ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

Một phần của tài liệu Tài liệu Hội thảo GVCN (Trang 38)

Trường THCS Phú Thuận B là một trường thuộc xã vùng sâu của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), nằm trên địa bàn cù lao Long – Phú Thuận: phía Tây giáp xã Phú Thuận B, phía Đông ven sông Tiền, phía Bắc giáp xã Long Thuận. Trường có hoàn cảnh đặc biệt hơn là có ba lớp nhô học cùng với trường TH Phú Thuận B4 (là một ấp cù lao Phú Trung của xã Phú Thuận B giáp với Huyện Thanh bình).

Nhìn chung trường còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, số phòng chỉ đủ đáp ứng cho học sinh học buổi chính khóa. Riêng phòng chức năng còn nhiều thiếu thốn, chưa có phòng bộ môn, chưa có sân chơi, bãi tập cho học sinh, chưa có dụng cụ để sử dụng giáo án điện tử.

Năm học: 2010 – 2011, trường có 758/374 nữ chia làm 19 lớp (có ba lớp nhô ở Phú Trung)

1/Thuận lợi:

- Được sự quan tâm giúp đỡ ân cần của các cấp lãnh đạo, các cơ quan, ban ngành đoàn thể, Hội CMHS, Hội Khuyến học, các nhà hảo tâm và các nhà mạnh thường quân. - Đa số học sinh chăm chỉ học tập và rèn luyện, có ý thức vươn lên .

- Giáo viên trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 51,16 %; phẩm chất đạo đức tốt .

- Công tác dạy học của trường luôn có nề nếp, có kỷ cương, chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện học sinh .

- Được sự đồng thuận, quyết tâm của tập thể giáo viên. 2/ Khó khăn:

- Thái độ, ý thức, động cơ học tập của một bộ phận học sinh còn hạn chế dẫn đến việc lưu ban bỏ học nhiều.

- Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu giảng dạy và học tập, học sinh chưa tiếp cận được công nghệ thông tin.

- Một số bộ phận giáo viên lớn tuổi an phận. Cán bộ quản lý còn trẻ, chưa có kinh nghiệm.

- Thiết bị công nghệ thông tin chưa đáp ứng đầy đủ cho việc thay đổi phương pháp dạy học.

- Thiếu sân chơi bãi tập cho học sinh học thể dục ảnh hưởng rất nhiều đến học văn hóa.

II/THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM:

1/Mặt làm được:

a/ Lãnh đạo nhà trường:

- Nhà trường rất quan tâm đến công tác chủ nhiệm; bởi vì trường muốn đạt kết quả cao về chất lượng giáo dục ngoài công tác giảng dạy ra thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm rất lớn về chất lượng giáo dục.

- Đầu năm Ban Giám Hiệu họp, bàn bạc, lựa chọn những giáo viên chủ nhiệm có tâm huyết và có khả năng tổ chức cũng như điều hành và quản lý lớp tốt để phân công lớp chủ nhiệm cho phù hợp.

- Trên cơ sở của điều lệ của nhà trường phổ thông, Ban Giám Hiệu xây dựng nội quy nhà trường, giúp cho giáo viên chủ nhiệm có cơ sở pháp lý trong việc hướng dẫn xử lý hạnh kiểm, hoàn thiện trong nhiệm vụ của mình được giao.

- Đầu năm trường xây dựng được qui chế phối hợp với Hội đồng đội, vói Ban Đại Diện cha mẹ học sinh. Từ đó, giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt hơn công tác phối hợp, giáo dục học sinh tốt hơn.

- Xây dựng kế hoạch về nội dung hoạt đông theo tuần - tháng - theo học kỳ và cả năm học về công tác chủ nhiệm được thực hiện thống nhất theo toàn trường.

- Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục (nhất là ở các buổi sinh hoạt dưới cờ) như: giáo dục ôn lại truyền thống theo chủ đề - chủ điểm, tuyên truyền giáo dục pháp luật, giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp… nhằm giúp các em có sự hứng thú, tích cực tham gia; đồng thời phát hiện những năng khiếu, năng lực, sở trường… của học sinh, giúp giáo viên chủ nhiệm học tập những kinh nghiệm quý báu về hình thức tổ chức.

- Xây dựng nhiều mô hình học tập: học tổ, học nhóm, đôi bạn học tập, tham gia các câu lạc bộ: thể dục – thể thao, văn nghệ… góp phần rất lớn trong phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, học sinh có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện nhân cách.

b/Giáo viên chủ nhiệm:

- Đa số giáo viên chủ nhiệm đều có tâm huyết, yêu nghề, coi học sinh là trung tâm của công tác chủ nhiệm.

- Luôn có ý thức trong việc học hỏi, trao đổi, đầu tư giảng dạy, cũng như công tác chủ nhiệm; chịu khó rà soát, tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh, nắm rõ tâm tư, nguyện vọng, năng lực học tập… để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ các em.

- Giáo viên chủ nhiệm cũng quen dần với cách thức tổ chức lớp, cách nhận xét, đánh giá, cách xếp loại học sinh, và cách phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, cụ thể là phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, Hội đồng Đội, và Ban Đại diện cha mẹ học sinh..

c/Học sinh:

- Đa số thuộc đối tượng học sinh vùng nông thôn , vùng sâu, nhà xa trường (có ba lớp nhô ở Phú Trung), đi lại khó khăn, thiếu điều kiện học tập.

- Các em đa số chăm chỉ, ngoan hiền, học sinh đã quen nề nếp của trường nên thực hiện tốt nội quy, và quy định của nhà trường.

2/ Mặt hạn chế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a/ Lãnh đạo nhà trường:

- Nơi đào tạo ở trường Cao Đẳng (hay ở Đại Học) chưa chú trọng cho việc trang bị tay nghề về công tác chủ nhiệm cho giáo viên, mà giáo viên chủ nhiệm chỉ dựa vào kinh nghiệm, hay tự học hỏi lẫn nhau là chính.

- Chưa có chế độ khen thưởng thích hợp đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm.

b/Giáo viên chủ nhiệm:

- Tay nghề giáo viên chưa đồng đều về chuyên môn nghiệp vụ, có người thích dạy lớp, không thích làm chủ nhiệm; một số khác thì ngược lại. Do đó việc phân công đầu năm còn gặp nhiều khó khăn.

- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa có tâm huyết với công tác được giao, chỉ làm qua loa, chiếu lệ, thiếu tâm quyết, nên không cảm hóa được học sinh, thiếu kinh nghiệm trong xử lý và tổ chức hoạt động lớp, thực hiện theo cảm tính, chưa hiệu quả nên không thu hút được học sinh.

- Việc khen thưởng và phê bình học sinh chưa được chú trọng, chưa kịp thời, có lúc chưa đúng chỗ..

- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa hội đồng Đội, giáo viên bộ môn, nên chưa có biện pháp giáo dục thích hợp theo từng bộ môn, nên chưa tìm hiểu được hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng, sở trường, năng khiếu… của học sinh.

c/ Học sinh:

- Đây là đối tượng trung tâm để chúng ta giáo dục, nhưng cần phải hiểu một lớp học có nhiều học sinh thuộc nhiều đối tượng khác nhau: về hoàn cảnh, năng khiếu, sở trường, trình độ học sinh, nên việc xây dựng kế hoạch cho công tác chủ nhiệm còn gặp nhiều khó khăn.

- Mặt trái của nền kinh tế thị trường còn nhiều tệ nạn, thiếu sân chơi dễ lôi kéo học sinh như: game, ma túy trong học đường, phim ảnh đối trụy, quan hệ nam nữ….gây không ít khó khăn trong môi trường giáo dục: “Nhà trường – gia đình – xã hội” và trong công tác giáo dục học sinh.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hội thảo GVCN (Trang 38)