Giai đoạn2017 2020

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, PHÁTTRIỂN TOÀN DIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰCTỈNH QUẢNGNINH (Trang 45)

Đào tạo, bồi dưỡng toàn bộ các cán bộ công chức, viên chức, lao động còn lại của tỉnh.

Phần 5

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 5.1. Đánh giá tính khả thi của đề án

- Đề án bám sát quan điểm chủ trương về phát triển nhân lực của cả nước cũng như tỉnh Quảng Ninh.

- Các khóa đào tạo dựa trên nhu cầu thực tiễn.

- Các giải pháp về tài chính huy động được nhiều nguồn lực.

- Các sở ban ngành đề nhận thức được vai trò quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

5.2. Dự báo một số thách thức, tác động tiêu cực có thể phát sinh và hướng khắc phục khắc phục

5.2.1. Thách thức

- Thời gian của đề án, nhất là năm 2014 không còn nhiều. - Kinh phí thực hiện đề án (quy mô cũng như tiến độ giải ngân).

5.2.2. Hướng khắc phục

Sự quyết tâm của các cấp ủy đảng chính quyền.

Sắp xếp công việc để các cán bộ quản lý các cấp đi đào tạo, bồi dưỡng mà không ảnh hưởng đến công tác quản lý hiện tại.

5.3. Hiệu quả cụ thể Đề án5.3.1. Hiệu quả về xã hội 5.3.1. Hiệu quả về xã hội

- Nhiều đối tượng hưởng lợi từ Đề án;

- Đề án đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của Tỉnh, qua đó nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của NNL tỉnh.

- Đầu tư và phát triển nguồn lực con người là chiến lược phát triển bền vững và tạo ra nhiều hiệu quả: nâng cao dân trí, tăng chất lượng cuộc sống và là một nguồn lực mạnh mẽ tham gia vào quá trình cải cách các hoạt động quản lý Nhà nước…

5.3.2. Hiệu quả về kinh tế

- Tăng GDP cuả tỉnh bình quân giai đoạn 2015-2016 là 9,5% 11,5%; giai đoạn 2017 – 2020 đạt 12,5% - 14,5%

- Cơ cấu kinh tế theo đó có sự dịch chuyển mạch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và giảm tỷ trọng công nghiệp và nông nghiệp. Cơ cấu GDP năm 2015, dịch vụ chiệm 45% - 45,5%; công nghiệp và xây dựng chiếm 49% - 49,5%; nông nghiệp chiếm 5,0% - 5,5%. Năm 2020, dịch vụ chiếm 51% - 52%; công nghiệp và xây dựng chiếm 45% - 45%; nông nghiệp chiếm 3% - 4%.

- GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 3.500 USD – 4,000 USD; năm 2020 đạt 8,000 – 8,500 USD.

- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2015 khoảng 7.0 trở lên, đứng đầu cả nước.

- Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam của Quảng Ninh năm 2015 đạt hạng 4; năm 2016 – 2020 đạt hạng 1-3.

5.3.3. Hiệu quả về phát triển nguồn nhân lực (người hưởng lợi của Dự án)

- Số lượng nhân lực được đào tạo bồi dưỡng; - Nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực;

- Tạo ra một hành lang thực tiễn trong cơ chế đầu tư, phát triển và giữ nhân tài…

5.3.4.Tính bền vững của đề án

- Nhân lực được nâng cao trình độ là yếu tố cốt lõi nâng cao hiệu quả các hoạt động quản lý qua đó góp phần phát triển KTXH của Tỉnh.

- Các bên liên quan, đặc biệt là các bên hưởng lợi từ Đề án sẽ là những hạt nhân đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ các hoạt động phát triển các tập thể, cá nhân khác trong địa bàn.

Phần 6

TỔ CHỨC THỰC HIỆN 6.1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguồn từ ngân sách Nhà nước: hàng năm tỉnh dành khoảng 1% tổng chi thường xuyên ngân sách của tỉnh để thực hiện Đề án đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực.

- Nguồn từ các doanh nghiệp.

- Nguồn tài trợ từ các chương trình, dự án

- Các nguồn huy động khác từ xã hội theo quy định của pháp luật.

6.2. Thành lập Ban điều hành Đề án6.2.1. Thành phần 6.2.1. Thành phần

- Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban;

- Giám đốc Sở Nội vụ - Phó Ban thường trực; - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư - Phó Ban;

- Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội - Phó ban; - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo - Phó Ban;

- Mời đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy - Phó ban;

- Các thành viên: lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh; lãnh đạo các Sở: Tài chính, Khoa học và công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Sở Nội vụ cử cán bộ chuyên trách theo dõi và giúp việc cho Ban điều hành Đề án.

