tuấn tú, thanh thoát, thân cao tám thước năm, ba chòm râudài, mắt phụng mày dài, mặt như táo đỏ Hay Hồ Duyên Chước là con cháu khaiquốc công thần Hồ Duyên Tán…ngoài ra, biệt hiệu của họ cũng mang dòng dõixuất thân như Tiểu Toàn Phong Sài Tiến, Mỹ Nhiệm Công Chu Đồng…

Trang 22

Qua diện mạo xuất thân và hành động, ta thấy họ đều là những tướng táphi phàm, hết lòng phục vụ triều đình nhưng lại bị vua quan đem ra làm công cụ

“dẹp loạn” Lương Sơn Bạc trên chiến trường mà xương khô chất đầy.Khi đượcTống Giang biệt đãi, lấy trung nghĩa mà đối xử thì họ đã quy thuận và trở thànhlực lượng hùng dũng nhất trong hàng ngũ nghĩa quân Lương Sơn Bạc với nhữngnhóm như : " Ngũ hổ mã tướng quân", " Bát hổ kỵ mã quân"

Tầng lớp thứ ba trong “Thuỷ hử” là đạo sĩ,thần y…đây là những con ười của đạo giáo như Ngô Dụng,Công Tôn Thắng khi biết có mười một gánhkim ngân của Lương Trung Thư gửi về chúc thọ bố vợ Họ đã không ngần ngạicùng bọn Tiều cái lập mưu cướp cống vật Đứng về mặt kết cấu, những nhân vậtnày có vai trò rất quan trọng, tài năng xuất chúng của họ đã làm cho văn chươngthêm phần hư ảo, huyền bí, đồng thời, tài trí phép thuật cao cường ấy đã khiếncho nghĩa quân Lương Sơn Bạc luôn dành được thắng lợi dễ dàng Với nhữngnhân vật loại này, tác giả đã dành cho ngòi bút miêu tả li kỳ Ngô Dụng tự HọcCứu, hiệu Trí Đa Tinh người ông, mày thanh, mắt sắc, mặt trắng, râu dài CôngTôn Thắng thân cao tám thước, tướng mạo đường đường, có cặp lông mày chữbát, đôi mắt tròn, mình mặc áo bào ngắn, vai mang kiếm đồng cổ, chân mang hài

ng-bố, ăn mặc như một đạo sĩ…Việc xây dựng những nhân vật loại này ngoài ý đồnghệ thuật của tác giả, còn cho độc giả thấy một nét rất đặc trưng độc đáo củaPhương Đông Mặt khác, đây là cốt truyện dân gian cho nên, việc đưa nhữngnhân vật có tài hô phong hoán vũ vào tác phẩm văn học là một điều đương nhiên

và không thể thiếu Hầu hết các nhân vật này qua các cuộc giao tranh đều maymắn sống sót Diều ấy nh một dụng ý những nhân vật của dân gian không thểchết mà trở thành bất tử

Tầng lớp thứ tư, các nữ nhân vật Mặc dù, đây là tiểu thuyết sử thi anhhùng, nhưng số lượng nhân vật nữ đã được tác giả đưa vào tác phẩm khá đôngđảo Khác với Tam Quốc của La Quán Trung, nhân vật nữ chủ yếu là những ng-ười đang bà tiết nghĩa, hết mực thuỷ chung, thờ chồng theo đúng đạo đức phongkiến Nhưng ở “Thuỷ Hử truyện" những người phụ nữ trong cuộc sống đời th-ường đã bước vào văn học với sự đa dạng, phong phú về tính cách và số phận

Trang 23

Bên cạnh những người phụ nữ tha hoá, đầu độc những người tốt như Phan KimLiên, Phan Xảo Vân, Bạch Tú… còn có những người phụ nữ mạnh mẽ, võ nghệcao cường không kém nam nhi, hảo hán như Cố Đại Tẩu, Hổ Tam Nương, TônNhị Nương, Quỳnh Anh…Những nhân vật ấy hầu hết là những người đàn bàquái đản kẻ thì gian dâm hại chồng , dựa thế quan trên áp bức người khác, kẻ thìgiết người lấy thịt làm nhân bánh… khiến cho người đọc cảm thấy hãi hùng, ghêrợn, làm đảo lộn tất cả những gì gọi là tiết nghĩa, công dung ngôn hạnh xưa kiacủa phụ nữ Tuy vậy, những người đàn bà như Tôn Nhị Nương, Cố Đại Tẩu đãtrở thành anh hùng Lương Sơn Bạc trong 72 sao địa sát, chiến đấu rất dũng cảmgóp phần lớn cho thắng lợi của nghĩa quân.

Hệ thống nhân vật nữ đã được tác giả tổ chức khéo léo, đan cài với sốphận các anh hùng trên con đường tới Lương Sơn mà những họ đã trở nên sốngđộng lạ thường đóng vai trò tích cực trong kết cấu đồ sộ của tác phẩm Thí dụ,trường hợp của Tống Giang, nhân vật Diêm Bà Tích có vai trò tích cực trongquá trình thay đổi bước đường đời của nhân vật, đồng thời, thúc đẩy sự thay đổi

có tính chất bước ngoặt của tính cách, đưa Tống Giang dần bước tới con đườngphản kháng Phản Xảo Vân cũng có vai trò quan trọng trong nguyên nhân đưaThạch Tú, Dương Hùng tới Lương Sơn

Trong Tam Quốc hầu như hệ thống nhân vật được xây dựng trên quan hệtôn ti trật tự, thứ bậc phong kiến, tác giả tập trung miêu trả vua chúa tướng lĩnhvới đầy đủ diện mạo, tính cách định hình ngay từ đầu Ngược lại,Thi Nại Am đểđộc giả tìm hiểu tính cách nhân vật qua hành động, ngôn ngữ Với tính chất vừa

là tiểu thuyết anh hùng vừa là tiểu thuyết sinh hoạt, “Thuỷ Hử truyện ” đã đemđến cho người đọc một số lượng nhân vật đông đảo, đồ sộ Đặc biệt, việc đưanhân vật quần chúng vào tiểu thuyết đã được coi là một thành tựu có ý nghĩaquan trọng đánh dấu sự biến đổi quan trọng trong nền văn học Trung Quốc Mặc

dù, trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc gồm nhiều thành phần, đẳng cấp khácnhau, nhưng khi hoà chung vào dòng thác lịch sử, những thứ bậc dẳng cấp ấy đã

bị xoá nhoà mà thay vào đó là một đại gia đình sống chết có nhau, không thể

Trang 24

tách rời Điều ấy chứng tỏ Tam Quốc và Thuỷ Hử tuy ra đời cùng thời nhưngcũng có những điểm tương đồng và khác biệt.

