0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Nhu cầu đào tạo theo kỹ năng

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, PHÁTTRIỂN TOÀN DIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰCTỈNH QUẢNGNINH (Trang 32 -32 )

Đào tạo kỹ năng là loại hình đào tạo thực hành các kỹ năng nghề nghiệp; đây là hình thức phù hợp để đào tạo các kỹ năng vận hành máy móc, sửa chữa, bảo dưỡng, bán hàng, chăm sóc khách hàng cũng như công nghệ thông tin. Quảng Ninh luôn có nhu cầu cao về đào tạo bồi dưỡng kỹ năng. Các chủ doanh nghiệp ở Quảng Ninh nhận thấy kỹ năng và kiến thức của người lao động thường xuyên bị lạc hậu và không đáp ứng được nhu cầu công việc thay đổi liên tục.

Công việc trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu liên quan tới sử dụng máy móc và thiết bị. Vì vậy, các kỹ năng vận hành máy móc và sửa chữa, bảo dưỡng cần thiết hơn so với các kỹ năng còn lại. Tương tự, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng liên quan nhiều tới quy trình sử dụng máy móc, thiết bị, nên các ngành thuộc lĩnh vực này đòi hỏi người lao động phải có các kỹ năng tốt về vận hành máy móc, sửa chữa, bảo dưỡng; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng cần nhiều kiến thức đặc thù về ngành và các kỹ năng công nghệ thông tin hơn lĩnh vực nông nghiệp. Đối với lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi nhiều kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng, các kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, kiến thức đặc thù về dịch vụ và các kỹ năng công nghệ thông tin. Để thực hiện được những định

hướng phát triển kinh tế của địa phương, Quảng Ninh cần phải đảm bảo giải quyết các hạn chế về kỹ năng của nhân lực, đáp ứng những yêu cầu công việc của các ngành kinh tế trọng điểm ở tỉnh. Có 8 kỹ năng và kiến thức quan trọng và có thể áp dụng được trong các ngành kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh.

Bảng2: Các kỹ năng và hiểu biết cần thiết của người lao động trong từng ngành kinh tế trọng điểm

Nguồn: Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Theo dự báo, đến năm 2020, mức tăng nhu cầu lao động so với năm 2013 là khoảng 220.000 người, lên mức khoảng 870.000 lao động. So sánh với nguồn cung lao động theo ngành và trình độ đào tạo (theo tính toán chỉ khoảng 490.000 lao động có trình độ đào tạo và ngành phù hợp), tỉnh sẽ thiếu hụt khoảng 380.000 lao động. Những ngành và lĩnh vực hạn chế về nhân lực gồm có: chế biến, chế tạo (80.000); dịch vụ lưu trú và ăn uống (50.100) và bán buôn – bán lẻ, các ngành kỹ thuật khác (40.000). Ngược lại, những lĩnh vực sẽ dư thừa lao động là nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (88.900) và công nghiệp khai khoáng (55.200). Xét theo các cấp độ đào tạo, thiếu hụt lớn nhất là ở cấp cao đẳng/trung cấp nghề (156.500) trong khi đào tạo sơ cấp nghề sẽ dư thừa lớn (94.000). Như vậy, cần ưu tiên tập trung đào tạo ở bậc cao đẳng/trung cấp nghề và bố trí lại số lượng đào tạo giữa các ngành hoặc nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu về lực lượng lao động đã đặt ra.

Đến năm 2020, lực lượng lao động ở Quảng Ninh cần được nâng cao tay nghề đối với khoảng 100.000 lao động và chuyển dịch khoảng 130.000 lao động hiện có từ ngành này sang các ngành khác. Phần lớn số lượng lao động thiếu hụt sẽ được đáp ứng thông qua số học viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo tại các cơ sở hiện có cần cải tiến chất lượng người lao động; việc nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động hiện tại có thể được tổ chức thông qua các chương trình đào tạo bồi dưỡng và phát triển tại chỗ. Một trong các phương pháp chính nhằm cải thiện chất lượng của lực lượng lao động sẵn có tại Quảng Ninh thông qua những thay đổi tại cơ sở làm việc, đó là: đào tạo bồi dưỡng kỹ năng liên tục.

Đào tạo kỹ năng liên quan đến công việc cho các ngành kinh tế trọng điểm với mục tiêu đến năm 2017, đội ngũ lao động sẽ được trang bị những kỹ năng cụ thể phục vụ cho công việc, được đào tạo bằng những chương trình giảng dạy thiết thực, đáp ứng với những yêu cầu, đòi hỏi của các doanh nghiệp hiện đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng như các công ty FDI mà tỉnh Quảng Ninh đang hợp tác.