- Bộ phận thường trực của ban điều hành đề án đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực đặt tại Sở Nội vụ.

6.2.2. Nhiệm vụ

Xây dựng từng cơ chế chính sách đào tạo, thu hút cụ thể nêu trên về mục tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ, thủ tục, kế hoạch thực hiện, dự toán kinh phí và tổ chức thực hiện trình UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện.

6.3. Phân công nhiệm vụ6.3.1. Sở Nội vụ 6.3.1. Sở Nội vụ

- Là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện từng mục tiêu của Đề án; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách cụ thể về đào tạo, phát triển, quy hoạch bố trí và sử dụng nguồn nhân lực;

- Chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã, phường, thị trấn đến năm 2020; xây dựng đề án đưa sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về cơ sở xã, phường;

- Là cơ quan giúp UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp, đôn đốc các cấp các ngành thực hiện kế hoạch theo phân công của UBND tỉnh.

6.3.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực trong xã hội để triển khai thực hiện Đề án.

6.3.3. Sở Tài chính

- Xây dựng Đề án thành lập Quỹ học bổng hỗ trợ tài năng của tỉnh.

- Cân đối, đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện Đề án; thẩm định nguồn kinh phí đào tạo nguồn nhân lực hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Quản lý và cấp phát kinh phí kịp thời, theo dõi kiểm tra, quyết toán kinh phí theo quy định.

6.3.4. Sở Giáo dục và Đào tạo

Xây dựng đề án chuẩn hoá, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên; đề xuất ban hành chính sách đào tạo nhân tài trong các trường học.

6.3.5. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

- Xây dựng quy hoạch cụ thể về phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh cho từng ngành nghề, cấp trình độ đào tạo, cơ cấu, lộ trình, nguồn lực thực hiện đến năm 2020.

- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và các ngành liên quan đề xuất UBND tỉnh ban hành những chính sách hỗ trợ đào tạo nghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng cơ chế liên kết, phối hợp giữa các cơ sở đào tạo nghề và các đơn vị sử dụng.

6.3.6. Sở Y tế

Xây dựng Đề án đào tạo cán bộ đại học và sau đại học trong ngành y tế.

6.3.7. Sở Khoa học và Công nghệ

Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách thu hút các nhà khoa học, phát huy lực lượng khoa học công nghệ của tỉnh.

6.3.8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan và các doanh nghiệp công nghệ thông tin xây dựng kế hoạch đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin.

6.3.9. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

- Xây dựng đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển văn hoá, thể thao và du lịch .

- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ninh xây dựng kế hoạch tuyên truyền nội dung của Nghị quyết đến toàn thể nhân dân trong tỉnh.

6.3.10. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì phối hợp với các ngành và các địa phương quy hoạch quỹ đất để thu hút đầu tư các cơ sở giáo dục đào tạo và các cơ sở dạy nghề.

6.3.11. Ban Dân tộc

Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và các sở ngành địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển cán bộ người dân tộc thiểu số đế năm 2020.

6.3.12. Sở Công Thương

Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020 phục vụ cho phát triển các thế mạnh về công nghiệp của tỉnh.

6.3.13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời kỳ hội nhập.

6.3.14. Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh

Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Đề án này ở sở, ngành, đơn vị mình.

6.3.15. UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

- Căn cứ Đề án đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh xây dựng Đề án đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Quy hoạch quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, đồng thời có kế hoạch huy động nguồn nhân lực trong xã hội triển khai đề án phát triển nguồn nhân lực của địa phương.

- Định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Đề án./.

Phụ lục 1: Các chương trình đào tạo

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HÀNH CHÍNH CÔNG 1. Đối tượng đào tạo

- Cán bộ quản lý đang công tác tại Tỉnh Ủy, UBND, HĐND các cấp - Cán bộ quản lý các Sở, Ban, Ngành

2. Địa điểm đào tạo

- Địa điểm đào tạo: Đài Loan/ Nhật Bản/ Hàn Quốc

- Số lượng học viên/1 lớp chuẩn: 20 học viên (tối đa: 30 học viên) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Thời gian đào tạo

- Độ dài khóa học: 4 tuần

- Mỗi tuần 5 ngày, mỗi ngày 5 giờ

4. Mục tiêu khóa đào tạo

- Đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong các khu vực công - Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn

- Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý và kỹ năng mềm

- Tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước sở tại - Xây dựng và phát triển mục tiêu nghề nghiệp

5. Nội dung chương trình

- Quản lý chiến lược khu vực công, quản trị địa phương, dịch vụ công, quản lý chất lượng toàn bộ trong khu vực công

- Phát triển cộng đồng

- Triển khai và thực hiện các chính sách xã hội và lập pháp xã hội - Phương thức đào tạo và huấn luyện nhân viên cấp dưới

- Kỹ năng quản lý của nhà lãnh đạo – trao quyền hạn và năng lực cho cấp dưới - Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, năng lực phán đoán và đưa ra quyết

định; kỹ năng xã hội và kỹ năng giao tiếp

- Bồi dưỡng kỹ năng tin học, vận dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính công.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

1. Đối tượng đào tạo

- Cán bộ quản lý hành chính đang công tác tại các Sở, Ban, Ngành

2. Địa điểm đào tạo

- Địa điểm đào tạo: Đài Loan/ Nhật Bản

- Số lượng học viên/1 lớp chuẩn: 20 học viên (tối đa: 30 học viên)

3. Thời gian đào tạo

- Độ dài khóa học: có các khóa 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần - Mỗi tuần 5 ngày, mỗi ngày 5 tiếng

4. Mục tiêu khóa đào tạo

- Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn - Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý và kỹ năng mềm

- Tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước sở tại - Xây dựng và phát triển mục tiêu nghề nghiệp

5. Nội dung chương trình

- Kiến thức về cải cách hành chính, hiệu suất hành chính, quản lý hành chính; - Xu thế phát triển và cơ hội của chính phủ điện tử;

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào chính phủ điện tử; - Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển CPĐT; - Từ chính phủ điện tử đến quản lý điện tử;

- Bảo mật an toàn thông tin;

- Tương lai của chính phủ điện tử và kinh nghiệm xây dựng chính phủ điện tử tại nước sở tại; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tùy theo độ dài của từng khóa học, có thể điều chỉnh số lượng tiết học của từng nội dung đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 1. Đối tượng đào tạo

- Cán bộ quản lý giáo dục thuộc các Sở, Ban, ngành tại địa phương

2. Địa điểm đào tạo

- Địa điểm đào tạo: Đài Loan/ Nhật Bản

- Số lượng học viên/1 lớp chuẩn: 20 học viên (tối đa: 30 học viên)

3. Thời gian đào tạo

- Độ dài khóa học: có các khóa 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần - Mỗi tuần 5 ngày, mỗi ngày 5 tiếng

4. Mục tiêu khóa đào tạo

- Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn - Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý và kỹ năng mềm

- Tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước sở tại - Xây dựng và phát triển mục tiêu nghề nghiệp

5. Tóm tắt chương trình

- Quản lý chất lượng tổ chức trường học;

- Cơ chế quản lý hiệu suất tổ chức trường học ( bao gồm các chỉ tiêu hiệu suất ngắn hạn, trung hạn, dài hạn);

- Cơ chế quản lý điện tử trường học;

- Cơ chế vận hành và quản lý bộ phận học sinh sinh viên; - Cơ chế vận hành và quản lý bộ phận đào tạo;

- Cơ chế vận hành và quản lý bộ phận hành chính tổng hợp; - Quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực của trường; - Cơ chế hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp;

Tùy theo độ dài của từng khóa học, có thể điều chỉnh số lượng tiết học của từng nội dung đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ Y TẾ 1. Đối tượng đào tạo

- Cán bộ quản lý y tế đang công tác tại Sở, Ban, Ngành - Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng khoa của các bệnh viện

2. Địa điểm đào tạo

- Địa điểm đào tạo: Đài Loan/ Nhật Bản

- Số lượng học viên/1 lớp chuẩn: 20 học viên (tối đa: 30 học viên)

3. Thời gian đào tạo

- Độ dài khóa học: có các khóa 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần - Mỗi tuần 5 ngày, mỗi ngày 5 tiếng

4. Mục tiêu khóa đào tạo

- Đào tạo cán bộ quản lý Y tế

- Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn - Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý và kỹ năng mềm

- Tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước sở tại - Xây dựng và phát triển mục tiêu nghề nghiệp

5. Nội dung đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý bệnh án và bệnh án điện tử - Quản lý dịch vụ chăm sóc dài hạn - Quản lý chất lượng y tế

- Quản lý chuỗi cung ứng và thiết bị y tế

- Quản lý nguồn nhân lực trong các cơ quan y tế - Bảo hiểm y tế và chế độ chi trả bảo hiểm

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, PHÁTTRIỂN TOÀN DIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰCTỈNH QUẢNGNINH (Trang 45)