Tài liệu Hội thảo GVCN

46 351 0
Tài liệu Hội thảo GVCN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp – Năm học 2010-2011  Hồng Ngự, ngày 25 tháng 02 năm 2011 Trang 1 Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp – Năm học 2010-2011 Bài Tham luận: PHUƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH NGHIỆN GAME CỦA GVCN TRONG TRƯỜNG THCS. GV: Võ Thị Phần Trường THCS Thường Phước 1 I. Nhận định tình hình: Xã hội ngày càng phát triển, những trò chơi dân gian ngày càng ít dần và thay thế vào đó là những trò chơi tân tiến hơn (một trong những trò chơi được nhiều học học sinh THCS nghiện nhất đó là game online). Với phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhà trường tổ chức thường xuyên nhiều trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, bổ ích. Tuy nhiên học sinh nghiện game online vẫn còn tồn tại. Do đâu? Cách khắc phục như thế nào? - Được sự phân công của BGH, tôi chủ nhiệm lớp 9A 2 năm học 2010 – 2011. + Kết quả học lực – Hạnh kiểm năm học trước: Học sinh yếu về học lực, có học sinh hạnh kiểm trung bình chiếm tỉ lệ khá cao. + Ngay từ tuần học đầu tiên có nhiều học sinh vi phạm nội quy, tỏ ra ham chơi hơn ham học, thường hay mất trật tự trong giờ học, không nghe lời còn có thái độ vô lễ với thầy cô, trêu ghẹo bạn bè, gây gổ đánh nhau, chửi thề nói tục, trốn tiết,… Đa số đó là những biểu hiện của học sinh nghiện game online. 1. Nguyên nhân: - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh nghiện game, sau đây là những nguyên nhân cơ bản nhất: + Gia đình chưa quan tâm, chưa có phương pháp giáo dục thích hợp. + Gia đình nuông chìu quá mức, cung cấp nhiều tiền nhưng không tìm hiểu các khoản chi của con em họ, cũng không giáo dục con cách chi tiêu như thế nào là hợp lí. + Một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa, ông bà không quan tâm thường xuyên. + Học sinh thiếu ý thức trong học tập, lười tư duy, bị hỏng kiến thức quá nhiều nên mặc cảm và chán học. + Một vài em sống trong hoàn cảnh đặc biệt: Bố mẹ li hôn, gia đình không hạnh phúc, nhậu nhẹt, cờ bạc, …ảnh hưởng đến các em, các em tìm đến với game như để giải sầu. + Học hỏi từ bạn bè sinh ra nghiện, cho rằng trò chơi game gây vui vẻ, hưng phấn. 2. Thuận lợi và khó khăn trong công tác giáo dục học sinh nghiện game online: - Thuận lợi: + Giáo viên bộ môn và giáo viên trong trường phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh ( báo ngay những trường hợp trốn tiết, vô lễ, hành động bạo lực,… trong tiết học. ) + Đa số phụ huynh học sinh có sự hợp tác với giáo viên chủ nhiệm ( khi có học sinh vắng không phép, giáo viên chủ nhiệm liên lạc ngay với gia đình bằng điện thoại ), gia đình nhanh chóng đến trường cùng giáo viên chủ nhiệm đi tìm học sinh. + Tập thể lớp có học sinh trung thực, báo cáo kịp thời thông tin cho giáo viên chủ nhiệm về học sinh trốn tiết, đi học mà không đến lớp. - Khó khăn: Trang 2 Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp – Năm học 2010-2011 + Một số phụ huynh học sinh đi làm ăn xa thường xuyên nên chưa phối hợp kịp thời. Ngoài ra còn có những phụ huynh được giáo viên chủ nhiệm thông báo nhưng không hợp tác, thậm chí còn bênh vực con mình, gây khó khăn trong việc giáo dục các em. + Đa số học sinh ở lứa tuổi dậy thì, đây là giai đoạn khó giáo dục nhất. + Thời gian dành cho giáo viên chủ nhiệm còn ít so với thực tế công việc. II. Các giải pháp đã thực hiện:: - Gặp riêng các em học sinh nghiện game ngoài giờ học để trao đổi, nhắc nhở, giải thích, động viên, khuyến khích các em chăm học. - GVCN chỉ rõ tác hại của việc ham chơi, hậu quả việc không chịu học của những anh chị đi trước, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. - Sau khi các em hiểu rõ thì GVCN hướng dẫn các em bỏ game theo lộ trình, thời gian bỏ hẳn. GVCN phải kiên quyết nếu không thì các em lại nghiện nặng hơn. - Phải phối hợp thường xuyên với giáo viên bộ môn, giáo viên trực, đoàn đội, cờ đỏ trường trong công tác giáo dục. - GVCN cần liên hệ với phụ huynh ngay nếu học sinh có biểu hiện vi phạm. - Tạo điều kiện cho các em được tham gia các hoạt động phong trào. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. - Giáo dục học sinh đến nơi đến chốn, GVCN có thể đề nghị BGH sử dụng các hình thức kỷ luật phù hợp nếu học sinh vi phạm nghiêm trọng không hướng khắc phục. - Nếu học sinh nghiện game do ít được sự quan tâm của cha mẹ hoặc cha mẹ đi làm ăn xa : + GVCN thường xuyên tiếp xúc trò chuyện với các em nhiều hơn. Trong quá trình trò chuyện nên trao đổi cho các em hiểu được nguyên nhân của sự nghèo khó một phần là do không có nghề nghiệp ổn định, không có trình độ. Trao đổi với các em về những tấm gương vượt khó học giỏi trong thực tế để kích thích sự cố gắng vươn lên của các em. + GVCN yêu cầu HS lặp thời gian biểu dán ở góc học tập và nộp lại GVCN 1 bản để GVCN có thể kiểm tra giờ tự học ở nhà của HS. - Nếu học sinh nghiện game do gia đình quan tâm giáo dục không đúng cách: + Đối với cha mẹ học sinh, GVCN phải trao đổi tận tình chỉ rõ cho PH thấy được tác hại của việc nuông chìu quá mức là sẽ làm cho học sinh có thái độ ỷ lại, trông chờ dựa vào người khác, lớn lên các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống dễ bị sa ngã vì không làm chủ được bản thân. Chỉ cho cha mẹ học sinh cách giáo dục thích hợp ví dụ như: + Xem thời khóa biểu để quản lý giờ giấc đi học của các em. + Hướng dẫn PH cách xem sổ liên lạc hàng tháng. + Kiểm tra tập học sinh hàng ngày, nhắc nhỡ, đôn đốc các em học bài . + Quản lý và nhắc nhở giờ tự học ở nhà cho các em thành một thói quen khoa học. + Không cho học sinh nhiều tiền, giáo dục các em biết cách chi tiêu tiết kiệm và hợp lí. + Phải biết cho học sinh giúp đỡ công việc nhà vừa sức. . III. Kết quả đạt được: Với những giải pháp trên, số học sinh nghiện game ở tập thể lớp 9A 2 giảm hẳn, học lực và hạnh kiểm của lớp từng bước nâng lên. - Về học lực: Giỏi 6/43 chiếm tỉ lệ 13,95%;Khá 15/43 chiếm tỉ lệ 34,9%; TB 20/43 chiếm tỉ lệ 46,5%;Yếu 2/43 chiếm tỉ lệ 4,65% . Trang 3 Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp – Năm học 2010-2011 - Về hạnh kiểm: Tốt 32/43 chiếm tỉ lệ 74,4%; Khá 9/43 chiếm tỉ lệ 20,9%; TB 2/43 chiếm tỉ lệ 4,7% - Có 1 HS đạt văn hay chữ tốt vòng huyện, 6 học sinh đạt học sinh giỏi vòng huyện. Đặc biệt hơn là trong số đó có học sinh vừa được cai nghiện game. HS có cha mẹ ít quan tâm. IV. Bài học kinh nghiệm: - Muốn thực hiện công tác này người GVCN phải thường xuyên quan tâm, gần gũi các em, tâm tình động viên các em. Tùy lúc mà nên “mặn” hoặc “ngọt” đối với các em. - GVCN phải tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh của từng học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp. - Giáo dục học sinh đặc biệt là học sinh chưa ngoan đòi hỏi phải có thời gian nên giáo viên chủ nhiệm phải kiên nhẫn, nhiệt tình, có trách nhiệm cao, không được nóng vội - GVCN cần sử dụng từ ngữ trong sáng, sinh động, dễ hiểu trong quá trình giáo dục học sinh, không nên lớn tiếng la mắng, không áp đặt mà nên dùng lý lẻ giải thích cho học sinh nhận ra việc sai. - Khi thấy học sinh có tiến bộ thì phải tuyên dương, khen thưởng kịp thời. - Không nên cô lập học sinh, GVCN phải biết quan tâm lắng nghe và chia sẽ, cảm thông và tha thứ. Luôn tạo điều kiện cho học sinh sửa sai. - Khuyến khích và tổ chức cho các em tham gia những phong trào thi đua của lớp, để các em được hòa đồng, thân thiện với bạn bè trong lớp. - Liên hệ ngay với PHHS khi cần thiết và lưu ý tìm hiểu từng đối tượng phụ huynh sau cho buổi giao tiếp có hiệu quả nhất. V. Kiến nghị và đề xuất: 1. Đối với ngành: Cần có giải pháp