Theo Trần Đình Sử : “ Trong hệ thống hình tượng của tác phẩm nhân vậtvừa đóng vai trò xã hội của nó ( giai cấp nghề nghiệp, địa vị, huyết thống), vừađóng vai trò văn học ( vai trò công cụ nghệ thuật, thực hiện chức năng nghệthuật, vai trò tố cáo, vai trò tấm gương, vai trò anh hùng, vai trò tương phản).Các vai trò này ganứ bó với nhau trang quan hệ nội dung và hình thức Chỉ chú

ý đến vai trò xã hội vai trò xã hội của nhân vật sẽ đưa đến sự phân tích văn họcnhư một hiện tượng xã hội thuần tuý Ngược lại, chỉ chú ý đến vai trò văn học sẽbiến nhân vật thành hình thức thiếu nội dung Cần kết hợp chúng trong mộtchỉnh thể nghệ thuật mới thấy hết nội dung tư tưởng những giá trị thẩm mỹ củatác phẩm” [20;100] Chính vì thế, trong tuyến nhân vật chính diện này ta khôngchỉ thấy bao gồm nhiều nhóm nhân vật thuộc những giai tầng khác nhau trong

xã hội mà nó còn đại diện cho những loại nhân vật khác nhau trong tác phẩmnghệ thuật mang ý đồ tư tưởng của tác giả một cách sâu sắc, rõ nét Đó là, nhómnhân vật tính cách, nhóm nhân vật tưởng,nhóm nhân vật bổ xung, đối chiếu,tương phản

Trước tiên ta đi vào tìm hiểu nhóm nhân vật tính cách : Khác với TamQuốc thường xây dựng tính cách ổn định một chiều Thuỷ Hử đã có sự phát triểnmới mẻ trong việc miêu tả sự biến đổi của tính cách tương quan với hoàn cảnh.Đoxtoiepxki từng khẳng định “ đối với nhà văn toàn bộ vấn đề là ở tính cách”[12;129] Tính cách có vai trò rất quan trọng đối với cả nội dung và hình thứccủa tác phẩm Thông qua hệ thống tính cách, người đọc có thể thấy rõ được nộidung tư tưởng của tác phẩm, đồng thời kết cấu nghệ thuật cũng phát huy hết tácdụng trong việc thể hiện nội dung tư tưởng ấy Nhân vật tính cách thường cónhững mâu thuẫn nội tại, những nghịch lý mang bản sắc riêng cá biệt, nhưng lạirất tiêu biểu và có một quá trình phát triển hợp với lô gíc cuộc sống

Với chủ đề tư tưởng “quan bức dân phản, dân bất dắc bất phản”, có thểnói Thuỷ Hử truyện đã có một hệ thống nhân vật với tính cách độc đáo, mới mẻ

Đó là, một Lý Quỳ thô mã, tính nóng như lửa nhưng lại trung nghĩa hết mình;

Trang 25

một Võ Tòng đả hổ sát tẩu ; một Lâm Xung nhị nhục đến điều…trong đó tínhcách của Lý Quỳ, Lâm Xung hiện ra với những nét tiêu biểu cho biện pháp xâydựng tính cách nhân vật Thi Nại Am đã sử dụng thành công hành động và lờinói của nhân vật để thể hiện nhiều mặt của một tính cách cũng nh biểu hiệnnhiều tính cách khác nhau làm cho tính cách của nhân vật mang tính đa dạng,phong phú, nhân vật trở thành điển hình tiêu biểu cho một giai cấp nhất định.

Trong Thuỷ hử, nhân vật Lý Quỳ có đôi nét giống nhân vật Trương Phitrong Tam Quốc nhưng đó lại là nhân vật của cuộc sống đời thường, hoàn toànphù hợp với người dân đen, không hề có tính chất truyền kỳ Lý Quỳ xuất hiện

từ hồi 38, so với những nhân vật khác,Lý Quỳ không được tác giả giành ra nhiềuhồi để miêu tả như Lâm Xung,Tống Giang mà xuất hiện xen kẽ với những hànhđộng của nhiều nhân vật Qua đó,tính cách của Lý Quỳ được thể hiện rõnét.Xuất thân từ cuộc sống bần nông nghèo khổ, Lý Quỳ đã sẵn có thái độ cămghét đối với bọn quan quân lộng hành,bọn cường hào ác bá,mến nghĩa khinh tàimột lòng vì đại nghĩa,bản thân không bị những tư tưởng phong kiến ràng buộccho nên con đường tìm tới Lương Sơn của Lý Quỳ thẳng băng, không quanh cophức tạp như những nhân vật anh hùng khác Lên Luơng Sơn Bạc tính cáchphản kháng của Lý Quỳ càng được thể hiện một cách mạnh mẽ quyết liệt,bất kỳtrận đánh nào cũng có mặt Lý Quỳ tham gia.Có lần không được Tống Giang cho

đi, y đã giận dỗi, một mình xuống núi lùng bắt quan quân, liều chết xông vàopháp trường cứu Tống Giang ,vất vả xuống giếng cứu Sài tiến,cả gan giết chết

La Chân Nhân để mời cho được Công Tôn Thắng…Mặt khác, tác giả còn khắchoạ Lí Quỳ ở một phương diện tư tưởng khác làm cho nhân vật thêm sinh động

Lí Quỳ cũng như bao người lúc bấy giờ chỉ dám mơ về một triều đình vua anhminh, quan liêm chính, chứ chưa dám nghĩ thay đổi, lật đổ chế độ đó.Nhưng sovới các nhân vật khác thì tinh thần phản kháng của Lí Quỳ rất mạnh mẽ, điểnhình cho như vậy,bằng cách miêu tả đan xen Lí Quỳ với nhiều nhân vậtkhác,bằng hành động và lời nói, tác giả đã lột tả hết được tính cách của ngườianh hùng nông dân này một cách sâu sắc và sống động

Trang 26

Nhật vật có quá trình phát triển tính cách mạnh mẽ nhất phải kể đến nhânvật Lâm Xung Lâm Xung xuất hiện một cách đột ngột trong câu chuyện của LỗTrí Thâm, thân thế và tính cách của nhân vật được bộc lộ dần về sau Nhân vật

tự đột biến, tự phát triển không có sự can thiệp của tác giả.Trong tác phẩm, hìnhtượng nhật vật Lâm Xung hiện ra qua hành động và đối thoại với nhân vật kháctrong những hoàn cảnh khác nhau và tính cách của nhân vật bao giờ cũng gắnchặt với môi trường mà mình gặp phải Chính vì làm giáo đầu dạy 80 vạn cấmbinh dưới trướng Cao Thái Uý mà Lâm Xung có tính cách nhu nhược, nhúnnhường, có tài nhưng chịu nhiều cay đắng, khuất phục và sự thay đổi tính cáchcủa Lâm Xung in đậm trên con đường tới Lương Sơn Bạc.Hành động giết ba têncông sai là rất phù hợp với logic phát triển của tính cách,từ một người vốn nhunhược quyết định ra đi bước hẳn vào con đường chống đối.Tại Lương Sơn Bạchành động giết Vương Luân là đỉnh cao của sự phát triển tính cánh trong LâmXung Ta gặp một Lâm Xung hoàn toàn khác,một Lâm Xung của Lương SơnBạc với những câu nói không còn nho nhã, điềm đạm như xưa, đức tính do dự