Phần 4

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH QUẢNG NINH

ĐẾN NĂM 2020

4.1. Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng

4.1.1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ khoa học, kỹ thuật vững vàng về chính trị, thông thạo chuyên môn, nghiệp vụ, đạt chuẩn theo chức danh, theo ngạch công chức. Đảm bảo tất cả cán bộ, công chức ở các ngạch, các vị trí công tác được đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng hành chính theo yêu cầu của từng loại công chức, từng chức danh cán bộ, được trang bị kiến thức về văn hóa công sở, trách nhiệm và đạo đức công vụ, nghề nghiệp. Cán bộ, công chức trong quy hoạch phải được đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng các kỹ năng lãnh đạo, quản lý trước khi đề bạt, bổ nhiệm.

- Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ công chức hành chính Nhà nước theo hướng chuyên nghiệp hóa, có trình độ chuyên môn cao, sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học; năng lực quản lý Nhà nước theo pháp luật, năng lực dự báo, hoạch định và tham mưu tổng hợp đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính, thúc đẩy tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế xã hội. Phát triển đồng bộ nguồn nhân lực bao gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia tư vấn, hoạch định trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, pháp luật, khoa học công nghệ; cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, học sinh tài năng của tỉnh.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đủ trình độ lý luận chính trị, chuyên môn đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức; đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và năng lực, có trình độ chuyên môn cao đẳng trở lên. Công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, có hiểu biết và sử dụng tin học để phục vụ nhiệm vụ.

- Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, từng bước xây dựng lực lượng này thành cán bộ chủ chốt giữ vai trò lãnh đạo, quản lý ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

4.1.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các đơn vị sự nghiệp

Đào tạo, thu hút đội ngũ cán bộ công chức viên chức ở tất cả các loại hình đơn vị sự nghiệp để hình thành đội ngũ, cán bộ, chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn sâu, nhất là có khả năng nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ; chú trọng các lĩnh vực sau:

a) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực sự nghiệp giáo dục - đào tạo:

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cấp từ giáo dục phổ thông đến dạy nghề, đảm bảo về số lượng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, đủ năng lực tạo ra những chuyển biến tích cực, tiến bộ về chất lượng giáo dục trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Phấn đấu đến 2020 có 100 % giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông, giáo viên dạy nghề đạt chuẩn về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và năng lược sư phạm; 40% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, giảng viên cao đẳng nghề, 70% giảng viên cao đẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ từ thạc sỹ trở lên (3)

b) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực sự nghiệp y tế:

Tăng cường công tác đào tạo nhằm từng bước hình thành đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn và quản lý giỏi, bảo đảm tính đồng bộ trên các lĩnh vực chuyên khoa. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế trung cấp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ tại chỗ có trình độ đại học, công tác ổn định lâu dài; thông qua đó xây dựng đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở có đủ năng lực chuyên môn thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến cơ sở, nhất là tại các vùng đặc biệt khó khăn. Từ nay đến 2020, đào tạo gần 1.000 cán bộ đại học ngành y, dược (4). Đào tạo sau đại học tập trung chủ yếu vào hai ngành y, dược; từ nay đến năm 2020 ngành đào tạo 500 cán bộ sau đại học và chuyên khoa I, II (5).

c) Đào tạo, phát triển nhân lực cho sự nghiệp khoa học và công nghệ:

Tập trung đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, ưu tiên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và cán bộ khoa học phục vụ chương trình nông nghiệp công nghệ cao, các chương trình trọng tâm phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Có cơ chế, chính sách để cán bộ, công chức, viên chức có điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học; thông qua đề tài, chương trình nghiên cứu lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức có khả năng nghiên cứu, năng lực thực tiễn để đào tạo, bồi dưỡng hình thành đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giỏi lý thuyết, có kiến thức chuyên sâu và năng lực thực tế.

Đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin cho cán bộ công chức, viên chức có đủ trình độ để ứng dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý, thực thi công việc.

3QD số 2622 trang 3

d) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực sự nghiệp văn hóa, thể thao:

Tăng cường đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa thông tin, thể thao, đảm bảo 80% cán bộ cấp tỉnh, 60% cán bộ cấp huyện, 40% cán bộ cấp xã có trình độ đại học.

