tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về vấn đề đạo đức

17 20.3K 204
tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về vấn đề đạo đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC A.Mở đầu Đạo đức là một vấn đề rất quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống của mỗi chúng ta, nó được coi như một biểu hiện của nhân cách văn hóa xã hội nói chung, của con người nói riêng. Hồ Chí Minh bắt đầu sự nghiệp cứu nước, cứu dân bằng cách giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng cho mọi người. Người đưa nội dung đạo đức cách mạng vào trong những bài giảng đầu tiên cho lớp thanh niên chi thức yêu nước đầu tiên của Việt Nam Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng của giai cấp vô sản – đạo đức Mác – Lênin, mang bản chất cách mạng và khoa học triệt để, đậm đà truyền thống nhân ái Việt Nam và nhân loại. Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của cách mạng, cũng giống như: “gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối”. Việc chăm lo cái gốc, cái nguồn ấy phải là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân cùng với gia đình và mỗi người trong xã hội. Do vậy, việc tìm hiểu học tập, vận dụng tư tưởng đạo đức của mỗi người cán bộ, đảng viên, sinh viên trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc rèn luyện, tu dưỡng, bồi dưỡng đạo đức để góp phần xây dựng,đổi mới và đưa đất nước phát triển. B. Nội dung I.Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức Đạo đức là cái gốc của người cách mạng Khi đánh giá về vai trò của đạo đức trong đời sống,từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người , như gốc của cây, như nguồn của sông suối. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng tư tưởng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. 1 Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người trăn trở với nguy cơ Đảng xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng, rơi vào thoái hóa, biến chất. Vì vậy Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “ là đạo đức, là văn minh”, Người căn dặn: “ Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đấy tớ trung thành của nhân dân”. Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế. Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực phải thống nhất làm một. Trong đó: đức là gốc của tài; hồng là gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là thể hiện cụ thể của đức trong hiệu quả hành động. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng mà trước hết ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực. Người cho rằng, phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của cách mạng vô sản, mà còn do phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức mạnh vô địch. 2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng a. Trung với nước hiếu với dân “ Trung” và “ Hiếu” là những khái niệm cũ trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và Phương Đông, phản ánh mối quan hệ lớn nhất và cũng là phẩm chất đạo đức bao trùm nhất. Hồ Chí Minh đã mượn khái niệm “ trung, hiếu ” trong tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc và đưa 2 vào đó một nội dung mới, mang tính cách mạng, đó là đạo đức: “ trung với nước hiếu với dân”. Theo quan điểm của Người, nước là của dân và dân là chủ của đất nước. Vì vậy “ trung với nước, hiếu với dân” là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước. Trung với nước đòi hỏi: +Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ Quốc , của cách mạng lên trên hết, trước hết. +Quyết tâm phấn đấu để thực hiện và hoàn thành mục tiêu của cách mạng, đưa đất nước phát triển theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. +Thục hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nội dung hiếu với dân: +Khẳng định sức mạnh, vai trò thực sự của nhân dân. Dân là gốc của nước, sáng tạo ra của cải vật chất, làm nên lịch sử. +Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, hòa mình với dân thánh một khối, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng va Nhà nước. +Chăm lo đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. b. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” cũng là những khái niệm cũ trong đạo đức truyền thống dân tộc, được Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”. Việc thực hiện phẩm chất này đặt ra đối với tất cả mọi người, khi cách mạng thuận lợi cũng như lúc gặp khó khăn. 3 Cần là siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh. Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải,… của nước, của dân; “ không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù. Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân. Phải “trong sạch, không tham lam” tiền của, địa vị, danh tiếng. Chính là thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình - không được tự cao, tự đại, phải khiêm tốn, học hỏi. Đối với người – không nịnh trên, không khinh dưới, thật thà. Đối với việc – phải để công việc lên trên, việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh. Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người. Nó là thước đo bản chất của một con người. Hồ Chí Minh viết: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người” Cần, kiệm, liêm, chính càng cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Bởi vì nếu cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm thì sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của cách mạng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Mặt khác “những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, trở thành sâu mot của dân”. Đối với, mỗi quốc gia, cần, kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, thể hiện sự văn minh, tiến bộ. Cần, kiệm, liêm, chính còn là nền tảng của đời sống mới, của các phong trào thi đua yêu nước, là cái cần để “làm việc, làm người, làm cán bộ, để 4 phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”. Chí công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị; làm việc gì cũng không nghĩ đến mình trước “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, “lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào; là đặt lợi ích của cách mạng, của dân lên trên hết, trước hết”. Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Bởi vì chủ nghĩa cá nhân là trái với đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là vết tích của xã hội cũ, đó là lối sông ích kỷ, chỉ biết riêng mình, thu vén cho riêng mình, chỉ thấy công lao của mình mà quên mất công lao của người khác. Chủ nghĩa cá nhân là đồng minh của đế quốc; là một thứ vi trùng rất độc. Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm, như: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí,…. Đó “là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc”. Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa xã hội không thể thắng lợi nếu không loại trừ chủ nhĩa cá nhân. Tuy nhiên, cần có nhận thức đúng đắn đâu là chủ nghĩa cá nhân. Hồ Chí Minh cho rằng: “đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh,, “chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình”. c. Thương yêu con người, sống có tình nghĩa Yêu thương con người được Hồ CHí Minh xác định là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người nói, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng. Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà chấp nhận mọi gian khổ, 5 hy sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm no áo ấm và hạnh phúc cho con người. Tình yêu thương đó là một tinh cảm rộng lớn trước hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức, bị bóc lột, không phân biệt màu da, dân tộc. Người cho rằng, nếu không có tính yêu thương như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân, thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em,…. Nó đòi hỏi mỗi người phải chặt chẽ nghiêm khắc với mình; rộng rãi, độ lượng và giàu lòng vị tha với người khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng quyền con người,nâng con người lên, kể cả những người nhất thời lầm lạc. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện, độc đáo. Con người cũng như năm ngón tay, có ngón dài, ngón ngắn. Con người không phải thánh thần, có thiện ác ở trong lòng. Dù văn minh hay lạc hậu, tốt hay xấu, con người đều có tình. Chúng ta “cần làm cho phần tốt trong mỗi người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi”. Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh luôn gắn liền với hành động cụ thể, mang lại cơm ăn, nước uống, trả lại nhân phẩm cho cho con người, phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân dân. Tình thương yêu đó không chỉ trong phạm vi dân tộc, mà vươn tới tầm nhân loại. d. Có tinh thần quốc tế trong sáng Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chât giai câp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt ra khỏi quốc gia dân tộc. 6 Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc. Người khẳng định: bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh em. Giúp bạn là tự giúp mình. Thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân thế giới. Người đã góp phần to lớn, có hiệu quả xây đắp tình đoàn kết quốc tế, tạo ra một kiểu quan hệ quôc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, nhằm kiến tạo một nền văn hóa hòa bình cho nhân loại. 3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới a. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức Nói đi đôi với làm, Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới. Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – đạo đức cách mạng. Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đưc giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo, thậm chí nói mà không làm. Người đã nhiều lần bàn đến việc tẩy sạch bệnh quan liêu, coi thường quàn chúng của một số cán bộ, đảng viên “miệng nói thì dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng nói thì “ phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ”, làm tổn hại uy tín của Đảng và Chính phủ trước nhân dân. Hơn bất kì một lĩnh vực nào khác, trong rèn luyện đạo đức phải chú trọng “đạo làm gương”. Hồ Chí Minh dạy: “muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”; “hô hào dân tiết kiệm mình phải tiết kiệm trước đã”. Nói tóm lại, “ Đảng viên đi trước làng nước theo sau”, “lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn 7 nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” Như vậy, một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên một cái nền rộng lớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hàng ngày của toàn xã hội. Bác Hồ kính yêu là tấm gương nói đi đôi với làm cho nên Người có sức thuyết phục lớn, có một sức hút mãnh liệt cho cả dân tộc, các tầng lớp xã hội, các thế hệ người Việt Nam đều tin tưởng, kính phục, yêu quý và đi theo lời kêu gọi của người. Các vị lãnh tụ cộng sản và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới cũng kính yêu Người. b. Xây đi đôi với chống Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giũa xây và chống. Đấu tranh đẻ chống lại cái sai, cái xấu, cái ác phải đi liền với xây dựng cái đúng, cái tốt, cái thiện, hướng vào xây và lấy dân làm chính, một nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài. Lấy gương người tốt để hằng ngày giáo ducl lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng,xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng trước hết phải được tiến hành bằng giáo dục phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới. Việc giáo dục đạo đức phải được tiến hành phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, phù hợp vời từng lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp,tầng lớp và từng môi trường khác nhau, phải khơi dậy được ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người. Bản chất của sự tự giác cũng là một phẩm chất cao quý đối với mỗi người và mỗi tổ chúc, trước hết là Đảng. Việc xây dựng đạo đức cách mạng không phải dể dàng, bởi ai lại không thích quyền lực, ai thấy tiền, vàng bạc, nhà cao cửa rộng lại không ham, chio nên đấu tranh để thắng những ham muốn của bản thân mình là cuộc đấu tranh gay go và phức tạp. Nhưng nếu chúng ta kiên quyết thì sẽ thành công. Hơn nữa, trong Đảng, trong mỗi con người vì những lý do 8 khác nhau nên không phải mọi người đều tốt. Bác đã chỉ rõ những kẻ địch trước hết là chống thói quen và truyền thống lạc hậu, và đặc biệt là chống chủ nghĩa cá nhân đang ẩn chứa trong mỗi con người, khi có điều kiện tác động nó sẽ phát triển. Cho nên Bác yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên “trước hết phải đánh thắng lòng ta là kẻ thù trong mình”. Và phải phê phán đấu tranh loại bỏ hàng trăm thứ bệnh do chủ nghĩa cá nhân gây ra vì nó là vật cản nguy hiểm cho việc xây dựng đạo đức cách mạng. Để dành thắng lợi trong cuộc chiến đấu này, điều quan trọng là phải phát hiện sớm, phải tuyên truyền, vận động hình thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự lành mạnh, trong sạch về đạo đức. c. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời Theo Hồ Chí Minh, “đạo đức cách mạng không phải trên trời xa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Vì vậy, muốn có được những phẩm chất đạo đức, đòi hỏi phải”gian nan rèn luyện”, “kiên trì và nhẫn nại”; phải giáo dục mới thành công. Đạo đức cách mạng là đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành động vì độc lập, tự do của dân tộc. Hạnh phúc của nhân dân. Chỉ có trong hành động , đạo đức cách mạng mới bộc lộ rõ những giá trị của mình. Việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thấn tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người và sự đóng góp xây dựng của tập thể, của quần chúng. Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện ác ở trong mình. Nhưng tốt, xấu, hiền, dữ, thiện, ác đều phụ thuộc vào sự giáo dục và rèn luyện mà nên. Cho nên, vấn đề là chúng ta phải biết và dám dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật bản thân con người mình và dựa vào tập thể để thấy cái tốt, cái hay để phát huy, cái ác, cái xấu để khắc phục. Và việc ta tu dưỡng đạo đức cách mạng phải gắn liền với thực tiễn cách mạng, phải bền bỉ ở mọi lúc, mọi nơi, 9 mọi hoàn cảnh. Bác đã viết “tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lên lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ. Vì vậy gột rửa chủ nghĩa cá nhân ví như rửa mặt thì phải rửa hàng ngày”. Trên đây là ba nguyên tắc cơ bản rèn luyện đạo đức của cá nhân để trở thành người có đạo đức cách mạng. Mỗi cán bộ, Đảng viên, mỗi người dân nếu thực tâm làm theo lời Bác thì sẽ hoàn toàn thực hiện được. Vì những điều Bác dạy không phải chỉ có những vĩ nhân hay lãnh tụ mới thực hiện được,mà mọi người đều thực hiện đươc bởi đó là những điều rất bình dị trong cuộc sống mỗi người. II. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 1. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh cho rằng, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng. Riêng với thế hệ trẻ việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là “người chủ tương lai của nước nhà”; là cái cầu nối giữa các thế hệ - “người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”. Nói chuyện với sinh viên, Người khẳng định: “Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được ích gì lợi cho xã hội , mà còn hại xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người”. Người còn chỉ rõ, việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị chính của họ mà còn tạo ra sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt 10 [...]... ổn định chính trị và đồng thuận xã hội Tình hình đó đòi hỏi phải chú trọng xây dựng đạo đức xã hội và giáo dục tu dưỡng đạo đức cá nhân Vào lúc này, thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, noi theo tấm gương sáng đạo đức Hồ Chí Minh trở nên vô cùng cấp thiết và bức xúc Đó còn là vấn đề cơ bản, lâu dài đối với sự phát triển, hiện đại hóa xã hội nước ta Tư tưởng và tấn gương đạo đức cách... kiên quyết khắc phục các mặt suy thoái đạo đức, những tiêu cực trong xã hội 2 Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh a Thực trạng đạo đức lối sống sinh viên hiện nay Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tinh thần cho thanh niên, sinh viên nhận thức đúng đắn, sáng tạo những phẩm chất đạo đức, chuẩn mực, góp phần bổ trợ kiến thức, tu dưỡng để hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực Bồi dưỡng phẩm... là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường Hồ Chí Minh thường dạy` cán bộ, đảng viên phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ít lòng ham muốn vật chất, đó là tư cách người cán bộ cách mạng và tự mình, Người đã gương mẫu thực hiện Suốt đời sống trong sạch, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, luôn vì nước vì dân;... trước mắt đã tổ chức thi hộ, thi thuê, b Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Tư tưởng và phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh có một sức sống mãnh liệt và sự cổ vũ lớn lao không chỉ với nhân dân Việt Nam mà còn cả nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội Để trở thành người có ích cho xã hội, người chủ tư ng lai của nước nhà, thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên,... trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh Cũng như với mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân khác, đối với tầng lớp sinh viên, thnh niên tri thức, Hồ Chí Minh đã sớm xác định những phẩm chất đạo đức tối cần thiết để họ có phương hướng phấn đấu và rèn luyện Những phẩm... đức cách mạng trong sáng của Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta Nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ, công chức và toàn thể nhân dân ta đối với Bác kính yêumột con người mà tư tưởng và tầm vóc vĩ đại đã vượt qua mọi không gian và thời gian, trở thành một biểu tư ng đẹp đẽ của văn minh nhân loại: Anh hùng giải... ta đều là bạn Bất kì ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng bào là bạn Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù Điều gì phải, thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ” Học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí. .. tổ chức và cá nhân một người đạo đức cũng thể hiện vai trò của nó Thiếu vắng hoặc yếu kém về đạo đức, con người không có nhân tính đầy đủ, không phát triển được nhân tính để thành người và làm người Suy thoái đạo đức, xã hội không thể phát triển bền vững trên tất cả lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, văn hóa và xã hội Trong hệ thống các động lực phát triển xã hội, đạo đức là một động lực tinh thần... tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trước hết phải thấm nhuần những tư tưởng của Người về vai trò và các chuẩn mực đạo đức Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong sinh hoạt, công tác, không ngừng nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, nói đi đôi với làm, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước Đòng thời kiên quyết khắc phục các mặt suy thoái đạo đức, những tiêu cực trong... trí thức nói riêng cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 13 Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Theo Hồ Chí Minh yêu nước là sẵn sàng phấn đấu hi sinh cho lợi ích chung, việc gì có lợi cho dân, cho nước, cho tập thể thì quyết chí làm, việc gì có hại thì quyết không làm Làm việc gì . của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức Đạo đức là cái gốc của người cách mạng Khi đánh giá về vai trò của đạo đức trong đời sống,từ rất sớm, Hồ Chí. TIỂU LUẬN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC A.Mở đầu Đạo đức là một vấn đề rất quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống của mỗi chúng. mặt suy thoái đạo đức, những tiêu cực trong xã hội. 2. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh a. Thực trạng đạo đức lối sống sinh viên hiện nay Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng

Ngày đăng: 31/10/2014, 16:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan