Chương 1:Những lý luận cơ bản về công tác đào tạo công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp 1.1 Các khái niệm - Công nhân kỹ thuật: Là người được đào tạo và được cấp bằng đối vớinhững người
Trang 1KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài: Đánh giá thực trạng công tác đào tạo công nhân kỹ
thuật tại công ty TNHH Sông Giang.
Giáo viên hướng dẫn: TS PHẠM THỊ BÍCH NGỌC
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thảo
Mã sinh viên : LT 100513
Lớp : QTNL_K10
Hà Nội - 2011
Trang 21.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo CNKT trong các doanh nghiệp 3
1.3.1 Môi trường bên trong doanh nghiệp 3 1.3.2 Các yếu tố thuộc về phía người công nhân kỹ thuật 3 1.3.3 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 3
1.4 Các phương pháp đào tạo CNKT 3
1.4.1 Kèm cặp trong sản xuất 3 1.4.2 Các lớp cạnh doanh nghiệp 3 1.4.3 Các trường dạy nghề 3
1.5 Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo trong doanh nghiệp 3
1.6 Vai trò của công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp 3
1.7 Sự cần thiết của hoạt động đào tạo CNKT trong công ty TNHH Sông Giang 18
Chương 2: Đánh giá thực trạng việc đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang 19
2.1 Khái quát về công ty TNHH Sông Giang 19
Trang 32.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 19
2.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Sông Giang 3
2.1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty TNHH Sông Giang 3
2.2 Đánh giá thực trạng công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang 3 2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang 3
2.2.2 Phân tích thực trạng đào tạo công nhân kỹ thuật của công ty TNHH Sông Giang 3
2.3 Nhận xét công tác công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang 3 2.4 Những nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế trong công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang 3 2.4.1 Kinh phí đào tạo 3
2.4.2 Hoạt động quản trị nhân lực trong Công ty 3
2.4.3 Nguyên nhân từ hoạt động tổ chức đào tạo 3
2.4.4 Nguyên nhân từ phía công nhân kỹ thuật 41
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo công nhân kỹ thuật của công ty TNHH Sông Giang 42 3.1 Phương hướng nhiệm vụ của công ty trong 5 năm tới 42 3.2 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác đào tạo công nhân kỹ thuật cho công ty TNHH Sông Giang 43 3.2.1 Đối với công ty 43
3.2.2 Đối với người lao động 45
3.2.3 Đối với quá trình đào tạo công nhân kỹ thuật 46
3.3.3 Đánh giá đào tạo hợp lý 47
Tài liệu tham khảo 49
KẾT LUẬN 50
Trang 4Danh mục bảng biểu
Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2008 - 2009 3
Bảng số 2: Đặc điểm lao động của công ty TNHH Sông Giang 3
Bảng số 3: Cơ cấu lao động theo chức năng giai đoạn 2007 - 2009 3
Bảng 4: phân bổ nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo giai đoạn 2007 – 2009 3
Bảng số 5: Nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật của công ty 3
Bảng 6: Đào tạo công nhân kỹ thuật theo loại thợ giai đoạn 2007 - 2009 3
Bảng 7: khả năng làm việc sau khóa đào tạo (cho toàn bộ CNKT) năm 2009 3
Bảng 8: Sự phù hợp của ngành nghề đào tạo năm 2009 3
Trang 5Lời mở đầu
Nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với nó là sự phát triển không ngừng củakhoa học kĩ thuật với máy móc ngày một hiện đại hơn Mỗi doanh nghiệp cầnluôn đổi mới cũng như hoàn thiện mình để có thể đứng vững Công tác đào tạonguồn nhân lực đã và đang trở thành quan trọng hàng đầu để các doanh nghiệpthực hiện được sự đổi mới và khẳng định sự phát triển của mình Quan trọng hơnnữa là sự phát triển của đội ngũ kỹ thuật sao cho sản phẩm của doanh nghiệp đápứng được nhu cầu luôn luôn biến đổi của thị trường Chính vì vậy công ty TNHHSông Giang bước đầu đã và đang hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuậtcho công ty mình để công ty có một đội ngũ công nhân kỹ thuật luôn nắm bắt kịpkhoa học công nghệ, đồng thời giúp họ gắn bó với công ty hơn và làm việc ngàycàng có hiệu quả hơn Tuy nhiên trong công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tycũng còn một số những tồn tại cần khắc phục Do vậy em chọn đề tài: “đánh giáthực trạng công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang”
- Mục đích nghiên cứu:Xem xét thực trạng trong công tác đào tạo công nhân kỹthuật tại công ty TNHH Sông Giang, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến côngtác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang, đánh giá ưunhược điểm của công tác đào tạo công nhân kỹ thuật của công ty TNHH SôngGiang, đề xuất biện pháp để hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tạicông ty TNHH Sôn Giang
