Tìm hiểu nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Tài liệu Hội thảo GVCN (Trang 34)

+ Lâu nay, chỉ thường nghe cụm từ “học sinh cá biệt” - ám chỉ những đứa trẻ có vẻ khác thường, khó dạy, thậm chí hư hỏng. Trong trường, HS dạng cá biệt về đạo đức thường quậy phá, đánh lộn, trộm cắp, nổi bật vai trò thủ lĩnh, lập băng nhóm... nhẹ hơn một chút là dạng nữa về học tập, HS không học bài, làm bài, HS chậm hiểu và rất mau quên... Và HS bị gọi "cá biệt" là HS có khiếm khuyết về tâm lý, do HS bị ảnh hưởng từ trong gia đình của HS, đa số chúng ta khi thấy hành động khác thường, không ngoan của HS thì cho là cá biệt và xử lý trên hành động do HS gây ra mà quên là cần phải tìm cho ra nguyên nhân. Đôi khi sự cá biệt của những HS ấy lại do từ cha mẹ chúng...cuộc sống vợ chồng không hoà thuận, từ đó có ảnh hưởng đến đặc điểm tâm sinh lý của HS.

+ Không phải tự nhiên mà trẻ trở thành "cá biệt", đó là hậu quả của các vết thương tâm lý mà vô tình người lớn chúng ta đã gieo vào đầu óc non nớt của trẻ lúc sống trong môi trường gia đình cũng như ở trường học.

+ Gia đình khó khăn; một số học sinh bị bệnh và điều đáng lưu tâm là một số học sinh ham chơi, học kém, chán học, bỏ học...

4. Giáo dục đạo đức HS thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm.

Theo qui định, tiết chủ nhiệm chỉ dành khoảng 15 phút để GV tổng kết tình hình học tập, vệ sinh, chuyên cần... của lớp; 30 phút còn lại tổ chức cho HS sinh hoạt ...Mỗi tiết sinh hoạt chủ nhiệm đều phải có biên bản.

Giờ sinh hoạt bắt đầu bằng những tóm tắt kết quả học tập và rèn luyện của cả lớp trong tuần của ban cán sự lớp. Thông qua sổ đầu bài, sổ cờ đỏ, các GVBM, GVCN nhận xét, đánh

giá từng HS. GVCN luôn luôn nhắc nhở và động viên tinh thần các em, tạo động lực giúp cả lớp cố gắng hơn.

Đối với HS lớp cuối cấp THCS nên việc học như thế nào, học ban gì là thích hợp, quyết định cho ngành nghề tương lai từng HS. GVCN phải thật sự gắn bó, quan tâm tới lớp mới nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và tình hình học tập của từng em. Từ kết quả học tập, năng khiếu, tính cách của mỗi HS mà GVCN góp ý kiến với từng HS về việc lựa chọn ban, nghề nghiệp cho mình thật phù hợp.

Qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các HS sẽ tự tin không bỡ ngỡ trong việc lựa chọn ban khi lên THPT sao cho học lực của mình phù hợp theo sở thích… rồi chọn đúng ngành để đi sau THPT. GVCN luôn dạy các em cách học làm người, cách sống, cách ứng xử với mọi người.

PHẦN III. KẾT LUẬNI. Bài học kinh nghiệm I. Bài học kinh nghiệm

Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng giáo dục đạo đức HS thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào yếu tố khác nữa. Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bất kỳ một phương pháp giáo dục tiên tiến nào, bởi lẽ sản phẩm đây chính là “con người”.

Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng HS,…

Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ với các phong trào khác, những hoạt động khác, và đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với ban đại diện CMHS, được sự quan tâm lãnh đạo của PGD-cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương để tạo sức mạnh đồng bộ, toàn xã hội cùng giáo dục thế hệ trẻ đồng thời giữ vững được hướng đi đúng .

Sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp, một nhân tố quan trọng mà chúng ta nên thận trọng cân nhắc khi quyết định lựa chọn, đó chính là “lớp truởng”.

Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người GVCN lớp phải là người có uy tín, toàn diện, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm đi trước, đề xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai trò con chim đầu đàn là yếu tố có phần lớn lao, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi HS, mỗi lớp học, mỗi trường học…

Sau một thời gian thực hiện và áp dụng những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy một vấn đề cần phải nghiên cứu, đó là: “Vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh cuối cấp THCS”.

