II/ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM:
6/ Công tác kết hợp các lực lượn g:
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên hệ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục xử lý những trường hợp vi phạm của học sinh chậm tiến bộ, động viên các em siêng năng học tập, tạo cho học sinh môi trường thân thiện, yêu trường, mến lớp, thân thiện với bạn bè, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.
7/ Những biện pháp phối hợp ba môi trường giáo dục “Nhà trường – Gia đình – Xã hội”:
- Đối với gia đình: giáo viên chủ nhiệm cần làm rõ cho các bậc phụ huynh học sinh hiểu về mục tiêu, mục đích giáo dục học sinh ở nhà trường cấp THCS. Việc phối hợp giáo dục với cha mẹ học sinh được tiến hành thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, cuối học kỳ I và cuối năm. Riêng Ban đại diện Cha mẹ học sinh hằng tháng đều có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để kiểm tra, khen thưởng, vận động hỗ trợ học sinh nghèo.
- Giáo viên chủ nhiệm có thể gửi kết quả học tập (hoặc sổ liên lạc) cho phụ huynh học sinh theo kế hoạch, thăm và kiểm tra việc học bài, làm bài ở nhà của học sinh ở nhà. Căn cứ vào nội quy, khi cần thiết mời cha mẹ học sinh đến nhắc nhở, trao đổi, cam kết…
IV/KẾT LUẬN:
- Trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng, có trách nhiệm tổ chức các hoạt động của lớp, quản lý học sinh, nắm tình hình học sinh, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng của lớp. Vì vậy công tác chủ nhiệm có hiệu quả góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh toàn diện.
- Một người giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. Sự quan tâm thường xuyên của người giáo viên chủ nhiệm chính là một yêu cầu vô cùng cần thiết để từ đó hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Công tác phối hợp với giáo viên bộ môn tốt sẽ làm cho công tác chủ nhiệm thành công hơn .
- Sự hợp tác chặt chẽ, thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh chính là nhân tố quyết định việc hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh.
Trên đây là bảng tham luận của đơn vị trường về công tác chủ nhiệm lớp. Kính mong sự đóng góp chân thành của quý vị !