- Phương pháp nghiên cứu :Thu thập, phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu từgiáo trình, bài báo, trang web và tài liệu từ công ty TNHH Sông Giang đểđánh giá thực trạng đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang
Trang 6Nội dung nghiên cứu gồm
Chương 1: Những lý luận cơ bản về công tác đào tạo công nhân kỹ
thuật trong doanh nghiệp
Chương 2: Đánh giá thực trạng của việc đào tạo công nhân kỹ thuật
của công ty TNHH Sông Giang
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo công
nhân kỹ thuật cho công ty TNHH Sông Giang
Trang 7Chương 1:Những lý luận cơ bản về công tác đào tạo công nhân
kỹ thuật trong doanh nghiệp
1.1 Các khái niệm
- Công nhân kỹ thuật: Là người được đào tạo và được cấp bằng (đối vớinhững người tốt nghiệp chương trình đào tạo từ 1-3 năm) hoặc chứng chỉ(đối với những người tốt nghiệp chương trình dạy nghề dưới 1 năm) củabậc giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục có năng lực thực hànhthực hiện các công việc phức tạp do sản xuất yêu cầu (theo giaó trìnhnguồn nhân lực)
Trong các doanh nghiệp công nhân kỹ thuật là những người được trang bịmột số kiến thức nhất định để có thể thực hiện những yêu cầu công việc củamột nghề nhất định Là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, trựctiếp tạo ra sản phẩm, tạo ra giá trị sản xuất cho doanh nghiệp Họ là những laođộng kỹ thuật được chia thành các cấp trình độ:
Lao động kỹ thuật lành nghề: Là những người được đào tạo thời gian
từ 1-3 năm Được trang bị kiến thức và kỹ năng nghề diện rộng hoặcchuyên sâu
Lao động kỹ thuật cao: Là những người có trình độ kỹ thuật tương đốicao, họ rất hiểu về nghề và có khả năng thực hiện công việc một cáctốt nhất
Lao động bán lành nghề: Là những người được đào tạo với thời gian
<1 năm, họ chỉ được trang bị một số kiếm thức cơ bản và kỹ năng củamột nghề nào đó Do thời gian đào tạo ngắn nên kiến thức diện rộng vàchuyên sâu còn hạn chế
- Đào tạo:(đào tạo kỹ năng) được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúpcho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụcủa mình Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vữnghơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình
độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệuquả hơn
Trang 8Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng , khả năng thuộc một nghề, một chuyên môn nhất định để người lao động thực hiện có hiệu quả chức năng
và nhiệm vụ của mình
- Đào tạo công nhân kỹ thuật:
Theo sách “Quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp” của TS Hà VănHội” viết: Đào tạo năng lực kỹ thuật cho người công nhân là quá trìnhgiảng dạy và nâng cao cho người công nhân những kỹ năng cơ bản cầnthiết để thực hiện công việc Đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật bao gồmcác vấn đề liên quan đến yêu cầu về mặt kỹ thuật như: đứng máy, cáchvận hành máy, sử dụng máy một cách có hiệu quả
Tại các doanh nghiệp đào tạo công nhân kỹ thuật gồm có: đào tạo mới vàđào tạo lại
Đào tạo mới đối với các công nhân chưa qua quá trình học nghềnào đó mà doanh nghiệp đang cần họ đảm nhiệm Doanh nghiệpcần trang bị cho họ các kiến thức sơ cấp và chuyên sâu
Đào tạo lại đối với những công nhân đã đang làm nghề đó, nhưngcần củng cố để đạt hiệu quả tốt hơn
1.2 Mục tiêu, vai trò của việc đào tạo công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp
1.2.1 Mục tiêu của việc đào tạo công nhân kỹ thuật
Đối với các doanh nghiệp bất kỳ một hoạt động nào mục tiêu các doanhnghiệp cần đạt được đó là tăng năng suất lao động và mục tiêu cuối cùng cần đạtđến là lợi nhuận Mục tiêu của hoạt động đào tạo công nhân kỹ thuật trong cácdoanh nghiệp là sử dụng tối đa nguồn công nhân kỹ thuật hiện có sao cho có hiệuquả nhất đối với doanh nghiệp Đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm trang bị cho họnhững kiến thức, kỹ năng trong lao động sản xuất để giúp doanh nghiệp ngàycàng phát triển vũng mạnh Hoạt động đào tạo giúp công nhân kỹ thuật hiểu rõhơn về công việc và nắm vững nghề nghiệp của mình và thực hiện các nhiệm vụcủa mình một cách tốt hơn, nâng cao khả năng thích ứng với nghề nghiệp hiện tạicũng như tương lai
Trang 91.2.2 Vai trò của việc đào tạo công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp
+ Đối với doanh nghiệp:
Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc
Nâng cao chất lượng thực hiện công việc
Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo có khả năng
tự giám sát
Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức
Duy trì và nâng cao chất lượng CNKT trong doanh nghiệp
Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý
Tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
+ Đối với CNKT
Tạo được sự gắn bó với doanh nhiệp
Tạo ra tính chuyên nghiệp
Tạo ra sự thích ứng với công việc hiện tại và tương lai
Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng hoàn thiện bản thân
Biết cách ứng dụng KHKT tiến bộ
Tạo ra tư duy, cách nhìn mới trong các hoạt động lao động
Chủ động, sáng tạo hơn trong công việc
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo CNKT trong các doanh nghiệp
1.3.1 Môi trường bên trong doanh nghiệp
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh - liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào mộtdoanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể Nó liênquan đến các quyến định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầukhách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra đượccác cơ hội mới v.v Chiến lược tác nghiệp - liên quan tới việc từng bộ phận trongdoanh nghiệp sẽ được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướngchiến lược ở cấp độ công ty và từng bộ phận trong doanh nghiệp Bởi vậy, doanhnghiệp cần phân tích, lựa chọn chiến lượng sao cho phù hợp nhất với doanhnghiệp mình Từ đó đề ra các chiến lược tác nghiệp tập trung vào vấn đề nguồn
Trang 10lực và xử lý con người Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực sẽ được triển khai nhưthế nào chi phối rất lớn đến đào tạo công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Là yếu tố quan trọng tới hình thành cơ cấu nguồn nhân lực trong doanhnghiệp Nếu một doanh nghiệp thiên về kinh doanh thì sẽ có cơ cấu nguồn nhânlực khác với một doanh nghiệp thiên về sản xuất các sản phẩm Trong các doanhnghiệp sản xuất thì đội ngũ công nhân trực tiếp chiếm phần đông trong nguồnnhân lực Xu hướng ngày nay đang chuyển dần sang đại đa số là công nhân kỹthuật.Từ đó vấn đề đào tạo công nhân kỹ thuật ở doanh nghiệp thiên về sản xuất
sẽ được chú trọng hơn Và sự đa dạng trong ngành nghề sản xuất của doanhnghiệp cũng ảnh hưởng đến vấn đề đào tạo công nhân trong doanh nghiệp
- Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Được biểu hiện bằng các chỉ tiêu như: Tổng doanh thu bán hàng, doanhthu từ hoạt động tài chính… doanh thu và lợi nhuận Các chỉ tiêu đó nói lênkết quả sản xuất của doanh nghiệp đồng thời cho biết doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh đạt hiệu quả ra sao Nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác hóanguồn nhân lực trong công ty và ảnh hưởng trực tiếp đến đào tạo công nhân
kỹ thuật Khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nó cũng đảmbảo cho lợi ích của công nhân tăng theo như: tăng tiền lương, thưởng, phụcấp… đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ đòi hỏi trách nhiệm, trình độ và kỹnăng làm việc của công nhân cũng phải tăng lên Từ đó doanh nghiệp sẽ xemxét việc đào tạo cho họ nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của họ Bên cạnh đóchi phí đào tạo luôn được tính toán sẽ tương quan với tổng quỹ lương theo tỷ
lệ nhất định còn tiền lương cá nhân chính là thước đo để xem xét quyết địnhcho việc đào tạo cho người công nhân
- Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất dành cho công tác đào tạo
Nguồn kinh phí có thể nói là yếu tố đầu tiên để thực hiện quá trình đào tạocông nhân kỹ thuật Doanh nghiệp cần xác định chi phí là bao nhiêu cho các hoạtđộng đào tạo Và chi phí đó được cấp phát cho mỗi công nhân ra sao, chi phí chocác hoạt động đào tạo sẽ được tính toán như thế nào
Trang 11Cơ sở vật chất cho công tác đào tạo công nhân ảnh hưởng trực tiếp tới kếtquả đào tạo của công nhân Cơ sở vật chất tốt, đầy đủ, tiên tiến hiện đại sẽ giúpcông nhân kỹ thuật nắm bắt kỹ năng và kiến thức tốt hơn
- Đặc điểm về quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
+ Kế hoạch hóa nguồn nhân lực: Đánh giá, xác định nhu cầu về nguồnnhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng các kếhoạch lao động để đáp ứng được các nhu cầu đó
Kế hoạch hóa nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm trong các chiến lượcnguồn nhân lực của doanh nghiệp Giúp các doanh nghiệp quyết định việc cần sốlượng về nhân lực nói chung và công nhân kỹ thuật nói riêng
Công nhân kỹ thuật của một doanh nghiệp ngày càng được nhận biết đã vàđang trở thành lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp
Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là cơ sở cho các hoạt động biên chế cho cáchoạt động tuyển dụng tuyển mộ và đào tạo công nhân kỹ thuật
+ Quá trình tuyển mộ tuyển dụng: Là quá trình đầu tiên thiết lập mối quan
hệ giữa người lao động và doanh nghiệp Qua quá trình này doanh nghiệp
sẽ sàng lọc, lựa chọn các ứng viên phù hợp nhất với doanh nghiệp mình.Quá trình này quyết định doanh nghiệp có tuyển đúng người đúng việchay không Nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc đào tạo mới các công nhân kỹthuật nếu như doanh nghiệp không tuyển đúng người
+ Bố trí nhân lực: Đối với việc thay đổi vị trí làm việc hay bố trí côngnhân kỹ thuật làm công việc mới mà họ chưa được đao tạo thì việc đào tạocông nhân kỹ thuật là yếu tố tất nhiên
+ Tạo động lực: là yếu tố tác động trực tiếp đến thái độ trong lao động củangười công nhân trong doanh nghiệp trong đó có cả hoạt động đào tạo.Nếu yếu tố tạo động lực tốt sẽ giúp người công nhân có tinh thần học tậptốt, tiếp thu các kiến thức tốt hơn trong quá trình đào tạo, và ngược lại
1.3.2 Các yếu tố thuộc về phía người công nhân kỹ thuật
- Trình độ của người lao động: Là yếu tố đầu tiên để có chương trìnhđào tạo phù hợp với nhận thức thức của công nhân Đối với từng cấp
độ học vấn khác nhau doanh nghiệp sẽ bố trí các chương trình đào tạo
Trang 12lại, đào tạo mới, đào tạo chuyên sâu hay bổ trợ kiến thức, kèm cặp…
Để sao cho công nhân tiếp thu một cách hiệu quả nhất các kiến thức
mà doanh nghiệp cần cung cấp cho họ
- Kỹ năng, kinh nghiệm: Dựa trên quá trình làm việc thực tế của côngnhân được biểu hiện qua kết quả thực hiện công việc Từ đó doanhnghiệp sẽ nhận biết được công nhân đó đã hoàn thành tốt công việcđược giao hay chưa Khi người công nhân chưa hoàn thành tốt côngviệc của mình doanh nghiệp cần phải bồi dưỡng thêm bằng cách đàotạo cho công nhân
- Ý thức: Khi việc được đào tạo trở thành nhu cầu của mỗi công nhân để
họ tự hoàn thiện mình, thì người công nhân sẽ ý thức được tầm quantrọng của việc đào tạo đối với họ Đó sẽ là động lực để người côngnhân phấn đấu, lỗ lực trong hoạt động đào tạo Nếu như đối với ngườicông nhân lợi ích của đào tạo là hoàn toàn phục vụ cho doanh nghiệpthì việc lĩnh ngộ kiến thức đối với họ chỉ là trách nhiệm, như thế thìkết quả đạt được trong công tác đào tạo đối với công nhân là khôngcao
1.3.3 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
- Thị trường lao động
Thị trường lao động thể hiện trình độ, chất lượng của lực lượng lao động.Thị trường lao động cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho cácdoanh nghiệp Hiện thị trường lao động ở nước ta có thể nói là dư thừa về laođộng phổ thông mà lại thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuât cao một cách trầmtrọng Chất lượng đào tạo vẫn đang là vấn đề lớn đối với các hoạt động đào tạocho công nhân kỹ thuật hiện nay Số lao động có chất lượng cao nhất là đội ngũcông nhân kỹ thuật còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển về kinh tế
Do đó, đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật là nhiệm vụ cấp thiết của nhà nước vàcác doanh nghiệp
- Khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, các thành tựu khoa học tiên tiến.Các kỹ thuật mới đã và đang được áp dụng một cách phổ biến, lao động thủ công
Trang 13dần được thay thế bởi lao động máy móc Sức lao động của con người được thaythế bởi sự vận hành của máy móc Tuy nhiên con người vẫn giữ vai trò chính vàquyết định trong các quá trình sản xuất Vì chính con người đã tạo ra máy móc vànhờ có sự tác động của con người thì máy móc mới có thể vận hành Và conngười luôn luôn phải có những kiến thức mới để có thể vận hành máy móc mộtcách hiệu quả Do vậy công nhân kỹ thuật khi được đào tạo sẽ phải tiếp thunhững kiến thức khó hơn Bên cạnh đó người công nhân cũng ngày càng đượctrang bị các trang thiết bị hiện đại để trợ giúp cho quá trình đào tạo giups họ nắmbắt kiến thức nhanh hơn
- Đối thủ cạnh tranh
Với xu hướng hội nhập quốc tế doanh nghiệp đang đứng trước nhiều tháchthức không những cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnhtranh với các doanh nghiệp ngoài nước Đó cũng là một đòi hỏi để các doanhnghiệp đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật cho mình Để đội ngũ công nhân kỹthuật của mình có đủ trình độ năng lực để phát triển doanh nghiệp của mình, đểdoanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh mới có thể đứng vững, phát triển
1.4 Các phương pháp đào tạo CNKT
1.4.1 Kèm cặp trong sản xuất
- Kèm cặp trong sản xuất: Là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việctrong đó người học (công nhân học nghề) sẽ học được những kỹ năng cầnthiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc dưới sự hướng
dẫ của những công nhân lành nghề hơn (người hướng dẫn) kèm cặp cóthể theo nhóm hoặc cá nhân
- Kèm cặp trong sản xuất được tiến hành theo trình tự sau:
+ Phân công những công nhân có trình độ lành nghề cao vừa sản xuất vừa chỉdẫn người học nghề cả về lý thuyết và thực hành ( nguyên tắc vận hành antoàn, quy trình và các thao tác cần thiết để sản xuất sản phẩm)
+ Người học nghề nghe, nhìn người hướng dẫn làm việc
