Đề cương chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh

19 507 0
Đề cương chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DỮ LIỆU NGÂN HÀNG ĐỀ THI MÔN CHUYÊN ĐỀ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I I. LOẠI CÂU 4 ĐIỂM. Câu 1: Trình bày khái niệm lý luận, phương pháp, phương pháp luận và mối quan hệ giữa chúng. - Lý luận: là hệ thống các luận điểm gắn bó chặt chẽ với nhau về mặt logic, phản ánh bản chất, quy luật vận động và phát triển của khách thể được nghiên cứu. Diểm xuất phát của lý luận là thực tiễn, vì thế lý luận là khái niệm dừng để chỉ hệ thống những quan điểm, những tưởng được tổng kết và khái quát từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của con người trong nhiều lĩnh vực và thuộc những phạm vi không gian và thời gian khác nhau. Lý luận có thể tác dụng chỉ đạo ngược trở lại đối với hoạt động thực tiễn tiếp theo ở những lĩnh vực và phạm vi phù hợp. - Phương pháp: là toàn bộ những cách thức với tính chất là 1 hệ thống những nguyên tắc xuất phát từ các quy luật tồn tại của đối tượng, khách thể đã được nhận thức cũng nhưn hoạt động được thực tiễn của con người, nhằm tác động vào đối tượng, khác thể để thực hiện mục đích đã định. Phương pháp mang tính chủ quan, vì nó do con người tìm kiếm, lụa chọn, sử dụng, mawtk khác nó lại mang tính khách quan vì nó gắn với đối tượng mà con người tác động thông qua hoạt động nhận thức và cải tạo của mình. - Phương pháp luận: là lý luận về các phương pháp nhận thức và cải tạo thực tiễn. Nó xứng đáng được gọi là học thuyết về phương pháp. Biểu hiện ra 1 hệ thống chặt chẽ các quan điểm, các nguyên lý chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. - Mối quan hệ: cả 3 có mối quan hệ nội tại và quy định lẫn nhau. Lý luận là hệ thống các tri thức, các phạm trù và khái niệm, có chức năng vừa phản ánh vừa dự báo bản chất, quy luật vận động và phát triển của khách thể được nghiên cứu. Do đó lý luận là cơ sở để dẫn đến phương pháp. Lý luận nào thì phương pháp ấy. Phương pháp được hình thành từ lý luận, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Lý luận đẻ ra phương pháp, phương pháp tác động lại lý luận, làm lý luận phát triển, và lý luận mới hình thành, lý luận mới hình thành lại đẻ ra phương pháp mới. Phương pháp luận là phương thức luận giải, khái quát, lựa chọn và vận dụng các phương pháp, đảm bảo cho sự thiết lập mới quan hệ hài hòa giữa lý luận và phương pháp, giữa khách thể và chủ thể nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học là 1 hoạt động nhằm tìm tòi khám phá ra cái mới, sản xuất ra tri thức ở cấp độ lý luận khoa học. Nắm được mối quan hệ này là công việc mà các nhà khoa học phải luôn trau dồi, nếu thiế nó thì không thể có bất cứ 1 kết quả hay bước tiến nào trong khoa học Câu 2: Trình bày quan niệm về phương pháp cách mạng HCM. Phương pháp cách mạng của Người là sự vận dụng một cách sáng tạo phương pháp luận phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam để tìm ra con đường, hình thức, biện pháp…thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đó cũng là sự kế thừa có chọn lọc và áp dụng sang tạo những phương pháp suy nghĩ và hành động của các nhà tưởng, chính trị, quân sự Việt Nam trong lịch sử vào điều kiện hiện đại, là sự tổng kết từ thực tiễn các phong trào cách mạng trong nước và thế giới. Phương pháp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh là một hệ thống các phương pháp được thể hiện đa dạng và phong phú ở các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau. Theo giáo sư Đặng Xuân Kỳ, đường lối cách mạng bắt nguồn từ tưởng, học thuyết gắn với thực tiễn, với những điều kiện lịch sử nhất định, còn phương pháp cách mạng là để thực hiện đường lối cách mạng đã được đặt ra. Khác với đường lối cách mạng (là mục tiêu, phương