II. Kiến nghị

GVCN lớp đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS. Thế tại sao lại không có một trường ĐH - CĐ nào đào tạo GVCN lớp “chuyên nghiệp”?

Lãnh đạo nhà trường, PGD-SGD quan tâm đặc biệt đến dội ngũ GVCN trong vai trò GD đạo đức HS.Thúc đẩy nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.

Trên đây là báo cáo tham luận của tôi trình bày trong hội thảo rất mong nhận được sự đóng góp quí báo của tập thể dự hội thảo.

Xin trân trọng cám ơn quí vị lãnh đạo, quí bạn đồng nghiệp đã dành thời gian để lắng nghe tôi trình bày. Trân trọng kính chào!

Bài Tham luận:

VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

TRONG QUẢN LÝ, GIÁO DỤC HỌC SINH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆNĐơn vị : Trường THCS Phú Thuận A Đơn vị : Trường THCS Phú Thuận A

…..*…..

Giáo viên chủ nhiệm có một vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng, cũng như hình thành nhân cách cho học sinh. Khi tham gia công tác giáo dục, giáo viên chủ nhiệm không chỉ là nắm được những thông số quản lý lớp đơn thuần như tên, tuổi, số lượng, hoàn cảnh gia đình của học sinh, trình độ học sinh về học lực, hạnh kiểm mà còn phải là cố vấn

của tất cả học sinh trong lớp, dự báo tình hình và chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục phù hợp điều kiện khả năng của từng học sinh, của nhà trường....Do vậy, đến với hội thảo này, chúng tôi muốn chia sẻ cùng quý đồng nghiệp “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quản lý, giáo dục học sinh trong học tập và rèn luyện ” của trường nhằm để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Có thể nói nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm mang một đặc trưng mà giáo viên bộ môn không thể thay thế được. Cả tuần giáo viên chủ nhiệm chỉ có 4 tiết cho công tác này, trong đó mất hai tiết chào cờ và sinh hoạt lớp. Với hai tiết còn lại chỉ đủ để giáo viên chủ nhiệm giải quyết những sự vụ lặt vặt, thời gian đâu để họ quan tâm, tìm hiểu sâu sát từng học sinh; Thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình – giáo viên bộ môn; Tổ chức lớp; Phân công theo dõi; Kiểm tra việc học tập; Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm và tham gia các phong trào của nhà trường… Do đó đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải dành nhiều thời gian, quan tâm hơn nữa, nếu không thì: không hiểu được đặc điểm, trình độ, diễn biến trong quá trình giáo dục, tự rèn luyện của học sinh, thì không thể giáo dục được các em, không thể có sự định hướng kịp thời quá trình tự rèn luyện của học sinh. Vì vậy, theo tôi, có hai nhân tố quyết định sự thành bại của công tác chủ nhiệm chính là xây dưng cho được một

ban cán sự lớp đầy nhiệt huyết, tự tin và đoàn kết và cái tâm của người thầy làm công tác chủ nhiệm.

Mỗi giáo viên chủ nhiệm chính là cố vấn của tất cả học sinh trong lớp. Để làm tốt nhiệm vụ của mình, giáo viên chủ nhiệm cần huấn luyện, bồi dưỡng khả năng tự quản cho học sinh để các em có khả năng tự quản lý và tổ chức mọi hoạt động của lớp. Để học sinh đạt được sự chủ động, tích cực và tự quản tốt, giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng cho được một ban cán sự lớp đầy nhiệt huyết, tự tin và đoàn kết. Chọn học sinh nằm trong ban cán sự lớp phải có học lực khá trở lên, tích cực, nhiệt tình, có uy tín với bạn bè và có khả năng điều khiển mọi hoạt động tập thể lớp. Lúc này, giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò quan sát, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh các em. Giáo viên chủ nhiệm có kịp thời giúp các em điều chỉnh quá trình hoạt động thì ban cán sự mới đạt được những kết quả mong muốn. Giáo viên chủ nhiệm phải biết khêu gợi tiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất mọi hoạt động phù hợp với yêu cầu chủ đề của từng tháng, từng học kì và cả năm học. Có như vậy giáo viên chủ nhiệm mới đủ sức thuyết phục, thực sự chinh phục được học sinh để giáo dục các em và như vậy mới có thể làm tốt nhiệm vụ của mình.

Thực tế, không phải giáo viên nào cũng có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết để làm công tác chủ nhiệm đạt kết quả tốt nhất. Công tác chủ nhiệm là một công tác đòi hỏi

người giáo viên cần có đủ tri thức cơ bản về chuyên môn, về tâm lí học, kĩ năng tiếp cận học sinh để tìm hiểu và chia sẻ, kĩ năng quản lý và tổ chức, kỹ năng phối hợp với các giáo viên bộ môn để hướng dẫn giúp đỡ từng học sinh. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh còn nhiều hạn chế, vì vậy không thể không cần có một người thường xuyên gần gũi, hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho các em. Thông thường giáo viên chỉ có một vài buổi trong tuần có tiết dạy ở lớp của mình chủ nhiệm cho nên sẽ khó để nắm bắt được tình hình của học sinh lớp mình.Vì vậy đòi hỏi GVCN cần phải sắp xếp để có nhiều thời gian hơn nữa gặp gỡ, trao đổi với lớp, để nắm bắt tình hình của lớp từ đó sẽ có những thông tin về việc nghỉ học, bỏ học của học sinh để có thể tìm biện pháp kịp thời ngăn chặn. Đặc biệt các hoạt động ngoại khóa hay các buổi học trái buổi sẽ có nhiều học sinh “lêu lõng” và đây là một trong những dấu hiệu dẫn đến tình trạng bỏ học, sa sút đạo đức. Cho nên, Công tác chủ nhiệm là một công tác đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có lòng yêu nghề và yêu người cùng với việc áp dụng các biện pháp thích hợp để giáo dục con người thì mới làm tốt nhiệm vụ khó khăn này.

Tóm lại, Giáo viên chủ nhiệm là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể học sinh một lớp học. Họ có trách nhiệm trước ban giám hiệu, trước hội đồng giáo dục nhà trường về chất lượng đào tạo học sinh của mình. Nếu không hiểu được đặc điểm, trình độ, diễn biến trong quá trình giáo dục, không có sự định hướng kịp thời quá trình tự rèn luyện của học sinh thì không thể giáo dục được các em,. Muốn đạt được kết quả, người giáo viên chủ nhiệm ngoài đòi hỏi phải có đủ tri thức cơ bản về chuyên môn, về tâm lí học, kĩ năng tiếp cận học sinh, kĩ năng quản lý và tổ chức, kỹ năng phối hợp với các giáo viên bộ môn, PHHS, các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường… thì đòi hỏi lòng nhiệt tình, tình cảm yêu nghề, mến trẻ đây là những nhân tố quan trọng giúp người giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm của mình. /.

BÁO CÁO THAM LUẬN

VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Đơn vị: THCS Phú Thuận B--- * --- --- * ---

Việc giáo dục nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bởi bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của nhà trường, trong đó giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò rất quan trọng. Công việc của giáo viên chủ nhiệm giống như người làm vườn, không chỉ biết ươm mầm mà phải biết chăm sóc tạo điều kiện để cho hạt giống nẩy mầm và phát triển.

Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực, còn có những mặt trái, làm ảnh hưỡng không nhỏ đến việc học tập và rèn luyện nhân cách của học sinh. Vì ở độ tuổi này, các em rất dễ bị lôi kéo, rất dễ thể hiện cái tôi. Thực tế ngoài xã hội có quá nhiều cái cám dỗ; vì vậy quan tâm đến ý thức chuyên cần của học sinh là một việc làm rất cần thiết nhằm giúp các em đạt kết quả tốt trong học tập.

Xuất phát từ tình hình thực tế ấy công tác chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trong trong việct giúp đỡ, dạy dỗ, giáo dục cho các em trở thành con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.

Trước khi đi vào bảng tham luận, xin giới thiệu sơ lược về đặc điểm tình hình của đơn vị trường THCS Phú Thuận B.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hội thảo GVCN (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w