+ Giao việc làm thử: Người học nghề làm thử dưới sự kèm cặp và giám sátcủa người hướng dẫn
Trang 14+ Giao việc hoàn toàn: Khi các kĩ năng thực hiện công việc hoặc một nghềcủa người học nghề tương đối thành thụcngười hướng dẫn không cần trực tiếpthường xuyên giám sát mà người học nghề tự mình tiến hành công việc đếnkhi hoàn thành giai đoạn kèm cặp
Người học nghề góp phần tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp
Tạo điều kiện cho người học được làm việc cùng với những đồngnghiệp trong tương lai của họ
Chi phí thấp do không đòi hỏi phải có cơ sở vật chất như: Xưởngtrường, lớp học, không phải trả lương cho người hướng dẫn (chỉ trảphụ cấp kèm cặp)
- Nhược điểm
- Học viên học lý thuyết không có hệ thống
- Người dạy không chuyên nên thiếu kinh nghiệm
- Đôi khi người học tiếp thu cả những thao tác, động tác không tiên tiếncủa người dạy
- Quá trình đào tạo gồm hai giai đoạn:
Trang 15+ Giai đoạn học lý thuyết: Được thực hiện tập chung do các kỹ sư, cán bộ kỹthuật của doanh nghiệp có ngành nghề liên quan trực tiếp giảng dạy
+ Giai đoạn thực hành: Được tiến hành ở các xưởng thực tập hoặc ở cácdoanh nghiệp, phân xưởng có ngành nghề liên quan do các kỹ sư hoặc côngnhân lành nghề hướng dẫn
- Ưu điểm:
Học viên được học lý thuyết tương đối có hệ thống và được trực tiếp tham gialao động sản xuất nên tạo điều kiện cho họ nắm vững tay nghề
- Nhược điểm:
Thời gian đào tạo dài
Cần có cơ sở vật chất đào thạo nhất định (phòng học, trang thiết bị)
1.4.3 Các trường dạy nghề
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất trên cơ sở kỹ thuật hiện đại các Bộ, ngành,địa phương thường tổ chức các trường dạy nghề tập trung quy mô lớn nhằm đàotạo công nhân kỹ thuật có trình độ lành nghề cao
- Quá trình dạy nghề tại các trường được chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn học lý thuyết (bao gồm học cơ bản và học chuyên môn)
Khi học cơ bản: Người học nghề được đào tạo theo diện rộng nhằm trang
bị cho họ những kiến thức kỹ thuật tổng hợp đồng thời hiểu biết những nguyên lý
cơ bản chung nhất để làm việc sau này Cơ cấu chương trình kỹ thuật cơ bản đểgiảng dạy chung cho mọi nghề bao gồm vẽ kỹ thuật, công nghệ kim loại, kỹ thuậtđiện, dung sai và đo lường kỹ thuật, kinh tế và tổ chức sản xuất…
Khi học chuyên môn: người học được trang bị những kiến thức và rènluyện những kỹ năng, kỹ xảo để nắm vững nghề đã chọn
+ Giai đoạn thực hành
Để gắn chặt lý thuyết với thực hành, các trường dạy nghề luôn có xưởngthực hành để giúp người học nghề sau mỗi buổi học lý thuyết có thể thực hànhngay tại xưởng
Hai giai đoạn này kết hợp chặt chẽ với nhau , đan xen nhau trong quá trìnhhọc tập nhờ có xưởng thực hành
- Ưu điểm:
Trang 16 Giúp cho người học nghề được học tập một cách có hệ thống từ đơn giảnđến phức tạp, từ lý thuyết đến thực hành
Tạo điều kiện tiếp thu kiến thức nhanh chóng và dễ dàng
Người học được đào tạo kiến thức tương đối toàn diện nên khi ra trường
có thể chủ động độc lập giải quyết công việc, có khả năng đảm nhận côngviệc tương đối phức tạp đòi hỏi trình độ lành nghề cao
- Nhược điểm:
Thời gian đào tạo dài
Chi phí đào tạo lớn
Đòi hỏi phải có cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp
1.5 Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo trong doanh nghiệp
- Xác định nhu cầu đào tạo
Trong kế hoạch đào tạo công nhân kỹ thuật phải thể hiện được dự doán vềphát triển khoa học công nghệ, xu hướng phát triển ngành nghề, nhu cầu cá nhân
và của doanh nghiệp, của ngành… đảm bảo sự cân đối giữa nhu cầu và khả năngđào tạo, giữa yêu cầu về số lượng, chất lượng công nhân kỹ thuật với thời gianđào tạo, sử dụng và các hình thức đào tạo Những mặt cân đối đó được phản ánhtrong bảng sau:
Nhu cầu bổ sung
Nghề
SốlượngCNKT(người)
Cần bổsung Đàotạo
Bắtđầuđàotạo
KèmcặptrongSX
CáclớpcạnhDN
TrườngChínhquy
Nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật là số công nhân kỹ thuật cần đượcđào tạo trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về loạicông nhân đó
- Để xác định nhu cầu đào tạo, cần phải tiến hành:
Phân tích tổ chức
Trang 17 Phân tích con người
Phân tích nhiệm vụ
Phân tích tổ chức: cần phải xem xét sự hợp lý của hoạt động đào tạo trong
mối liên hệ với chiến lược kinh doanh, nguồn lực có sẵn có (thời gian, tàichính, chuyên gia) của tổ chức, cũng như sự ủng hộ của những người lãnhđạo đối với hoạt động đào tạo trong tổ chức
Xác định nhu cầu đào tạo thực hiện qua các bước sau
Bước 1: Xác định số công nhân kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ
sản xuất Để xác định số công nhân kỹ thuật cần thiết có thể sử dụng một trongcác phương pháp sau
Phương pháp 1: Tính theo lượng lao động hao phí
