1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Cương chi tiết đề tài NCKH :Những biện pháp khắc phục và ứng phó tình trạng stress cho học viên đào tạo kỹ sư quân sự ở HVKTQS.

11 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 27,83 KB

Nội dung

Sự phát triển công nghiệp cũng như xã hội cùng môi trường ô nhiễm và những yếu tố nội tại trong cơ thể con người đã trở thành tác nhân gây nên stress. Con người hằng ngày đều đang phải đối mặt với nhiều sự kiện, biến cố xảy ra xung quanh họ, phải đương đầu với nhiều tình huống khó khăn phức tạp khác nhau. Bên cạnh đó,nói chuyện về vấn đề riêng tư của một người không phải là dễ, vì cái gọi là phong tục và nỗi sợ bị mất thể diện. Bởi thế mà sang chấn tâm lý (stress) gây ra do vấn đề tâm lý lại biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể.Có nhiều cán bộ y tế đa khoa đã gặp nhiều người bệnh đến khám với những phàn nàn về: chóng mặt, đau tức ngực, đau tại các vị trí nhất định trên cơ thể hoặc đau đầu. Người bệnh có thể trình bày về cảm giác có vật gì đó chạy trong đầu, (một cảm giác khủng khiếp hơn cả đau đầu), để bày tỏ nỗi lo lắng của mình. Những người này dường như không có bệnh gì rõ ràng và không thể đưa ra những triệu chứng đặc thù cho bệnh nào cả. Người bệnh thường đã đi nhiều bệnh viện, làm nhiều xét nghiệm, qua tay nhiều thầy thuốc mà bệnh không thuyên giảm.Ai cũng có lúc gặp khó khăn khi phải giải quyết một vấn đề hoặc một tình huống xã hội trong cuộc sống. Vấn đề là ở chỗ họ có thể không kiểm soát chính bản thân mình một cách hoàn hảo, và thế là họ bộc lộ các triệu chứng sợ hãi, buồn nản, bệnh lý tâm thể (bệnh tâm thể là một bệnh cơ thể mà nguyên nhân gốc rễ của bệnh là do trạng thái tâm lý, chẳng hạn do một trục trặc về chuyện tình cảm, những rắc rối trong các mối quan hệ, lạm dụng rượuchất gây nghiện). Loại bệnh lý này rất thường gặp trong chuyên khoa tâm thần, được gọi là lo âu, trầm cảm nhẹ hoặc rối loạn stress sau sang chấn.Vì vậy, bất cứ ai cũng có thể bị stress.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển công nghiệp cũng như xã hội cùng môi trường ô nhiễm và những yếu tố nội tại trong cơ thể con người đã trở thành tác nhân gây nên stress Con người hằng ngày đều đang phải đối mặt với nhiều sự kiện, biến cố xảy ra xung quanh họ, phải đương đầu với nhiều tình huống khó khăn phức tạp khác nhau Bên cạnh đó,nói chuyện về vấn đề riêng tư của một người không phải là dễ, vì cái gọi là phong tục và nỗi sợ bị mất thể diện Bởi thế mà sang chấn tâm lý (stress) gây ra do vấn đề tâm lý lại biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể

Có nhiều cán bộ y tế đa khoa đã gặp nhiều người bệnh đến khám với những phàn nàn về: chóng mặt, đau tức ngực, đau tại các vị trí nhất định trên cơ thể hoặc đau đầu Người bệnh có thể trình bày về cảm giác có vật gì đó chạy trong đầu, (một cảm giác khủng khiếp hơn cả đau đầu), để bày tỏ nỗi lo lắng của mình Những người này dường như không có bệnh gì rõ ràng và không thể đưa ra những triệu chứng đặc thù cho bệnh nào cả Người bệnh thường đã đi nhiều bệnh viện, làm nhiều xét nghiệm, qua tay nhiều thầy thuốc mà bệnh không thuyên giảm

Ai cũng có lúc gặp khó khăn khi phải giải quyết một vấn đề hoặc một tình huống

xã hội trong cuộc sống Vấn đề là ở chỗ họ có thể không kiểm soát chính bản thân mình một cách hoàn hảo, và thế là họ bộc lộ các triệu chứng sợ hãi, buồn nản, bệnh lý tâm thể (bệnh tâm thể là một bệnh cơ thể mà nguyên nhân gốc rễ của bệnh là do trạng thái tâm lý, chẳng hạn do một trục trặc về chuyện tình cảm, những rắc rối trong các mối quan hệ, lạm dụng rượu/chất gây nghiện) Loại bệnh

lý này rất thường gặp trong chuyên khoa tâm thần, được gọi là lo âu, trầm cảm

nhẹ hoặc rối loạn stress sau sang chấn.Vì vậy, bất cứ ai cũng có thể bị stress

Trang 2

Stress phát sinh từ những trải nghiệm và/hoặc những điều kiện sống khó khăn gây nên tác động tâm lý Bất kỳ tình huống nào ta phải giải quyết đều gây stress

Ai cũng có stress Một số phải chịu đựng hậu quả của stress nặng nề hơn những người khác Ví dụ, với cùng một loại stress thì người này có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn người kia

Khi ta cảm thấy bị đe doạ, stress có thể là một phản ứng bình thường: bắp cơ căng ra, tim đập nhanh và thở gấp Khi mối đe doạ đã qua đi, thì bình tĩnh trở lại

Nhưng với một số người thì cảm giác căng thẳng và lo lắng vẫn tiếp diễn Họ cảm thấy bất an như: lo lắng về điều kiện sống, công việc, , hoặc về những xung đột trong gia đình mình Những lo lắng và căng thẳng tiếp diễn này có thể gây ra các chứng đau dạng cơ thể và phàn nàn về kiểu bệnh "quái lạ" này Nhận biết những người stress nặng là rất quan trọng Vì stress có thể ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ cuộc sống của người đó bằng cách gây ra:

- Nỗi đau tinh thần

- Than phiền về sức khoẻ cơ thể

- Thay đổi thái độ ứng xử

- Những rắc rối trong mối quan hệ với những người khác

- Những rắc rối tại nơi làm việc

Stress là vấn đề của con người ở mọi thời đại, nó tồn tại song hành cùng với sự phát triển không ngừng của con người Câu hỏi được đặt ra ở đây là stress luôn

có mặt ở bên cạnh con người như vật bất ly thân như vậy thì có gì nguy hiểm không? Như chúng ta vẫn thấy cái gì cũng có tính chất hai mặt của nó Stress có

Trang 3

thể làm phá vỡ sự cân bằng trong cuộc sống của con người làm nảy sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người Song tác động tiêu cực đó không phải là tất cả, thực ra không có stress thì có thể dẫn tới cái chết của con người, nó là chất muối làm cho cuộc đời thêm thi vị Cuộc sống không có stress sẽ chẳng có thách thức gì, chẳng có trở ngại nào phải vượt qua, chẳng có địa hạt mới nào để chiếm lĩnh, chẳng có lý do gì để trau dồi trí tuệ hoặc nâng cao năng lực Việc hiểu biết về stress và ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống của con người là yếu tố cần thiết Hiện nay nhiều người chỉ nhận thức về stress theo tính tính tiêu cực của nó và tìm cách đối phó chứ không tìm cách hòa hợp sống chung với nó, biến nó thành động lực giúp con người phát triển

Những lý do trên là động lực thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài NCKH:

“Những biện pháp khắc phục và ứng phó tình trạng stress cho học viên đào tạo kỹ sư quân sự ở HVKTQS “

2.Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Vấn đề nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho học viên đào tạo kỹ sư quân

sự đang là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong các trường đại học đào tạo hệ quân sự hiện nay,điển hình là HVKTQS.Do đó đã có nhiều bài báo,tạp chí,… đề cập đến vấn đề này.Bên cạnh đó cũng có nhiều buổi hội thảo

và đề tài nghiên cứu khoa học nói về vấn đề này

Bài viết “Phòng ngừa và điều trị Stress”của tiến sĩ Trần Phương Đông-bệnh

viện châm cứu trung ương trên trang chamcuuvietnam.vn đã cho thấy những vấn

đề cơ bản nhất về stress như khái niệm,một số biểu hiện và triệu chứng,bên cạnh

đó cũng nêu ra một số phương pháp trị liệu cả về tâm lý lẫn bằng y học

Trang 4

Hay bài viết “Stress và những giải pháp giảm stress nhanh” của tác giả Hoàng

Anh trên trang tuelinh.vn cũng đã đề cập tới những biểu hiện và một số biện pháp khắc phục nhanh tình trạng stress

Bài viết”Nhận biết nguy cơ bệnh lý liên quan tới Stress” của bác sĩ Trần Thị

Hồng Thu trên trang maihuong.gov.vn cũng nêu ra một số dấu hiệu để phát hiện stress…

Các bài viết ở trên đã chỉ ra phần nào về thực trạng và nguy cơ của stress.Tuy nhiên ,các bài viết trên đề cập đến vấn đề stress khá là chung chung cho nhiều đối tượng,chỉ đơn thuần là một số lý thuyết và giải đáp một số thắc mắc về triệu chứng tâm lý này mà chưa có cách ứng phó cụ thể cho đối tượng là sinh viên,đặc biệt là sinh viên khối ngành quân sự,có áp lực lớn về rèn luyện và học tập với cường độ cao Chúng tôi chọn thời điểm các bạn sinh viên đang trong giai đoạn chuẩn bị thi giữa kỳ, đây là thời điểm mà các bạn sinh viên đang phái bận rộn với việc học tập, đang phải đương đầu với sự căng thẳng của áp lực thi cử Mặt khác hầu hết các sinh viên đang theo học tại trường HVKTQS là sinh viên ngoại tỉnh, có cuộc sống xa nhà, họ phải tự chăm lo cho sức khỏe và cuộc sống của chính bản thân mình Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho những biểu hiện stress của sinh viên cao rõ rệt như vậy

Vì vậy trong giới hạn cho phép chúng tôi xin thực hiện đề tài này để góp phần thay đổi tâm lý của người học viên đào tạo hệ kĩ sư quân sự tại HVKTQS,góp phần nâng cao về chất lượng đào tạo,quản lý,giảng dạy và học tập đối với học viên quân sự

3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

*Mục đích của đề tài

Đề tài được nghiên cứu với các mục đích sau đây:

Trang 5

-Tìm hiểu thực trạng về stress của học viên đào tạo kỹ sư quân sự ở HVKTQS hiện nay

-Nâng cao chất lượng đào tạo người kỹ sư khoa học kĩ thuật quân sự ở HVKTQS -Có cái nhìn tổng quan về đời sống tinh thần và tâm lý của học viên đào tạo kỹ

sư quân sự

*Nhiệm vụ của đề tài

- Luận giải làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc stress của học viên quân sự

- Phân tích và đánh giá thực trạng việc stress của học viên trong học viện hiện nay

-Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và gây ra stress ở học viên đào tạo kỹ sư quân sự

- Đề xuất một số biện pháp khắc phục và ứng phó tình trạng stress của học viên đào tạo kỹ sư quân sự hiện nay nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo người kỹ sư khoa học kĩ thuật quân sự ở HVKTQS

4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về thực trạng stress đang diễn ra ở phần lớn học viên đào tạo hệ kĩ sư quân sự,các yếu tố tác động và gây ra stress như môi trường học tập quân đội,tâm lý ngành nghề,khả năng bản thân,áp lực học tập,điều kiện cơ sở vật chất,…Để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục

và ứng phó tình trạng stress của học viên đào tạo kỹ sư quân sự hiện nay nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo người kỹ sư khoa học kĩ thuật quân sự ở HVKTQS

Trang 6

Về đối tượng: Học viên đào tạo kỹ sư quân sự dài hạn tại HVKTQS từ khóa 46 đến khóa 50

Phạm vi nghiên cứu:

+Về nội dung: các vấn đề liên quan trực tiếp đến vấn đề stress của học viên; +Về thời gian: hiện tại và những năm tiếp theo;

+Về không gian: tại HVKTQS

5.Giả thiết khoa học

Con người hằng ngày đều đang phải đối mặt với nhiều sự kiện, biến cố xảy ra xung quanh họ, phải đương đầu với nhiều tình huống khó khăn phức tạp khác nhau Stress là vấn đề của con người ở mọi thời đại, nó tồn tại song hành cùng với sự phát triển không ngừng của con người.Đặc biệt là học viên đào tạo hệ kỹ

sư quân sự với cường độ học tập và huấn luyện cao,bên cạnh đó là các quy định nghiêm khắc về kỷ luật và quản lý rèn luyện thì stress đang là một vấn đề rất phổ biến trong học viên

6.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận:

Dựa trên các quan điểm về tâm lý học tiến hành phân tích làm rõ nguyên nhân,thực trạng và tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng stress của học viên đào tạo kỹ sư quân sự ở HVKTQS,phổ biến đến cán bộ và học viên kịp thời để nâng cao chất lượng giáo dục và quản lí đối với học viên đào tạo kỹ sư quân sự ở HVKTQS

Trang 7

* Phương pháp nghiên cứu:

Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của môn tâm lý học quân

sự và giáo dục quân sự để nghiên cứu, cụ thể:

1 Quan sát hoạt động giáo dục kỉ luật, hoạt động duy trì chế độ, nề nếp xây dựng chính qui tại các khoá đào tạo kĩ sư quân sự (46,47,48,49,50) Trên cơ sở

đó có thêm tư liệu để phân tích, tổng hợp, nhận định đối với vấn đề nghiên cứu

2 Trao đổi với cán bộ quản lí, học viên về những vấn đề cần nghiên cứu (phỏng vấn sâu một số đối tượng như cán bộ sĩ quan chủ chốt, các đơn vị và học viên, nhằm đánh giá đúng thực trạng giáo dục kỉ luật,biểu hiện stress của học viên trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng stress và các biểu hiện tâm lý tiêu cực khác đối với học viên đào tạo kĩ sư quân sự ở học viện KTQS hiện nay)

3 Điều tra: tiến hành trưng cầu ý kiến bằng phiếu để tìm hiểu và khẳng định tính khách quan của một số nhận định cần thiết

4 Nghiên cứu sản phẩm: nghiên cứu một số sản phẩm cần thiết (như kế hoạch năm học, tổng kết năm học của tiểu đoàn, sổ theo dõi tình hình vi phạm kỉ luật, kế hoạch học tập, rèn luyện của học viên, …)

5 Tổng kết kinh nghiệm: Phân tích một số kinh nghiệm về công tác giáo dục kỉ luật trong thời gian vừa qua

6 Sử dụng phương pháp chuyên gia trong việc tổ chức triển khai thực hiện

và đánh giá kết quả của đề tài

7.Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Trang 8

Làm rõ giá trị khoa học và thực tiễn của việc phát huy tính tích cực của học viên trong quá trình học tập,dạy học theo phương thức đổi mới theo hướng tích cực trong các nhà trường hiện nay

Giúp tổng kết lịch sử,đánh giá thực trạng để có bức tranh tổng thể về quá trình học tập của học viên trong những năm qua

Các giải pháp giúp cho việc vận dụng vào đổi mới học tập để nâng cao tính tích cực học tập của học viên đào tạo cơ bản,đồng thời giúp cho các đối tượng sinh viên áp dụng trong học tập hiện nay.Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của HVKTQS

Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập trong Học viện và các nhà trường trong và ngoài quân đội

8 Kết cấu của đề tài

Với cách xác định mục tiêu và nhiệm vụ đề tài phải giải quyết ở mục 3,ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liêu tham khảo và phụ lục,đề tài kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề stress

Chương 2:

Chương 3:

Vấn đề stress đối với học viên đào tạo kỹ sư quân sự ở HVKTQS và các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý học viên

Giải pháp kiến nghị về khắc phục và ứng phó đối với những biểu hiện stress của học viên đào tạo kỹ sư quân sự ở HVKTQS

Trang 9

NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ STRESS

1 Một số vấn đề về stress và nguyên nhân gây stress

1.1 Khái niệm về stress

1.2 Nguyên nhân gây ra stress

2 Các biểu hiện về tâm lý và hành vi của stress

2.1 Các biểu hiện về mặt tâm lý

2.2 Các biểu hiện về mặt hành vi

3 Lý luận về ứng phó

3.1 Khái niệm ứng phó

3.2 Chiến lược ứng phó

4 Những nhân tố tác động đến tâm lý khiến gia tăng mức độ stress

4.1 Nhân tố chủ quan

4.2 Nhân tố khách quan

CHƯƠNG II:VẤN ĐỀ STRESS ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠO KỸ SƯ QUÂN SỰ Ở HVKTQS VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÂM LÝ HỌC VIÊN

1 Thực trạng về vấn đề stress đối với học viên đào tạo kỹ sư quân sự ở HVKTQS

2 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến tâm lý của học viên

Trang 10

2.1 Mức độ biểu hiện lo âu ở học viên đào tạo kỹ sư quân sự ở HVKTQS 2.2 Mức độ biểu hiện trầm cảm ở học viên đào tạo kỹ sư quân sự ở HVKTQS

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của học viên

3.1 Yếu tố chủ quan

3.2 Yếu tố khách quan

CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ VỀ KHẮC PHỤC VÀ ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI NHỮNG BIỂU HIỆN STRESS CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO KỸ

SƯ QUÂN SỰ Ở HVKTQS

1 Đề xuất giải pháp dành cho nhà trường

1.1 Sơ lược về môn tâm lý học

1.2 Giải pháp cho môn học tâm lý học

1.3 Mô hình giảng dạy và rèn luyện trong môn học tâm lý học

2 Đề xuất giải pháp dành cho giảng viên và quản lí học viên

3 Đề xuất giải pháp dành cho học viên đào tạo kỹ sư quân sự

Trang 11

KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Sidney Bloch (2003), Lâm sàng tâm thần học, nxb Y học.

2 Bùi Quang Huy (2007), Rối loạn lo âu, nxb Y học

3 Đỗ Duy Môn, một số biện pháp nhằm giảm stress đối với các chiến sỹ ở đơn vị cơ sở hiện nay, Tạp chí TLH số 5(5/2008).

4 Trần Trọng Thủy (1990), Khoa học chẩn đoán tâm lý, nxb GD.

5 Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển tâm lý, nxb Thế giới.

6 Thiên Chương (8/5/2008), Stress vì đến trường, Vnxpress

7 Trần Phương Đông(2010),Phòng ngừa và điều trị Stress, bệnh viện châm

cứu trung ương,truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2015,

<http://chamcuuvietnam.vn/index.php?

option=com_content&view=article&id=224&Itemid=173&lang=vi>

8. Hoàng Anh(2015),Stress và những giải pháp giảm stress nhanh,tập đoàn

Tuệ Linh,truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2015,< http://tuelinh.vn/stress-va-nhung-giai-phap-giam-stress-nhanh-phan-1-12586>

9. Trần Thị Hồng Thu(2014),Nhận biết nguy cơ bệnh lý liên quan tới stress,

bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương,truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2015,< http://www.maihuong.gov.vn/vi/cac-roi-loan-tam-than/24-nhan-biet-nguy-co-benh-ly-lien-quan-toi-stress.html>

Hà Nội, ngày…….tháng……năm

2015

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NGƯỜI THỰC HIỆN

Ký ghi rõ họ tên Ký ghi rõ họ tên

Ngày đăng: 20/05/2015, 20:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sidney Bloch (2003), Lâm sàng tâm thần học, nxb Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm sàng tâm thần học
Tác giả: Sidney Bloch
Nhà XB: nxb Y học
Năm: 2003
2. Bùi Quang Huy (2007), Rối loạn lo âu, nxb Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rối loạn lo âu
Tác giả: Bùi Quang Huy
Nhà XB: nxb Y học
Năm: 2007
3. Đỗ Duy Môn, một số biện pháp nhằm giảm stress đối với các chiến sỹ ở đơn vị cơ sở hiện nay, Tạp chí TLH số 5(5/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: một số biện pháp nhằm giảm stress đối với các chiến sỹ ởđơn vị cơ sở hiện nay
4. Trần Trọng Thủy (1990), Khoa học chẩn đoán tâm lý, nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học chẩn đoán tâm lý
Tác giả: Trần Trọng Thủy
Nhà XB: nxb GD
Năm: 1990
5. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển tâm lý, nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tâm lý
Tác giả: Nguyễn Khắc Viện
Nhà XB: nxb Thế giới
Năm: 2001
6. Thiên Chương (8/5/2008), Stress vì... đến trường, Vnxpress Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stress vì... đến trường
7. Trần Phương Đông(2010),Phòng ngừa và điều trị Stress, bệnh viện châm cứu trung ương,truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2015,&lt;http://chamcuuvietnam.vn/index.php?option=com_content&amp;view=article&amp;id=224&amp;Itemid=173&amp;lang=vi&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa và điều trị Stress
Tác giả: Trần Phương Đông
Năm: 2010
8. Hoàng Anh(2015),Stress và những giải pháp giảm stress nhanh,tập đoàn Tuệ Linh,truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2015,&lt; http://tuelinh.vn/stress-va- nhung-giai-phap-giam-stress-nhanh-phan-1-12586&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stress và những giải pháp giảm stress nhanh
Tác giả: Hoàng Anh
Năm: 2015

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w