Bài toán đặt ra như sau: Giả sử cho trước một ảnh C tùy ý. Hãy xác định xem ảnh C là ảnh gốc hay ảnh C là ảnh có chứa thông tin ẩn.
Có nhiều cách giải quyết bài toán này. Trong khuôn khổ để tài luận văn, chúng tôi dùng phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê với nội dung cụ thể như sau.
Trên cơ sở thực hành, người ta đưa ra hai giả thuyết H0 và đối lại với giả thuyết
H0 là giả thuyết H1. H0 và H1 là hai giả thuyết loại trừ nhau (alternative). Việc chấp
nhận hay bác bỏ giả thuyết H0 (tức bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H1), chúng ta đều
mắc phải hai sai lầm: Ta gọi là sai lầm loại 1, là sai làm xẩy ra khi thực tế H0 đúng
nhưng ta lại bác bỏ nó (cho nó là sai). Còn sai lầm loại 2, là sai lầm khi giả thuyết H0
sai nhưng ta lại chấp nhận nó (cho nó là đúng). Chưa có một lý thuyết được công bố nào giảm thiểu được cả hai sai lầm đó một cách đồng thời. Vấn đề đặt ra là hãy xây dựng một quyết định sao cho xác suất sai lầm loại 1 (được ký hiệu bởi α (0 < α < 1) cho trước cố định và giảm thiểu được sai lầm loại 2 (ta ký hiệu là β). Trong lý thuyết kiểm định các giả thuyết thống kê, người ta đã giải quyết được vấn đề này. Nói một cách cụ thể là cần xây dựng một thống kê dựa trên cơ sở quan trắc được sao cho nếu
giả thuyết H0 là đúng, mà thống kê đó vượt quá một ngưỡng cho trước cố định thì ta
bác bỏ giả thuyết H0 với xác suất α cố định trước và cực tiểu hóa được sai lầm loại 2 là
β. Chú ý rằng, chúng ta không thể lấy α = 0, thậm chí α > 0 nhưng rất bé thì không được vì như vậy thì chúng ta lại chấp nhận sai loại 2 với xác suất lớn tức là việc chấp nhận giả thuyết sai sẽ lớn.
Bây giờ trở lại bài toán của chúng ta. Ở đây:
Giả thuyết đối là H1: Ảnh C là ảnh không chứa thông tin ẩn, tức là ảnh cover
image. Để xác định ảnh có chứa tin ẩn hay không ta sẽ nghiên cứu hai thuật toán A và B dưới đây.