Phương pháp này căn cứ vào tổng hao phí thời gian lao động cần thiết đểsản xuất từng loại sản phẩm và quỹ thời gian làm việc bình quân của một côngnhân kỳ kế hoạch, hệ số hoàn thành mức lao động năm kế hoạch
CNKTct =
Trong đó:
CNKTct: là nhu cầu công nhân kỹ thuật cần bổ sung
ti: là lượng lao động hao phí để sản xuất ra một sản phẩm loại i
qi: Là số lượng sản phẩm loại I kỳ kế hoạch
∑tiqi: là tổng thời gian hao phí cho lượng sản phẩm dự tính sản xuất ra trong
Phương pháp 2: Dựa vào số lượng máy móc thiết bị, mức phục vụ của mộtcông nhân kỹ thuật và hệ số ca làm việc của máy móc thiết bị
Trang 18CNKTct= M×P×K
Trong đó:
CNKTct: Số công nhân kỹ thuật cần thiết kỳ kế hoạch
M: Số lượng máy móc thiết bị
P: Mức phục vụ của 1 công nhân kỹ thuật
K: Số ca làm việc của thiết bị trong một ngày đêm kỳ kế hoach
Phương pháp 3: Phương pháp chỉ số
Theo phương pháp này, nhu cầu công nhân kỹ thuật cần thiết để hoànthành nhiệm vụ sản xuất được xác định căn cứ vào số công nhân kỹ thuậthiện có; chỉ số máy móc thiết bị; chỉ số ca làm việc và chỉ số năng suất laođộng kỳ kế hoạch
CNKTct =
Trong đó:
CNKTct: Số công nhân kỹ thuật cần thiêts của một nghề nào đó năm kế hoạch
Shc: Số CNKT hiện có của nghề đó được xác định theo số liệu báo cáo thống
kê của doanh nghiệp
Im: Chỉ số máy móc thiết bị năm kế hoạch
Ik: Chỉ số ca làm việc của thiết bị năm kế hoạch
Iw: Chỉ số năng suất lao động của công nhân kỹ thuật năm kế hoạch
Bước 2: Xác định nhu cầu bổ sung công nhân kỹ thuật để hoàn thành nhiệm
vụ sản xuất Có 2 loại bổ sung
- Bổ sung do thay đổi nhiệm vụ sản xuất
NCbssx = CNKTct – CNKThc
Trong đó:
NCbssx: Nhu cầu bổ sung công nhân kỹ thuật của một nghề nào đó
CNKTct: Số công nhân kỹ thuật cần thiết của một nghề để hoàn thành nhiệm
vụ sản xuất
CNKThc: Công nhân kĩ thuật hiện có
[Shc x Im x Ik]
Iw
Trang 19- Bổ sung công nhân kỹ thuật để thay thế: nhu cầu bổ sung công nhân kỹthuật để thay thế vì nhiều lý do khác nhau như: về hưu, mất sức lao động,thuyên chuyển…
Bước 3: Tính toán nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật
NCđt = NCbssx + NCbstt – Số người bổ sung không cần đào tạo
NCbstt: Nhu cầu công nhân kỹ thuật bổ sung thay thế
Phân tích cá nhân người lao động : Phân tích con người là việc xem xét
liệu có phải những yếu kém của kết quả thực hiện công việc là do thiếuhụt những kỹ năng, kiến thức và khả năng của người lao động hay là donhững vấn đề liên quan đến động lực làm việc của người lao động, thiết kếcông việc không hợp lý… Ai là đối tượng được đào tạo, sự sẵn sàng củangười lao động đối với công tác đào tạo
Đào tạo, bồi dưỡng là nhu cầu tất yếu và xuyên trong hệ thống nhu cầucủa người lao động Người lao động luôn có nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng để họnâng cao được trình độ, năng lực của bản thân
Phân tích nhiệm vụ và công việc :
Phân tích nhiệm vụ bao gồm việc xác định các nhiệm vụ quan trọng vàkiến thức kỹ năng, hành vi cần phải được chú trọng để đào tạo chongười lao động nhằm giúp họ hoàn thành công việc tốt
Phân tích công việc và đánh giá tình hình thực hiện công việc Để hoànthành được công việc và nâng cao năng suất lao động với hiệu quả caothì tổ chức phải thường xuyên xem xét, phân tích kết quả thực hiệncông việc thực hiện công việc hiện tại của người lao động Để tìm ranhững yếu kém, những thiếu hụt về khả năng thực hiện công việc củangười lao động so với yêu cầu công việc đang đảm nhận, với mục tiêu
dự kiến đã định trước để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt vềkiến thức, kỹ năng của người lao đông so với yêu cầu của công việc, đó
là cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo
- Xác định mục tiêu đào tạo: là xác định kết quả cần đạt được của chươngtrình đào tạo Bao gồm:
Trang 20 Xác định những kỹ năng cụ thể sẽ cung cấp cho công nhân trong quátrình đào tạo Để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, giúp phục vụ chohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Xác định thời gian sẽ tiến hành cho đào tạo: Đối với hoạt động đào tạomới sẽ là bao nhiêu thời gian và đào tạo lại sẽ là bao lâu
Xác định kết quả sau đào tạo đối với công nhân góp phần tạo ra hiệuquả công việc chung của toàn doanh nghiệp ở mức độ nào
- Lựa chọn đối tượng đào tạo
Dựa trên nhu cầu của công ty và nhu cầu của công nhân viên chọn ra đốitượng phù hợp: phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, khả năng của công nhânviên tránh lãng phí thời gian và tiền bạc
- Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo
Với từng đối tượng công nhân kỹ thuật khác nhau lựa chọn các phươngpháp khác nhau như: Đối với công nhân kỹ thuật hàn, cơ khí có thể áp dụngphương pháp dạy tại chỗ hoặc đào tạo nghề
- Thực hiện chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo là hệ thống các môn học và bài học được dạy, chothấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu Trên
cơ sở đó lựa chọn phương pháp đào tạo hợp lý
- Đánh giá hiệu quả đào tạo
Sau khi thực hiện chương trình đào tạo CNKT doanh nghiệp phải tiến hànhđánh giá hiệu quả của chương trình Đánh giá được chuyên môn nghiệp vụ, trình
độ của CNKT sau khi đào tạo
Chương trình đào tạo được đánh giá trên nhiêu tiêu chí như: mục tiêu đàotạo có đạt được hay không? Những điểm yếu và điểm mạnh của chương trình đàotạo và đặc tính hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí vàkết quả của chương trình đào tạo
Đánh giá thông qua những kiến thức kỹ năng mà công nhân học đượcnhư: nhận thức, sự thay đổi thái độ trong lao động, khả năng vận dụng các kiếnthức đã lĩnh hội từ chương trình đào tạo… Đo lường kết quả thông qua quan sát,kiểm tra lý thuyết và thi tay nghề để kiểm tra kết quả sau đào tạo Thông qua
Trang 21bảng hỏi, phỏng vấn để xác định mức độ phù hợp của chương trình đào tạo đốivới người được đào tạo…
1.6 Vai trò của công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp
Công nhân kỹ thuật là những người làm chủ máy móc, làm chủ quá trìnhsản xuất,chính vì thế giá trị của sản phẩm cũng được quyết định bởi tay nghề của
họ Nếu không có công nhân vận hành máy móc quá trình sản xuất sẽ trở lênngưng đọng
Đội ngũ công nhân kỹ thuật là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm, điều
đó có nghĩa họ là những người tạo ra tổng giá trị sản xuất cho doanh nghiệp,đóng góp rất lớn vào quá trình tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Do đó họ là một lực lượng cơ bản tạo nên sự phát triển trong tổ chức
Chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật cũng là thước đo để đánh giá chấtlượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Giúp doanh nghiệp nâng cao khảnăng cạnh tranh trong ngành cũng như ngoài ngành
Nguồn nhân lực tạo nên nét văn hóa riêng cho mỗi doanh nghiệp Nhữngngười công nhân kỹ thuật cũng góp phần củng cố văn hóa tổ chức Sự nhất quáncủa các công nhân càng cao thì văn hóa tổ chức càng mạnh, góp phần hướng họvào công việc chung của doanh nghiệp hơn Kết quả cuối cùng góp phần hiệuquả hơn trong sản xuất và kinh doanh trong doanh nghiệp
1.7 Sự cần thiết của hoạt động đào tạo CNKT trong công ty TNHH Sông Giang
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc
tế do đó đặt ra nhiều thách thức trong các doanh nghiệp Một trong những yếu tốquan trọng đến sự phát triển cũng như thế mạnh về cạnh tranh của Sông Giang là
sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân kỹ thuật bởi vì chức năng chính của SôngGiang là sản xuất ra các sản phẩm Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật với nhữngmáy móc thiết bị tương đối hiện đại đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ mới
có thể sử dụng được Chính vì để đáp ứng yêu cầu về trình độ kỹ thuật đối vớiCNKT công ty TNHH Sông Giang đã thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ cho các công nhân kỹ thuật để phù hợp với công việc Bên cạnh đó việc đàotạo công nhân kỹ thuật giúp họ có thể đưa ra những kiến nghị về cải tiến kỹ thuật
Trang 22nhằm phù hợp hơn với đặc điểm tâm lý của con người trong quá trình sử dụng.Đồng thời qua đào tạo giúp nâng cao trình độ học vấn chuyên môn thì qua đó cáctiềm năng của công nhân được khai thác giúp nâng cao tốc độ phát triển sản xuất,kinh doanh cho Sông Giang.
Khi nói đến bất kỳ một công ty nào điều đầu tiên ta nhắc đến đó chính lànguồn nhân lực tạo nên tổ chức công ty Vai trò của nguồn nhân lực trong công
ty là rất lớn, nhìn vào đội ngũ lao động ta có thể biết được công ty đó hoạt động
và phát triển như thế nào Người công nhân trong công ty trực tiếp tạo ra sảnphẩm trong công ty và từ đó tạo lên doanh thu, lợi nhuận …giúp công ty pháttriển Và ở Sông Giang công nhân kỹ thuật chiếm tới >70% công nhân viên trongcông ty Có thể nói công nhân kỹ thuật là lực lượng có ảnh hưởng lớn nhất đếnviệc tạo ra sản phẩm trong công ty, góp phần tạo nên thành công của Sông Gianghiện nay Sông Giang đã và đang cố gắng hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũcông nhân kỹ thuật để góp phần nâng cao chất lượng công nhân kỹ thuật và cũng
là nâng cao vốn nhân lực cho công ty để công ty có đủ sức cạnh tranh, khẳngđịnh vị thế cho mình
Trang 23Chương 2: Đánh giá thực trạng việc đào tạo công nhân kỹ thuật tại
công ty TNHH Sông Giang
2.1 Khái quát về công ty TNHH Sông Giang
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Sông Giang được thành lập vào tháng 1 năm 2000 Trải
qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không dài nhng Công ty cũng đãkhẳng định, đứng vững trên thị trờng với sản phẩm làm ra cung cấp trên toànquốc và được sự chấp nhận của khách hàng với uy tín rất cao