hướng, chiến lược hay là con đường đi lên của cách mạng với những quan điểm cơ bản nhất được xác định), phương pháp cách mạng là cách thức tiến hành cách mạng với tính chất là một hệ thống các quy tắc xuất phát từ các quy luật khách quan của cách mạng trong điều kiện lịch sử cụ thể nhất định nhắm đấu tranh để giành chính quyền, giữ vững chính quyền và xây dựng chế độ mới. Cách thức ấy được thể hiện bằng những hỉnh thức, bước đi thích hợp để thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng, biến đường lối cách mạng thành hiệ thực. Đường lối quyết định phương pháp, phương pháp lại đi đường lối vào cuộc sống, thể hiện đường lối trong hoạt động thực tiễn. Câu 3: Trình bày vị trí của phương pháp cách mạng trong tưởng HCM. - Phương pháp cách mạng là 1 bộ phận quan trọng trong hệ thống tu tưởng Hồ Chí Minh. Người xứng đáng là nhà chiến lược cách mạng và tổ chức vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đưa dân tộc Việt Nam trở thành 1 dân tộc anh hừng trong thế kỷ XX. - Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của phương pháp cách mạng và hết sức coi trọng nó. Cách mạng nếu chỏ có đường lối thôi thì chưa đủ, mà phái có phương pháp cách mạng đúng đắn, nhằm đưa đường lối đó trở thành hiện thực đựa trên phong trào của quàn chúng nhân dân. - Ngay từ buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước: Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu của mình là: tôi muốn ra nước ngoài xem nước pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào tôi sẽ quan trở lại giúp đồng bào ta. - Sau khi đến với chủ nghĩa Mac – Lenin, vấn đề phương pháp cách mạng ở Hồ Chí Minh có sự phát triển vượt bậc và còn làm phong phú kho tàng lý luận Mac – Lenin về phương pháp Câu 4: Phân tích bản chất của phương pháp cách mạng HCM. - Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và xuất phát từ điều kiện thực tiễn Việt Nam. Đồng thời đó còn là sự tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quý báu rút ra từ cuộc cách mạng và những nhà chính trị, quân sự lỗi lạc trên thế giới - Sự kết hợp giữa lý luận cách mạng tiên tiến và thực tiễn lịch sử sinh động với duy Hồ Chí Minh đã hình thành nên phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh. Trong đó có thể thấy tính nguyên tắc, khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, sự kết tinh của tinh hoa văn hóa dân tộc và thời đại, sự thống nhất giữa lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc. Phương pháp ấy chứa đựng tính kiên định, sắc sảo, nhạy bén của Lênin, tính độc lập, tự chủ của Lý Thường Kiệt, sự nhân ái bao dung của Nguyễn Trãi, tài thao lược của Trần Hưng Đạo và sức mạnh thần tốc của Nguyễn Huệ… và trên hết là 1 tầm nhìn vượt thời đại của Hồ Chí Minh. - Phương pháp cách mạnh Hồ Chí Minh bắt nguồn từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử. Như vậy điều kiện cần và đủ để hình thành phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh chính là thực tiễn lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cùng với lý luận cách mạng và kinh nghiệm thực tiễn phong phú của Người. - Tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam lúc bấy giờ là giải quyết sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng. Đến năm 1920 trong duy Nguyễn Ái Quốc đã hình thành 1 phương pháp cách mạng mới: phương pháp cách mạng vô sản phù hợp với thực tiễn lịch sử Việt Nam. Vì vậy bản chất phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là phương pháp cách mạng vô sản ở 1 nước thuộc địa nửa phong kiến. Câu 5: Trình bày nguyên tắc toàn diện, hệ thống và trọng điểm, thiết thực của HCM. - Quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể là 1 trong những nguyên tắc quan trọng của phương pháp biện chứng macxit đã được Hồ Chí Minh tiếp thu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo để giải quyết những vấn đề thực tiễn cách mạng Việt Nam. - Hồ Chí Minh là 1 nhà chiến lược có tầm nhìn xa trông rộng, nhìn toàn diện + Trong xem xét, đánh giá xã hội, Người phân tích toàn diện mọi mặt cả chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội, cả quá khứ, hiện tại và tương lai + Xem xét con người, Người chú ý toàn diện cả năng lực, tình cảm, mặt mạnh, mặt yếu, đức và tài trên các phương diện cá nhân, tập thể, cộng đồng. + Trong đánh giá sức mạnh, so sánh lực lượng, Người đánh giá toàn diện các yếu tố tạo thành sức mạnh như: sức mạnh vật chất, sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại, các yếu tố thời, thế, lực + Hồ Chí Minh đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng yếu tố và sự tác động biện chứng của chúng trong 1 chỉnh thể thống nhất - Theo Người: cần nắm vững quan điểm toàn diện, hệ thống, nhìn xa, trông rông, đồng thời chú ý trọng điểm, cụ thể, thiết thực để chiến lược có tầm nhìn xa trông rông, kế hoạch thì cụ thể, chu đáo - Nguyên tắc toàn diện, hệ thống, trọng điểm, thiết thực đã trở thành phong cách, phương pháp của Hồ Chí Minh trong xem xét và giải quyết mọi công việc. Đây là cơ sở của chiến lược tổng hợp của Đảng trong cách mạng Việt Nam Câu 6: Trình bày quan điểm phát triển, đổi mới của HCM. - Hồ Chí Minh đã tiếp thu 1 trong 2 nguyên lý cơ bản của phép duy vạt biện chứng là nguyên lý về sự phát triển. Trong đó quan điểm phát triển với cách là nguyên tắc phương pháp luận là cơ sở hình thành nên quan điểm phát triển, đổi mới, hướng về cái mới của Người. - Hồ Chí Minh luôn đề cao việc quán triệt và vận dụng quan điểm phát triển, gắn nó với sự đổi mới, phát triển của cách mạng, của xã hội, của con người.: + Cách mạng là đổi mới, “xã hội, con người cũng luôn đổi mới”. Cần phải nắm vững quy luật, xu hướng phát triển của cách mạng, của xã hội, của con người. + Phải luôn nhạy bén với cái mới, tin tưởng ở cái mới, bồi dưỡng và phát huy cái mới để tiến lên. + Coi trọng việc tìm kiếm, phát hiện cái mới, ủng hộ vun đắp và thực hiện cái mới - Hồ Chí Minh đã có những dự báo hết sức đúng đắn, thầ kỳ trên cơ sở nắm vững quy luật của cách mạng kết hợp với những tưởng triết học phương Đông, vì vậy trong những lúc khó khăn nhất Người vẫn tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng - Trong di chúc, Người căn dặn: Phải xóa bỏ cái cũ, đem lại cái mới. Đó là 1 việc khổng lồ phải động viên toàn Đảng, toàn dân mới làm được. - Là 1 trong những nguyên tắc phương pháp luận thể hiện phuwong pháp cách mạng khoa học, sáng tạo trong giải quyết vấn đề thực tiễn cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh. Là cơ sở để đảng ta hoạch định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đường llois đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. Câu 7: Phân tích quan điểm về con người, về nhân dân của HCM. - Quan điểm về con người, về nhân dân của Hồ Chí Minh mang tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc trên cơ sở kế thừa quan điểm tích cực của tưởng triết học phương Đông, của nho giáo, của chủ nghĩa duy vật lịch sử,từ kinh nghiệm thực tế phong phú của mình cộng thêm những tinh hoa truyền thống tốt đẹp của ông cha ta “nước lấy dân làm gốc”, “đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”. - Hồ Chí Minh đã nêu cao quan điểm về con người, về nhân dân; tất cả vì con người, do con người; tất cả vì dân và do dân; con người là vốn quý nhất, là lực lượng to lớn nhất. Quan điểm này được thể hiện như sau: + Trước hết, đây là triết lý sống, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh: sống vì nước, vì dân, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xã hội, con người + Không chỉ là triết lý mà còn là chiến lược về con người: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Vì vậy phải quan tâm đến giáo dục + đào tạo, khoa học – công nghệ, coi trọng nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài. + Quan điểm về con người, về nhân dân còn được thể hiện trong tưởng chính trị - xã hội “dân làm chủ”. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân. + Phải luôn dựa vào dân, tin tưởng, học hỏi nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân vì lực lượng của dân là vô cùng, vo tận. Do đó phải luôn quán triệt quan điểm có dân là có tất cả “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” - Quan điểm về con người, về nhân dân đã trở thành phương pháp, tác phong công tác có giá trị to lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Và là cở sở để Đảng ta hoạch định đường lối, chính sách nhằm phát huy sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Câu 8: Trình bày phương pháp xây dựng lực lượng cách mạng của HCM. Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy truyền thống và tiếp thu tưởng của chủ nghĩa MácLênin: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” trong công cuộc giải phóng dân tộc. Người chủ trương thức tỉnh, giác ngộ, tổ chức nhân dân, có vậy khối đại đoàn kết nhân dân mới trở thành lực lượng lớn mạnh, thành sức mạnh vĩ đại. trước khi rời Pháp năm 1923, Người đã viết: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”. Đảng phải xây dựng khối liên minh công – nông vững chắc, và sau này là khối liên minh của công nhân với nông dân và trí thức, từ đó tập hợp, huy động đông đảo quần chúng thuộc các tầng lớp vào Mặt trận dân tộc thống nhất. Tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng là phương pháp cách mạng chung đã được vận dụng trong mọi giai đoạn, mọi thời kì cách mạng; nhưng phải căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng giai đoạn để xác định những hình thức và biện pháp thích hợp Câu 9: Trình bày phương pháp nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa thế, thời và lực của HCM. Vấn đề rất lớn của đấu tranh cách mạng là vấn đề thời cơ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa thời, thế và lực. Muốn thấy rõ thời cơ phải hiểu rõ cái thế của cách mạng, đánh giá đúng các lực lượng trên trận tuyến đấu tranh, đòi hỏi người làm cách mạng phải có tầm nhìn xa trông rộng, bao quát được tình hình trong nước và thế giới, thấy rõ xu thế trung của thời đại. Đồng thời người cách mạng cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi phân tích những yếu tố tạo nên thời, thế và lực để giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng của chúng với nhau. Phải đảm bảo tính toàn diện trong xem xét, phải “nhìn cho rộng, suy cho kỹ” để thấy ở đâu là “thế” của ta, “lực” của ta như thế nào, và “thời cơ” đã đến hay chưa, để khai thác tối đa khả năng thắng lợi khi phát động khởi nghĩa. Có vậy lực mới càng mạnh, thế mới càng vững và thời cơ không bị bỏ lỡ. Người đã quán triệt phương pháp ấy vào bài thơ “Học đánh cờ” của mình: “ Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ Kiên quyết không ngừng thế tiến công Lạc nước hai xe đành bỏ phí Gặp thời một tốt cũng thành công” Người đã từng nhận định: “Qủa cân chỉ có một kilogram ở vào thế có lợi thì lực của nó tăng lên nhiều lần, có sức làm bổng được vật nặng hàng trăm ký. Đó là thế thắng lợi. Ta đánh Mỹ lấy ít thắng nhiều được là nhờ cái thế của ta rất lợi”. Nếu có thế, lực sẽ được nhân lên và nếu có lực, thế sẽ mạnh hơn bội lần. Ngược lại, nếu có lực mà không có thế thì lực mất điểm tựa. Nếu có thế mà không có lực thì thế không thể bộc lộ được tác dụng của mình. Nhưng không chỉ có “ thế ” và “ lực” là đánh bại được kẻ thù mà còn phải có “thời”. “Thời” ở đây có nghĩa là thời cơ, tình thế cách mạng, hay còn gọi là cơ hội, vận hội. cách mạng đảm bảo muốn nắm chắc phần thắng phải biết chính xác thời cơ. Khi thời cơ đến phải chớp thời cơ và dũng cảm phát động khởi nghĩa. Phải nắm chắc thời cơ, giải quyết đúng các mối quan hệ giữa thời, thế và lực thì cách mạng mới thành công. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, vấn đề thời, thế, lực càng có ý nghĩa. Những thành tựu sau nhiều năm đổi mới cùng những chính sách đối ngoại đúng đắn đã làm cho thế và lực của ta mạnh hơn nhiều so với trước. Mặt khác, chúng ta lại có nhiều thời cơ trong thời kỳ hội nhập, phát huy nội lực mà đặc biệt là nguồn nhân lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, đưa dất nước đi lên. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi liền với nguy cơ thách thức không thể xem thường. Do vậy, xem xét thế và lực, nắng vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chúng là hết sức cần thiết. Câu 10: “Giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp” là nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của HCM. Hãy chứng minh. - Đây là 1 vấn đề có giá trị lịch sử thực tiễn và to lớn trong hệ thống tưởng Hồ Chí Minh khi Người tiếp tuh và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin về vấn đề dân tộc và giai cấp. - Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Khẳn định vai trò lích sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam; chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công – nông – trí. - Hồ Chí Minh đã kết hợp lý luận đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mac – Lenin với truyền thống của dân tộc Việt Nam để khẳng định vấn đề giai cấp và dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau + Giai cấp công nhân, nhân dân lao động chiếm đại bộ phận dân tộc, nên giải phóng dân tộc cũng là giải phóng giai cấp. Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng người bóc lột người, thiết lập 1 nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, mới đảm bảo cho người lao động có quyền làm chủ xã hội, phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội. + Lợi ích của giai cấp và dân tộc là thống nhất với nhau vì nguyện vọng lợi ích chung của tất cả các giai cấp trong xã hội là độc lập dân tộc + Chỉ có thể giành được quyền lợi của dân tộc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, xây dựng khối liên minh công – nông vững chắc, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp và giải phóng con người II.LOẠI CÂU 6 ĐIỂM Câu 1: Phân tích cơ sở hình thành phương pháp cách mạng HCM. tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ những tinh hoa văn hóa nhân loại và từ chủ nghĩa Mác – Lênin. Ngay từ ngày còn bé những tưởng truyền thống của dân tộc đã được Hồ Chí Minh tiếp thu và hấp thụ sự giáo dục của gia đình, của các thầy học, của quê hương, đất nước, của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, của nhiều lớp người của các tầng lớp nhân dân diễn ra liên tiếp. Ra đi tìm đường cứu nước, Người cũng tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác – Lênin và cách mạng tháng 10 Nga, Người tìm ra “cái cần thiết cho chúng ta”, “con đường giải phóng của chúng ta”. Từ đó có sự biến đổi về chất trong tưởng Hồ Chí Minh: hình thành nên những luận điểm, hệ thong lý luận về cách mạng Việt Nam, nhằm giải phóng xã hội và giải phóng con người 1 cách triệt để Chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh đưa những tưởng truyền thống của dân tộc lên tầm cao mới, đưa những tinh hoa văn hóa nhân loại mà Hồ Chí Minh tiếp thu được phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Vì vậy, về mặt logic thì chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc chủ yếu của tưởng Hồ Chí Minh. Là 1 bộ phận của tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh cũng bắt nguồn từ 3 yếu tố trên, nó được thể hiện: Thứ nhất: đó là