NHÁNH CỐT TRUYỆN VÀ CỐT TRUYỆN THUỶ HỬ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kết cấu của "Thuỷ Hử truyện" (Trang 58 - 64)

1. MỤC ĐÍCH,Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.2 NHÁNH CỐT TRUYỆN VÀ CỐT TRUYỆN THUỶ HỬ

“Thuỷ Hử truyện”, một mặt bắt nguồn từ truyền thống sử biên niên và truyện kể dân gian, mặt khác đây là thể loại tự sự nên nó có một cốt truyện chặt chẽ với khởi kết tương ứng, trong ngoài liên quan, hơn nữa nó còn là sự chắp nối các câu chuyện riêng lẻ thành một cốt truyện thống nhất xoay quanh chủ đề, tư tưởng tác giả...Cốt truyện của Thuỷ Hử đã đào sâu mối mối liên hệ nhân quả để khái quát lên quá trình phát sinh, phát triển và thất bại của cuộc khởi nghĩa nông dân thời bấy giờ, đặc biệt là số phận của những người anh hùng trong xã hội phong kiến.

Cả câu chuyện về cuộc khởi nghĩa anh hùng của anh em Tống Giang đã được đặt trong logic nhân quả, mỗi một chương, đoạn cũng đều có mối liên hệ nhân quả. Chính sự đàn áp bóc lột dữ dội, hãm hại người hùng một cách vô cớ của bọn quan quân đã khiến cho các anh hùng hảo hán ở khắp mọi nơi như dòng thác tuôn trào về miền Thuỷ Bạc với tinh thần phản kháng mạnh mẽ đòi quyền sống, thực hiện chân lí có “áp bức có đấu tranh”.

Để tạo nên cốt truyện trung tâm là cuộc khởi nghĩa của 108 anh hùng Lư- ơng Sơn, Thi Nại Am đã tạo dựng nhiều câu chuyện nhỏ khác nhau về các số phận riêng lẻ. “Tiểu thuyết trường thiên Trung Quốc được các nhà nghiên cứu hình dung như một liều thuốc bắc có nhiều thang,trong mỗi gói lớn có nhiều gói nhỏ, mỗi gói sắc uống một vài lần, cứ thế hết gói này đến gói khác. Tuy liên tục nhưng mỗi gói có tính độc lập và nhiều khi khác nhau ở sự gia giảm”[19;200]. Quả vậy, những câu chuyện lớn nhỏ mà Thuỷ Hử đã tả, mỗi một chuyện đều có tính độc lập tương đối nhưng lại có mối liên hệ hữu cơ giữa chuyện này với chuyện kia. Sự xuất hiện của mỗi chuyện nhằm biểu đạt một nội dung trọng tâm chung là sự áp bức của bọn thống trị phong kiến và phản kháng của các anh hùng. Công lao của Thi Nại Am là sắp đặt những mẩu chuyện vốn có sao cho hợp lí, hợp tình lại có sức hấp dẫn độc giả. Thí dụ như chuyện kể đời Tống, trư- ớc khi tụ nghĩa Lương Sơn, Lâm Xung và Lỗ Trí Thâm chưa hề gặp nhau. Thi Nại Am đã khéo sắp xếp để trong khi kể chuyện Lâm Xung mắc nạn thì Lỗ Trí Thâm xuất hiện rồi bẵng đi mấy hồi chúng ta gặp lại nhà sư hổ mang vung dao cứu Lâm Xung ở rừng Lợn Lòi, cuối cùng hai người gặp nhau trên Lương Sơn Bạc. Chuyện Dương Chí tương tự. Dương Chí phụng mệnh vua Thái Hồ chở đá hoa cương về kinh đô, dọc đường gặp bão lớn, chìm thuyền, đang lang thang tìm kế thoát thân thì chẳng may qua Lương Sơn Bạc. Bấy giờ Lâm Xung đã lên Lư- ơng Sơn nhưng chủ trại Vương Luân buộc phải lấy “đầu danh trang”. Đón chờ mãi mấy hôm mới gặp người qua đường thì đấy là Dương Chí, nhưng Dương Chí từ chối ở lại nơi bến nước và trở về kinh mong phục chức, bị Cao Cậu cự tuyệt, anh ta lâm vào cảnh không nhà cửa, không tài sản, buộc phải đi bán đao và giết chết tên Đường Ngưu Nhị. Từ đó, tác giả đã khéo sắp xếp một loạt các sự kiện khác để tạo con đường đưa Dương Chí lên Lương Sơn một cách ngẫu nhiên: Dương Chí được nhân dân yêu mến làm chứng cho tội giết người của mình, bị quan phủ xử tội phải đi đày, có tài nên được Lương Trung Thư trọng dụng, phụng mệnh áp tải mười một gánh kim ngân châu báu về kinh chúc thọ, bị bọn Tiều Cái lập mưu cướp, Dương Chí thực sự lúc này mới lâm vào con đường

cùng không lối thoát, theo Tào Chính lên núi Nhị Long nhập bọn.Sau cùng bọn Lỗ Trí Thâm, Vỗ Tòng “bức thướng Lương Sơn”.

Như vậy, hiện thực của dòng lịch sử đang vận động và số phận chung của những người anh hùng đã khiến cho các câu chuyện móc nối với nhau nhờ mô típ gặp gỡ của các nhân vật để cuối cùng họ đều tụ nghĩa nơi miền Thuỷ Hử. Xét trong toàn truyện, những câu chuyện ấy như hàng trăm con sông đổ về biển lớn từ phân đến hợp, từ hợp đến tan, từ cao trào phân ngôi thứ bậc ở Lương Sơn đến thoái trào là các anh hùng tụ hồn ở đầm Lục Nhi.

Trong “Thuỷ Hử truyện”, câu chuyện này móc nối với câu chuyện kia như một móc xích. Đôi khi mỗi chuyện lại xuất hiện một nhân vật anh hùng chủ yếu với sự phát triển tính cách và bước đường đời của nhân vật. Đó là, Lỗ Trí Thâm, Lâm Xung, Dương Chí, Tống Giang, Võ Tòng...có thể tách mỗi câu chuyện về các nhân vật ấy thành một cốt truyện riêng biệt có khởi kết, có hô ứng liền mạch, nhưng chúng vẫn đảm bảo sự thống nhất trong tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Việc xây dựng các tuyến cốt truyện trên bình diện đời thường đã phản ánh một cách rõ nét xung đột hàng ngày trong từng số phận cá nhân riêng biệt nhưng từ đó chúng được nâng lên và chuyển hoá trên bình diện xã hội rộng lớn. Số phận của những con người như Lâm Xung,Võ Tòng, Dương Chí... hay Vận Kha, Hà Cửu Thúc, Võ Đại... chính là bộ mặt của toàn xã hội lúc bấy giờ. Trong Thuỷ Hử, những yếu tố mang tính chất móc nối, liên kết đều được tác giả sử dụng một cách nhuần nhuyễn không hề khiên cưỡng cũng như không để lộ một tí dấu vết chắp vá nào. Chẳng hạn, từ câu chuyện của Võ Tòng chuyển sang câu chuyện của Tống Giang tác giả chỉ dùng một chi tiết Võ Tòng say ruợu bị anh em Khổng Minh, Khổng Lượng bắt và gặp Tống Giang, sau Tống Giang giới thiệu lên núi Nhị Long đồng thời câu chuyện của Võ Tòng chấm dứt ở đây,câu chuyên của Tống Giang nối tiếp một cách tự nhiên. Thủ pháp này được Kim Thánh Thán gọi là “tiếp cây liền cành”, tác giả đã sử dụng một cách đắc lực trong việc sắp xếp, tổ chức các tuyến cốt chuyện thành một cốt chuyện duy nhất hoàn chỉnh.Từ cốt chuyện trung tâm cho đến cốt chuyện nhỏ của Thuỷ Hử đều bao gồm nhiều thành phần chính như trình bày,thắt nút, phát triển, diểm đỉnh,

kết thúc. Đây là một đặc điểm nổi trội của kết cấu chương hồi. Để làm rõ điều này, ta có thể phân tích một truyện tiêu biểu- câu chuyện về cuộc đời và số phận cùng bước đường thay đổi tính cách của Võ Tòng

Phần trình bày đã được tác giả giới thiệu khái quát về bối cảnh xuất hiện của nhân vật (hồi 22). Võ Tòng xuất hiện ở nhà Sài Tiến trong sự gặp gỡ với Tống Giang ở một hoàn cảnh khó khăn. Trong phần trình bầy này mặc dù, mâu thuẫn chưa vận động và phát triển, chưa có những sự kiện làm thay đổi tình thế, nhưng với sự kiện Võ Tòng đả hổ trên đồi Cảnh Dương đã đặt mốc cho hàng loạt sự kiện sau này. Hành động của Võ Tòng biểu hiện khí khái anh hùng, sức mạnh vô địch, tinh thần không chịu khuất phục trước mọi khó khăn của nhân dân lao động.

Phần thắt nút là sự vận động của mâu thuẫn và xung đột . Trong toàn bộ cốt truyện, phần này chiếm một trường độ khá dài nhưng nó đã chuẩn bị cho hành động Sát tẩu của Võ Tòng. Sự kiện này khiến cho tính cách của nhân vật nổi trội:(không những có dũng mà còn có mưu, làm việc cẩn thận có suy nghĩ ).Đồng thời cũng có ý nghĩa đưa nhân vật tiến dần tới con đường “bức thư- ớng Lương Sơn”.

Phần phát triển là phần quan trọng của cốt truyện bao gồm nhiều cảnh ngộ, nhiều sự kiện và biến cố khác nhau- sự kiện Võ Tòng vào nhà lao Thương Châu giúp Thi Ân đánh Tưởng Môn Thần, làm việc trong nhà Trương Đô Giám. Hình ảnh Võ Tòng trong nhà lao Thương Châu cho thấy nghĩa dũng tuyệt vời của tràng cũng như thái độ coi khinh bọn cai tù, khác hẳn với hành động của Lâm Xung và Tống Giang. Hành động Võ Tòng nhấc bổng tảng đá ba bồn ng- ười ôm không xuể và bắt con cọp Khoái Hoạt Lâm qui phục đã khẳng định sức mạnh vô địch của Võ Tòng. Phần phát triển này cũng cho thấy ý thức giai cấp của Võ Tòng chưa rõ rệt. Đó cũng là đặc điểm chung của Thuỷ Hử truyện vì vậy, sau khi đánh hổ ở Cảnh Dương, đánh “cọp ở Khoái Hoạt Lâm”,Võ Tòng cam chịu xin hầu dưới trướng Trương Đô Giám.

Đỉnh điểm của cốt truyện là mâu thuẫn đã phát triển đến cao trào của cả quá trình vận động. Tình thế, xung đột đặt ra có ý nghĩa quyết định đối với vận

mệnh của nhân vật đồng thời chủ đề, tư tưởng được thể hiện rõ. Võ Tòng đã cam tâm, ngoan ngoãn theo hầu Trương Đô Giám nhưng lại bị hắn hãm hại khiến cho mối thù giai cấp tích luỹ trong tâm can chàng đã biến thành sự phản kháng mãnh liệt. Người hảo hán ấy giờ đây hiểu được bản chất giả dối, ác độc của giai cấp thống trị, chàng đã vùng lên phản kháng bằng việc làm bến Phi Vân đẫm máu bốn tên công sai, giết mười lăm người nhà Trương Đô Giám khiến “huyết tẩm lầu Uyên Ương”, công khai viết tám chữ “Sát nhân giả đả hổ Võ Tòng dã”. Đó là đỉnh cao trong quá trình Võ Tòng tìm đường tới Lương Sơn.

Phần kết thúc xoá bỏ mâu thuẫn, là sự giải quyết cụ thể của mâu thuẫn nhưng nó cũng phải trải qua nhiều sự kiện mới có thể giải quyết được xung đột, từ đó, đưa nhân vật vào một tình huống khác. Đó là, sự kiện Võ Tòng suýt bị tay chân Trương Thanh – Tôn Nhị Nương giết thịt, giả làm sư để tránh sự truy nã của quan quân, giết Phi Thiên Ngô Công đạo nhân và gây gổ với gia nhân nhà Khổng Mục. Những sự kiện nhỏ xảy ra là nấc bậc tiếp theo đưa Võ Tòng tới gặp Tống Giang một cách hoàn toàn ngẫu nhiên cũng mang tính tất yếu.