Công ty TNHH Sông Giang sản xuất kinh doanh theo phương pháp hạchtoán độc lập và có tư cách pháp nhân đầy đủ Là công ty chuyên cung cấp thiết
bị, gia công kết cấu thép, thi công nhiều nhà máy sản xuất gạch đất sét nung trênphạm vi toàn quốc Đặc biệt công ty chuyên sản xuất dây chuyền sản xuất,chuyển giao công nghệ mới trong ngành nguyên liệu đất sét nung, chuyển giaocông nghệ cho các nhà máy gạch tuylen và sản xuất các loại gạch tuynel để cungcấp cho thị trường vật liệu xây dựng Từ khi thành lập đến nay công ty đã thicông được nhiều nhà máy sản xuất gạch thay thế cho các lò gạch thủ công cũ góp
phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Hình thức sở hữu:
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Cơ quan chủ quản:
- Tên công ty: Công ty TNHH Sông Giang
- Trụ sở chính: Hải Giang _ Hải Hậu _ Nam Định
- Mã số thuế: 0600343506
- Điện thoại : 03503.212.637
Trang 24- SĐKKD: 0702000836 – Do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Nam Định cấpngày 03/08/2000
- Số TK: 48010000081970 tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát TriểnNông Thôn _ Chi nhánh huyện Hải Hậu
Giám đốc: Là người có quyền điều hành cao nhất của công ty, chịu
trách nhiệm giám sát và quản lý tất cả các hoạt động sản xuất kinhdoanh Trực tiếp ký kết hợp đồng kinh tế, giao nhận thầu và thanh lýbàn giao các công trình hoàn toàn cho bên A
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG
TC-HC
PHÒNG
Y TẾ
BAN BẢO VỆ
PHÒNG TC-KT
PHÒNG
KT-HT
PHÒNG VT-CG
PHÒNG KT-CN-AT
Trang 25 Phó giám đốc: Là người trợ giúp cho giám đốc trong công việc quản lý
công ty Chịu trách nhiệm trước giám đốc về những mặt được phâncông, đồng thời còn thay giám đốc giải quyết một số việc trong phạm
vi cho phép
Kế toán trưởng: Là người phụ trách công tác tài chính kế toán trong
toàn công ty Giúp giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo công tác tài chính,hoạch toán kế toán, sắp xếp tổ chức bộ máy kế toán trong toàn công ty
Tổ chức chỉ đạo lập kế hoạch tổng hợp tổng hợp tài chính tín dụng,tiền mặt của công ty hàng tháng, quý, năm, và tổ chức giao cho cácđơn vị liên quan
Phòng kinh tế kế hoạch: Thực hiện các công tác như công tác kinh tế,
công tác đầu đấu thầu mua sắm thiết bị, máy móc, công tác hợp đồngkinh tế, quản lý công tác kế hoạch, quản lý công tác đầu tư
Phòng vật tư cơ giới: Quản lý về mọi mặt các trang thiết bị của công ty
bằng các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật Và đảm bảo cung ứng kịp thờinhu cầu vật tư, phụ tùng thiết yếu nhằm đáp ứng công tác sản xuất,phục vụ sản xuất, công tác sản xuất, công tác phục hồi sửa chữa trên
cơ sở kế hoạch của công ty
Phòng kỹ thuật công nghệ an toàn: Là phòng có chức năng giúp giám
đốc công ty trong các lĩnh vực: quản lý kỹ thuật chất lượng; quản lýtiến độ thi công các công trình, hợp đồng ; ứng dụng công nghệ mới,tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Phòng tổ chức hành chính: Là bộ phận chịu sự giám sát từ giám đốc
công ty Có chức năng nhiệm vụ giúp giám đốc tổ chức bộ máy điềuhành và quản lý Đáp ứng nhu cầu sản xuất về công tác tổ chức cán bộlao động, đồng thời giúp giám đốc nắm được khả năng trình độ kỹthuật của công nhân viên Đề ra chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộcông nhân viên lành nghề phục vụ kịp thời cho hoạt động của doanhnghiệp
Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm huy động các nguồn vốn và
điều hòa phân phối cho các đội (từng công trình) dựa trên cơ sở tiến độthi công, thường xuyên kiểm tra giám sát về mặt tài chính đối với cácđội trực thuộc công ty Hạng mục công trình hoàn thành với bên A.Đảm bảo chi lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty vàkiểm tra chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý, hợp lệ
Phòng y tế: Có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, phòng
chống dịch bênh cho toàn công ty
Ban bảo vệ: Chịu trách nhiệm bảo vệ nội bộ công ty, đảm bảo an ninh kiểm
tra giấy tờ khi có người lạ vào công ty, trông coi các phương tiện
Trang 272.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Sông Giang
TNHH Sông Giang đã gặt hái được những thành công nhất định; Công ty đangđiều chỉnh hoạt động để tiếp tục nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh cũngnhư hiệu quả hoạt động chung của toàn Công ty Kết quả hoạt động kinh doanhcủa Công ty trong hai năm gần đây là 2008 và 2009 được thể hiện qua bảng sốliệu sau:
Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2008 - 2009
Đơn vị tính: đồng
Số chênh lệch
Tỷlệ(%) Số tuyệt đối
8 Chi phí quản lý doanh nghiệp: -763,200,720 -996,320,100 16.59 -233,119,380
9 Lợi nhuận thuần từ h/đ KD 670,358,410 1,096,439,831 63.56 426,081,421