phương pháp duy vật biện chứng Đó là toàn bộ nhũng nguyên lý: mối liên hệ phổ biến và phát triển; các quy luật: đấu tranh của các mặt đối lập, chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại, phủ định của phủ định của chủ nghĩa Mác – Lênin. Nó còn bao gồm cả lý luận nhận thức, coi nhận thức là 1 quá trình mà nhờ đó duy mãi mãi và không ngừng tiến gần đến khách thể. Và còn là lý luận về hình thái kinh tế xã hội: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng và những quy luật vận động của nó. Lấy phương pháp biện chứng làm cơ sở, Hồ Chí Minh đã phân tích 1 cách sâu sắc tình hình xã hội Việt Nam, đánh giá đúng các quan hệ xã hội đã có trong các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm tòi, lựa chọn, sử dụng những phương pháp cách mạng thích hợp. Thứ hai: Phương pháp đấu tranh của dân tọc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Lịch sử dân tộc ta gắn liền với các cuộc đấu tranh chống lại hạn hán, lũ lụt, mưa bão… diễn ra thường xuyên và gắn liền với việc đắp đê, đào cống, lấp biển… từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong hoàn cảnh đó mỗi người đều ý thức được phải đồng cam cộng khổ, đoàn kết cùng lao động và đấu tranh. Truyền thống tốt đẹp ấy thể hiện rõ trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để giữa nước: Thắng lợi của 2 bà trưng đánh thắng quân Nam Hán, nhà Lê đánh thắng quân Minh, nhà Trần đánh thắng quân Nguyên, Quang Trung – nguyễn Huệ đánh thắng quân Mãn Thanh…Thắng lợi đó là thắng lợi của tinh thần yêu nước, của sức mạnh đoàn kết dân tộc, của nghệ thuật quan sự tài ba…Tất cả đều có ảnh hưởng sâu sắc đến phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, đã là cơ sở để hình thành phương pháp quy tụ sức mạnh đoàn kết quân dân, đoàn kết toàn dân, kết hợp nhiều cách đánh địch, để giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Mặt khác, những phong trào khởi nghĩa của dân ta lúc bấy giờ chống lại sự thống trị của giai cấp bản đều không đạt được thành công triệt để. Những phong trào Cần Vương, Yên Thế, Duy Tân hay Đông Du đều đi vào ngõ cụt. Những thất bại đó được Hồ Chí Minh tìm hiểu và từ đó tự tích lũy kinh nghiệm để không đi vào lối mòn của lịch sử.Người đã kết hợp sức mạnh toàn dân tộc, đoàn kết nhân dân, kết hợp nhiều biện pháp đánh địch để giành thắng lợi cuối cùng. Thêm vào đó, kinh nghiệm thất bại của các cuộc đấu tranh mà phương pháp đã không còn phù hợp cũng được Người để tâm nghiên cứu bởi việc này giúp Người tránh được những bế tắc mà những tiền bối đã mắc phải. Thứ ba: Phương pháp đấu tranh của các dân tộc khác, của các cuộc cách mạng đã diễn ra trên thế giới Hồ Chí Minh nghiên cứu sâu sắc kinh nghiệm của nhiều cuộc cách mạng trên thế giới và phương pháp của chúng như: cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), cách mạng tháng Mười Nga, cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc, …đều thu hút sự chú ý của Người. Kinh nghiệm của các dân tộc khác qua những cuộc cách mạng đó, dù là thành công hay thất bại, triệt để hay nửa vời đều được Người chú ý nghiên cứu đánh giá để rút ra những kết luận cần thiết làm cơ sở cho việc hình thành những phương pháp thích hợp cho cách mạng Việt Nam. Câu 2: Phân tích nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của HCM. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nói và làm đi liền với nhau là một trong những tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây vừa là nội dung hành động, vừa là phương pháp nghiên cứu theo quan điểm tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh coi lý luận và thực tiễn có mối liên hệ khăng khít với nhau, không thể tách rời. Nó tác động lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau. Trong mối liên hệ này, thực tiễn có tác động quyết định và lý luận phản ánh vào thực tiễn. Lý luận chính là những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn trong mọi hoạt động của con người và xã hội. Còn thực tiễn lại cũng là toàn bộ những hoạt động của con người để tạo ra những điều kiện cần thiết cho đời sống xã hội. Quan điểm này của Hồ Chí Minh được phát triển trên cơ sở quan điểm lý luận của C.Mác cho rằng, thực tiễn, trước hết, là hoạt động vật chất, là sản xuất, vì đời sống của xã hội, sự sống của con người do sản xuất quyết định. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đều có chung một nhận định là là hoạt động cách mạng của những giai cấp, những tập đoàn xã hội nhằm xoá bỏ chế độ xã hội già cỗi, bóc lột, thay thế bằng chế độ xã hội mới, tiến bộ hơn, phát triển hơn. "Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận". Vận dụng tưởng Hồ Chí Minh, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nói và làm đi liền với nhau. Người đã xác định vai trò quan trọng của thực tiễn đối với lý luận và lý luận đối với thực tiễn. Ta có thể nói Người là con người của hành động “Thực hành sinh ra hiểu biết Hiểu biết tiến lên lý luận Lý luận lãnh đạo thực hành” Câu 3: Phân tích vai trò của phương pháp cách mạng HCM. Hồ Chí Minh là nhà lãnh tụ vĩ đại, là niềm tự hào dân tộc Việt Nam. Khi còn sống, Người đã đấu tranh quên mình vì non sông đất nước, vì quần chúng nhân dân. Lúc đi xa, Người để lại cho đời sau bao giá trị tốt đẹp. Những bài thơ của Người tràn đầy tình cảm và lý tưởng, chứa đựng trong đó là bao lời răn dạy. Phong cách của Người gần gũi, giản dị nhưng cũng đầy sâu xa. Và đặc biệt, phương pháp của Người là một trong những di sản vô giá mà Người đã để lại cho dân tộc ta. Phương pháp Hồ Chí Minh đã trở thành phương pháp của cách mạng Việt Nam, đã đi vào đường lối, chiến lược, sách lược của Đảng và đi vào hoạt động thực tiễn của Đảng. Phương pháp của Người đặc trưng bởi những điểm quan trọng sau đây: 1. Nhận thức đúng các mối quan hệ và giải quyết hợp lý sự tác động qua lại giữa các mối quan hệ đó trong thực tiễn, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn. 2. Thực tiễn hóa lý luận và lý luận hóa thực tiễn 3. Phương pháp sáng tạo, đổi mới để phát triển, chú trọng hành động và hiệu quả thực tế nên chú trọng bày vẽ cách làm, bước đi cụ thể để dân chúng hiểu đúng và làm ngay. 4. Một kiểu mẫu của lòng khoan dung nhân ái, của việc thực hành lối sống và nhân cách văn hóa. Phương pháp Hồ Chí Minh nổi bật nhất là ở phương pháp cách mạng bao gồm những phương pháp chung cho toàn bộ tiến trình cách mạng và những [...]... giành chính quyền trong cả nước, người đặt biệt coi trọng sự nổi dậy của toàn dân và cách đánh du kích, đẩy mạnh đấu tranh chính trị rộng khắp, kết hợp với đấu tranh vũ trang Vấn đề thời cơ cách mạng: Trong bài học đánh cờ Hồ Chí Minh viết “Phải nhìn cho rộng suy nghĩ cho kỹ Kiên quyết không ngừng thế tấn công Lạc nước hai xe đành bỏ phí Gặp thời một tốt cũng thành công” Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề. .. suốt những năm về sau và Hồ Chí Minh, vị cha già đáng kính của chúng ta, vị lãnh tụ mà suốt đời thân dân, gần dân, vì dân sẽ mãi sống trong lòng dân tộc Những điều lớn lao, vô giá Người để lại cũng sẽ luôn bất tử và được thế hệ sau học tập và phát huy “Trong một thế giới vẫn còn nhiều bạo ngược và lẫn lộn, đã có một cuộc đời Hồ Chí Minh, một con người Hồ Chí Minh Câu 4: Hãy chứng minh: “dĩ bất biến ứng... xác định mục tiêu nhiệm vụ đó - Mục tiêu của cách mạng Việt Nam theo Hồ Chí Minh đó là: độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc của nhân dân Để xác định mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng, Hồ Chí Minh đử ra những nguyên tắc sau: + Xuất phát từ hiện thức xã hội Việt Nam, lấy cải tạo hiện thực làm mục tiêu cách mạng Thành công lớn nhất của Hồ Chí Minh là đã nhận thức sâu sắc hiện thực xã hội Việt Nam cuối thế kỷ... tiêu chí để xác định bạn và thù Vì thế cách xác định bạn thù của Hồ Chí Minh rất cụ thể, sát thực nhưng cũng mang tính khái quát và rất độc đáo Người yêu cầu không chỉ những người cộng sản mà cả dân thường cũng phải phân biệt được ai là bạn, ai là thù Đối với người, ai làm gì có lợi cho nhân dân, cho tổ quốc đều là bạn Ai làm điều có hại cho dân, cho nước thì đều là kẻ thù Đối với mình, những tưởng. .. tộc, nhưng do hoàn cảnh lịch sử mà ngay cả trong hội nghi trung ương lần 7 của Đảng cũng chưa đề ccaapj đên vấn đề tổng khởi nghĩa vũ trang toàn dân Năm 1941 Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và chủ trì hội nghị trung ương lần 8(5-1941), trong đó tưởng về khởi nghĩa vũ trang được đề cập đầy đủ và toàn diện: “cuộc cách mạng hiện tại là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, phải... chủ nghĩa Mác - Lênin chính là cái bất biến mà Hồ Chí Minh muốn mọi người giữ vững ý chí của cả dân tộc quyết bảo vệ cái bất biến của dân tộc mình sẽ giành thắng lợi dù đó là cuộc chiến chống thế lực xâm lược hung bạo nhất Dĩ bất biến nhưng ứng vạn biến, ứng vạn biến nhưng không xa rời, từ bỏ cái bất biến Đó chính là tinh thần biện chứng duy vật trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh Triết lý trên được... mạng và phương pháp cách mạng đúng đắn cho dân tộc Câu 7: Hãy chứng minh: “thêm bạn bớt thù” là phương pháp chỉ đạo chiến lược cách mạng của HCM Xác định bạn và thù là vấn đề chiến lược của cách mạng Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Viêt Nam, Hồ Chí Minh luôn xác định đúng bạn và thù, thể hiện nhãn quan chính trị sắc sảo, duy chính trị nhạy bén và tầm nhìn chiến lược, đồng thời thể hiện sự chỉ... cho dân, cho nước thì là bạn và ngược lại Hồ Chí Minh xác định bạn và thù từ rất sớm Khác với những bậc tiền bối, không xác định đúng ai là bạn, ai là thù Phật dạy: kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình Ngay từ buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước, Người đã xác định được kẻ thù của nhân dân, của dân tộc Đối với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh xác định đối ng của cách mạng rất khoa học và biện... xâm lược thuộc địa đến nay đều được viết bằng máu của người bản xứ Vì vây, trong cuộc đấu tranh gian khổ để chống lại kẻ thù của dân tộc và giai cấp, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực cách mạng để giành và giữ lấy chính quyền Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về bạo lực cách mạng, Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò của lực lượng vũ trang, chính trị và đấu tranh chính trị Người khẳng định:... vô sản và nghĩa vụ quốc tế Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã nêu cao tinh thần đoàn kết với bạn bè quốc tế đó là nhân dân các dân tộc thuộc địa, giai cấp vô sản ở chính quốc, lực lượng yêu chuộng hòa bình, các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa…Qua đó thấy được tinh thần chỉ đạo chiến lược của Hồ Chí Minh là: đoàn kết tất cả các lực lượng có thể, mở rộng tối đa lực lượng . ai làm gì có lợi cho nhân dân, cho tổ quốc đều là bạn. Ai làm điều có hại cho dân, cho nước thì đều là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi cho dân, cho nước thì là bạn. chắc cho sự phát triển của phong trào cách mạng cũng như sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Phong trào côngnhân và phong trào yêu nước được sự dẫn dắt của học thuyết cách mạng và khoa học. thực để chi n lược có tầm nhìn xa trông rông, kế ho ch thì cụ thể, chu đáo - Nguyên tắc toàn diện, hệ thống, trọng điểm, thiết thực đã trở thành phong cách, phương pháp của Hồ Chí Minh trong

Ngày đăng: 04/04/2014, 20:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan