1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức cách mạng

23 6,8K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 116 KB

Nội dung

Lời mở đầuTrong những năm đổi mới vừa qua ,dưới sự lãnh đạo của Đảng ,đất nước ta đã thu được nhiều thắng lợi thành tựu to lớn trên các mặt của đời sống xã hội.Tuy nhiên không nhỏ một cá

Trang 1

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ KHOA MAC-LENIN ,TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

Đề tài: tìm hiểu nguồn gốc hình thành tư tưởng

HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn :thầy Dương Quang Huy

Người thực hiện:Hoàng Văn Phong

Đơn vị :Lớp Ra Đa Hải Quân –c342-d3

Hà Nội -2008

Trang 2

Lời mở đầu

Trong những năm đổi mới vừa qua ,dưới sự lãnh đạo của Đảng ,đất nước ta

đã thu được nhiều thắng lợi thành tựu to lớn trên các mặt của đời sống xã hội.Tuy nhiên không nhỏ một cán bộ Đảng viên đang dần bị mặt trái cơ chế thị trường làm thái hóa biến chất tham nhũng,xa dời những chuẩn mực của đạo đức cách mạng,gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều về đạo đứccách mạng.Những tư tưởng của người nằm trong những bài viết ,bài nói chuyện được diễn đạt ngắn gọn ,súc tích,dễ hiểu và gần gũi với mỗi người dân Việt Nam.Tư tương của người được Người thực hiện trong thực tiễn cách mạng và trong các mối quan hệ với anh em chiến sĩ và đồng bào cả nước.Người đã trở thành tấm gương đạo đức sáng ngời,là hiện than của chủ nghĩa anh hùng cách mạng rất giản dị,mà thật vĩ đại.Tư tưởng và tấm gương đạo đức của người là chuẩn mực cho thế hệ người Việt Nam noi theo

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh” do Bộ Chính trị TW Đảng phát động có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong

đó có cả học viên Học viện Kĩ thuật Quân sự Đó là vấn đề không những cần thiết mà còn mang tính cấp bách

Bố cục tiểu luận:

Phần I:Lời mở đầu

Phần II:Nội dung

Chương I: Quan niệm về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh.

Chương 2: Vai trò của đạo đức cách mạng đối với học viên

Học viện Kĩ thuật Quân sự

Phần III:Kết Luận

Trang 3

Phần II:Nội Dung

Chương I: QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG.

1 Một số quan niệm cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng:

Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, vị anh hùng giải phóng dântộc và là nhà văn hóa lớn, Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một disản vô cùng quý giá, đó là tư tưởng của Người Trong đó, có tư tưởng HồChí Minh về đạo đức cách mạng, bắt nguồn từ truyền thống đạo đức củadân tộc được hình thành và phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựngnước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo đạo đức cách mạngcủa chủ nghĩa Mác – Lênin; là sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa vănhóa, đạo đức của nhân loại Bác luôn xem đạo đức cách mạng là nền tảng,

là chỗ dựa và là cơ sở nuôi dưỡng, phát triển đối với con người, giúp conngười luôn có sự vững vàng trong mọi khó khăn, thử thách Có thể nói,toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh gắn liền với quá trình pháttriển của tư tưởng đạo đức mà Người là tấm gương tiêu biểu Bởi thế cũng

có thể nói, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là phần kết tinh tư tưởng củaNgười

Trong quan niệm đạo đức của Hồ Chí Minh, người có đạo đức là ngườihết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quênmình, gương mẫu trong mọi việc; là người biết đem lại lợi ích cho tổ quốc,cho nhân dân, biết đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên, lên trướclợi ích của cá nhân mình Hồ Chí Minh khuyên chúng ta: “việc gì lợi chodân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân phải hết sức tránh”

Trang 4

Người nói: Đạo đức cách mạng “là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng,cho cách mạng Đó là điều chủ chốt nhất”.

Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhấtcủa nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm nhữngđiểm sau:

“Trung với nước, hiếu với dân” Đây là phẩm

chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối cácphẩm chất khác Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:

“Đạo đức cách mạng là ra sức phấn đấu để thựchiện mục tiêu của Đảng, là hết sức trung thànhphục vụ giai cấp công nhân và nhân dân lao động,tuyệt đối không thể lưng chừng”1

Từ phạm trù “trung với vua, hiếu với cha mẹ”

trong đạo đức truyền thống phương Đông, Hồ ChíMinh đã thực hiện một cuộc cách mạng trong quan

hệ đạo đức Khi nói đến chữ “trung”, từ trước đếnnay chỉ được hiểu trong phạm vi quan hệ cá nhân,nghĩa vụ của cá nhân đối với cá nhân Đặt chữtrung với nước, Hồ Chí Minh đã xác định một quanniệm mới về đạo đức, mở rộng nghĩa vụ của cánhân với cá nhân thành nghĩa vụ của cá nhân đốivới xã hội, với cộng đồng mà cụ thể trước mắt lànghĩa vụ với nước, với dân tộc mình Vì vậy,Người đã đưa vào đó những phạm trù, những nộidung mới, nội dung tiến bộ, cách mạng phù hợp

Trang 5

điều kiện và yêu cầu của cách mạng Việt Nam Tưtưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh không những

kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thốngcủa dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế củatruyền thống đó Theo Người, trung là trung vớinước, trung với Đảng, đó là trung thành tuyệt đốivới lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của dân tộc,của đất nước Hiếu không chỉ với cha mẹ mà cònphải hiếu với dân Dân chính là chủ nhân đích thựccủa nước Hiếu với dân là phải thương yêu kínhtrọng nhân dân, suốt đời phục vụ nhân dân Đâythực sự là một cuộc cách mạng trong quan niệmđạo đức Người giải thích: “Ngày xưa trung làtrung với vua Hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi.Ngày nay nước ta là dân chủ cộng hòa trung làtrung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân; tathương cha mẹ ta, còn phải thương cha mẹ người,phải làm cho mọi người đều phải thương cha mẹ” Đối với người cách mạng, trung với nước, trungvới Đảng và hiếu với dân gắn bó chặt chẽ với nhau,không tách rời nhau Nó được thể hiện bằng nhữngnội dung vô cùng phong phú phù hợp với nhiệm vụtrong từng giai đoạn cách mạng

Trong giai đoạn cách mạng mới, trung với nước,trung với Đảng, hiếu với dân không chỉ là giànhđộc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân mà còn

Trang 6

phải hoàn thành nhiệm vụ nặng nề là phấn đấu xâydựng đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, khôngtụt hậu về kinh tế, khoa học kĩ thuật và công nghệ,không thấp kém về dân trí, không để mất bản sắcdân tộc trong văn hóa, trong đạo đức lối sống, tậndụng thời cơ đẩy lùi mọi nguy cơ, thực hiện mụctiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ và văn minh”

“Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” là những phẩm chất quan trọng, là những yêu cầu đầu tiên và thường xuyên của người cách mạng,

là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt người cách mạng với người không cách mạng Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất, từ Đường Kách mệnh cho đến bản di chúc cuối cùng Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Hồ Chí

Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng,

giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và cho nhân dân Ngay cả trước khi qua đời, trong di chúc Người căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng… phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy

tớ thật trung thành của nhân dân”

Trang 7

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng những kháiniệm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của đạođức truyền thống phương Đông Người đã giữ lạinhững gì tốt đẹp của quá khứ, lọc bỏ những gìkhông còn phù hợp và đưa vào những nội dung mớicho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đấtnước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Theo Hồ Chí Minh thì Cần: tức là cần cù, siêng

năng, chịu thương chịu khó, chăm chỉ, dẻo dai; laođộng sáng tạo, có kế hoạch, có năng suất cao; laođộng với tinh thần tự lực cánh sinh, không lườibiếng, không ỷ lại, không dựa dẫm Cần, đó chính

là siêng học, siêng làm, siêng suy nghĩ đem lại kếtquả to lớn Trái với cần đó là lười biếng: biếng học,biếng làm, không chịu động não tư duy Việc dễ thìdành cho mình, việc khó thì tìm cách lẩn tránh đẩycho người khác Một người lười biếng có thể ảnhhưởng tới hàng ngàn, hàng vạn người Vì vậy, lườibiếng là có tội với Tổ quốc, với đồng bào Phải thấy

rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồnsống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”

Kiệm tức là “tiết kiệm, không xa xỉ, không lãng

phí, không bừa bãi”2, đó là tiết kiệm sức lao động,tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, củanước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái nhỏđến cái lớn, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái lớn;

Trang 8

Tiết kiệm nhưng không bủn xỉn: “việc gì không nêntiêu xài thì dù một đồng xu cũng không nên tiêu;việc gì có ích, có lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc thìtốn bao nhiêu tiền của cũng vui lòng Như thếmớigọi là Kiệm”3 Trái với Kiệm là xa hoa lãngphí, bừa bãi làm tốn thời gian tiền của một cách vôích

Liêm tức là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của

công và của dân”; “không xâm phạm một đồng xu,hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân” Phải “trongsạch không tham lam không ham địa vị, khôngham tiền tài… Vì vậy mà quang minh chính đại,không bao giờ hủ hoá Chỉ có một thứ ham là hamhọc, ham làm, ham tiến bộ”

Trái với thanh liêm là tham ô lãng phí Nhữngnăm 60 của thế kỷ trước, Bác Hồ và Ðảng đã mởcuộc vận động “ba xây ba chống”, mà “chống tham

ô, lãng phí” là một nội dung Bác đã gọi tham ô làgiặc nội xâm Ngày nay là quốc nạn tham nhũng

mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta đã phải chịubiết bao hậu quả; đang quyết tâm ngăn chặn, đẩylùi Lời cảnh báo của Bác về đạo đức, tư cách củangười cán bộ, đảng viên cách đây đã hơn ba phần

tư thế kỷ vẫn giữ nguyên giá trị

3

Trang 9

Chính “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng

đắn” Điều gì không thẳng thắn đứng đắn tức là tà.Làm việc chính tức là thiện, làm việc tà là người ác

Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính Một ngườiphải cần, kiệm, liêm mà còn phải chính nữa mới làhoàn thiện Chính bao gồm trong các công việc cụthể, biểu hiện trong quan hệ, phải thường xuyên tựsửa chữa mình để tăng điều tốt giảm điều xấu HồChủ tịch đã từng căn dặn: “việc thiện thì dù nhỏmấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh.Đồng thời việc gì dù lợi cho mình mà hại chongười khác thì quyết không làm”

Về Chí công vô tư, Người nói: “Đem lòng chí

công vô tư mà đối với người, với việc” “Khi làmbất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khihưởng thụ thì mình nên đi sau”; “phải lo trước thiên

hạ, vui sau thiên hạ” Phải “đặt lợi ích của cáchmạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trướchết”

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có mốiquan hệ biện chứng, gắn bó mật thiết với nhau.Theo Bác: “Cần và kiệm phải đi đôi với nhau nhưhai chân của con người Cần mà không kiệm làmchừng nào xào chừng ấy Kiệm mà không cần thìkhông tăng thêm, không phát triển được” “ChữKiệm phải đi đôi với chữ Liêm cũng như chữ Liêm

Trang 10

phải đi đôi với chữ Cần Có Kiệm mới có liêmđược, vì xa xỉ mà sinh ra tham lam Cần, kiệm,liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư; ngược lại đãchí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảngthì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm,chính và có được nhiều tính tốt khác Bồi dưỡngphẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư sẽlàm cho con người vững vàng trước mọi thử thách,khó khăn, gian khổ.

Trong giai đoạn hiện nay, không phải mọi người

đã làm đúng theo lời Bác dạy là cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư Bên cạnh những người ngaythẳng, liêm khiết thì vẫn còn một bộ phận đangchạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, ích kỉ, cónhững hiện tượng tiêu cực, thu vén cá nhân, thamnhũng… vi phạm đạo đức cách mạng Vì vậy,những phẩm chất đạo đức cách mạng mà Hồ ChíMinh đưa ra vẫn còn nguyên giá trị Mỗi người dù

ở cương vị nào, làm nhiệm vụ gì cần phải ghi nhớ

và làm theo tư tưởng đạo đức của Người

Lòng yêu thương con người là một nội dung quan trọng được thể hiện rõ nét trong tư tưởng đạo

đức Hồ Chí Minh; đó là quan niệm của Người về

“thiện” và “ác”, sự “khoan dung” và lòng “nhân ái”của người cách mạng

Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất t

toàn diện và độc đáo Hồ Chí Minh đã xác định tình

Trang 11

yêu thương con người là một trong những phẩmchất đạo đức cao đẹp nhất Người dành tình yêuthương rộng lớn cho những người cùng khổ Nhữngngười lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: “Tôichỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làmsao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tađược hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn

áo mặc, ai cũng được học hành”

Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí,không phân biệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, làtrẻ hay già, trai hay gái không phân biệt một ai,không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nướcthì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người Tình thương của Bác không dừng lại ở nỗi đau,

ở sự cảm thông, xót xa cho số phận của đồng bàomình và của những người cùng khổ trên toàn thếgiới, mà được biến thành ý chí và hành động quyếttâm giải phóng giai cấp cần lao, giải phóng dân tộc,giải phóng nhân loại, giành lại cho họ giá trị làmngười

Trong quan niệm về “thiện” và “ác”, Người chorằng “thiện” và “ác” có trong thế giới, trong mỗinước và có cả trong bản thân, tư tưởng của mỗi conngười Thiện và ác là hai mặt đối lập luôn đấu tranhgay gắt với nhau Vì vậy làm điều thiện và chốngđiều ác có thể xem như là hai mặt thống nhất biện

Trang 12

chứng trong một hành vi đạo đức Ở Hồ Chí Minh,làm điều thiện và chống điều ác được đặt trên chủnghĩa nhân văn cao cả Người nhắc nhở: “Mỗi conngười đều có thiện ác ở trong lòng Ta phải biếtlàm cho phần tốt ở con người nảy nở như hoa mùaxuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ củangười cách mạng”.

Quan niệm về thiện và ác cũng thể hiện tính

“khoan dung” cao cả của Hồ Chí Minh Tư tưởng

đó xuất phát từ lòng yêu nước thương dân vô hạn.Trong lĩnh vực quân sự, lòng khoan dung được thểhiện tập trung ở sự đối xử rõ ràng giữa thù và bạn;kiên quyết với kẻ thù, độ lượng với mọi ngườikhác Bác yêu cầu quân đội ta phải chiến đấu dũngcảm song “đối với tù binh thì phải đối đãi họ mộtcách nhân đạo” Đối với những đồng bào lầmđường lạc lối, Người chủ trương lấy tình nhân ái

mà cảm hóa và đối xử với họ Người căn dặn:

“Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài.Nhưng ngắn dài đều hợp nhau nơi bàn tay Trongmấy triệu người cũng có người thế này thế khác,nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổtiên ta”

Có lẽ trong lịch sử thế giới ít có vị lãnh tụ nàolại nói nhiều đến nhân nghĩa, mà lại là nhân nghĩađối với chính kẻ thù của mình như Chủ tịch Hồ Chí

Trang 13

Minh Lòng khoan dung, độ lượng của Hồ ChíMinh đã cảm hóa được mọi người nhằm đoàn kếttoàn dân để chống thù trong giặc ngoài.

Trong di chúc, Người căn dặn Đảng ta phải cótình đồng chí thương yêu lẫn nhau; nhắc nhở mỗicán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chấtyêu thương con người

CÁCH MẠNG ĐỐI VỚI HỌC VIÊN HỌC VIỆN KĨ THUẬT QUÂN SỰ.

1 Đạo đức cách mạng đối với học viên Học viện Kĩ thuật Quân sự:

Học viện Kĩ thuật Quân sự là một trung tâmđào tạo cán bộ khoa học kĩ thuật lớn của quân đội

và của đất nước Mục tiêu đào tạo của Học viện làđào tạo ra những cán bộ sĩ quan vừa hồng vừachuyên – những kĩ sư giỏi, sĩ quan tốt, Đảng viênmẫu mực Để hoàn thành những mục tiêu, yêu cầunhiệm vụ đã đề ra, Học viện Kĩ thuật Quân sự đãluôn luôn chú trọng tới mọi mặt công tác đặc biệt làcông tác huấn luyện Điều đó thể hiện rất rõ ở việctuyển chọn đầu vào hầu hết là học sinh phổ thông

có điểm thi đầu vào rất cao so với các trường đạihọc khác tạo tiền đề cho việc hoàn thành nhiệm vụhuấn luyện của Học viện Và đó cũng thể hiện mộtnét đặc thù cơ bản của học viên Học viện Kĩ thuật

Ngày đăng: 28/05/2014, 20:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w