Với các phần như trên, cốt truyện nhằm phơi bày các xung đột xã hội và thể hiện được số phận cũng như tính cách của nhân vật. Đó là cả một quá trình vận động của tính cách từ chỗ cam chịu tới phản kháng mạnh mẽ, dữ dội. Đồng thời, cũng là con đường chính của toàn cốt truyện Thuỷ Hử. Nhà nghiên Mỹ Andrew H.plaks đã có nhận xét về quá trình phát triển của cốt truyện tiểu thuyết chương hồi như sau:”loại kỳ thư ấy có quy mô nói chung là một trăm hồi, cứ 10 hồi kể một sự kiện lớn nối tiếp nhau.Trong mỗi 10 hồi thì hồi thứ ba, thứ tư có một cao trào.Cao trào toàn tác phẩm diễn ra vào 10 hồi thứ bảy, thứ tám khi nhân vật chính chết, tiếp theo là một kết cục kéo dài diễn tả mọi suy sụp tan vỡ.Cao trào toàn tác phẩm chia tác phẩm thành hai nửa, nửa đầu thịnh, nửa cuối suy, nửa đầu doanh, nửa sau hư”[9;203]. Đó cũng là đặc điểm của cốt truyện Thuỷ Hử mang nặng văn hoá truyền thống Phương Đông.Thuỷ Hử từ xưa tới nay vẫn được coi có kết cấu “đoản thiên liên hoàn tiểu thuyết” là nhờ liên kết những câu chuyện riêng lẻ như vậy. Có cốt truyện chỉ là đường của một nhân vật như Võ Tòng, Lâm Xung, Dương Chí, Tống Giang ... Nhưng cũng có cốt

truyện của một nhóm nhân vật như câu chuyện của Lý Quỳ,Tiều Cái ...Điều ấy là một minh chứng ở giai đoạn đầu của Thuỷ Hử đã có các câu chuyện độc lập xoay quanh một chủ đề nhưng khi xuất hiện như những bộ phận của một tác phẩm hoàn chỉnh thì sự chắp nối những câu chuyện đó không được tuỳ tiện và có tính chất ngẫu nhiên mà phải chịu sự chi phối ý đồ sáng tạo của tác giả. Hồi hai xuất Cao Cầu như là cái mốc, nền, nguyên nhân của sự tập hợp 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc.Thắt nút của truyện là hồi mười Lâm Xung thay đổi tính cách, hồi 40 Tống Giang được giải thoát ...từ đó kéo theo xuất hiện biết bao người anh hùng thuộc nhiều thành phần khác nhau tụ nghĩa. Kiểu kết cấu đoản thiên liên hoàn rõ ràng đã phục vụ đắc lực cho tập hợp lượng của nghĩa quân.

Tuy nhiên,"Hậu Thuỷ Hử” kiểu kết trên đã trở nên lỏng lẻo bằng việc liệt kê các trận đánh với Điền Hổ, Phơng Lạp, Vơng Khánh một cách ngẫu nhiên, không ăn nhập hoàn toàn xa lạ với chủ đề tư tưởng, ý định ban đầu của tác giả . Các xung đột trong những cốt truyện nhỏ có xảy ra nhưng đều được giải quyết một cách chóng vánh đơn giản dựa vào những yếu tố hư ảo, tính cách của nhân vật trở nên mờ nhạt không rõ nét, các sự kiện đưa ra hoàn toàn ngẫu nhiên, rời rạc, có sự móc nối nhưng rất khiên cưỡng và cứng nhắc.Chẳng hạn, đoạn Lý Quỳ, Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm phản đối chiêu an một cách dữ dội nhưng sau đó họ vẫn bằng lòng chiêu an mà không hề có sự chuyển đổi. Hay những đoạn nghĩa quân đi đánh giặc Liêu, Đường Hổ, Vương Khánh là hoàn toàn vô nghĩa không hề có sự chắp đoạn hay sắp xếp chúng trong ý đồ tư tưởng

Tóm lại, khi nói về cốt truyện, M.gorki gọi nó là"những liên hệ, những mâu thuẫn, những thiện cảm, những ác cảm, nói chung là những mối liên hệ qua lại của con người lịch sử tổ chức tính cách này hay khác ” [6;275].Cốt truyện là do cuộc sống quy định nhưng, xét cụ thể thì tính cách lại lý giải nó. Xây dựng một cốt truyện với nhiều nhánh cốt truyện như vậy, có tác dụng mở rộng diện phản ánh hiện thực xã hội, giúp độc giả nhìn nhận thấy nhiều tầng lớp xã hội khác nhau nhiều cảnh đời khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kết cấu của "Thuỷ Hử truyện" (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w