4.1.3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực quản lý, điều hành doanh nghiệp

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp, tạo sự năng động cho nền kinh tế địa phương, khai thác và phát triển có hiệu quả các sản phẩm nông, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Dự kiến số lao động quản lý thuộc diện được đào tạo, bồi dưỡng từ 2014 đến năm 2020 là 80% tổng số nhân lực.

4.1.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất trong xã hội

a) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp - xây dựng:

Theo dự báo đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh có 295.800 lao động công nghiệp và 382.000 lao động dịch vụ. Đến năm 2020, 89% lực lượng lao động trên được đào tạo. Xây dựng chương trình đào tạo cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao đạt trình độ tiên tiến trong các khu công nghiệp và ngành công nghiệp.

b) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch - dịch vụ:

Để du lịch Quảng Ninh đến năm 2020 là một trong những nguồn tăng trưởng kinh tế chính với lượng du khách đến Quảng Ninh đạt khoảng 10,5 triệu lượt người. Nhân lực du lịch phải được tổ chức đào tạo và đào tạo lại về quản lý và chuyên môn cho cán bộ và lao động hiện đang công tác và phục vụ trong ngành du lịch theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực có có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.Chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên. Bên cạnh đào tạo cho đội ngũ lao động trực tiếp, cần đào tạo bồi dưỡng lao động du lịch gián tiếp giúp họ trở thành những người lao động du lịch bán chuyên nghiệp.

c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn:

Thực hiện theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn kèm theo quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

d) Đào tạo công nhân lành nghề:

Đẩy nhanh xã hội hóa lĩnh vực dạy nghề bảo đảm cả về quy mô, chất lượng, tạo ra cơ cấu lao động hợp lý. Đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu sử dụng và việc làm

trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật cao, lao động lành nghề cho các khu, cụm, điểm công nghiệp, chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, các doanh nghiệp trên địa bàn và nhu cầu xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn các nghề phổ biến cho lao động nông thôn nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn để có thể thích ứng với thị trường lao động. Từ nay đến năm 2020, mỗi năm đào tạo và giải quyết việc làm chokhoảng 35,000 lao động, đưa tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo đạt 89% trong đó đào tạo nghề đạt 55%. Đảm bảo trên 90% lao động học nghề ra trường có việc làm đúng với nghề đã học.

4.1.5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Đẩy mạnh các chương trình hợp tác, liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tuyển chọn cán bộ công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi thuộc các ngành y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật, công nghệ, nông nghiệp, công nghiệp đi đào tạo sau đại học ở trong nước và nước ngoài. Xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia tư vấn, hoạch định trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, pháp luật, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế tại các cơ quan của tỉnh. Thu hút và tạo môi trường làm việc tốt cho những người có trình độ trên đại học về công tác tại tỉnh để hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia đầu ngành cho tỉnh. Đào tạo 70 thạc sĩ và 30 tiến sĩ vào năm 2020 bằng nguồn ngân sách Nhà nước.

4.2. Giải pháp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

4.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, quan tâm của toàn xã hội đối với đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: của toàn xã hội đối với đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:

- Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể và doanh nghiệp trong tỉnh có trách nhiệm trong việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của ngành, địa phương, đơn vị mình.

- Tạo điều kiện và thường xuyên giáo dục, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có ý thức tự học, học tập suốt đời, nghiên cứu, gắn bó với nghề nghiệp phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt hơn công việc được giao.

- Đào tạo nguồn nhân lực phải đảm bảo phù hợp với định hướng về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.

- Triển khai tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh trong các trường THPT, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên để định hướng cho học sinh chọn nghề phù hợp với khả năng và phù hợp với nhu cầu của địa phương.

4.2.2. Tăng cường chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực

- Kết hợp việc phát triển nguồn nhân lực với chính sách thu hút đầu tư và phát triển đa dạng hóa các thành phần kinh tế thúc đẩy chương trình giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh. Tạo điều kiện các doanh nghiệp tự đào tạo nguồn nhân lực

- Huy động các nguồn lực để bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên mức trung bình của cả nước và đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cải thiện môi trường đầu tư, môi trường chính sách sách để huy động các nguồn lực trong tỉnh, thu hút mạnh các nguồn đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho nguồn nhân lực.

- Từng bước đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, PHÁTTRIỂN TOÀN DIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰCTỈNH QUẢNGNINH (Trang 32 -32 )

×