MỤC LỤC
Lên Luơng Sơn Bạc tính cách phản kháng của Lý Quỳ càng được thể hiện một cách mạnh mẽ quyết liệt,bất kỳ trận đánh nào cũng có mặt Lý Quỳ tham gia.Có lần không được Tống Giang cho đi, y đã giận dỗi, một mình xuống núi lùng bắt quan quân, liều chết xông vào pháp trường cứu Tống Giang ,vất vả xuống giếng cứu Sài tiến,cả gan giết chết La Chân Nhân để mời cho được Công Tôn Thắng…Mặt khác, tác giả còn khắc hoạ Lí Quỳ ở một phương diện tư tưởng khác làm cho nhân vật thêm sinh động. Khi đưa quân đánh Thanh Châu, Tống Giang còn mời đầu lĩnh của ba nỳi cựng lờn Lương Sơn: Lỗ Trớ Thõm, Dương Chớ, Vừ Tũng, Thi Ân,Tào Chính, Trương Thanh, Tôn Nhị Nương ở núi Nhị Long, Lý Trung, Chu Thông ở núi Đào Hoa, Khổng Minh, Khổng Lượng ở núi Bạch Hổ…Trong các trận đánh với quan quân còn có các tướng nh Tần Minh, Hàn Thao, Hồ Duyên Chước, Quan Thắng, Đổng Bình…Tấm lòng trung nghĩa khinh tài của Tống Giang vô hình đã trở thành sợi dây liên kết mối thâm tình của 108 anh hùng Lương Sơn, tất cả đều như một đại gia đình, sống chết có nhau. Để dựng lên kết cấu hoàn chỉnh của tác phẩm trong cấp độ hình tượng, tác giả đã tổ chức các mối quan hệ cụ thể của nhân vật trong tác phẩm có là bổ xung đối chiếu tương phản…để làm nổi bật những mối quan hệ ấy, tác giả phải đặt nhân vật vào trong những tình huống có tính chất có tính mâu thuẫn xung đột cùng những biểu hiện của hành động và lời nói của nhân vật để từ đó tính cách của chỳng ta tớnh cỏch của chỳng sỏng rừ dưới chủ đề, tư tưởng của tỏc phẩm.
Trong “Thuỷ Hử truyện”,với nhóm nhân vật khổng lồ 108 anh ùng Lơng Sơn Bạc, trong quá trình qui tụ về Lương Sơn đã tồn tại cảm giác xen kẽ nhiều nhóm khác nhau chẳng hạn như: Tam Tựi Nguyễn Hùng, Thất TinhTụ Nghiã, nhóm Chu Vũ, Trần Đạt, Dương Xuân ở núi Thiếu Hoa, nhóm Lỗ Trí Thâm, Dương Chí ở núi Nhị Long anh em Giải Trân, Giải Bảo, Khổng Minh, Khổng Lượng..nhóm nhân vật có thể được xõy dựng trờn quan hệ huyết thống hoặc kết nghĩa, điều này nú mang rừ đặc tính Phương Đông.Theo Trần Lê Bảo: “Nói tới nhóm loại hình là một yêu cầu cao của tổ chức nhóm, tổ chức có tính nghệ thuật, tính mô hình và tính kết. Đối với “Thuỷ Hử truyện” để tổ chức nhân vật hiển nhiên là hoàn toàn không phải chỉ xuất phát ý đồ nghệ thuật của tác giả mà còn bị chi phối bởi bản thân đề tài và hệ thống chủ đề, tớ tưởng.Nó khiến cho các nhân vật khác xa nhau về hoàn cảnh xuất thân, tính cách tạo thành một quần thể anh hùng đem lại sức mạnh vô địch khiến cho bọn quan tham,vua hôn mê kinh hoàng, bạt vía.Cách ứng xử của họ đều theo lối “tứ hải giai huynh đệ", ở họ không có sự phân biệt địa vị, nghề nghiệp, sang hèn, kể cả vợ chồng, chú cháu, cô cậu không phân biệt thân sơ.Tất cả gọi nhau là anh em trong một đại gia đình.
Thuỷ Hử có số lượng nhân vật đồ sộ nên mỗi một đoạn có thể có một nhân vật chính xuất hiện như đoạn “Vừ Tũng đả hổ”, “gỏc Tầm Dương đề thơ tõm huyết”, cú đoạn lại là một nhóm nhân vật như “Ngô Dụng thuyết ba chàng họ Nguyễn” hay đoạn cướp cống phẩm, Tam đả Chúc Gia Trang..Thuỷ Hử có rất nhiều mô týp đoạn giống như đả hổ, giết vợ, các đoạn về chiến trận, nhưng không đoạn nào giống đoạn nào, mỗi đoạn đều là sự biến hoá kỳ xảo của ngòi bút tác giả. Chỉ với một đoạn này,tác giả đã tạo ra một cốt truyện hoàn chỉnh có khởi điểm, phát triển và kết thúc, trong đó hành động nối tiếp nhau là động lực thúc đẩy quá trình phát triển cốt truyện.Từng hành động,lời nói đều toát lên tính cách nhân vật.Lỗ Đạt tuy cũng nóng nảy nhưng không đến mức quá đáng như Lý Quỳ.Sự cẩn thận,nhanh nhẹn của Lỗ Trí thâm biểu hiện ở chỗ sau khi bắt Trịnh Đồ thỏi thịt rồi mới núi rừ chủ định của mỡnh.Khi vụ tỡnh đỏnh chết hắn chỉ lo sau này không có ai đưa cơm nước trong tù cho. Chỉ riêng đoạn này đã cho thấy tài năng vượt trội của Thi Nại Am so với người xưa: “Xem thế một đám hoa đống gấm văn chương, chỉ do một trận liên hoàn nổ ra, rồi sau đến đoạn thứ hai tả đến bản đề, song lại chăng vội thu hết ngay nữa, lại ỳ chỗ ngựa nảy ra súng làm một chat đuôi, song lại sợ hai phen chiến trận nguy nan mà tả đến đụng súng, khiến cho văn tự thụt đi không nổi lên, mới đem bút bồi, mực diễn tả bắt Lăng Chấn như đồ trẻ con vậy.
“Thuỷ Hử truyện”, một mặt bắt nguồn từ truyền thống sử biên niên và truyện kể dân gian, mặt khác đây là thể loại tự sự nên nó có một cốt truyện chặt chẽ với khởi kết tương ứng, trong ngoài liên quan, hơn nữa nó còn là sự chắp nối các câu chuyện riêng lẻ thành một cốt truyện thống nhất xoay quanh chủ đề, tư tưởng tác giả..Cốt truyện của Thuỷ Hử đã đào sâu mối mối liên hệ nhân quả để khái quát lên quá trình phát sinh, phát triển và thất bại của cuộc khởi nghĩa nông dân thời bấy giờ, đặc biệt là số phận của những người anh hùng trong xã hội phong kiến. Nhà nghiên Mỹ Andrew H.plaks đã có nhận xét về quá trình phát triển của cốt truyện tiểu thuyết chương hồi như sau:”loại kỳ thư ấy có quy mô nói chung là một trăm hồi, cứ 10 hồi kể một sự kiện lớn nối tiếp nhau.Trong mỗi 10 hồi thì hồi thứ ba, thứ tư có một cao trào.Cao trào toàn tác phẩm diễn ra vào 10 hồi thứ bảy, thứ tám khi nhân vật chính chết, tiếp theo là một kết cục kéo dài diễn tả mọi suy sụp tan vỡ.Cao trào toàn tác phẩm chia tác phẩm thành hai nửa, nửa đầu thịnh, nửa cuối suy, nửa đầu doanh, nửa sau hư”[9;203]. Các xung đột trong những cốt truyện nhỏ có xảy ra nhưng đều được giải quyết một cách chóng vánh đơn giản dựa vào những yếu tố hư ảo, tính cách của nhân vật trở nờn mờ nhạt khụng rừ nột, cỏc sự kiện đưa ra hoàn toàn ngẫu nhiờn, rời rạc, có sự móc nối nhưng rất khiên cưỡng và cứng nhắc.Chẳng hạn, đoạn Lý Quỳ, Vừ Tũng, Lỗ Trớ Thõm phản đối chiờu an một cỏch dữ dội nhưng sau đú họ vẫn bằng lòng chiêu an mà không hề có sự chuyển đổi.
Trước hết, thời gian lịch sử của Thuỷ Hử là thời gian trần thuật các sự việc, hiện tượng xảy ra trên một trục tuyến tính và tất nhiên không phải bao giờ cũng trùng khớp với sự thật lịch sử, cho dù “Thuỷ Hử truyện” viết về một đề tài có thực trong lịch sử, đó là cuộc khởi nghĩa nông dân do Tống Giang cầm đầu cuối thời Bắc Tống.Tính niên biểu nếu có của tác phẩm phải nằm trong hệ qui chiếu của văn bản nghệ thuật chứ không phải thời gian lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong thời gian khách quan vũ trụ. Thí dụ, thời gian của cõu chuyện Vừ Tũng sỏt tẩu làm một chuỗi cỏc sự kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày chẳng hạn như việc Vừ Đại đi bỏn bỏnh buổi sớm, Vận Kha bán lê để kiếm tiền nuôi cha, chuyện tự tình của Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên..Trong một chuỗi các sự kiện nối tiếp nhau như vậy, miêu tả là một thành tố của chuyện cũng là dấu hiệu xác định sự có mặt của người phát ngôn và thời gian phát ngôn trong truyện. Tuy vậy, muốn tác phẩm mang một sức mạnh nghệ thuật có giá trị, tác giả đã bố trí sự kiện của nhân vật trùng nhau tức là, các nhân vật có thể tham gia vào cùng sự kiện khiến cho thời gian dường nh trở nên cô đúc và cấu trúc tác phẩm cũng mạch lạc trong sáng hơn.Tác giả luôn bám sát vào đường đời nhân vật, không bỏ lỡ một thời gian nào, tuy nhiên, chỉ tập trung miêu tả thời gian có tính chất bước ngoặt,còn lại, thời gian rút ngắn trong sự miêu tả với các đơn vị mang tính chất ước lệ như trải qua., đã qua..,mấy hôm sau..trong "Thuỷ Hử truyện" bên cạnh thời gian sinh hoạt tác giả còn tập trung miêu tả thời gian chiến đấu.
Đặc biệt, những địa danh, tên núi, tên sông đều được tác giả miêu tả địa thế với sự dữ dội, nguy hiểm.chẳng hạn như khoảng hồ ở thôn Thạch Kiệt tiếp giáp với Lương Sơn Bạc là một vùng hồ sâu rộng, lau cỏ um tùm, trong hồ toàn thị kênh ngang, ngòi tắt, nước rộng, vũng nhiều, là một địa thế thuỷ chiến đã làm cho quan quân khiếp đảm, hay rừng Dã Trư cây cối um tùm, khói mây mờ mịt, là nơi rất hiểm ác, hiu quạnh..đồi Cảnh Dương, núi Nghi Lĩnh là nơi tập hợp biết bao mãnh thú hung ác. Một Lý Quỳ xông xáo trận tiền với đôi búa dũng mãnh, một Đại Đao Quan Thắng uy nghi lẫm liệt là hình ảnh tái hiện của quan Vân Trường lấy đầu giặc dễ như trở bàn tay, một Lý Tuấn mưu lược hơn ngời..Không gian chiến trận chuyển đổi một cách liên tục, đặc biệt, xuất hiện pháp thuật hô phong hóan vũ khiến cho không gian mang màu sắc hư ảo, thực hư đan xen góp phần làm nổi bật các sự kiện tạo dòng mạch cho cốt truyện phát triển một cách tự nhiên. Đặc biệt,không gian chuyển đổi nhanh chóng, cả không gian,thời gian đều bị dồn nén cao vì thế tạo nên tiết tấu gấp gáp, khẩn trương, nhảy vọt sự kiện để tạo sự cô đúc, hấp dẫn của tác phẩm, những hoàn cảnh có tính chất phức tạp của quá trình chuyển đối tính cách thư- ờng được tác giả đặt vào trong không gian có phần dữ dội bị dồn nén trong một hoàn cảnh nhất định.