đã thay cho sự quyết đoán của một tính cách anh hùng Con đường của LâmXung tiêu biểu cho con đường đi lên Lương Sơn của các anh hùng khởi nghĩa.Thi Nại Am đã thành công trong việc xây dựng một tính cách điển hình tronghoàn cảnh điển hình Tác giả đã tạo nhiều hoàn cảnh khác nhau, đặt nhân vậtvào trong những hoàn cảnh ấy, từ đó, tính đa dạng, phong phú nhiều mặt củatính cách nhân vật được thể hiện rõ nét tính cách nhân vật chỉ được bộc lộ trongnhững hoàn cảnh tương ứng và khi hoàn cảnh thay đổi kéo theo sự thay đổi củatính cách

Ngoài Lâm Xung, Lí Quỳ, Tống Giang, Võ Tòng, Thuỷ Hử còn khắchoạ tính cách các anh hùng Lương Sơn Bạc khác cũng rất nổi bật và thành công.Như Thạch Tú với lòng dũng cảm trên chiến trường, lòng quả cảm và trí thôngminh hơn ngời đã nhảy lầu, cướp pháp trường, với cái tinh ý, cẩn thận bạo tay,cứng cỏi trước và sau khi giết Xảo Vân Ba anh hùng họ Nguyễn với tính cáchphản kháng không sợ trời, không sợ đất không sợ quan được hun đúc trong cảnhnghèo khó, còn Dương Chí, Ngô Dụng, Đới Tung,Tần Minh, Lí Tuấn, Trương

Trang 27

Thuận,Yến Thanh…Nhân vật nào cũng sống động mỗi người một vẻ tính cáchcủa họ đã phản ánh khí khái anh hùng và tinh thần phản kháng của quần chúngnhân dân qua nhiều mặt khác nhau.

Việc xây dựng nhân vật có tính cách như vậy là một cách tân so với cáctiểu thuyết trước, đặc biệt nó khiến cho Thuỷ Hử khác hẳn sử biên niên vàchuyện kể dân gian Những nhân vật ở đây không hề đơn giản, mà tính cách củachúng luôn vận động trong quá trình đấu tranh phản kháng có thể nói, với hệthống nhân vật tính cách nh vậy, Thuỷ Hử truyện đã đặt nền móng cho phươngpháp sáng tác hiện thực ở Trung Quốc

Thứ hai là nhóm nhân vật tư tưởng: nhóm nhân vật này cũng thể hiện cátính nhân cách, tuy nhiên điều cốt lõi là nó phải mang một hiện tượng tư tưởngdiễn ra trong đời sống hiện thực lúc bấy giờ Xây dựng nhân vật tư tưởng, đồngthời, cho thấy sự tác động của nó đến nhân vật xung quanh, mặt khác, tư tưởng

ấy nó chi phối mục đích,ý nghĩa mà tác giả đặt ra trong chủ đề,tư tửơng tácphẩm, đồng thời có vai trò định hướng cho cốt truyện phát triển Sinh ra trongmột thời đại mà tư tưởng Nho giáo chính thống chi phối một cách nặng nề mọitâm tư, tình cảm của con người, đặc biệt, đối với những người làm quan trongtriều đình, từng tắm gội ơn mưa móc triều đình Điều ấy, đòi hỏi con người phải

có lòng trung quân ái quốc, mọi quan niệm thẩm mỹ đều bó hẹp trong vòng ương toả ấy Ta có thể thấy rõ điều này qua những nhân vật tướng lĩnh như TầnMinh, Hoa Vinh, Sách Siêu, Đổng Bình, Hồ Duyên Chước…Trong tác phẩm, taluôn bắt gặp những võ tướng uy nghi, lẫm liệt phụng mệnh triều đình đem quân

c-đi đánh Lương Sơn gây bao cảnh máu chảy, đầu rơi, đến khi bị đánh bại và cảmmến trước thái độ ân nghĩa của Tống Giang họ mới tỉnh ngộ Thậm chí, một ng-ười anh hùng nông dân luôn được coi là có tinh thần phản kháng triệt để nhưngtrong ý thức tư tưởng vẫn mang nặng chủ nghĩa hoàng quyền Họ căm gét bọntham quan nhưng luôn mơ về một ông vua tốt hiền minh như Tống Giang, TiềuCái… chứ chưa nghĩ đến việc lật đổ chế độ đó và thay bằng chế độ khác tiến bộhơn

Trang 28

Tất cả những điều ấy được thể hiện một cách sâu sắc trong nhân vật TốngGiang Con đường lên Lương Sơn của Tống Giang thật muôn vàn khó khăn bởi

ý thức chính thống đã chi phối nặng nề Trong khi tập trung thể hiện nhân vậtTống Giang, tác giả đã bố chí xung quang vô vàn những nhân vật khác TóngGiang chính là nhân vật trung tâm có vai trò kết cấu trong tác phẩm, thu hút vềmình mọi mối quan hệ trong tuyến nhân vật các anh hùng Là một người có học,tinh thông khoa bảng, Tóng Giang hiểu rõ bản chất của hệ thống quan liêu lúcbấy giờ nên có thái độ cảnh giác nhất định nhng Tống Giang vẫn một lòng trungthành với triều đình, cho đến chết vẫn giữ trọn câu trung nghĩa Đã biết bao lần,bọn Tiều Cái khuyên Tống Giang nhập đảng nhưng Tống Giang nhất địnhkhông nghe chỉ đến khi viết thơ phản trên lầu Tầm Dương bị bọn Hoàng VănBính dồn tới chỗ chết được anh em Tiều Cái liều mình cứu giúp, ông ta mới bấtđắc dĩ phải lưu lạc Lương Sơn Chính vì nghĩa khí của mình mà Tống Giang đã

tổ chức, sắp xếp lực lượng đâu vào đấy, ai cũng răm rắp tuân lệnh, các hảo hánmọi nơi đều theo Tống Giang Chính ở đây, độc giả mới thấy rõ tài tổ chức nhânvật của tác giả Ông đã từng bước lấy sợi dây trung nghĩa, khinh tài của TốngGiang mà lần lợt đưa các hảo hản hiện ra trên con đường Lương Sơn Bạc Lầnthứ nhất, Tống Giang đưa bọn Tần Minh, Hoa Vinh, Yến Thuận, Vương Anh từThanh phong trại trở về Lương Sơn Bạc, qua Đối ảnh Sơn hoà giải được xíchmích giữa hai hảo hán Lã Phương, Quách Thịnh và đưa họ cùng lên núi Sau khidùng trí lấy Vô Vi Quận, trên quãng đường đi lên Lương Sơn Bạc, tại HoàngMôn Sơn, Tống Giang khuyên bốn hảo hán Âu Bằng, Tởng Kính, Mã Lân, ĐàoTôn Vợng cùng nhập bọn Khi đưa quân đánh Thanh Châu, Tống Giang còn mờiđầu lĩnh của ba núi cùng lên Lương Sơn: Lỗ Trí Thâm, Dương Chí, Võ Tòng,Thi Ân,Tào Chính, Trương Thanh, Tôn Nhị Nương ở núi Nhị Long, Lý Trung,Chu Thông ở núi Đào Hoa, Khổng Minh, Khổng Lượng ở núi Bạch Hổ…Trongcác trận đánh với quan quân còn có các tướng nh Tần Minh, Hàn Thao, HồDuyên Chước, Quan Thắng, Đổng Bình…Tấm lòng trung nghĩa khinh tài củaTống Giang vô hình đã trở thành sợi dây liên kết mối thâm tình của 108 anhhùng Lương Sơn, tất cả đều như một đại gia đình, sống chết có nhau Mặc dù

Trang 29

vậy, quan niệm chính thống luôn luôn qui định suy nghĩ và hành động của TốngGiang, luôn luôn mong ngóng ơn xá tội của triều đình để lập thân với vua, vớinước Khi bắt được Cao Cầu – tên đại gian thần, kẻ đã hãm hại bao trung thần,nghĩa sĩ, Tống Giang vội vã sụp lạy, thân hành cởi trói, mặc áo mới cho y vàcuối cùng thả y về với hi vọng y sẽ giúp tâu vua xuống chiêu an.Hạn chế ấy,chính là hạn chế của thời đại lúc bấy giờ, của chính bản thân tác giả Trong tácphẩm Thuỷ Hử, Thi Nại Am không xây dựng một ngời anh hùng nào hoàn hảotheo tinh thần cách mạng triệt để mà đa số các hảo hán chịu ảnh hưởng của câutrung thần, mong được danh giá, phong thê, ấm tử hoặc lui về ở ẩn như CôngTôn Thắng, Chu Vũ, Nguyễn Tiểu Thất… sống cuộc đời nhàn tản với ruộng vư-

Để dựng lên kết cấu hoàn chỉnh của tác phẩm trong cấp độ hình tượng, tácgiả đã tổ chức các mối quan hệ cụ thể của nhân vật trong tác phẩm có là bổ xungđối chiếu tương phản…để làm nổi bật những mối quan hệ ấy, tác giả phải đặtnhân vật vào trong những tình huống có tính chất có tính mâu thuẫn xung độtcùng những biểu hiện của hành động và lời nói của nhân vật để từ đó tính cáchcủa chúng ta tính cách của chúng sáng rõ dưới chủ đề, tư tưởng của tác phẩm

Nó gắn liền sự đối lập của nhân vật trên các phương diện thiện- ác, thật-giả,dũng cảm-hèn nhát, mạnh dạn- yếu đuối, quyết đoán –nhu nhược…

Trong “Thuỷ Hử truyện” quan hệ tương phản được thể hiện ở chỗ tác giảdùng nhân vật phụ làm nổi bật nhân vật chính Đó là phép "bàng sấn" hay KimThánh Thán còn gọi là “hồng vân thái nguyệt ” (luyện mây gửi trăng) Các quan

hệ cặp đối này thường xuất hiện trong quan hệ huyết thống hoặc cùng nghềnghiệp …Chẳng hạn, cùng là giáo đầu dạy 80 vạn cấm quân ở Đông Kinh, cùng

Trang 30

bị Cao Cầu hãm hại, song tính cách của Vương Tiến và Lâm Xung thể hiện lạikhác nhau Vương Tiến cũng là con người an phận, thủ thường, khi bị Cao Cầubức hại, về đến nhà hai mẹ con chỉ ôm nhau khóc, cuối cùng chọn cách trốnchạy và từ đó hình ảnh Vương Tiến hoàn toàn khuất bóng Với Lâm Xung thìchàng đối diện với thực tế, cam chịu gian khổ, đem tính cách của mình để thửthách hoàn cảnh vì thế Lâm Xung đã tìm được chân lý của mình ở Lương Sơn

và cũng chỉ ở đó, Lâm Xung mới thực sự thể hiện được sức mạnh của mình làlòng căm thù vô hạn đối với quan quân

Hay như Dương Chí và Lỗ Trí Thâm đều là võ quan của triều đình phongkiến là những anh hùng hảo hán có võ nghệ cao cường, mỗi người một vẻ Đ-ường lên Lương Sơn Bạc của họ cũng không giống nhau Dương Chí là dòngdõi ba đời tướng, từng nuôi hy vọng một thương, một dao vùng vẫy chốn biênđình, hòng làm rạng rỡ tổ tiên, nên thật khó lòng một sớm một chiều dứt bỏ đ-ường công danh phú quý Lỗ Trí Thâm thì trước sau vẫn giữ tư thế của mộttrang nam tử, quyết tâm dùng sức mạnh đạp bằng mọi bất công trong xã hội,quyết không chịu lệ thuộc vào bất cứ vương tộc nào trong xã hội

Sự tương phản cả về tính cách và ngoại hình còn thể hiện rõ rệt một cáchsâu sắc ở hai nhân vật Võ Tòng và Võ Đại – hai người là anh em ruột nhưng t-ướng mạo lại khác nhau hoàn toàn Võ Tòng, một tay hùng dũng, mình cao támthước, tướng mạo đường đường, ánh mắt như sao băng, oai phong lẫm liệt, vạnngười khó địch Ngược lại, Võ Đại Lang người ngắn không đầy năm thước,hình dạng xấu xí, đầu tóc, mặt mũi trông rất buồn cời, tủn hoẳn, tùn hoằn, mọingười vẫn gọi là Tam thốn bình, Xác Thu Bi Đối lập với Võ Tòng, một tay hảohán với miếng võ say để đời, tay không giết cọp trên đồi Cảnh Dương đã đemlại cho người đọc niềm cảm phục vô bờ thì Võ Đại Lang là người hèn kém,thuộc típ những con người nhỏ bé trong xã hội, đi bán bánh hấp, tính tình nhútnhát, bị mọi người khinh rẻ.Trước việc miêu tả một cách đối lập cả ngoại hìnhnhư thế, tác giả dường như dự báo trước số phận bi thảm của Võ Đại là tất yếutrong xã hội ấy và cuộc đời anh hùng hảo hán vùng vẫy một trời non nước của

Võ Tòng

Trang 31

Việc miêu tả nhân vật trong mối quan hệ tương phản như vậy, còn thểhiện trong nhân vật Tống Giang với Tống Thanh, Lý Đạt và Lý Quỳ…Từ đó,ý

đồ tư tưởng của tác giả thể hiện ở chỗ làm sáng rõ sự lựa chọn con đường lênLương Sơn Bạc là con đường sống, là con đường của các bậc hảo hán anh hùng

Mặt khác, để làm rõ sự tương phản này,Thi Nại Am còn sử dụng rất nhiềuchi tiết lặp lại, tức là, đặt nhân vật trong cùng một tuyến, cùng một tình huống

để từ đó tính cách nhân vật nổi bật hơn, đối lập hơn, nói như Furmanôp, "chocác nhân vật gặp gỡ nhau, và có thể nhiều lần để phát hiện những nét khác nhaucủa tính cách trong những hoàn cảnh khác nhau"[8;109] Chẳng hạn, tính cáchcủa Lâm Xung, Võ Tòng,Tống Giang đều là những tay hảo hán bị quan quânbức hại nhưng lại có những nét khác biệt trong cùng một hoàn cảnh là bị đày ảiđến nhà giam Thương Châu, tạo nên sự khác biệt của mỗi nhân vật Khác vớiTống Giang, Lâm Xung là những viên quan trong triều,Võ Tòng là một hảo hánchốn thị thành, cho nên, khi bị nạn bị thích chữ vào mặt đến nhà giam ThươngChâu, tác giả đã cho ta thấy rõ bản lĩnh anh hùng hảo hán không chịu luồn cúicường quyền.Võ Tòng ngất ngưởng coi khinh cai tù “không cần gì chúng bayphải mó tay vào ta, đánh thì cứ đánh, cũng không cần phải trói giữ, nếu ta cótránh một roi nào, không kể là tay hảo hán đánh hổ, mà xoá cả mấy roi tưrớc lạibắt đầu từ một trở đi nếu ta có kêu một tiếng cũng không phải là thằng con traigiỏi làm việc ở đất Dương Cốc” Còn Tống Giang và Lâm Xung lo lót cho mấytên công sai, nói dối là bị ốm để khỏi bị phạt,và chỉ biết ngồi than thở:

“ Tha hồ nghĩa nặng tình sâu

Anh em máu mủ chẳng đâu bằng tiền”

Đoạn Ngô Dụng “thuyết ba chàng họ Nguyễn” ở hồi 1 đã cho thấy bútpháp tài tình trong việc lột tả được tính cách nhân vật chỉ trong câu chuyện của

họ Qua cuộc ứôi thoại ấy cho thấy một Ngô Dụng túc trí đa mưu không chỉđoán biêt được cơ trời,vận hạn mà còn khéo léo trong việc khêu gợi tình cảmcủa người khác Ngô Dụng bắt đầu khêu gợi từ xa đến gần, tưởng như vô tâmnhưng kỳ thực đều có dụng ý muốn biết tâm tư của ba chàng họ Nguyễn, đốtcháy trong lòng họ ngọn lửa bất mãn với hiện thực.Từ việc mua cá to đến việc

Trang 32

Lương Sơn dẫn tới bọn Tiều Cái muốn cướp kim ngân đều là kì tài, xảo diệu.Còn Tam thị Nguyễn hùng sẵn có nghĩa khí, quả cảm, ruợu vào bao nhiêu, bảnchất bộc lộ ra hết, Ngô Dụng lấp lửng bao nhiêu thì họ Nguyễn thẳng tuột bấynhiêu không hề e ngại: "Nếu có ai biết đến hai anh em chúng tôi thì đều dấnthân vào nơi nước lửa thì chúng tôi cũng đi, mà nếu có ai dùng đến chúng tôi đ-ược một ngày thì dẫu cho chết ngay cũng đươc thoả lòng nơi chín suối"[4;229].

Như vậy, cùng đặt nhân vật vào tình huống,Thi Nại Am đã cho thấy cáitài tình trong việc tổ chức nhân vật, các nhân vật cũng bổ xung, soi sáng nhau

để từ đó tính cách nhân vật hiện lên cực kỳ sống động như ngoài đời thực bướcvào trang giấy, mỗi người một vẻ, giống nhau nhưng lại khác nhau xa Nói nhưKim Thánh Thán “trong phép văn chương diễn tả từng chuyện, có nhiều chỗgiống nhau và nhiều chỗ khác nhau tả ra gọi là tránh xa nhau.Văn sử diễn tả rấthay ở khéo phạm vào nhau như một truyện song lại biến khác xa nhau, tức là đãtránh nhau Khi phạm đến nhau lại tránh xa nhau không một truyện nào giốngmột truyện nào mới thấy phép văn dũ kỳ xuất, tác giả mới thật là chân chính tàitử”[6;194]

Như vậy, với một hệ thống nhân vật đồ sộ trong “Thuỷ Hử Truyện”,đòihỏi tác giả có kỳ tài trong việc tổ chức, sắp xếp chúng một cách hợp lý theologic phát triển chủ đề, tư tưởng Điều ấy, tạo nên sự đa dạng, sống động muônmặt của nhân vật, cả xã hội thời Tống đã hiện lên một cách rõ rệt, điển hình vớitất cả sợ bạo loạn, dữ dội của nó Mỗi nhân vật chính là một mắt xích trong hệthống kết cấu “đoản thiên liên hoàn tiểu thuyết”của “Thuỷ Hử Truyện”

Hình thức kết cấu theo hai tuyến nhân vật như vậy, có tác dụng làm nổibật tư tưởng của tác phẩm Khi sự tập hợp hai tuyến là xuất phát từ cuộc đấutranh giai cấp quyết liệt trong đời sống hiện thực khi bản thân từng nhân vật đợcgắn bó sâu sắc với những vấn đề đặt ra Từ đó, những tư tưởng về cái thiện vàcái ác, về kết quả của cuộc đấu tranh đó được thể hiện rõ nét, vì một khía cạnhnào đấy thì chủ định của nhà văn đôi khi lấn át thực tế đời sống nếu dừng lại ở

“Thuỷ Hử Truyện” 70 hồi, nhưng với “Thuỷ Hử Truyện” 120 hồi thì hiện thựckhách lại phản ánh một cách chân thực lịch sử Ngoài việc phân tích hệ thống

Trang 33

nhân vật thành những nhóm vừa mang vai trò xã hội, vừa mang vai trò nghệthuật thì cũng phải thấy trong “Thuỷ Hử truyện” còn tồn tại một nhóm nhân vậtmang chức năng đặc biệt trong văn học đó là nhóm “loại hình” 108 anh hùngLương Sơn Bạc.

Xưa nay, việc đặt ra trong nghiên cứu tiểu thuyết cổ điển Trrung Quốctrên phương diện hệ thống nhân vật xuất hiện một thuật ngữ “nhóm ngoại hình”.Điều này, một phần nó phản ánh quan hệ sản xuất quần thể lúc bấy giờ, mà điểnhình nhất là quan hệ gia đình hoặc kết nghĩa huynh đệ “tứ hải giai huynh đệ”,một phần nhằm thể hiện, bộc lộ một cách sâu sắc rõ rệt nhất chủ đề tư tưởng tácphẩm, ý đồ tác giả Chính vì thế, trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ta thườngthấy nhân vật không hoạt động đơn lập mà thường là một nhóm nhân vật, chẳnghạn ở “Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa” có “tam kết nghĩa” Lưu, Quan,Trương,

“Ngũ Hổ Tướng” Quan, Trương, Triệu, Mã, Hoàn …hoặc ở “Tây Du Ký” có tứchúng Đường Tăng, Ngộ Không, Trư Bát Giới , Sa Tăng Loại “quần thể” nàyrất dễ dàng hình thành nhóm “loại hình” có thể được tạo thành theo kiểu liên hệtính cách và liên hệ tổ chức Nó là hiệu ứng và lực liên kết ngang dọc do sự vậnđộng của tính cách và kết cấu nghệ thuật tạo thành Chủ đề tư tưởng chính là nềntảng để tác giả xây dựng và tạo thành nó Nó đã tạo nên một bước đột phá so vớitruyện kể dân gian trước kia bởi các số phận liên hệ rất đơn độc, mờ nhạt, sựphản kháng cũng chỉ mang tính nhất thời ngẫu nhiên, còn ở “Thuỷ Hử truyện”của Thi Nại Am, sự phản kháng cá nhân đã được liên kết lại bởi một động cơchung và một mục đích rõ rệt “quan bức dân phản” Trong “Thuỷ Hửtruyện”,với nhóm nhân vật khổng lồ 108 anh ùng Lơng Sơn Bạc, trong quá trìnhqui tụ về Lương Sơn đã tồn tại cảm giác xen kẽ nhiều nhóm khác nhau chẳnghạn như: Tam Tựi Nguyễn Hùng, Thất TinhTụ Nghiã, nhóm Chu Vũ, Trần Đạt,Dương Xuân ở núi Thiếu Hoa, nhóm Lỗ Trí Thâm, Dương Chí ở núi Nhị Longanh em Giải Trân, Giải Bảo, Khổng Minh, Khổng Lượng nhóm nhân vật có thểđược xây dựng trên quan hệ huyết thống hoặc kết nghĩa, điều này nó mang rõđặc tính Phương Đông.Theo Trần Lê Bảo: “Nói tới nhóm loại hình là một yêucầu cao của tổ chức nhóm, tổ chức có tính nghệ thuật, tính mô hình và tính kết

Trang 34

cấu chắc chắn” [9;194] Vì vậy không phải bất cứ một nhóm nhân vật nào cũng

là nhóm loại hình, liên hệ tính cách, mâu thuẫn tính cách và mục tiêu chungchính là bản chất của nhóm Trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc mỗi người cómột tính cách riêng thậm chí có mâu thuẫn xung đột nhưng chức năng không thểthiếu được đó là “thế thiên hành đạo” và luôn phải có một nhân vật trung tâmkéo theo các nhân vật khác đều phải phục tùng nhân vật ấy Đó là Tống Giangvới cương vị huynh trưởng cộng tài trí và lòng nghĩa hiệp, ông đã kéo về bênmình các anh hùng ở khắp mọi nơi có cùng tâm huyết ghét bỏ quan quân, tônthờ đại nghĩa Đặc biệ,t trong quần thể ấy mỗi cá nhân đều vì tập thể và lợi íchtập thể vì lợi ích cá nhân Có biết bao lần nghĩa quân Lương Sơn Bạc đã đemquân đi cứu huynh đệ mình bị quan quân bức hại, những trận đánh Chúc GiaTrang, Tăng Đầu Thị hay chống lại các võ tướng triều đình chính là để bảo vệtập thể khổng lồ của mình và ngọn cờ trung nghĩa Chỉ cần một mắt xích bịphá vỡ là tập thể ấy sẽ tan rã Ban đầu là sự ra đi của Công Tôn Thắng, kéotheo Chu Vũ , những cái chết của các đầu lĩnh như Trương Thanh,Sách Siêu,Đổng Minh, anh em Giải Trân, Giải Bảo Cuối cùng, cái chết của TốngGiang đã kéo theo một loạt anh hùng trong nhóm này chết theo, Lư TuấnNghĩa, Lý Quỳ, Ngô Dụng, Hoa Vinh Đồng thời, nó cũng báo hiệu nhóm mộttrăm linh tám vị anh hùng đã biến mất

Xuất phát từ ý đồ tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm, việc đưa một trămlinh tám vị anh hùng đủ mọi ngành nghề, nơi chốn, tập hợp nơi bến nước là một

kỳ công của tác giả Nói như Kim Thánh Thán vơí lời bình ở hồi 16 “Một bộsách vơ vét một trăm lẻ tám người, đều chứa cả vào Lương Sơn Bạc mà phải đ-

ưa từng người vào Thuỷ Đình của Chu Quý, từng người vào ăn uống ở nhàhàng, từng người phải bắn tên hiệu, và từng người phải dẫn qua đò như kẻ bángạo lại miệng tay nhặt từng hạt gạo một, thì bao giờ cho xong? Nếu chép từngngười một đi đến như Lâm Xung kia thì sao gọi là văn của tài tử chép Xét từkhi trời Thạch Kiệt, để tới ngày ghi tên họ mà xem, thì một trăm linh tám ngườikia lần lượt diễn ra, còn ví như những hạt châu to nhỏ chứa đựng cả vào mộtmâm ngọc vậy, nó còn tản tác xa gần chưa thể nhặt hết được! Vì lúc đầu nào

Trang 35

phải một tay, hai tay nhặt hết để cùng bày, đối với việc ấy tác giả tả dần dà, nhưbày đặt thứ tự, nhân đó mà chợt cấu tứ lạ lùng” [4;278]

Mặt khác, nhóm loại hình này còn được liên kết bởi một yếu tố rất đặc

tr-ng của phươtr-ng Đôtr-ng thần bí, nó thuộc quan niệm vũ trụ, càn khôn của tr-ngườiTrung Hoa cổ, trong đó ta thường thấy một loạt các con số như tam, tứ, ngũ, lụcthất, trong “ Thuỷ Hử truyện” ta bắt gặp "Thất tinh tụ nghĩa”, ba mươi sáuthiên cang, bảy mươi hai địa sát, một trăm linh tám anh hùng

Những con số đó có vai trò rất quan trọng nó làm cho những nhân vật dù

có mối liên hệ lỏng lẻo hoặc cách xa nhau đều có thể tập kết một cách ngẫunhiên tạo thành một quần thể anh hùng.Mặt khác, nó còn rất rễ ghi nhớ, lưutruyền trong lòng người đọc.Nó không chỉ có vai trò tập hợp nhân vật mà cònkhiến cho nhóm có tính chất thần kỳ, siêu nhiên Người đọc không thể quên đ-ược Tam kết nghĩa, Ngũ hổ tướng trong Tam Quốc, thập nhị kim thoa trong

”Hồng lâu mộng”, tứ chúng trong “Tây du ký ” đã được tổ ra sao hành động thếnào?

Đối với “Thuỷ Hử truyện” để tổ chức nhân vật hiển nhiên là hoàn toànkhông phải chỉ xuất phát ý đồ nghệ thuật của tác giả mà còn bị chi phối bởi bảnthân đề tài và hệ thống chủ đề, tớ tưởng.Nó khiến cho các nhân vật khác xa nhau

về hoàn cảnh xuất thân, tính cách tạo thành một quần thể anh hùng đem lại sứcmạnh vô địch khiến cho bọn quan tham,vua hôn mê kinh hoàng, bạt vía.Cáchứng xử của họ đều theo lối “tứ hải giai huynh đệ", ở họ không có sự phân biệtđịa vị, nghề nghiệp, sang hèn, kể cả vợ chồng, chú cháu, cô cậu không phân biệtthân sơ.Tất cả gọi nhau là anh em trong một đại gia đình Đó chính là quan hệ

"huyết duyên ”_một đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết cổ Trung Hoa dùng loạiquan hệ này để liên kết các nhân vật cũng như “ Tam quốc chí ” với "Tam kếtnghĩa,” Tây du ký với "tứ chúng”

Như vậy, qua việc khảo sát nghệ thuật hệ thống nhân vật cho thấy số ợng nhân vật rất đông đảo,phong phú, đa dạng, nhiều loại người Với tuyến tiềndiện là việc miêu tả một trăm linh tám vị anh hùng Lương Sơn Bạc, tác giả đãcho thấy ngòi bút kỳ tài vô cùng biến hoá của mình Các nhân vật được nhìn ở

Trang 36

lư-nhiều góc độ khác nhau, được đặt vào lư-nhiều tình huống khác nhau có trùng lặpnhau nhưng đều thể hiện được tính cách cá biệt, độc đáo Có được điều đó lànhờ sự tổ chức nhân vật thành nhóm từng tuyến liên kết với nhau trong một tổngthể thống nhất, hài hoà, cân đối, trên dưới tung hoành, trước sau giao kết, phảitrái xuyên suốt, trong ngoài liên quan ở đây, tuy rằng, số lượng nhân vật rấtđông đảo nhưng tác phẩm vẫn đảm bảo tính thống nhất và toàn vẹn của kết cấunhờ hiện thực của dòng lịch sử đang vận động và sự vận động của các nhân vậtđều hướng tới đến một mục đích chung đó là sự phản kháng quyết liệt đứng lênchống lại quan quân để giành quyền sống bởi “bất phản kháng tức tử vong”.Tất

cả đã tạo nghệ thuật kết cấu đồ sộ về phương diện hệ thống nhân vật, qua đó chủ

đề, tư tưởng của tác giả, được thể hiện ở nhiều khía cạnh nói như Timôfiep”dùcấu tạo của tác phẩm nghệ thuật có phức tạp đến đâu, dù những tính cách màchúng ta gặp trong tác phẩm có khác nhau đến đâu đi nữa bao giờ sự sáng táccũng là khối hoàn chỉnh, thống nhất được tổ chức bởi tư tưởng chủ đạo, bởi thái

độ thống nhất của tác giả đối với cuộc sống xã hội mà tác giả miêu tả ” [6;33]

2.2 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DẪN CHUYỆN

Trong hệ thống nhân vật của Thuỷ hử còn có một nhân vật có vị trí hếtsức quan trọng trong việc tổ chức hình tượng tạo ra kết cấu mạch lạch rõ ràng,góp phần đắc lực trong việc thúc đẩy cốt truyện phát triển và diễn biến của các

sự kiện, tình tiết, hành động, lời nói của nhân vật Đó là người trần thuật hay làngười dẫn chuyện

Bất kỳ một tác phẩm tự sự nào cũng có người trần thuật, đó là một vị tríkhông thể thiếu trong sợi dây liên kết, tổ chức tác phẩm Trong tiểu thuyết cổđiển Trung Quốc chưa tồn tại nhân vật trần thuật với cá tính riêng biệt mà thư-ờng chỉ có hình tượng người dẫn chuyện thường gọi nôm na là "bà mối" giữacác hiện tượng được miêu tả trong một tác phẩm văn học với độc giả khó tính.Muốn cuộc”xe duyên” ấy thành công, người trần thuật phải cắt nghĩa, lý giải các

sự việc xảy ra, nghiên cứu làm sáng tỏ mọi mối quan hệ trong trong tác phẩm.Mặt khác, tiểu thuyết cổ điển được xây dựng trên các thoại bản thời Tống,Nguyên Muốn câu được nhiều khách, ngay cách bắt đầu câu chuyện, người kể

Trang 37

chuyện đã phải ẩn mình trong các thủ thuật khêu gợi trí tò mò của độc giả vớicác hiện tượng, con người khác lạ, ly kỳ M.Gorki trong "Bàn về văn học nói ”:"trong tiểu thuyết ,trong truyện, những con người được tác giả thể hiện đều hànhđộng với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn ở bên cạnh họ, mách cho người đọcbiết rõ cần phải hiểu nhân vật như thế nào, giới thiệu cho người đọc hiểu ý nghĩathầm kín, những động cơ bí ẩn của phía sau hành động các nhân được miêutả,tô đậm thêm cho tâm trạng của họ bằng những đoạn mô tả thiên nhiên, trìnhbày hoàn cảnh, và nói chung là luôn luôn giật dây cho họ thực hiện mục đíchcủa mình, điều khiển một cách tự do và nhiều khi rất khéo léo, nhưng lại rất võđoán Mặc dù, người đọc không nhận thấy những hành động, lời lẽ, việc làm,các mối tương quan của họ, luôn tìm cách để làm cho các nhân vật trong truyệnđược rõ nét và có sức thuyết phục tối đa về phương diện nghệ thuật ” [6;30].

Trong Thuỷ Hử cũng như Tam Quốc người trần thuật là người “vô trọnglượng và vô hình”, ta chỉ có thể nhận ra tác giả đằng sau người trần thuật quanhững lời nói, cách nhìn, cách thể hiện, phương thức tư duy, từ đó, những tư t-ưởng, quan niệm của tác giả được thể hiện rõ nét

Không nên lẫn lộn tác giả với người kể chuyện bởi”tác giả là người sángtạo ra tác phẩm, ở ngoài tác phẩm Muốn kể chuyện bằng tác phẩm tự sự, viếtbằng văn tự nhà văn phải tạo ra người kể chuyện để thay mình kể chuyện Lời

kể là lời của người này, tuỳ thuộc vào đặc điểm giới tính, chức năng nhân vật

mà tác giả giao cho Tác giả hiện diện trong tác phẩm với tư cách một tác giảhàm ẩn, một sản phẩm được người đọc nhận ra và khái quát như là một trungtâm giá trị trong tác phẩm” [19;125] Đặc biệt, Thuỷ Hử xuất phát từ truyện kểdân gian, từ những thoại bản cho nên vai trò của “thoại nhân” là rất lớn, người

kể chuyện luôn luôn đứng về nhân vật giải thích cho người nghe hiểu về nhânvật.Tìm hiểu hình tượng người kể chuyện qua hai đặc điểm : ngôn ngữ và điểmnhìn trần thuật,chúng ta sẽ thấy được điều đó

2.2.1 Ngôn ngữ người kể chuyện.

Đó là, phương tiện hết sức độc đáo, cơ bản để bộc lộ tư tưởng, chủ đề củatác phẩm, nêu bật tính cách của các nhân vật, nó tạo nên ở người đọc thái độ

Trang 38

nhất định đối với con người và sự vật được miêu tả Ngôn ngữ người kể chuyệnđóng vai trò chủ yếu trong việc dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển và kếtthúc của cốt truyện, qui định một phần kết cấu tác phẩm.

“Thuỷ Hử truyện” với thể loại kết cấu chương hồi, cho nên nhân vật

ngư-ời kể chuyện xuất hiện trong tác phẩm với những câu nói dừơng như đã trởthành công thức chung như : vậy có thơ rằng , bảo rằng , kêu rằng , nóiđoạn , nói xong , Đầu mỗi hồi thường có hai câu thơ tóm tắt những vấn đềchính cần được triển khai trong hồi đó, ví dụ như hồi thứ hai:

“Sử đại lang nửa đêm đốt trại

Lỗ đề hạt giữa chợ giết người”[4;33]

Hồi này người dẫn chuyện đưa người đọc vào sự kiện Sử Tiến bị pháthiện giao du với bọn cướp núi Thiếu Hoa, đem quân tới định bắt, sử tiến khônglàm cách nào đành phải đốt trại chạy lên núi Thiếu hoa Sau đó gặp Lỗ Trí Thâm

và xảy ra chuyên “Ba cú đấm đánh chết Trấn Quan Tây”

Như vậy, với hai câu thơ mở đầu mỗi hồi, người dẫn chuyện đã lược thuậtnhững sự chính sẽ xảy ra tiếp theo nhằm thu hút người đọc tò mò muốn nghetiếp Cuối mỗi hồi thường là câu quen thuộc : “’ Muốn biết sự việc ra sao xinxem hồi sau sẽ rõ, hoặc muốn biết nhân vật ấy là ai xin xem hồi sau sẽ rõ” Câunói đó đã trở thành nghệ thuật của người kể chuyện, gây sự tò mò cho ngườiđọc, bắt buộc người đọc không thể bỏ giữa chừng mà phải tiếp tục xem tiếp hồisau Cứ như vậy, người đọc bị cuốn hút vào cốt truyện một cách kì lạ Đây làcách kể mang phong cách dân tộc á Đông, đặc biệt là cách kể của người TrungQuốc

Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc bắt nguồn từ truyện kể dân gian đòi hỏingười kể chuyện luôn tạo ra những tình tiết li kì, úp mở để lôi cuốn, kích độngđông đảo người nghe Mở đầu thì kể lại tóm tắt sự kiện đã xảy ra trước đó, saukhi thêm vài chuyện vòng vo nữa mới vào chỗ chính, kết thúc ở chỗ gay cấnnhất rồi buông thõng, không giải quyết để mời khán giả muốn xem xin mời ngàymai lại đến Mặt khác do ảnh hưởng của truyền thống vă hoá bản địa Trung Hoacho nên mỗi tình huống, mỗi xung đột đều được tác giả lí giải cặn kẽ nguyên

Trang 39

nhân xảy ra cũng như lí do hoá giải nó Chẳng hạn như đoạn dùng mưu cướp đồ

lễ sinh nhật, hay đoạn Lỗ Trí Thâm đại náo rừng Dã Trư Thi Nại Am đã khổtâm, kì công xếp đặt cho sự việc li kì xảy ra khiến cho ngôn ngữ trở nên thiênbiến, vạn hoá Hết cái kì này đến cái kì khác, kì trong sự kiện, trong mô tả nhânvật, kì trong tính cách, tài năng nhân vật Tất cả đều được tái hiện rõ nét trongngôn ngữ người kể chuyện

Có thể nói đó là lời một nhân vật không hề tham gia vào những sự kiệndiễn ra trong cốt truyện nhưng lại có “một tầm quan trọng hết sức to lớn trongviệc xây dựng tác phẩm bởi cách quan niêm biến cố xảy ra, cách đánh giá nhânvật và các biến cố đều xuất phát từ cá nhân người kể chuyện”[6;44] Ngôn ngữngười kể chuyện được cá tính hoá cao, không hề nhầm lẫn, tuy nhiên, mỗi lờinói của nhân vật đều là lời của tác giả Các nhân vật không phát ngôn một độclập mà hoàn toàn phụ thuộc vào tư tưởng tác giả Người kể chuyện sắp xếp rảirác lời nói của họ vào trong ngôn ngữ của mình, chẳng hạn, đoạn “Ngô Học Cứuthuyết ba chàng họ Nguyễn”, người kể chuyện không những khéo sắp xếp cácđoạn đối thoại xen kẽ giữa ba người và Trí Đa Tinh mà còn mượn lời của họNguyễn để thể hiện sự đánh giá căn bản đối với xã hội đương thời, đồng thờitính cách của nhân vật cũng hiện dần lên rõ nét Đó là những con người thẳngthắn cương trực, nhận thức rõ thời thế, mơ ớc một cuộc sống no ấm, đủ đầy, tự

do, khoáng đạt Lời của Nguyễn Tiểu Ngũ khi nói về Lương Sơn Bạc: “Nếuquan quân mà động chắc là tàn hại dân, vì họ nghe các tiếng động ở đâu là họbắt các giống lợn gà, chó má để mà chè chén với nhau”[4;228] hay như lời củaNguyễn Tiểu Nhị “Đám quan tư bây giờ thì lại gà mờ không biết lắm, nhữngđứa ngập mắt chán vạn ra đấy nhưng nào có việc gì đâu”[4;229] Hoặc trong vụcướp Hoàng Nê Cương, tác giả mới chỉ cho biết mưu kế của Ngô Dụng là “cứthế này , thế này ”và sau đó cho xuất hiện bảy anh buôn táo Khi sự việcxong xuôi, độc giả đang ngỡ ngàng, tác giả mới giải thích, phân tích: “Bảy anhhàng táo ấy là ai? Chính là Tiều Cái, Ngô Dụng, Công Tôn Thắng, Lưu Đường

và ba anh em họ Nguyễn, còn anh hàng ruợu kia chính là Bạch Nhật Thử BạchThắng mà gánh rợu ấy toàn là rợu ngon cả Khi bảy người uống một thùng, rồi

Ngày đăng: 08/04/2013, 11:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Khâu Chấn Thanh - Lí luận văn học cổ điển - Nhà xuất bản Giáo Dục 1994 Khác
2. La Quán Trung - Tam Quốc chí diễn nghĩa- Nhà xuất bản Phổ Thông Hà Nội 1962 Khác
3. Lỗ Tấn - Sơ lược tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa - Nhà xuất bản Văn Hoá Hà Nội 1993 Khác
4. Thi Nại Am - Thuỷ Hử - (2 tập) - Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội 2001 Khác
5.Thi Nại Am - La Quán Trung - Hậu Thuỷ Hử - (2 tập) - Nhà xuất bản Văn học 1999 Khác
6. L.I.Timôfeep - Nguyên lí lí luận văn học - (2 tập)- Nhà xuất bản Văn hoá, viện Văn học - 1962 Khác
7. Trương Quốc Phong - Tiểu thuyết sử thoại các thời đại Trung Quốc - Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh 2001 Khác
8. A.Xâytlin - Lao động nhà văn - (2 tập) - Nhà xuất bản văn học Hà Nội 1967 - 1968 Khác
9. Trần Lê Bảo - Đặc điểm kết cấu Tam Quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung - Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội 1993 Khác
10. Phan Cự Đệ - Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại - Nhà xuất bản Giáo Dục 2001 Khác
11. Trần Xuân Đề - Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc - (2 tập) - Nhà xuất bản Giáo Dục Hà Nội 1968 Khác
12. Hà Minh Đức - Lí luận văn học - Nhà xuất bản Giáo Dục 2000 Khác
13. Lê Bá Hán - Cơ sở lí luận Văn Học - Nhà xuất bản Giáo Dục 1977 Khác
14. Nguyễn Huy Khánh - Khảo luận về tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa - Nhà xuất bản Văn Học 1991 Khác
16. NGuyễn Khắc Phi - Lương Duy Thứ - Lịch sử văn học Trung Quốc (tập 2)- Nhà Xuất bản Giáo dục 1999 Khác
17. Vương Hồng Sển - Thú xem truyện Tàu - Nhà xuất bản Đằ Nẵng 1967 Khác
18. Trần Đình Sử - Thi pháp thơ Tố Hữu - Nhà xuất bản tác phẩm mới 1987 Khác
19. Trần đình Sử - Thi pháp truyện Kiều - Nhà xuất bản Giáo Dục 2002&gt Khác
21. L Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Phương Lựu - Lí luận văn học - (2 tập) - Nhà xuất bản Giáo Dục 1987 Khác
22. Lê Huy Tiêu (chủ biên) - Lịch sử văn học Trung Quốc (tập 2) - Nhà xuất bản Giáo Dục 2000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w