nâng cao đời sống vật chất cho giáo viên, để giáo viên an tâm công tác, toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp giáo dục. 2. Đối với nhà trường: Cần tuyên dương khen thưởng những học sinh tiến bộ vượt bậc trong học tập ( ví dụ như: HS có học lực yếu  khá và hạnh kiểm tốt), những học sinh cai nghiện game thành công và có tiến bộ trong học tập. 3. Đối với PHHS, ban đại diện cha mẹ HS của trường, của lớp: Cần phối hợp, hỗ trợ với giáo viên, với nhà trường tốt hơn nữa trong việc giáo dục học sinh. Đặc biệt là học sinh chưa ngoan. Trên đây là báo cáo tham luận của đơn vị, rất mong được sự đóng góp của quí đại biểu./. Trang 4 Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp – Năm học 2010-2011 BÁO CÁO THAM LUẬN CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Năm học 2010-2011 GV: Nguyễn Thị Tuyết Lan Trường THCS Thường Phước 2 Trường THCS Thường Phước 2 báo cáo tham luận về Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS như sau: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1. Thuận lợi: - Học sinh THCS còn nhỏ tuổi, đa số các em đều ngoan hiền, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức, có ý thức xây dựng tập thể lớp. - Giữa GVCN, phụ huynh học sinh và BGH luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục. - Được sự chỉ đạo quan tâm kịp thời của BGH nhà trường trong công tác chủ nhiệm 2. Khó khăn: - Còn có nhiều học sinh gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện hộ nghèo. - Một số học sinh thiếu thốn tình cảm (như chỉ ở với mẹ hoặc bố, cha mẹ làm ăn xa, mồ côi) nên các em không được quan tâm, giáo dục toàn diện như các bạn cùng trang lứa, có em còn có những biểu hiện mặc cảm tự ti, không dám hòa mình trong mọi hoạt động chung của lớp. - Đa số các em còn hiếu động, suy nghĩ chưa sâu sắc nên đôi khi còn hay tranh cãi, đánh nhau gây ra những trường hợp không đáng có trong môi trường giáo dục. II.VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Khi bước vào nghề giáo, người giáo viên nào cũng phải làm công tác chủ nhiệm. Đó là trách nhiệm nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức vinh quang, nó có niềm vui cũng như những trăn trở, hơn tất cả những việc làm khác khi đi dạy. Bước vào năm học mới háo hức đầu tiên của các em học sinh là được gặp giáo viên chủ nhiệm. Người sẽ như thế nào: dữ, hiền, khó chịu, có công bằng có lo cho lớp những dấu hỏi trong các em. Đó cũng chính là những điều mà người làm công tác chủ nhiệm phải quan tâm. Để làm công tác chủ nhiệm thành công không phải tính như kết quả học tập, đó là sự thông cảm chia sẻ, sự động viên không ngừng trong học tập, trong cuộc sống của các em. Trong đó có cả những giọt nước mắt, những nụ cười đôi khi có cả những sự hiểu lầm mà qua thời gian mới giải đáp được. Như Bác Hồ nói : "Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người" Làm chủ nhiệm phải có tâm, có lòng yêu con người, có lòng nhân ái chịu khó thì mới có thể tương đối hoàn thành nhiệm vụ. Cuộc sống cuả con người ngày nay có quá nhiều những yêu cầu nhưng yêu cầu cơ bản của học sinh là quan tâm là hiểu các em, đối xử công bằng Muốn vậy không phải người giáo viên chỉ có mặt trong lớp, trong giờ học chỉ nói chuyện học, chuyện trường lớp mà người giáo viên còn biết chia chia sẻ những thông tin khác nữa. Phải làm sao cho các em tin yêu, kể cho nghe những chuyện khác với chuyện học của các em,để qua đó giáo viên có thể Trang 5 Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp – Năm học 2010-2011 nắm bắt được những điều đang diễn biến trong các em. Thời gian mà giáo viên gần gũi các em có thể là giờ truy bài ,có thể là những buổi lao động, những buổi đi trực sẽ rất khó quản lí lớp nếu không có sự đồng tình ủng hộ của học sinh. Công tác chủ nhiệm là niềm vui, niềm tự hào của giáo viên khi mỗi năm 1 lớp học sinh trưởng thành. Ngày bế giảng những ánh mắt tin yêu, những lời chúc chân tình của phụ huynh đó là nguồn động viên lớn nhất để người giáo viên tiếp tục là người đưa đò của bao lớp học sinh. III.KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Công tác GVCN lớp đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên quan tâm đến học sinh và có nhiều biện pháp giáo dục phù hợp nhằm đạt kết quả cao trong giáo dục mà lớp đã đăng kí với nhà trường. Cụ thể là: - Theo dõi đôn đốc việc học tập, thực hiện nội qui đối với tập thể lớp và các thành viên trong lớp. - Tổ chức cho lớp tham gia đầy đủ các phong trào của các đoàn thể và nhà trường tổ chức. - Giải quyết những vướng mắc tồn tại, những việc phát sinh khác của lớp, giữ vững đoàn kết nội bộ trong lớp. - Thường xuyên liên hệ phối hợp với giáo viên giảng dạy các môn học đối với lớp để nắm tình hình học tập, rèn luyện của các bạn trong lớp. - Báo cáo kịp thời với giáo viên chủ nhiệm về tình hình chung cũng như việc bất thường của lớp, đề xuất các giải pháp xử lý. - Người giáo viên chủ nhiện ngoài việc phải xây dựng cho mình một ban cán sự lớp tốt, thì người giáo viên chủ nhiệm còn phải biết kết hợp đối với gia đình, nhà trường và xã hội: - Cần liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh để gia đình phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục động viên con em mình, nêu cao tinh thần hiếu học; tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt nhất cho con em mình học tập và rèn luyện. - Các thầy giáo, cô giáo hãy là tấm gương sáng cho đàn em thân yêu của mình; bằng lương tâm và trách nhiệm, bằng tình thương và lòng nhiệt huyết của mình truyền đạt kiến thức với phương pháp tốt nhất, chất lượng cao nhất. không chỉ có các đồng chí giáo viên chủ nhiệm mới là người trực tiếp gần gũi, liên hệ với PHHS, mà các đồng chí giáo viên khác cũng có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ, để liện hệ chặt chẽ với phụ huynh kịp thời chỉ bảo và uốn nắn các em, khích lệ các em, động viên các em học tập và rèn luyện. - BGH nhà trường cần tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra, giàm sát học sinh bỏ giờ, bỏ tiết, vi phạm nội qui, qui chế nhà trường, cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đúng mực và dứt khoát đối với học sinh vi phạm có hệ thống. bên cạnh đó cần tuyên dương, khen thưởng xứng đáng đúng người, đúng việc để cổ vũ tinh thần cho những cá nhân, tập thể có thành tích nhất định trong các phong trào. - BGH nhà trường cần xây dựng những áp phích, khẩu hiệu, đặt xung quanh trường mang nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. - Đối với chính quyền thôn xóm cần nắm bắt kịp thời những thông tin về học tập đạo đức của học sinh, để xử lý, uốn nắn giáo dục, đồng thời buộc gia đình phải có biện pháp quản lý giáo dục con em mình tốt hơn. - Đối với giáo viên chủ nhiệm còn phải biết kết hợp với các đoàn thể trong trường học như: đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng; Trang 6 Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp – Năm học 2010-2011 - GVCN cần chủ động tiếp xúc với gia đình phụ huynh học sinh, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn. Qua đó tạo sự gần gũi, thân thiện giúp học sinh tự tin và yên tâm hơn trong việc học tập và rèn luyện. - Ngoài việc phối hợp với giáo viên bộ môn, với các đoàn thể khác, GVCN cũng cần phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên trao đổi và cung cấp những thông tin về hoàn cảnh gia đình, về tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để Đoàn, Đội có hướng xử lý và giúp đỡ, các em sẽ thấy được sự quan tâm đối với các em là trách nhiệm của mọi người, từ đó các em trở nên ham học hơn. - Phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt Đội cho thật phong phú, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay. Khi tổ chức các hoạt động chúng ta không nên tổ chức theo định kỳ mà phải thường xuyên, liên tục. - Tăng cường tuyên truyền và giáo dục Đội TNTP hiểu rõ và nhận thực đúng đắn về tổ chức Đội. Đặc biệt cần làm cho Đội thật tự hào rằng mình đang đứng trong hàng ngũ của Đội - Cần tăng cường công tác chỉ đạo theo hướng mạnh dạn giao nhiệm vụ cho cá nhân hoặc tập thể chi Đội thực hiện, GVCN theo dõi, kiểm tra và giám sát. - Khi uốn nắn giáo dục học sinh vi phạm chúng ta nên làm từ từ, tìm hiểu sự việc cho cặn kẽ, rõ ràng, xử lý nghiêm khắc nhưng cũng mềm dẻo, tránh trường hợp dồn các em vào bước đường cùng. -Người giáo viên chủ nhiệm phải thực sự như là một người mẹ thứ hai của các em, chăm sóc và trau chuốt cho các em từ cái quần, cái aó. Thấy các em mặc ấm, khỏe mạnh thì cảm thấy như mình đang được hưởng niềm hành phúc đó. - Người GVCN trong trường ngoài công việc phải hoàn tất mọi hồ sơ sổ sách, soạn giảng có chất lượng… còn phải biết động viên vỗ về các em. - Phải liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh để trao đổi về tình hình sức khỏe và học tập rèn luyện của các em. - Học sinh trong lớp có nhiều tính tình và tâm sinh lý khác nhau cho nên GVCN phải tìm hiểu tâm sinh lý của các em để có các biện pháp giáo dục phù hợp. Chính vì vậy nghề giáo là một nghề cao quý, nhưng những người làm công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em đặc biệt còn cao quý biết nhường nào V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM * Phương hướng: Vào đầu năm học ngay sau khi nhận lớp GVCN phải bắt tay ngay vào tìm hiểu tình hình của lớp mình chủ nhiệm để thấy được những thuận lợi, khó khăn. Từ đó đưa ra phương hướng hoạt động như sau: + Duy trì sĩ số 100% + Quan tâm đến các em có hoàn cảnh khó khăn (về kinh tế, gia đình …) các em cá biệt về đạo đức, về học tập yếu + Nắm bắt địa chỉ gia đình của từng em + Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (đoàn đội …) các bậc phụ huynh học sinh, trưởng thôn bản, dùng sổ liên lạc để thông tin giữa gia đình và nhà trường. + Nắm được số điện thoại của gia đình học sinh + Quan tâm đến từng đối tượng học sinh của lớp * Các giải pháp: Trang 7 Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp – Năm học 2010-2011 - Luôn quan tâm đến việc đi học chuyên cần của học sinh. Nếu thấy học sinh nghỉ học 1 buổi không có lí do phải tìm hiểu nguyên nhân nghỉ học của học sinh rồi tìm ra cách giải quyết phù hợp ( VD: em A nghỉ học không lí do GV phải hỏi học sinh cùng xóm, hoặc liên lạc với phụ huynh (qua điện thoại – nếu có) để kịp thời nhắc nhở. Nếu nghỉ học từ 3 buổi trở lên giáo viên chủ nhiêm phải trực tiếp đến tại gia đình để tìm hiểu lí do và đưa ra cách giải quyết… - Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của học sinh (kho khăn về kinh tế, các em mồ côi cha (mẹ)). Từ đó giáo viên làm tốt công tác tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, tổ chức đoàn đội, chữ thập đỏ để tặng quà thăm hỏi động viên các em cố gắng vươn lên trong học tập. - Đối với những học sinh cá biệt về đạo đức chủ nhiệm thường xuyên tìm cách gần gũi trò chuyện với các em trong giờ ra chơi để học sinh tin tưởng bộc lộ tâm tư nguyện vọng của mình. Từ đó giáo viên chủ nhiệm tìm hướng giải quyết, giáo dục các em. - Đối với những đối tượng học sinh nhận thức bài chậm, học yếu thường thì các em hay chán nản, lười học giáo viên chủ nhiệm cần gần gũi kèm cặp riêng cho em đó, giảng giải nhẹ nhàng học giao cho em học sinh khá giỏi kèm bạn trong giờ truy bài hoặc ôn tại nhà. - Hàng tuần cần phối kết hợp với đội cờ đỏ cuối tuần nhắc nhở hoặc tuyên dương kịp thời. * Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những nội dung của nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010-2011. BGH nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai tới toàn thể CB, GV, NV và học sing toàn trường. Để thực hiện tốt phong trào có hiệu quả thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp là rất quan trọng. Trong đó, GVCNL phải biết xây dựng từng phần nội dung sao cho phù hợp với lớp mình và giúp các em học sinh thực hiện tốt phong trào đó. Một trong những nội dung đó có thể là: a) Xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp, an toàn: - Giáo dục cho học sinh ý thức vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp. Luôn nhắc nhở học sinh đổ rác đúng nơi quy định tạo cho cảnh quan môi trường quang đãng, sạch đẹp. - GVCN có thể lồng ghép nội dung giáo dục môi trường cho các em thông qua các môn học. b) Dạy học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương giúp các em tự tin trong học tập: - Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển tâm sinh lý của các em vì vậy khi giáo dục GVCN cần phải nắm rõ các đặc điểm tâm lý của mỗi em để có hướng giáo dục đúng đắn và kịp thời. c) Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh: Giáo dục cho học sinh kĩ năng sống thông qua các bài giảng trên lớp hoặc lồng ghép vào các bài giảng hằng ngày, cuối tuần học giờ sinh hoạt lớp giáo viên cho học sinh phát biểu, nhận xét về ưu, khuyết điểm của bạn từ đó giáo dục đạo đức cho học sinh. Những học sinh cá biệt cần lựa lời khuyên bảo để học sinh nhận ra khuyết điểm của mình từ đó tự sửa chữa sai lầm của mình. Phối hợp với gia đình, đoàn thể, thường xuyên nhắc nhở, tuyên dương kịp thời (VD: em Hoàng văn A còn hay nói tục, đánh bạn giáo viên hằng tuần nhắc nhở, gần gũi học sinh để học sinh đó thổ lộ tâm tư tình cảm của mình rồi từ đó đưa ra cách Trang 8 Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp – Năm học 2010-2011 giải quyết tốt. Đến nay em đó đã trở thành học sinh ngoan, gương mẫu trong mọi công việc của lớp) d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh: GVCN có thể lồng ghép các hoạt động vui chơi cho học sinh như các trò chơi dân gian để học sinh hứng thú học tập, các giờ ra chơi cổ vũ động viên các em chơi các trò chơi dân gian (VD: chơi chắt, bịt mắt bắt dê ). Đội TNTP phát động thi đua giáo viên hướng cho học sinh hát các bài hát của địa phương . - Hưởng ứng các phong trào thi đua của đội phát động e) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng của địa phương GVCN giúp cho học sinh hiểu được những giá trị to lớn trong việc tìm hiểu và chăm sóc bảo tồn những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quốc gia. Trên đây là Báo cáo tham luận tại Hội thảo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp năm học 2010-2011 của Trường THCS Thường Phước 2. Trong quá trình thảo luận, đóng góp ý kiến, nêu ra những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm từ thực tiễn của nhà trường chắc chắn còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến tham luận, đóng góp của các đồng nghiệp trong Hội thảo để chúng tôi tiếp tục tìm ra được những tiêu chí tốt nhất trong công tác chủ nhiệm, giúp chúng tôi đạt kết quả cao hơn trong công tác của mình. Xin chân thành cảm ơn! Trang 9 Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp – Năm học 2010-2011 BÀI THAM LUẬN: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN GIỜ SINH HOẠT CUỐI TUẦN Nguyễn Hữu Ấm - Hiệu trưởng trường THCS Thường Thới Tiền I/ MỤC ĐÍCH: - Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và xây dựng tốt hơn kỷ cương, nền nếp các hoạt động của nhà trường một cách có hiệu quả cao nhất. - Để giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt chức năng, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục toàn diện học sinh, nhất là giáo dục hành vi đạo đức và nếp sống văn minh trong xă hội. II/ NỘI DUNG CHÍNH CẦN THỰC HIỆN : Mỗi giờ sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần vào thứ bảy (sau đây gọi tắt là sinh hoạt), ngoài phần nghi thức ra, cần thực hiện được các phần nội dung chính như sau : 1. Báo cáo kết quả hoạt động tuần qua hoặc thời gian qua hoặc một kỳ qua hoặc một phong trào hoặc một nội dung công việc, … (Sau đây gọi tắt là kỳ qua) : Đây thực chất là công khai kết quả hoạt động kỳ qua để học sinh thấy rõ những gì đã làm được và những gì chưa làm được, cần làm tiếp tục hoặc cần xử lý. Phần này giáo viên chủ nhiệm phân công cho học sinh tổng hợp báo cáo ( có thể theo tổ, lớp phó, lớp trưởng, cờ đỏ, ban thi đua, …), nội dung cần tổng hợp, báo cáo cái gì phải do giáo viên chủ nhiệm ấn định trước thành nền nếp (chẳng hạn như kết quả học tập, đăng ký tiết học tốt, rèn luyện hạnh kiểm, trật tự, xử lý rác thải, các hoạt động đầu giờ, giữa giờ, ngày nghỉ, …). Học sinh phải tự nhận xét được cái gì đã làm tốt có đề nghị khen thưởng biểu dương; cái gì chưa làm được cần làm tiếp tục - trong khoảng thời gian nào hoặc cần xử lý, đề nghị hình thức xử lý vụ việc gì, học sinh nào cụ thể. Cả lớp cùng thảo luận các báo cáo, bổ sung nội dung, tìm ra nguyên nhân để khắc phục những việc chưa làm xong hoặc chưa làm được, … Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh tự làm (tự quản) tốt được khâu này là xem như công tác tự quản ở lớp sẽ tốt và góp phần xứng đáng vào quá trình tự giáo dục của học sinh. 2. Nhận xét - đánh giá của giáo viên chủ nhiệm về kết quả hoạt động kỳ qua và quyết định xử lý những trường hợp vi phạm : Sau khi học sinh tự báo cáo xong, giáo viên chủ nhiệm đưa ra ý kiến kết luận của mình. Có tuyên dương cá nhân tốt, những việc làm đạt được kết quả tốt; đồng thời xử lý thích đáng những việc chưa tốt, những cá nhân vi phạm. ( Các nội dung vi phạm sau đây cần quan tâm xử lý thích đáng và cần được chấm dứt : Không thuộc bài, không làm bài, không ghi bài, cúp giờ, đi trễ, vắng nhiều, đùa giỡn trong lớp, nói chuyện trong giờ học, phá tài sản, bẻ cây, hái trái, hái bông, leo rào - không ra vào bằng đường cổng, đánh nhau, ăn cắp, chửi thề, nói tục, vô lễ, xả rác, tập thể dục giữa giờ không nghiêm túc, trốn chào cờ hoặc tập trung sinh hoạt tập thể không nghiêm túc hoặc trốn sinh hoạt 15 phút đầu giờ hoặc giờ ra chơi không thực hiện theo kế hoạch của giáo viên hoặc không nghiêm túc, quan hệ với người ngoài không lành mạnh hoặc chơi với băng nhóm không tốt, không ăn mặc nghiêm túc, không nghe và làm theo sự hướng dẫn của giáo Trang 10 [...]... soạn tài liệu về công tác chủ nhiệm nhằm giúp các GVCN xem đó là cẩm nang để thực thi nhiệm vụ 2.Tổ chức thi GVCN giỏi như GV dạy giỏi 3.Cần có chế độ đãi ngộ thêm cho GVCN, vì số tiết hưởng còn quá ít so với yêu cầu công việc quá nhiều Cuối cùng xin kính chúc quý vị đại biểu được dồi dào sức khỏe, hoàn thành tốt nhiệm vụ, chúc hội nghị thành công tốt đẹp./ Trang 24 Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo. .. thiết để nắm tình hình lớp Một số GVCN chưa nắm điều lệ trường THCS, trong đó có nêu vị trí, vai trò nhiệm vụ của GVCN II Những yếu tố của GVCN lớp 1 Tố chất để làm nên một GVCN lớp tốt Vì GVCN là cán bộ quản lý lớp cho nên người dạy giỏi và người chủ nhiệm giỏi không nhất thiết là một Có đồng thuận, có lệch pha trong thực tế là bình thường Tố chất quan trọng của GVCN là tố chất của một con người hành... khi GVCN chưa hoàn thành nhiệm vụ - Còn một số GVCN chưa có kinh nghiệm, hạn chế về năng lực, cũng như năng lực giao tiếp, chưa thực hiện tốt công tác phối hợp, chưa huy động và lôi cuốn được nhiều người có liên quan nhiệt tình hổ trợ - Còn một số GVCN chưa vận dụng được khâu chọn cán bộ lớp đủ năng lực, đủ uy tín để thay mặt GVCN quản lí lớp, tự tổ chức sinh hoạt lớp hàng tuần Ở đây chỉ yêu cầu GVCN. .. GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp – Năm học 2010-2011 CB-GV thảo luận tìm những giải pháp tích cực có hiệu quả về xử lí một số tình huống sư phạm thường gặp - Vào cuối HKI năm học 2008-2009 do ở đơn vị đột xuất có nhiều HS vi phạm đạo đức khá nghiêm trọng, BGH trường có tham mưu với UBND Xã tổ chức hội nghị chuyên đề “về công tác giáo dục đạo đức HS ” tại hội trường UBND Xã với... tồn tại: - Việc phối hợp giữa GVCN với các tổ chức trong đơn vị cũng như giữa GVCN với gia đình HS đôi khi chưa được thường xuyên - Vẫn còn tồn tại bởi một số lớp chưa thực hiện tốt công tác tự quản lớp, lớp học thường ồn, chưa vào nề nếp, chất luợng học tập chưa cao Trang 22 Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp – Năm học 2010-2011 - Vẫn còn một số GVCN e ngại làm chủ nhiệm lớp,... nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, sâu sát, Trang 31 Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp – Năm học 2010-2011 cần cù trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ cán bộ HS GVCN phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò 2 GVCN lớp là tấm gương sáng cho HS noi theo Trong lớp học, GVCN là người để các em noi theo Cách hành động, suy nghĩ, cư xử của GV sẽ ảnh... đảo tách khỏi xã hội, tách xa thực tiễn Thực tiễn cuộc sống, nhất là cuộc sống xã hội đang có các nhân tố của kinh tế thị trường tác động đến nhà trường, có lúc nhẹ nhàng, có khi sôi động dồn dập Xã hội ô nhiễm, luồng văn hoá ngoại lai, đồi truỵ, bạo lực len lỏi vào mọi tầng lớp nhân dân đã rất dễ gây ấn tượng và phản ảnh sâu đậm đối với trẻ Trang 33 Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ... sổ đầu bài, sổ cờ đỏ, các GVBM, GVCN nhận xét, đánh Trang 34 Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp – Năm học 2010-2011 giá từng HS GVCN luôn luôn nhắc nhở và động viên tinh thần các em, tạo động lực giúp cả lớp cố gắng hơn Đối với HS lớp cuối cấp THCS nên việc học như thế nào, học ban gì là thích hợp, quyết định cho ngành nghề tương lai từng HS GVCN phải thật sự gắn bó, quan tâm... THCS” II Kiến nghị GVCN lớp đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS Thế tại sao lại không có một trường ĐH - CĐ nào đào tạo GVCN lớp “chuyên nghiệp”? Lãnh đạo nhà trường, PGD-SGD quan tâm đặc biệt đến dội ngũ GVCN trong vai trò GD đạo đức HS.Thúc đẩy nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường Trên đây là báo cáo tham luận của tôi trình bày trong hội thảo rất mong nhận... khỏi những ảnh hưởng, không lành mạnh từ phía xã hội Do đó có thể khẳng định công tác chủ nhiệm là rất quan trọng và rất cần thiết Ngoài xã hội vai trò giáo viên chủ nhiệm thể hiện ở chỗ, họ là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, với cha mẹ học sinh; và là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục Có thể nói GVCN là người đại diện cho quyền lợi chính đáng . GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp – Năm học 2010-2011  Hồng Ngự, ngày 25 tháng 02 năm 2011 Trang 1 Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự - Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp. học. - GVCN chỉ rõ tác hại của việc ham chơi, hậu quả việc không chịu học của những anh chị đi trước, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. - Sau khi các em hiểu rõ thì GVCN hướng. thực tế để kích thích sự cố gắng vươn lên của các em. + GVCN yêu cầu HS lặp thời gian biểu dán ở góc học tập và nộp lại GVCN 1 bản để GVCN có thể kiểm tra giờ tự học ở nhà của HS. - Nếu học sinh

Ngày đăng: 19/05/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I.NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

  • II.MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

    • STT

    • Điểm trừ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan